intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát tính chất vật lý và hoạt tính ức chế hình thành biofilm vi sinh vật của nhựa mềm đệm hàm phối hợp với tinh dầu Hương nhu trắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày khảo sát khả năng bảo vệ nhựa mềm đệm hàm của tinh dầu Hương nhu trắng (TD HNT) khỏi sự hình thành biofilm của vi khuẩn và vi nấm, ứng dụng trong phục hình hàm bịt. Xác định độ bền dán của nhựa mềm đệm hàm Conform Tissue Conditioner III phối hợp tinh dầu Hương nhu trắng với nhựa acrylic bằng phương pháp đo lực bóc tách; Khảo sát hoạt tính ức chế sự hình thành biofilm vi sinh vật trên 2 chủng Streptococcus mutans và Candida albicans bằng phương pháp đếm sống và phương pháp nhuộm tím tinh thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát tính chất vật lý và hoạt tính ức chế hình thành biofilm vi sinh vật của nhựa mềm đệm hàm phối hợp với tinh dầu Hương nhu trắng

  1. Nghiên cứu Dược học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học;27(5):01-09 ISSN : 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.01 Khảo sát tính chất vật lý và hoạt tính ức chế hình thành biofilm vi sinh vật của nhựa mềm đệm hàm phối hợp với tinh dầu Hương nhu trắng Trương Thị Lục Phường1, Giang Hoàng Huy2, Lê Thu Hoài3, Nguyễn Phước Vinh4, Đoàn Minh Trí1, Nguyễn Vũ Giang Bắc2,* 1 Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 3 Trung tâm Y Sinh học Phân tử, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 4 Khoa Dược, Đại học Sức khỏe, Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Mục tiêu: Khảo sát khả năng bảo vệ nhựa mềm đệm hàm của tinh dầu Hương nhu trắng (TD HNT) khỏi sự hình thành biofilm của vi khuẩn và vi nấm, ứng dụng trong phục hình hàm bịt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Xác định độ bền dán của nhựa mềm đệm hàm Conform Tissue Conditioner III phối hợp tinh dầu Hương nhu trắng với nhựa acrylic bằng phương pháp đo lực bóc tách. Khảo sát hoạt tính ức chế sự hình thành biofilm vi sinh vật trên 2 chủng Streptococcus mutans và Candida albicans bằng phương pháp đếm sống và phương pháp nhuộm tím tinh thể. Kết quả:Tinh dầu Hương nhu trắng ở nồng độ 1% và 2% làm tăng độ bền dán của nhựa mềm đệm hàm (NMĐH) sau 1 ngày, nhưng không ảnh hưởng đến độ bền dán sau 7 ngày chuẩn bị vật liệu. Về hoạt tính kháng vi sinh vật, ở cả 2 nồng độ thử nghiệm là 1% và 2% thì TD HNT đều diệt hoàn toàn S. mutans và C. albicans ở thời điểm sau 24 giờ cho vật liệu tiếp xúc với vi sinh vật. Tuy nhiên, hoạt tính này giảm nhanh sau 3, 5 ngày; đến thời điểm 7 ngày thì tác dụng giảm xuống dưới 10% so với mẫu chứng. Kết luận: Tinh dầu Hương nhu trắng khi phối hợp với nhựa mềm đệm hàm không làm thay đổi tính chất vật lý của nhựa, đồng thời có khả năng kháng vi sinh vật bám dính trên nhựa mềm đệm hàm. Từ khoá: tinh dầu Hương nhu trắng, nhựa mềm đệm hàm, vi sinh vật, biofilm, Streptococcus mutans, Candida albicans Abstract PHYSICAL PROPERTIES AND BIOFILM INHIBITION ACTIVITY OF DENTURE SOFT LINER INCORPORATED WITH OCIMUM GRATISSIMUM ESSENTIAL OIL Truong Thi Luc Phuong, Giang Hoang Huy, Le Thu Hoai, Nguyen Phuoc Vinh, Doan Minh Tri, Nguyen Vu Giang Bac Ngày nhận bài: 15-10-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 05-11-2024 / Ngày đăng bài: 28-11-2024 *Tác giả liên hệ: Nguyễn Vũ Giang Bắc. Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: nguyenvugiangbac@ump.edu.vn © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. https://www.tapchiyhoctphcm.vn 1
