intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát khả năng sinh các hợp chất bay hơi (VOCs) hỗ trợ tăng trưởng cây trồng và kháng nấm Aspergillus flavus từ các chủng Bacillus rễ cây đậu phộng

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Khảo sát khả năng sinh các hợp chất bay hơi (VOCs) hỗ trợ tăng trưởng cây trồng và kháng nấm Aspergillus flavus từ các chủng Bacillus rễ cây đậu phộng" đã được tiến hành với mục đích khảo sát khả năng kháng nấm A.flavus và hỗ trợ tăng trưởng của các chủng Bacillus rễ cây đậu phộng trên đậu phộng và bắp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát khả năng sinh các hợp chất bay hơi (VOCs) hỗ trợ tăng trưởng cây trồng và kháng nấm Aspergillus flavus từ các chủng Bacillus rễ cây đậu phộng

  1. KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH CÁC HỢP CHẤT BAY HƠI (VOCs) HỖ TRỢ TĂNG TRƢỞNG CÂY TRỒNG VÀ KHÁNG NẤM Aspergillus flavus TỪ CÁC CHỦNG Bacillus RỄ CÂY ĐẬU PHỘNG Lê Kim Ngọc*, Lê Lâm Hoàng Anh, Trịnh Lai Lợi, Nguyễn Hoài Hƣơng Viện Khoa học Ứng dụng, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. *Tác giả liên hệ, Email: ngoclekg12345@gmail.com. TÓM TẮT Ba chủng vi khuẩn, gồm Bacillus albus NNK24, NDP61 và Bacillus proteolyticus 0405-02, đã được phân lập từ rễ cây đậu phộng trong nghiên cứu trước đó về sinh thái rễ cây họ đậu. Những chủng này thể hiện khả năng sinh tổng hợp các hợp chất thứ cấp, ức chế quá trình hình thành bào tử nấm Aspergillus flavus-nguyên nhân gây bệnh mốc vàng trên cây đậu phộng và là nguyên nhân gây bệnh ear root trên bắp. Trong thí nghiệm in-vitro sinh hợp chất VOCs kháng nấm A.flavus AF1, cả ba chủng NNK24, NDP61 và 0405-02 thể hiện hoạt kháng nấm lần lượt là 14,95%, 21,3%và 27,6%. Khi thực hiện thí nghiệm khảo sát về sự sinh hợp chất bay hơi kháng nấm AF1 trên mầm cây bắp và đậu phộng (in-vivo) các chủng đều không thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển của nấm bệnh. Tuy nhiên, trên đậu phộng, hoạt động hỗ trợ tăng trưởng cây trồng của VOCs từ các chủng vi khuẩn được biểu hiện rõ, nhưng chỉ ở mức trung bình. Trong khi đó ở bắp, không có hoạt động hỗ trợ tăng trưởng cây trồng nào được ghi nhận dưới tác động của VOCs. Từ khóa: Aspergillus flavus; bệnh mốc vàng; hỗ trợ tăng trưởng; hợp chất dễ bay hơi (VOCs). 1. Tổng quan Ngày nay, sự quan tâm đối với các hợp chất bay hơi (VOCs) có nguồn gốc từ vi sinh vật gia tăng đáng kể, nhờ vào tính đa dạng và hoạt tính sinh học của chúng. Những hợp chất này không chỉ có khả năng ức chế sự phát triển của mầm bệnh và tăng cường sức khỏe thực vật qua các hoạt động kháng nấm, kháng khuẩn, diệt nấm, diệt tuyến trùng, mà còn có vai trò kích thích khả năng miễn dịch (ISR) của thực vật qua các con đường của acid salicylic (SA) và acid jasmonic (JA) (Poveda, 2021; Rani et al., 2023; Thomas et al., 2020). Các loài vi khuẩn thuộc nhiều chi khác nhau như Pseudomonas, Bacillus, Arthrobacter và Serratia đã được chứng minh có khả năng sản xuất VOCs có hoạt tính sinh học như mô tả trên (Ballot et al., 2023; Ling et al., 2022; Park et al., 2015; Poveda, 2021; Sidorova et al., 2023). Đặc biệt nhất là các chi Bacillus, đã có rất nhiều nghiên cứu về khả năng sinh VOCs của chúng trong chống lại nấm