intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát lỗi sai về trật tự của định ngữ trong tiếng Trung của sinh viên năm 1, năm 2 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Thủ Dầu Một

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu thu thập ngữ liệu từ bài nói trên lớp, bài tập, bài kiểm tra của sinh viên và kết quả khảo sát để tiến hành phân loại, chọn lọc các lỗi sai phổ biến về trật tự vị trí của định ngữ mà sinh viên năm 1 và năm 2 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại Trường Đại học Thủ Dầu Một thường mắc phải. Dựa trên cơ sở phân tích những lỗi sai đó, bài nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục những lỗi sai này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát lỗi sai về trật tự của định ngữ trong tiếng Trung của sinh viên năm 1, năm 2 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Thủ Dầu Một

  1. KHẢO SÁT LỖI SAI VỀ TRẬT TỰ CỦA ĐỊNH NGỮ TRONG TIẾNG TRUNG CỦA SINH VIÊN NĂM 1, NĂM 2 NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Nguyễn Thị Thùy Dung 1 1. Khoa Ngoại Ngữ, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Trong ngôn ngữ học, định ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc bổ nghĩa và giới hạn ý nghĩa của trung tâm ngữ. Sự khác biệt về trật tự vị trí của định ngữ và trung tâm ngữ trong tiếng Việt và tiếng Trung gây ra nhiều khó khăn cho sinh viên Việt Nam khi mới học và sử dụng tiếng Trung, từ đó ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và hiệu quả học tập. Bài nghiên cứu thu thập ngữ liệu từ bài nói trên lớp, bài tập, bài kiểm tra của sinh viên và kết quả khảo sát để tiến hành phân loại, chọn lọc các lỗi sai phổ biến về trật tự vị trí của định ngữ mà sinh viên năm 1 và năm 2 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại Trường Đại học Thủ Dầu Một thường mắc phải. Dựa trên cơ sở phân tích những lỗi sai đó, bài nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục những lỗi sai này. Từ khóa: định ngữ, lỗi sai, trật tự, tiếng Trung, tiếng Việt 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếng Việt và tiếng Trung đều thuộc nhóm ngôn ngữ đơn lập, từ đều không có sự thay đổi về hình thái, ý nghĩa ngữ pháp đều được biểu thị qua trật tự từ và hư từ. Xét về trật tự từ, tiếng Việt và tiếng Trung đều là cấu trúc S-V-O, tức là các thành phần câu thường được sắp xếp theo trật tự “chủ ngữ - vị ngữ - tân ngữ”, tuy nhiên trật tự vị trí của định ngữ trong tiếng Trung và tiếng Việt có nhiều điểm khác nhau. Ví dụ: Tiếng Việt Tiếng Trung Tôi là người Việt Nam. 我是 越南 人。 (trung tâm ngữ - định ngữ) (định ngữ - trung tâm ngữ) Đây là trái cây gì? 这是什么 水果? (trung tâm ngữ - định ngữ) (định ngữ - trung tâm ngữ) Trường học nằm bên cạnh ngân hàng. 学校在银行 旁边。 (trung tâm ngữ - định ngữ) (định ngữ - trung tâm ngữ) Trong tiếng Việt, định ngữ thường được đặt sau trung tâm ngữ, còn trong tiếng Trung định ngữ thường được đặt trước trung tâm ngữ. Đặc biệt là với nhiều thành phần định ngữ đa tầng, trật tự vị trí của các định ngữ trong tiếng Trung và tiếng Việt có nhiều điểm khác biệt, vị trí còn phức tạp hơn nữa, điều này dễ khiến cho sinh viên năm 1 và năm 2 đang ở giai đoạn đầu của việc học tiếng Trung thường dễ sai ở vị trí của định ngữ với trung tâm ngữ, và vị trí của các định ngữ trong kết cấu định ngữ đa tầng. Việc nắm bắt trật tự định ngữ trong giai đoạn này là rất quan trọng, vì đây là nền tảng ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và sự tiến bộ về sau. Do đó, việc nghiên cứu và phân tích các lỗi sai trật tự vị trí định ngữ mà sinh viên năm 1 và năm 2 khi học tiếng Trung là rất cần thiết. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Corder (1967)1 phân biệt giữa hai khái niệm trong ngành ngôn ngữ học ứng dụng: “lỗi nhầm 1 Corder, S. P. (1967). The Significance of Learners' Errors. International Review of Applied Linguistics in Language Teaching, 5, 161-170. 568
  2. (mistake)” và “lỗi sai (error)”. Lỗi nhầm là những lỗi ngẫu nhiên hoặc tình cờ do người học mắc phải do các nguyên nhân như hạn chế về trí nhớ, bất cẩn, hoặc các yếu tố khác làm xao nhãng. Lỗi nhầm xảy ra không thường xuyên trong quá trình sử dụng ngôn ngữ và không theo một hệ thống nhất định, người nói nhận ra và tự sửa được, và không phản ánh đúng khả năng ngôn ngữ thực sự của người học. Ngược lại, lỗi sai là những lỗi có hệ thống và xảy ra do người học thiếu kiến thức về ngôn ngữ đích. Khác với lỗi nhầm, những lỗi sai không thể dễ dàng được người học phát hiện và chỉnh sửa do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ hoặc thiếu hụt kiến thức của ngôn ngữ đích. Lỗi sai là có hệ thống và có quy luật, phản ánh đúng năng lực ngôn ngữ thực sự của người học. Lado (1957)1 nhấn mạnh việc so sánh đối chiếu ngôn ngữ mẹ đẻ của người học với ngôn ngữ đích để dự đoán và giải thích các lỗi ngữ pháp, và những khác biệt cơ bản giữa hai ngôn ngữ có thể dẫn đến lỗi, do người học áp dụng những quy tắc từ ngôn ngữ mẹ đẻ sang ngôn ngữ thứ hai. Việc so sánh này rất quan trọng để giúp người dạy có thể thiết kế các bài giảng phù hợp nhằm giảm thiểu lỗi sai và hỗ trợ người học một cách hiệu quả. Zhao Xia (2007)2 đã tập trung vào việc phân tích lỗi trật tự từ dựa theo các khía cạnh ngữ nghĩa, ngữ dụng và cấu trúc ngữ pháp, đồng thời đề xuất các giải pháp từ phương pháp dạy học nhằm khắc phục các lỗi sai này. Lu Jianji (1994)3 đã phân loại lỗi sai trật tự từ thành hai nhóm chính: lỗi do cấu trúc đơn lẻ và lỗi do nhóm các thành phần câu tạo nên, cụ thể bao gồm việc sử dụng sai trật tự của các từ như định ngữ và trạng ngữ. Tác giả cũng đã chỉ ra nguyên nhân, cho rằng tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiếp thu của người học. Phan Thị Hồng Nhã (2006)4 đã nghiên cứu về định ngữ trong tiếng Trung và tiếng Việt, chỉ ra rằng trật tự của định ngữ trong tiếng Trung thường đứng trước trung tâm ngữ, còn trong tiếng Việt thì ngược lại, định ngữ thường đứng sau trung tâm ngữ. Nhìn chung, có thể thấy rằng hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về hệ thống trật tự từ trong tiếng Trung và lỗi trật tự từ của người học tiếng Trung. Tuy nhiên, nghiên cứu về lỗi trật tự vị trí định ngữ của người học tiếng Trung tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, không chỉ về số lượng tài liệu tham khảo mà còn về phạm vi ngữ liệu, đặc biệt là với đối tượng người học là sinh viên chuyên ngành tiếng Trung trong giai đoạn năm 1, năm 2. Vì vậy, bài nghiên cứu này rất cần thiết để cung cấp dữ liệu phong phú hơn, góp phần phân tích và xác định rõ các lỗi sai về trật tự định ngữ của người học tiếng Trung tại Việt Nam. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Bài viết thu thập và tổng hợp thông tin từ các nguồn tài liệu sẵn có bao gồm sách, bài báo khoa học, và các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến thành phần câu, trật tự vị trí của định ngữ trong tiếng Trung và tiếng Việt, chọn lọc ra những thông tin có giá trị phục vụ cho bài nghiên cứu. Phân tích đối chiếu: Dựa trên dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành so sánh đối chiếu trật tự của định ngữ trong tiếng Trung và tiếng Việt, rút ra những điểm giống và khác biệt của định ngữ giữa hai ngôn ngữ, và dựa vào đó tiến hành phân tích các lỗi sai về vị trí của định ngữ trong tiếng Trung mà sinh viên thường hay mắc phải. Phương pháp khảo sát: Tác giả tiến hành khảo sát sinh viên năm 1, năm 2 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, trường Đại học Thủ Dầu Một. Mục đích khảo sát chủ yếu nhằm tìm hiểu mức độ sinh 1 Lado,R. Linguistics Across Cultures: Applied Linguistics for LanguageTeachers. Ann Arbor: University of Michigan Press,1957:58. 2 赵霞. (2009). 汉语语序与汉语教学. 语言与翻译(4), 4. 3 鲁健骥. (1994). 外国人学汉语的语法偏误分析. 语言教学与研究(1), 16. 4 范氏红雅. (2006). 汉越多项定语对比及越南学习者偏误分析. 复旦大学. 569
  3. viên hiểu và nắm bắt trật tự vị trí của định ngữ trong tiếng Trung. Bảng khảo sát thực hiện trên Google Forms, và thu về 126 phiếu hợp lệ. Phương pháp phân tích lỗi sai: Thông qua các ngữ liệu được thu thập từ các bài nói trên lớp, các bài tập, bài kiểm tra của sinh viên và kết quả khảo sát, tác giả tiến hành chọn lọc và phân loại các lỗi sai, chủ yếu gồm lỗi sai về trật tự định ngữ với trung tâm ngữ, trật tự định ngữ trong thành phần định ngữ đa tầng. Từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số kiến nghị để khắc phục những lỗi sai trật tự định ngữ trong tiếng Trung của sinh viên. 4. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊNH NGỮ TRONG TIẾNG TRUNG VÀ TIẾNG VIỆT 4.1. Điểm giống nhau của định ngữ tiếng Trung và tiếng Việt Định ngữ là thành phần ngữ pháp quan trọng giúp bổ nghĩa và giới hạn ý nghĩa của trung tâm ngữ. Danh từ hay cụm danh từ được bổ nghĩa hoặc giới hạn ý nghĩa được gọi là “trung tâm ngữ”. Theo Nguyễn Thị Quế Hương (2014) 1 định ngữ trong tiếng Trung và tiếng Việt đều được cấu thành từ nhiều loại từ và cụm từ khác nhau, như danh từ (越南历史 – lịch sử Việt Nam), đại từ (我 姐姐的车 – xe của chị gái tôi), động từ (学习方法 – phương pháp học tập), tính từ (长头发 – tóc dài), số lượng từ (一本书 – một quyển sách), cụm chủ vị (他送的礼物 – quà anh ấy tặng), v.v. Trong tiếng Việt, khi biểu thị mối quan hệ hạn định, định ngữ thường là số từ, từ chỉ số lượng “nhiều, ít, rất nhiều, rất ít, bao nhiêu,…”, hoặc các từ chỉ toàn bộ như “tất cả, mọi, mỗi,…” và sẽ đặt trước trung tâm ngữ, thứ tự của ba loại này trong tiếng Việt thường là từ chỉ toàn bộ > số từ > lượng từ > trung tâm ngữ, ví dụ: tất cả 100 cái cây đều là cây xoài, và vị trí của các thành phần định ngữ này giống như vị trí của định ngữ trong tiếng Trung là sẽ đặt trước trung tâm ngữ. Ví dụ: Tiếng Việt Tiếng Trung Tôi có hai chiếc xe máy. 