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 5* 2024 Objective: The study aims to evaluate the protective effect of white basil (Ocimum gratissimum) essential oil on soft denture liner materials against the formation of bacterial and fungal biofilms, with potential applications in obturator prostheses. Methods: The tensile bond strength of tissue conditioner incorporated with white basil essential oil to denture base acrylic resin was assessed using a peel test to measure debonding force. The antimicrobial efficacy was tested on two strains, Streptococcus mutans and Candida albicans, through viable cell counting and crystal violet staining methods. Results: At concentrations of 1% and 2%, white basil essential oil increased the tensile bond strength of the soft denture liner material after 1 day of preparation, with no significant effect observed after 7 days. In terms of antimicrobial activity, both tested concentrations (1% and 2%) of white basil essential oil completely inhibited the growth of S. mutans and C. albicans after 24 hours of exposure. However, the antimicrobial efficacy significantly declined after 3 to 5 days, and by 7 days, the effect was reduced to less than 10% compared to the control samples. Conclusion: The incorporation of white basil essential oil into soft denture liner materials does not negatively impact the physical properties of the liners. Moreover, it exhibits antimicrobial properties that inhibit the adhesion and growth of microorganisms on the surface of the soft denture liner. Keywords: white basil essential oil; tensile bond strength; soft denture liner; microorganisms; biofilm; Streptococcus mutans; Candida albicans 1. ĐẶT VẤN ĐỀ thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển mà còn làm giảm hiệu quả của các biện pháp làm sạch truyền thống và gia tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng mô xung quanh. Phục hình hàm mặt bao gồm phục hồi các khuyết hỏng Biofilm tạo ra môi trường bảo vệ vi khuẩn khỏi các tác bẩm sinh như khe hở môi hàm ếch, sau phẫu thuật cắt bỏ nhân kháng khuẩn và làm giảm hiệu quả của các chất khối u vùng hàm mặt hoặc do chấn thương sau tai nạn. Việc khử trùng thông thường [4,5]. sử dụng phục hình hàm mặt giúp bệnh nhân khôi phục chức năng, diện mạo, xoá bỏ mặc cảm tự ti khi tiếp xúc với người Trong khoảng thời gian sử dụng ngắn của phục hình tạm khác. Phục hình bịt là một loại phục hình hàm mặt ngay sau thời, lớp lót nhựa mềm dần mất khả năng ức chế vi sinh vật một phẫu thuật cắt bỏ xương hàm trên và bệnh nhân nên do biofilm phát triển và các hoạt chất kháng khuẩn suy giảm được mang phục hình tạm tức thì sau phẫu thuật để thực hiện tác dụng. Một số nghiên cứu ghi nhận rằng tính kháng khuẩn chức năng và hạn chế nhiễm trùng [1]. Phục hình hàm bịt của NMĐH có thể giảm nhanh chóng khi tiếp xúc lâu với tạm thời thường được điều chế bằng nguyên liệu polymethyl môi trường miệng, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát nhiễm methacrylate (PMMA) với lớp lót bằng nhựa mềm đệm hàm trùng [6]. (NMĐH). Bước phục hình này cũng giúp hỗ trợ lành vết Do đó, một số nghiên cứu đã kết hợp NMĐH với các tác thương trước khi thực hiện những bước phục hình sau cùng. nhân kháng vi sinh vật, đặc biệt là kháng nấm như nystatin, Tuy nhiên, NMĐH cũng là môi trường thích hợp cho vi sinh bột oxid kim loại, nano bạc để