gây bệnh trên thực vật. Một trong số đó là nghiên cứu của Prakash & Arora (2021) đã chứng minh được Bacillus safensis STJP sinh ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi ức chế sự nảy mầm của bào tử, sự phát triển của sợi nấm Alternaria alternata nhờ kính hiển vi điện tử quét. Qua phân tích các hợp chất bay hơi của B. safensis bằng phương pháp GC–MS, các nhóm chất bao gồm alcohol, alkane, phenol, alkyl halide và hợp chất có vòng thơm đã được xác định, trong đó, 5 chất có khả năng ức chế sự phát triển của bào tử và sợi nấm Alternaria alternata. Không chỉ thế, nghiên cứu của Ling et al. (2022) đã cho thấy chủng Bacillus subtilis CL2 có khả năng sản xuất 2,3-butanedione là hợp chất dễ bay hơi có khả năng ức chế sự phát triển của tơ nấm A.flavus đến 73% và bào tử nấm đến 82,8% so với đối chứng. Chính vì thế, nghiên cứu này đã được tiến hành với mục đích khảo sát khả năng kháng nấm A.flavus và hỗ trợ tăng trưởng của các chủng Bacillus rễ cây đậu phộng trên đậu phộng và bắp. 113
  2. 2. Vật liệu và phƣơng pháp 2.1 Vật liệu - Chủng nấm Aspergillus flavus AF1 đã được phân lập trực tiếp trên hạt đậu phộng bị mốc vàng được cung cấp bởi Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH. - Các giống vi khuẩn nội sinh và bề mặt rễ cây đậu phộng có hoạt tính hỗ trợ tăng trưởng cây trồng Bacillus albus NNK24, Bacillus albus NDP61, Bacillus proteolyticus 0405- 02 và Bacillus sp. 16060 được cung cấp bởi phòng thí nghiệm Viện Khoa Học Ứng Dụng Khu Công Nghệ Cao Hutech. - Môi trường: Nutrient Broth (NB); Nutrient Agar (NA) ; Sabouraud Dextrose Agar (SDA); Tryptone Soya Agar (TSA). - Giống đậu phộng GV10 và bắp AT03. - Thuốc xử lý hạt giống Cruiser plus 312.5fs (Công ty Syngenta). - Tinh dầu cam ngọt (hãng Noison). 2.2 Phương pháp 2.2.1 Khảo sát hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOCs vi khuẩn ức chế chế nấm bệnh Aspergillus flavus (in-vitro) Để khảo sát hợp chất VOCs có khả năng ức chế nấm Aspergillus flavus, thí nghiệm được thực hiện trên môi trường SDA trong đĩa Petri bằng cách đặt ngược 2 đĩa. Đĩa thứ nhất cấy sinh khối vi khuẩn lên bề mặt thạch, đĩa thứ hai chuyển 5 mm sinh khối tơ nấm từ SDA 5 ngày tuổi vào tâm đĩa. Tất cả được ủ trong 7 ngày ở 25oC. Chủng Bacillus haynesii 16060 là đối chứng dương, đối chứng âm không cấy vi khuẩn, ba chủng Bacillus albus NNK24, Bacillus albus NDP61, Bacillus proteolyticus 0405-02 hoạt hóa trên môi trường TSA được sử dụng trong thí nghiệm. Thí nghiệm được lặp lại 5 lần. Tỉ lệ đối kháng tính theo công thức: dĐC: đường kính nấm ở đối chứng âm dTN: đường kính nấm ở thí nghiệm 2.2.2 Khảo sát hoạt tính kháng nấm và hỗ trợ tăng trưởng của VOCs vi khuẩn trên cây non đậu phộng và bắp (in-planta) Chuyển 1 mL huyền phù vi khuẩn với mật độ 107 cfu/mL từ môi trường NB lắc ở 150 v/phút trong 48 giờ vào ly nhựa (đã hấp tiệt trùng) chứa 20 mL môi trường NA được bổ sung 1 g tơ nấm và 1 mL huyền phù bào tử nấm A. flavus AF1. Hạt đậu phộng hoặc bắp (30 hạt) được khử trùng bề mặt bằng EtOH 70% trong 30 giây và rửa lại bằng nước cất vô trùng từ 3 đến 5 lần, cuối cùng ngâm trong nước cất vô trùng trong 4 giờ. Những hạt sau xử lý được chuyển vào đĩa petri nhựa đục lỗ (đã hấp khử trùng) nằm bên trên môi