我有两辆摩托车。 Quyển sách này bao nhiêu tiền? 这本书多少钱? Anh ấy tham gia tất cả cuộc họp. 他参加所有的会议。 Mỗi món đều rất ngon. 每道菜都很好吃。 4.2. Điểm khác nhau của định ngữ tiếng Trung và tiếng Việt Ở trên có đề cập điểm giống nhau giữa định ngữ tiếng Trung và tiếng Việt là định ngữ đều được cấu tạo thành từ các loại từ và cụm từ. Tuy nhiên, trong tiếng Trung là lượng từ không thể đứng một mình làm thành phần định ngữ, nhưng trong tiếng Việt lượng từ có thể đứng một mình. Ví dụ: Quyển sách tôi mua hôm qua rất hay. 我昨天买的本书很好看 。(X)→ 我昨天买的那本书很好看。(V) Vị trí của định ngữ trong tiếng Trung thường nằm trước trung tâm ngữ, cho dù là từ hay cụm từ (cụm số lượng, cụm động từ, cụm danh từ, cụm chủ vị, v.v.). Trong khi đó, vị trí của định ngữ trong tiếng Việt có thể nằm trước hoặc sau trung tâm ngữ, khi số lượng từ trong tiếng Việt đóng vai trò là định ngữ thì sẽ nằm trước trung tâm ngữ, vị trí tương tự như vị trí định ngữ trong tiếng Trung, còn lại đa phần định ngữ trong tiếng Việt thường sẽ nằm sau trung tâm ngữ, bất kể là từ hay cụm từ, như danh từ, đại từ, động từ, tính từ, cụm từ chủ vị, v.v. Bảng 4. So sánh vị trí định ngữ trong tiếng Trung và tiếng Việt Kết cấu định ngữ Tiếng Trung Tiếng Việt 1 阮氏桂香. (2014). 汉语与越南语定中结构的对比分析.安徽师范大学. 570
  4. (Định ngữ - trung tâm ngữ) (Trung tâm ngữ - định ngữ) Đại từ làm định ngữ 我们的教室 Phòng học của chúng tôi Danh từ làm định ngữ 中国文化 Văn hóa Trung Quốc Tính từ làm định ngữ 漂亮的衣服 Quần áo đẹp Động từ làm định ngữ 吃饭的时间 Thời gian ăn cơm Cụm chủ vị làm định ngữ 他买的苹果 Táo anh ấy mua Cụm động tân làm định ngữ 打篮球的人 Người chơi bóng rổ 4.3. So sánh trật tự vị trí của định ngữ đa tầng trong tiếng Trung và tiếng Việt Theo Nguyễn Thị Ngọc Tuyết (2008)1 trong một câu nếu có từ hai định ngữ trở lên để hạn định trung tâm ngữ, các định ngữ này không có mối quan hệ phụ thuộc vào nhau, được gọi là định ngữ đa tầng. Tiếng Trung và tiếng Việt đều có định ngữ đa tầng, nhưng thứ tự của định ngữ đa tầng trong tiếng Trung và tiếng Việt không giống nhau. Định ngữ đa tầng có thể được chia thành hai loại: quan hệ ngang hàng và quan hệ gia tăng. Trong hai loại này, thứ tự của định ngữ đa tầng trong tiếng Trung có mối quan hệ ngang hàng giống như tiếng Việt, các định ngữ được sắp xếp theo quan hệ ngang hàng và mỗi định ngữ đều có vai trò như nhau trong việc mô tả trung tâm ngữ. Ví dụ: Trong tiếng Trung: “我想找一个安静、干净以 及安全的地方”; trong tiếng Việt: “Tôi muốn tìm một nơi yên tĩnh, sạch sẽ và an toàn”. Giữa các định ngữ ngang hàng này, trong tiếng Trung sẽ dùng dấu ngắt “、” , còn trong tiếng Việt sẽ dùng dấu “,” để ngăn cách, và trong tiếng Trung giữa định ngữ cuối cùng với định ngữ nối liền trước đó thường sẽ dùng các từ như “和”,“以及”, còn trong tiếng Việt thường dùng từ “và”. Với định ngữ đa tầng chỉ mối quan hệ gia tăng thì trật tự vị trí của các định ngữ trong tiếng Trung và tiếng Việt sẽ có nhiều điểm khác nhau. Căn cứ vào chức năng của định ngữ, Liu Yuehua (2001)2 chia định ngữ đa tầng chỉ quan hệ gia