hạn chế sự phát triển và bám vật bám vào và phát triển biofilm, gây ra nhiễm trùng hoặc dính của vi sinh vật lên vật liệu này [4]. Ở Việt Nam, tinh dầu cản trở sự lành thương [2,3]. Nhiễm trùng có thể xảy ra tại Hương nhu trắng (TD HNT) đã được nghiên cứu về khả chỗ hoặc nhiễm trùng toàn thân tùy thuộc vào sức đề kháng năng kháng khuẩn và kháng nấm, đặc biệt là kháng được các của bệnh nhân và khả năng gây bệnh của vi sinh vật. Đây là loài vi sinh vật đề kháng với kháng sinh đang được sử dụng. vấn đề cần được quan tâm hàng đầu ở những bệnh nhân Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phối hợp TD HNT mang phục hình bịt tức thì đặc biệt nhạy cảm với nhiễm trùng được chiết xuất tại Việt Nam vào NMĐH và khảo sát đặc sau phẫu thuật. tính vật lý cũng như khả năng kháng vi sinh vật gây bệnh Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự hình thành phổ biến là Streptococcus mutans và Candida albicans của biofilm trên bề mặt lớp lót NMĐH không chỉ tạo điều kiện NMĐH phối hợp với TD HNT. 2 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.01
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 5 * 2024 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Bảng 2. Tỉ lệ các thành phần của NMĐH và TD HNT trong nhóm nghiên cứu NGHIÊN CỨU Nhóm nghiên Phần bột Phần dung dịch TD HNT cứu (gam) (mL) (µL) 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nhóm chứng 3,8 2,500 0 Chủng vi sinh vật được sử dụng trong đề tài: Nhóm 1% 3,8 2,475 25 Streptococcus mutans ATCC 25175 Nhóm 2% 3,8 2,450 50 Candida albicans ATCC 10231 2.2. Phương pháp nghiên cứu Tinh dầu Hương nhu trắng được chiết xuất từ cây Hương nhu trắng (Ocimum grastissimum, Lamiaceace) 2.2.1. Khảo sát độ bền dán của nhựa acrylic với bằng phương pháp cất kéo theo hơi nước. Sau đó được nhựa mềm đệm hàm phối hợp với tinh dầu Hương nhu trắng kiểm nghiệm và đạt theo tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam V (Bảng 1). Mẫu thử nghiệm được thiết kế hình sandwich với 2 tấm Bảng 1. Các loại nhựa được dùng trong nghiên cứu nhựa acrylic kẹp giữa là tấm NMĐH. Tấm nhựa acrylic được chuẩn bị bằng nhựa nhiệt trùng hợp và làm nguội theo hướng Vật liệu Nguồn gốc Thành phần dẫn của nhà sản xuất. Tất cả các mẫu thử được ép với cùng Nhựa acrylic Công ty Phần bột: hạt nhựa polymethyl một khuôn ép để có hình dạng tương đồng. nhiệt trùng TNHH methacrylate, hạt độn màu, hợp Mani chất hoạt hoá Các mẫu NMĐH được chuẩn bị theo Bảng 2. Khi hỗn hợp Medical, còn lỏng, cho hỗn hợp vào lớp giữa của khuôn ép đã đặt sẵn Phần dung dịch: methyl Hà Nội các tấm nhựa acrylic ở hai lớp ngoài, siết lực càng ép để tạo methacrylate, tetramethylene thành mẫu như đã thiết kế. Lớp NMĐH sẽ có kích thước là dimethacrylate, chất khơi màu, chất ổn định Acryl BH không 25 x 25 x 2 mm3. Mẫu sẽ tiếp tục được nén ép 1 giờ dưới lực có cadmium 10 N trước khi cho vào dung dịch nước bọt nhân tạo (Salisol, CTY TNHH Butter-C). Nhựa mềm Bitec Phần bột: polyethyl đệm hàm Global methacrylate, titanium oxide, Thử nghiệm khảo sát độ bền dán được thực hiện thông qua Comfort Japan, silicon dioxide đánh giá lực bóc tách bằng máy đo lực kéo căng (Lloyd 30k, tissue Tokyo, Phần dung dịch: dibutyl Anh). Đầu tiên mẫu được dán vào 2 ngàm kẹp rồi bắt đầu tác conditioner III Japan phtalate, ethyl alcohol động kéo với tốc độ đầu kéo 5 mm/phút cho đến khi bắt đầu xuất hiện vị trí bong dán đầu tiên (Hình 1). Hình 1. Quy trình thử nghiệm kiểm tra sự thay đổi độ bền dán của NMĐH khi kết hợp với TD HNT https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.01 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 3