trường NA đã cấy vi khuẩn. Tiếp theo, miếng SDA (đường kính 2 cm) chứa sinh khối A. flavus AF1 với mật độ khoảng 105 bào tử được chuyển vào giữa đĩa Petri chứa hạt giống. Ly nhựa được đậy bằng nắp nhựa đã hấp tiệt trùng và ủ ở 27 ± 2°C trong 7 ngày. Đối chứng âm (hạt đậu phộng hoặc bắp có nhiễm nấm mốc, không cấy vi khuẩn ở tầng dưới và không đổ môi trường ở tầng dưới); Đối chứng dương (thay tầng dưới bằng 20 mL tinh dầu cam ngọt 2%); BLANK (mẫu trắng) (không cấy nấm mốc vào ly nhựa có chứa hạt đậu phộng hoặc bắp). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 5 lần. Các chỉ số sau được theo dõi: Tỉ lệ nhiễm bệnh (Disease incidence) (Moise et al., 2018): Chỉ số mức độ nghiêm trọng bệnh ở cây con DSI (Seelding Disease Severity Index) (Moise et al., 2018): 114
  3. nt: Tổng số hạt thí nghiệm. Các mức độ bệnh: 0 - Không xuất nấm mốc (0%). 1 - Bắt đầu xuất hiện tơ nấm (< 20%). 2 - Tơ nấm xuất hiện trên bề mặt rễ,hạt (20 – 40%). 3 - Hạt và rễ bắt đầu xuất hiện bào tử và các rễ phụ bị ức chế phát triển (40 – 60%). 4 - Bào tử phủ và lan ra khắp hạt và rễ (60 – 80%). 5 - Cây bị thối và không thể phát triển được nữa (80 – 100%). Hiệu lực trừ nấm: Trong đó: ĐC: là DSI của đối chứng âm. TN: là DSI của các nghiệm thức thí nghiệm. Tỉ lệ hạt nảy mầm (%): Độ khỏe mầm theo chiều dài (Vigour Index) (Neelipally et al., 2020): Độ khỏe mầm theo khối lượng (Vigour Index) (Neelipally et al., 2020): Hiệu quả tăng trưởng theo chiều dài (VI) được tính theo công thức: Hiệu quả tăng trưởng theo khối lượng (VI) được tính theo công thức: Trong đó: ĐC: là VI của đối chứng âm TN: là VI của các nghiệm thức thí nghiệm. 3. Kết quả và thảo luận 3.1 Khả năng kháng nấm của VOCs vi khuẩn in-vitro Thí nghiệm đĩa Petri úp ngược với một nửa đĩa chứa vi khuẩn, một đĩa chứa nấm mốc tạo điều kiện đánh giá khả năng kháng nấm của các VOCs từ vi khuẩn (Hình 1A). Hình 1B cho thấy các chủng vi khuẩn rễ cây họ đậu bao gồm Bacillus albus NNK24, Bacillus albus NDP61 và Bacillus proteolyticus 0405-02 đều có khả năng sản xuất các hợp chất VOCs có tác động ức chế đối với sự phát triển của nấm A.flavus AF1 khi so với nhóm đối chứng không cấy vi khuẩn (P < 0,05) và không có khác biệt về hoạt tính giữa các chủng (P > 0,05). Khảo sát in- vitro cho thấy tỉ lệ ức chế này khá thấp, cao nhất chỉ đạt 27,6% ở chủng 0405-02, thấp hơn so với đối chứng dương Bacillus sp. 16060, cũng chỉ đạt tỉ lệ ức chế 43,75% (P < 0,05). 115
  4. A ĐC- 16060 B 0405-02 NDP61 NNK24 Hình 1. Khảo sát hoạt tính kháng nấm A. flavus của VOCs của các chủng vi khuẩn NNK24, NDP61 và 0405-2; A) Mô hình khảo sát kháng nấm; B) Tỉ lệ kháng nấm của các VOCs vi khuẩn: (ĐC-) không cấy vi khuẩn; (ĐC+) cấy Bacillus sp.16060. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các chủng thuộc chi Bacillus có khả năng sản xuất VOCs ức chế nhiều loại nấm bệnh khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua khả năng kích thích miễn dịch cây trồng (ISR). Nghiên cứu của Gong et al. (2023) đã phát hiện ra các hợp chất benzene, methyl thiolacetate, dimethyl disulfide, butanethioic acid S-methyl ester analogue, dimethyl trisulfide (DMTS) và S-methyl 3 methylbutanethioate từ chủng Bacillus flexus TR-1 có khả năng ức chế sự phát