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 5* 2024 2.2.2. Đánh giá hoạt tính ức chế sự hình thành 2.2.3. Thử nghiệm đánh giá hoạt tính biofilm của vi sinh vật lên nhựa mềm đệm hàm phối hợp với tinh dầu Hương nhu trắng Mẫu được thiết kế gồm một tấm NMĐH dán vào một tấm nhựa acrylic có cùng kích thước (10 × 10 × 2 mm3). Các Chuẩn bị vi sinh vật nhóm nghiên cứu NMĐH được chuẩn bị như trong Bảng 2. Trước khi cho tiếp xúc với vi sinh vật (VSV), tất cả các mẫu S. mutans được tăng sinh trong môi trường BHI, ủ ở 37 oC, sau khi trùng hợp được khử trùng bằng tia UV liên tục trong bình nến 18-24 giờ. C. albicans được tăng sinh trong trong 60 phút. Sau đó, các mẫu nghiên cứu được cho môi trường Yeast Peptone Glucose (YPG), ủ ở 37 oC trong tiếp xúc với huyền dịch vi sinh vật ở trên và ủ điều kiện 18-24 giờ. thích hợp (S. mutans được ủ ở 37 oC, trong bình nến Chuẩn bị dịch treo vi sinh vật trong nước muối sinh 18-24 giờ. C. albicans được ủ ở 37 oC, tủ ấm có thông khí, lý chứa 0,85% NaCl và 0,05% tween 80, vortex trong 18-24 giờ). khoảng 30 giây. Mật độ vi sinh vật được xác định bằng Sau 1, 3, 5 và 7 ngày tiếp xúc với vi sinh vật ở 37 oC, mẫu phương đo quang ở bước sóng 600 nm, 530 nm lần vật liệu được rửa bằng nước muối sinh lý để rửa trôi các vi lượt cho S. mutans và C. albicans. sinh vật tự do, không bám dính. Lượng biofilm và vi sinh vật Điều chỉnh mật độ vi sinh vật đến OD600 hoặc 530 = 0,08-0,12 bám dính trên vật liệu thử nghiệm được xác định thông qua (~1-2x108 CFU/ml với S. mutans và ~1-2x106 CFU/ml đối 2 phương pháp là phương pháp đếm sống và phương pháp với C. albicans). nhuộm crystal violet (CV) (Hình 2). Hình 2. Quy trình đánh giá hoạt tính ức chế hình thành biofilm trên NMĐH phối hợp TD HNT Hút 100µl từ mỗi độ pha loãng cho vào hộp petri có chứa 2.2.4. Phương pháp đếm sống môi trường thạch BHI/SDA, mỗi độ pha loãng được thực Nguyên tắc hiện trên 2 đĩa petri. Ở độ pha loãng thích hợp của mẫu thử, các vi sinh vật Ủ các hộp petri ở 37 oC/24-48 giờ. S. mutans được ủ trong sống sẽ phân bố rời rạc trên môi trường thạch và phát triển bình nến, C. albicans được ủ trong tủ ấm. thành từng khuẩn lạc sau khi ủ ở nhiệt độ 37 oC. Mỗi Sau thời gian ủ, kiểm tra khuẩn lạc mọc ở hộp thạch. Chọn khuẩn lạc được xem như tương ứng với một vi sinh vật hộp thạch có chứa số khuẩn lạc nằm trong khoảng 30-300 và sống. Đếm số khuẩn lạc để biết tổng số vi sinh vật sống tính số lượng khuẩn lạc trong 1 ml theo công thức: ban đầu [7]. ∑ A(CFU/mL) = Thực hiện Trong đó: Pha loãng mẫu bằng dung dịch nước muối sinh lý theo cấp số 1/10. A: số đơn vị hình thành khuẩn lạc vi sinh vật trong 1 ml mẫu. 4 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.01
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 5 * 2024 C: số khuẩn lạc trên các đĩa đã chọn. nhận được là như nhau giữa tất cả các mẫu giữa 3 nhóm nghiên cứu. Như vậy, việc kết hợp TD HNT vào NMĐH Ni: số lượng đĩa cấy tại độ pha loãng thứ i. không làm thay đổi độ bền dán giữa NMĐH và nhựa V: thể tích dịch cấy trên mỗi đĩa (mL). acrylic sau khi dán 7 ngày (Hình 3, Bảng 3). Fi: độ pha loãng tương ứng. 2.3. Phương pháp nhuộm crystal violet (CV) Mẫu được nhuộm bằng dung dịch CV 1% trong 30 phút ở nhiệt độ phòng. Sau đó, mẫu được rửa ít nhất ba lần với nước muối sinh lý để loại bỏ thuốc nhuộm không liên kết với biofilm. Sau khi để khô mẫu vật liệu, biofilm được thôi ra bằng cồn tuyệt đối trong 30 phút, xác định lượng biofilm Hình 3. Đo lực bóc tách của nhựa mềm đệm hàm có hoặc không có phối hợp với tinh dầu Hương nhu trắng (Bên trái là hình bằng cách đo mật độ quang OD595 [5,8]. khi bắt đầu thử nghiệm đo, bên phải là hình bắt đầu có hiện tượng bong dán) Bảng 3. Kết quả đo độ bền dán của các nhóm nghiên cứu 3. KẾT QUẢ sau 1 và 7 ngày tạo mẫu Thời điểm Nồng độ TD Số lượng Trung bình Độ lệch 3.1. Khảo sát tính chất vật lý của nhựa mềm đệm đo HNT (%) mẫu (n) (MPa) chuẩn hàm phối hợp với tinh dầu Hương nhu trắng 0 5 0,098 0,003 Ngày 1 1 5 0,138 0,007 Mẫu nghiên cứu của 3 nhóm chứa 0%, 1% và 2% TD HNT được tiến hành đo lực bóc tách tại thời điểm 1 ngày và 7 ngày 2 5 0,207 0,022 sau khi chuẩn bị tại Trung tâm nghiên cứu vật liệu polymer 0 5 0,106 0,005 của Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh. Hai đầu của Ngày 7 1 5 0,099 0,017 mẫu được dán vào ngàm kẹp và cho tải lực dưới tốc độ đầu 2 5 0,102 0,003 kéo 5 mm/phút cho đến khi bắt đầu có hiện tượng bong dán. So sánh kết quả lực bóc tách sau 1 ngày (F1) giữa 3 nhóm 3.2. Khảo sát hoạt tính ức chế sự hình thành nồng độ bằng kiểm tra Kruskal-Wallis test và Post Hoc test biofilm của Streptococcus mutans của nhựa mềm (mức ý nghĩa p
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 5* 2024 thống kê so với nhóm chứng nhưng lại không có sự 1 và nhóm chứng thời điểm 3 ngày. Kết quả ngày thử khác biệt giữa hai nhóm này. Sau 3 ngày, NMĐH trộn nghiệm thứ 5 và thứ 7, sự khác biệt về chỉ số OD đo với 2% TD HNT làm giảm biomass của S. mutans có ý được không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm 1% và 2% nghĩa so với NMĐH không kết hợp với TD HNT. Trong TD HNT. Đồng thời, tác dụng làm giảm biofilm chỉ còn khi đó, không có sự khác biệt về kết quả OD giữa nhóm dưới 10% so với nhóm chứng (Hình 5). Hình 4. Hiệu quả ức chế sự hình thành biofilm S. mutans của NMĐH phối hợp TD HNT bằng phương pháp đếm sống (ns: khác nhau không có ý nghĩa thống kê; *: P  0,05; **: P  0,01; ***: P  0,001; ****: P  0,0001) Hình 5. Hiệu quả ức chế sự hình thành biofilm S. mutans của NMĐH phối hợp TD HNT bằng phương pháp nhuộm tím tinh thể (ns: khác nhau không có ý nghĩa thống kê; *: P  0,05; **: P  0,01; ***: P  0,001; ****: P  0,0001) 2 nhóm nghiên cứu, NMĐH trộn với TD HNT 2% đạt hiệu 3.3. Khảo sát hoạt tính ức chế sự hình thành biofilm của C. albicans của nhựa mềm đệm quả kháng vi nấm cao hơn gấp 3,7 lần so với nhóm 1%. hàm phối hợp với tinh dầu Hương nhu trắng Kết quả định lượng biomass của C. albicans trên mẫu Hiệu quả kháng sự hình thành biofilm C. albicans của nhuộm tím tinh thể sau 1, 3, 5 và 7 ngày tiếp xúc vi sinh NMĐH trộn với TD HNT 1% và 2% so với nhóm chứng âm vật bằng phương pháp đo quang được trình bày ở Hình 7. bằng phương pháp đếm sống được trình bày trong Hình 6. Nhóm chứa 1% và 2% TD HNT cho kết quả OD tại Sau 24 giờ tiếp xúc, TD HNT diệt được hoàn toàn C. albicans ngày thứ nhất thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bám dính trên NMĐH. Hiệu quả ngăn ngừa sự hình thành chứng nhưng lại không có sự khác biệt giữa hai nhóm biofilm của C. albicans không có sự khác biệt có ý nghĩa này. Sau 3 ngày, NMĐH trộn với 2% TD HNT làm giảm OD của C. albicans có ý nghĩa so với NMĐH thống kê ( p < 0,05) giữa mẫu NMĐH trộn với TD HNT 