triển của nấm A. flavus và giảm sự sản xuất aflatoxin trong quá trình bảo quản hạt bắp và đậu phộng ở điều kiện độ ẩm cao. Không chỉ thế, 3-pentanol từ B. amyloliquefaciens IN937a còn có tác dụng kích thích hệ miễn dịch tự nhiên cây trồng giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của các đốm vi khuẩn trên hồ tiêu do Xanthomonas axonopodis pv gây ra (Choi et al., 2014). Điều này cho thấy các thí nghiệm khảo sát khả năng kháng nấm bằng VOCs trên thực vật (in-planta) là cần thiết để khẳng định hoạt tính của các chủng. 3.2 Hoạt tính kháng nấm và hỗ trợ tăng trưởng của VOCs từ các chủng Bacillus trên đậu phộng và bắp (in-planta) Cách thiết lập thí nghiệm cho phép các bào tử từ nấm mốc A. flavus lan sang các hạt đậu phộng ẩm và nhanh chóng nảy mầm, phát triển. Đồng thời, các hợp chất dễ bay hơi của vi khuẩn tăng trưởng đi qua lỗ trên đáy đĩa Petri tiếp xúc với hạt đậu phộng mà không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa vi khuẩn và hạt đậu phộng nhiễm nấm mốc (Hình 2A). Hình 2B và 3A, 3B cho thấy hiệu lực diệt nấm A. flavus trên cây đậu phộng và bắp của VOCs các chủng thí nghiệm không thể hiện hiệu lực diệt nấm ở hạt đậu phộng nảy mầm hoặc rất yếu, cao nhất 3,2% ở hạt bắp so với > 25,4% ở đối chứng dương. Ngược lại có sự phân biệt rõ ràng về hiệu quả hỗ trợ tăng trưởng của VOCs các chủng thí nghiệm lên tăng trưởng mầm đậu phộng và bắp. Với mầm đậu phộng (hình 2B và 3A), hiệu quả hỗ trợ tăng trưởng sinh khối của cả ba chủng NNK24, 0405-02 và NDP61 đạt lần lượt là 46,8%, 43,7%, và 40,14%, không có khác biệt giữa các chủng rễ cây đậu phộng với nhau (P > 0,05), trong đó chủng NNK24 vượt trội đối chứng dương (P < 0,05). Với khả năng hỗ trợ tăng chiều dài trên đậu phộng, chủng NNK24 thể hiện hiệu quả cao hơn so với các 116
  5. chủng khác, tỷ lệ lên tới 44% (P < 0,05) và cao hơn hẳn gấp 1.72 lần so với đối chứng dương. Các chủng khác cũng có khả năng hỗ trợ tăng chiều dài của đậu phộng, với tỷ lệ khiêm tốn của 0405-02 và NDP61 là lần lượt 29,3% và 33,5%. Với bắp các VOCs từ các chủng Bacillus rễ cây đậu phộng không có khả năng thúc đẩy sự phát triển chiều dài và khối lượng của mầm bắp. Riêng chủng NNK24 là ngoại lệ khi thể hiện khả năng làm tăng sinh khối của mầm bắp so với đối chứng âm (P < 0,05), mặc dù tỷ lệ này chỉ đạt 1,47% được coi là rất thấp. Kết quả trên cho thấy cả ba chủng đều tạo ra các VOCs hỗ trợ sự phát triển của cây chủ là cây đậu phộng. Nguyên nhân có thể là do các chủng Bacillus được phân lập từ rễ cây đậu phộng, sản xuất các hợp chất bay hơi đặc hiệu và tương tác hóa học đặc biệt với cây chủ của chúng. Các VOCs các chủng này không thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển của A. flavus AF1 trên cả đậu phộng và bắp. Kết quả này khác với nhiều nghiên cứu trước đó về VOCs của các Bacillus spp. các VOCs từ Bacillus velezensis CE 100 đã gây phá vỡ màng tế bào của C. gloeosporioides, dẫn đến giảm 36,4% sự nảy mầm của bào tử và giảm 20% sự phát triển của sợi nấm (Choub et al., 2022). Trịnh Lai Lợi et al. (2023) chỉ ra rằng tế bào sinh dưỡng từ các chủng Bacillus albus NNK24, NDP61 và Bacillus proteolyticus 0405-02 không chỉ có khả năng ức chế sự phát triển của mầm bệnh Aspergillus flavus