1% không kết hợp với TD HNT. Trong khi đó, không có sự và 2% tại thời điểm 1 ngày, 5 ngày và 7 ngày. Hiệu quả kháng khác biệt về kết quả OD giữa nhóm 1 và nhóm chứng C. albicans đạt tối đa ở ngày thứ nhất và giảm dần đến dưới cùng thời điểm đó. Kết quả ngày thử nghiệm thứ 5 và 10% sau 7 ngày tiếp xúc với vi nấm. Số tế bào C. albicans thứ 7, sự khác biệt về chỉ số OD đo được không có ý giảm tại ngày thứ ba có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghĩa thống kê giữa các nhóm nghiên cứu. 6 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.01
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 5 * 2024 Hình 6. Hiệu quả ức chế sự hình thành biofilm C. albicans của NMĐH phối hợp TD HNT bằng phương pháp đếm sống (ns: khác nhau không có ý nghĩa thống kê; *: P  0,05; **: P  0,01; ***: P  0,001; ****: P  0,0001) Hình 7. Hiệu quả ức chế sự hình thành biofilm C. albicans của NMĐH phối hợp TD HNT bằng phương pháp nhuộm CV (ns: khác nhau không có ý nghĩa thống kê; *: P  0,05; **: P  0,01; ***: P  0,001; ****: P  0,0001) NMĐH. Kết quả trong nghiên cứu này không phù hợp với 4. BÀN LUẬN các nghiên cứu về một số loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn khác. Srivatstava và cộng sự (2013) đã báo cáo về tác 4.1. Tính chất vật lý của nhựa mềm đệm hàm khi động của TD Kinh giới khi trộn với NMĐH (Visco-gel, phối hợp với tinh dầu Hương nhu trắng Dentsply DeTrey GmbH, Konstanz, Germany) ở nồng độ Sự kết hợp các tác nhân kháng vi sinh vật vào NMĐH đều tinh dầu 60% (v/v) không ảnh hưởng đáng kể đến độ bền dán làm thay đổi thành phần của nhựa từ đó có thể tạo ra sự thay sau 1 ngày của NMĐH với nhựa acrylic nhiệt trùng hợp. đổi tính chất vật lý của chúng. Một tác nhân khi được thêm Pragati Rawat và cộng sự (2017) cũng có báo cáo kết quả vào NMĐH, trước hết nó phải không làm ảnh hưởng đến tương đồng về tác động của TD kinh giới 60% (v/v) trộn với chức năng lâm sàng của nhựa. Trong phạm vi của nghiên cứu Visco-gel không làm ảnh hưởng đáng kể đến độ bền dán sau này, nồng độ tinh dầu và thời gian là hai yếu tố chính ảnh 1 ngày của chúng [9,10]. Tuy nhiên, tác giả Pragati Rawat hưởng đến sự thay đổi tính chất vật lý của NMĐH. Trong đó, tìm thấy độ bền dán 24 giờ lại giảm khi tác nhân thêm vào mức độ liên kết giữa bề mặt nhựa acrylic và NMĐH được NMĐH là TD dừa 25% (v/v). Tuy nhiên, các nghiên cứu chú trọng. Nếu xuất hiện vi kẽ giữa hai bề mặt dán, dịch từ khác đều sử dụng tỷ lệ tinh dầu rất cao so với nghiên cứu này. môi trường miệng mang theo vi sinh vật sẽ bám vào bề mặt hở ra làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc sự bong dán nhiều 4.2. Hoạt tính kháng vi sinh vật của nhựa hơn sẽ ảnh hưởng đến chức năng của lớp lót dưới phục hình. mềm đệm hàm phối hợp với tinh dầu Hương Kết quả của nghiên cứu này cho thấy việc kết hợp TD nhu trắng HNT như một chất phụ gia thêm vào MNĐH có xu hướng NMĐH khi phối hợp với tinh dầu Hương nhu trắng cho làm tăng độ bền dán với nhựa acrylic nhiệt trùng hợp sau 24 khả năng diệt cả vi khuẩn S. mutans và C. albicans ở cả 2 giờ. Chưa có nghiên cứu trước đây về TD HNT kết hợp với nồng độ là 1% và 2% sau khi tiếp xúc với vi sinh vật trong https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.01 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 7