trên đậu phộng mà còn thể hiện khả năng tăng trưởng mạnh mẽ của cây trồng trong điều kiện nhiễm nấm mốc. Điều này có thể do các chủng sinh các enzyme ngoại bào và các hợp chất thứ cấp có khả năng chống lại mầm bệnh. Từ đó, kiến nghị cần nghiên cứu khả năng kháng lại A.flavus của các hợp chất hữu cơ khuếch tán. Hình 2. Mô hình khảo sát sinh VOCs từ các chủng Bacillus rễ cây họ đậu (A); mầm đậu phộng sau 7 ngày (B); mầm cây bắp sau 7 ngày (C). (ĐC-: xử lý nƣớc cất; ĐC+: xử lý với tinh dầu cam). 117
  6. Hình 3. Tác động của VOCs từ các chủng NNK24, NDP61 và 0405-02 lên hiệu lực diệt nấm và hiệu quả hỗ trợ tăng tƣởng của cây non. A) Đậu phộng; B) Bắp (ĐC-: xử lý nƣớc cất; ĐC+: xử lý với tinh dầu cam). Ngày nay, ngoài các chất hữu cơ bay hơi kháng nấm, sự quan tâm đặc biệt còn được đặt vào dịch nuôi cấy loại bỏ tế bào (CFS) từ các chủng Bacillus trong đó hội tụ đủ các hợp chất kháng nấm khó bay hơi hay còn được gọi là các hợp chất khuếch tán. Trong nghiên cứu của Tian et al. (2020), CFS từ Bacillus sp. w176 đã cho thấy hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh nấm mốc xanh Penicillium digitatum trên cây có múi trong thử nghiệm in planta tương tự như thuốc diệt nấm prochloraz. Đồng thời, kết quả phân tích CFS bằng LG-MS/MS đã xác định được bốn nhóm chất chuyển hóa bao gồm Macrolactin, Bacillaene, Mycosubtilin và Surfactin là những nhóm chất có khả năng ức chế sự phát triển của nấm bệnh. Ngoài ra, CFS của chủng Bacillus sp.WB cũng cho thấy hoạt tính kháng nấm Fusarium oxysporum f. sp. Niveum mạnh (Xu et al., 2020). Kiến nghị tìm hiểu cơ chế kháng nấm và hỗ trợ tăng trưởng cây trồng của CFS từ các chủng Bacillus albus NNK24, NDP61 và Bacillus proteolyticus 0405-05 cho các nghiên cứu tiếp theo. Kết luận Các hợp chất hữu cơ bay hơi từ các chủng Bacillus rễ cây đậu phộng đã thể hiện khả năng ức chế nấm A.flavus trong thử nghiệm in-vitro, cao nhất đạt 27,6%. Trong thử nghiệm in-planta, các chủng trên không thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển của nấm A.flavus trên cả đậu phộng và bắp. Ngược lại, hiệu quả hỗ trợ tăng trưởng cây đậu phộng thể hiện rõ rệt so với đậu phộng là cây chủ mà không thể hiện ở cây bắp. Từ đó, kiến nghị nghiên cứu hoạt tính kháng nấm và hỗ trợ tăng trưởng cây đậu phộng và bắp của dịch nuôi cấy loại bỏ tế bào các chủng nhằm phát triển chế phẩm xử lý hạt giống các hạt dễ nhiễm A. flavus sinh aflatoxin. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ballot, A., Dore, J., Rey, M., Meiffren, G., Langin, T., Joly, P., D.Zigha, A., Taibi, A., & P.Combaret, C. (2023). Dimethylpolysulfides production as the major mechanism 118
  7. behind wheat fungal pathogen biocontrol, by Arthrobacter and Microbacterium actinomycetes. Microbiology Spectrum, 11(6). 2. Choi, H. K., Song, G. C., Yi, H.S., & Ryu, C.M. (2014). Field Evaluation of the Bacterial Volatile Derivative 3-Pentanol in Priming for Induced Resistance in Pepper. Journal of Chemical Ecology, 40(8), 882–892. 3. Choub, V., Won, S.-J., Ajuna, H. B., Moon, J.H., Choi, S.I., Lim, H.I., & Ahn, Y. S. (2022). Antifungal Activity of Volatile Organic Compounds from Bacillus velezensis CE 100 against Colletotrichum gloeosporioides. Horticulturae, 8(6), 557. 