  8. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 5* 2024 vòng 24 giờ. Tuy nhiên, tác dụng này giảm nhanh ở 5. KẾT LUẬN thời điểm 3 ngày, 5 ngày và đến thời điểm 7 ngày thì tác dụng này giảm xuống dưới 10%. Điều này này cho Phục hình hàm bịt với nhựa mềm đệm hàm là một kỹ thuật thấy tinh dầu phối hợp trong NMĐH đã phóng thích cần thiết giúp bệnh nhân mau lành vết thương và nâng cao ra môi trường theo thời gian và do đó, tác dụng giảm chất lượng sống của bệnh nhân sau phẫu thuật, tuy nhiên kỹ dần. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, dù có thuật này cũng có một số nhược điểm như việc hình thành khả năng diệt vi sinh vật sống nhưng tinh dầu vẫn biofilm của vi sinh vật trên bề mặt của nhựa mềm đệm hàm không loại bỏ hoàn toàn được màng sinh học đã hình làm nhiễm trùng vết thương. Do đó, đề tài đã nghiên cứu thành trên NMĐH. Đó cũng có thể là nguyên nhân phối hợp tinh dầu Hương nhu trắng và nhựa mềm đệm hàm khiến cho hoạt tính của tinh dầu giảm nhanh do màng với mục đích ngăn ngừa sự bám dính của vi sinh vật lên nhựa sinh học có thể giúp vi sinh vật tránh khỏi sự tiếp xúc mềm. Kết quả cho thấy tinh dầu Hương nhu trắng đã có thể của tinh dầu với vi sinh vật nằm trong màng sinh học. diệt được hầu hết vi sinh vật trong biofilm và hạn chế phần Đặc biệt là theo thời gian, khi biofilm đã hình thành nào sự bám dính của biofilm trên cấu trúc của nhựa mềm cấu trúc dạng nấm, có tác dụng che chở các tế bào nằm đệm hàm. Đây cũng là bước đệm để tiến hành nghiên cứu sâu bên trong biofilm. sâu hơn để ứng dụng tinh dầu Hương nhu trắng, cũng như Đây là lần đầu tiên có nghiên cứu báo cáo về tác dụng các loại tinh dầu khác của Việt Nam trong lĩnh vực nha khoa, kháng sự hình thành màng sinh học trên NMĐH có phối hợp đặc biệt là lĩnh vực phục hình hàm bịt. với TD HNT. Các nghiên cứu trước đây chỉ báo cáo khả năng Lời cảm ơn kháng vi sinh vật ở dạng tự do, do đó, sử dụng một số lượng lớn chất kháng vi sinh vật trong NMĐH. Trong nghiên cứu Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Dược, Đại học Y này, chúng tôi chỉ sử dụng 1% và 2% TD HNT, đây là nồng Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho chúng độ gấp 2,5 đến 5 lần nồng độ MBC (số liệu chưa được công tôi thực hiện nghiên cứu này. bố của cùng nhóm tác giả). Nguồn tài trợ Thành phần chính của TD HNT đã được xác định là eugenol, đã được báo cáo về hoạt tính kháng khuẩn và Nghiên cứu không nhận tài trợ. kháng nấm. Tuy nhiên, eugenol lại có tỷ trọng nặng hơn Xung đột lợi ích o nước và nhiệt độ hóa hơi là 225 C nên thường không Không có xung đột lợi ích nào liên quan đến nghiên cứu này. bay hơi ở nhiệt độ phòng và nhiệt độ cơ thể [11]. Đây là một yếu tố thuận lợi cho việc sử dụng TD HNT như ORCID một chất ức chế sự hình thành biofilm trong NMĐH do Phuong Thi Luc Truong tinh dầu không bị thất thoát trong quá trình sử dụng. https://orcid.org/0009-0004-5676-4891 Hoạt chất chỉ tồn tại bên trong NMĐH và phóng thích Huy Hoang Giang khi có dung dịch trong khoang miệng. https://orcid.org/0009-0007-7173-8984 Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy, khả Hoai Thu Le năng bảo vệ NMĐH của TD HNT chỉ tồn tại đến thời https://orcid.org/0000-0002-9806-2335 điểm 3-5 ngày, đến 7 ngày thì TD HNT thể hiện khả năng Phuoc-Vinh Nguyen bảo vệ kém. Trong khi đó, thời gian sử dụng của nhựa mềm đệm hàm được chỉ định là từ 3-7 ngày. Kết quả https://orcid.org/0000-0002-7421-1623 nghiên cứu với nồng độ TD HNT sử dụng đủ để bảo vệ Đoàn Minh Trí NMĐH trong thời gian sử dụng [12]. Tuy nhiên, đây cũng https://orcid.org/0009-0000-7787-2673 là gợi ý cho bác sĩ lâm sàng nên thay đổi NMĐH sau thời Bac Vu Giang Nguyen gian 3-7 ngày để đảm bảo tiến độ lành vết thương của https://orcid.org/0000-0003-4510-2660 bệnh nhân. 8 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.01
  9. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 5 * 2024 Đóng góp của các tác giả Staphylococcus aureus and Escherichia coli biofilms. Food Control. 2016;61:156-64. Ý tưởng nghiên cứu: Đoàn Minh Trí. 5. Nesse LL, Osland AM, Mo SS, Sekse C, Slettemeås Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Trương Thị Lục JS, Bruvoll AEE, et al. Biofilm forming properties of Phường, Nguyễn Vũ Giang Bắc. quinolone resistant Escherichia coli from the broiler Thu thập dữ liệu: Trương Thị Lục Phường, Giang Hoàng production chain and their dynamics in mixed Huy. biofilms. BMC Microbiol. 2020;4;20(1):46. Giám sát nghiên cứu: Lê Thu Hoài, Nguyễn Phước Vinh. 6. Hashem MI. Advances in soft denture liners: an Nhập dữ liệu: Trương Thị Lục Phường, Giang Hoàng Huy. update. J Contemp Dent Pract. 2015;1;16(4):314-8. Quản lý dữ liệu: Lê Thu Hoài. 7. Brad A, Slominski, Lee PS. Quantitation of microorganisms. Practical Handbook of Microbiology. Phân tích dữ liệu: Nguyễn Phước Vinh. 4th ed. USA: CRC Press; 2021. p.1-18. Viết bản thảo đầu tiên: Trương Thị Lục Phường, Giang 8. D'Ercole S, De Angelis F, Biferi V, Noviello C, Tripodi Hoàng Huy. D, Di Lodovico S, et al. Antibacterial and antibiofilm Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Nguyễn Vũ Giang properties of three resin-based dental composites Bắc. against Streptococcus mutans. Materials. 2022;3;15(5):1891. Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu 9. Srivatstava A, Ginjupalli K, Perampalli NU, Bhat N, Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban Ballal M. Evaluation of the properties of a tissue biên tập. conditioner containing origanum oil as an antifungal Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức additive. J Prosthet Dent. 2013;110(4):313-9. Nghiên cứu này miễn trừ Hội đồng Đạo đức. 10. Rawat P, Agarwal S, Tripathi S. Effect of addition of antifungal agents on physical and biological properties of a tissue conditioner: an in-vitro study. Adv Pharm TÀI LIỆU THAM KHẢO Bull. 2017;7(3):485-490. 1. Desjardins RP. Early rehabilitative management of the 11. National Library of Medicine. PubChem: Eugenol. maxillectomy patient. J Prosthet Dent. 2024. [cited 2024 Oct 15]. 1977;38(3):311-8. Doi: 10.1016/0022- https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/Eugenol. 3913(77)90308-0. PMID:269272. 12. Nejatian T, Pezeshki S, Yaqin Syed AU. 5 - acrylic denture base materials. In: Khurshid Z, Najeeb S, 2. Nikawa H, Iwanaga H, Kameda M, Hamada T. In vitro Zafar MS, Sefat F editors. Advanced dental biomaterials. evaluation of Candida albicans adherence to soft USA: Woodhead Publishing;2019. p.79-104. denture-lining materials. The Journal of Prosthetic Dentistry. 1992;68(5):804-808. 3. Lyons KM, Cannon RD, Beumer J, Bakr MM, Love RM. The Role of biofilms and material surface characteristics in microbial adhesion to maxillary obturator materials: a literature review. The Cleft Palate Craniofacial Journal. 2019;57(4):487-98. 4. Bazargani MM, Rohloff J. Antibiofilm activity of essential oils and plant extracts against https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.01 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2