4. Gong, A. D., Song, M. G., Wang, H. L., Wang, G. Z., Wang, J. H., & Zhang, J. B. (2023). Inhibitory effect of volatile organic compounds from Bacillus flexus TR-1 against Aspergillus flavus and aflatoxins in grains during storage. BioControl, 68(2), 181–190. 5. Ling, L., Jiang, K., Cheng, W., Wang, Y., Pang, M., Luo, H., Lu, L., Gao, K., & Tu, Y. (2022). Biocontrol of volatile organic compounds obtained from Bacillus subtilis CL2 against Aspergillus flavus in peanuts during storage. Biological Control, 176, 105094. 6. Moise, R., Dieme, A., Faye, I., Ange, Y., Zoclanclounon, B., Fonceka, D., Ndoye, O., & Diedhiou, P. M. (2018). Identification of Sources of Resistance for Peanut Aspergillus flavus Colonization and Aflatoxin Contamination. Downloads.Hindawi.ComRMA Dieme, I Faye, YAB Zoclanclounon, D Fonceka, O Ndoye, PM DiedhiouInternational Journal of Agronomy, 2018.downloads.Hindawi.Com. 7. Neelipally, R. T. K. R., Anoruo, A. O., & Nelson, S. (2020). Effect of Co-Inoculation of Bradyrhizobium and Trichoderma on Growth, Development, and Yield of Arachis hypogaea L. (Peanut). Agronomy 2020, Vol. 10, Page 1415, 10(9), 1415. 8. Park, Y.-S., Dutta, S., Ann, M., Raaijmakers, J. M., & Park, K. (2015). Promotion of plant growth by Pseudomonas fluorescens strain SS101 via novel volatile organic compounds. Biochemical and Biophysical Research Communications, 461(2), 361–365. 9. Poveda, J. (2021). Beneficial effects of microbial volatile organic compounds (MVOCs) in plants. Applied Soil Ecology, 168, 104118. 10. Prakash, J., & Arora, N. K. (2021). Novel metabolites from Bacillus safensis and their antifungal property against Alternaria alternata. Antonie van Leeuwenhoek, 114(8), 1245–1258. 11. Rani, A., Rana, A., Dhaka, R. K., Singh, A. P., Chahar, M., Singh, S., Nain, L., Singh, K. P., & Minz, D. (2023). Bacterial volatile organic compounds as biopesticides, growth promoters and plant-defense elicitors: Current understanding and future scope. Biotechnology Advances, 63, 108078. 12. Sidorova, D. E., Khmel, I. A., Chernikova, A. S., Chupriyanova, T. A., & Plyuta, V. A. (2023). Biological activity of volatiles produced by the strains of two Pseudomonas and two Serratia species. Folia Microbiologica, 68(4), 617–626. 13. Thomas, G., Withall, D., & Birkett, M. (2020). Harnessing microbial volatiles to replace pesticides and fertilizers. Microbial Biotechnology, 13(5), 1366–1376. 14. Tian, Z., Chen, C., Chen, K., Liu, P., Fan, Q., Zhao, J., & Long, C. (2020). Biocontrol and the mechanisms of Bacillus sp. w176 against postharvest green mold in citrus. Postharvest Biology and Technology, 159, 111022. 15. Trinh, L. L., Le Nguyen, A. M., & Nguyen, H. H. (2023). Root-associated bacteria Bacillus albus and Bacillus proteolyticus promote the growth of peanut seedlings and protect them from the aflatoxigenic Aspergillus flavus CDP2. Biocatalysis and Agricultural Biotechnology, 47, 102582. 16. Xu, W., Wang, K., Wang, H., Liu, Z., Shi, Y., Gao, Z., & Wang, Z. (2020). Evaluation of the biocontrol potential of Bacillus sp. WB against Fusarium oxysporum f. sp. niveum. Biological Control, 147, 104288. 119
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2