tăng trong tiếng Trung thành hai nhóm: định ngữ mô tả và định ngữ hạn định. Định ngữ hạn định trong tiếng Trung thường được đặt trước định ngữ mô tả. Định ngữ số lượng thường sẽ thuộc loại định ngữ hạn định, định ngữ tính từ thường sẽ thuộc loại định ngữ mô tả. Do đó, khi cả hai loại định ngữ này xuất hiện cùng nhau, định ngữ số lượng thường đặt trước định ngữ tính từ, và tất cả các định ngữ luôn được đặt trước trung tâm ngữ. Tuy nhiên, trong tiếng Việt thì định ngữ mô tả đứng trước, định ngữ hạn định đứng sau. Ví dụ: Tiếng Trung: “ 他是我们班最高的人”, thì “我们班” là định ngữ hạn định, “最高” là định ngữ mô tả, “人” là trung tâm ngữ. Tiếng Việt: “Anh ấy là người cao nhất lớp chúng tôi” thì “người” là trung tâm ngữ, “cao nhất” là định ngữ mô tả, “lớp chúng tôi” là định ngữ hạn định. Ngoài ra, trong tiếng Trung, vị trí gần xa của định ngữ với trung tâm ngữ sẽ có mối liên hệ chặt chẽ đến nghĩa của trung tâm ngữ, những kết cấu có kết nối gần nhau nhất về mặt ý nghĩa thì sẽ đứng gần nhau. Các định ngữ thể hiện ý nghĩa là tính chất cố hữu, không dễ thay đổi thì vị trí của định ngữ đó sẽ đứng càng gần trung tâm ngữ. Ngược lại, các định ngữ ở càng xa trung tâm ngữ thường sẽ chỉ trạng thái hoặc tính chất có thể thay đổi của trung tâm ngữ. Căn cứ vào từ loại, Tian Huigang (1994)3 sắp xếp trật tự của các định ngữ đa tầng trong tiếng Trung như sau: danh từ hoặc đại từ chỉ mối quan hệ sở hữu (1) > đại từ chỉ thị (2) > số lượng từ (3) > cụm chủ vị, cụm động từ, cụm giới từ (4) > tính từ hoặc cụm từ tính từ mô tả (5) > từ, cụm từ chỉ tính chất (6) > trung tâm ngữ (7). Ví dụ: “她的那两本介绍历史的汉语书”. Trong đó: “她的” là đại từ chỉ quan hệ sở hữu (1); “那” là đại từ chỉ thị (2); “两本” là số lượng từ (3); “介绍历史” là 1 阮氏玉雪. (2008). 越南学生汉语句法成分语序偏误分析. 广西师范大学. 2 刘月华, 潘文娱, & 故韡. (2000). 《实用现代汉语语法》. 世界汉语教学(3), 2. 3 田惠刚. (1994). 多层定语的次序及其逻辑特性. 世界汉语教学(3), 3. 571
  5. cụm động từ (4), 汉语 : danh từ chỉ tính chất (6), 书 là trung tâm ngữ (7). Trong tiếng Việt, các định ngữ đặt trước trung tâm ngữ thường chỉ có ba loại: một là các từ chỉ toàn bộ, tất cả; hai là số từ, ba là lượng từ. Thứ tự của ba loại này là từ chỉ toàn bộ > số từ > lượng từ > trung tâm ngữ. Các định ngữ đặt sau trung tâm ngữ, gần trung tâm ngữ nhất là các từ chỉ tính chất cố hữu, tiếp theo là các từ mô tả, sau đó là các cụm chủ vị, cụm động từ, cụm giới từ, sau đó là các đại từ chỉ định, cuối cùng là các từ chỉ quan hệ sở hữu. Theo đó, trật tự vị trí của các định ngữ trong tiếng Việt như sau: số lượng từ (3) > trung tâm ngữ (7) > từ, cụm từ chỉ tính chất (6) > tính từ hoặc cụm từ tính từ mô tả (5) > cụm chủ vị, cụm động từ, cụm giới từ (4) > đại từ chỉ thị (2) > các từ chỉ quan hệ sở hữu (1). Ví dụ: “Hai quyển sách tiếng Trung giới thiệu về lịch sử này của cô ấy”. Trong đó, “Hai quyển sách” tương ứng với cụm từ số lượng (3); “sách” là trung tâm ngữ (7); “tiếng Trung” là cụm từ tính chất (6), miêu tả ngôn ngữ của sách; “giới thiệu về lịch sử” là cụm từ động từ (4), nói về nội dung của sách; “này” dùng để chỉ định và tương ứng với đại từ chỉ thị (2); “của cô ấy” là quan hệ sở hữu (1), thể hiện sự sở hữu đối với cuốn sách. Trong tiếng Việt, ngoại trừ cụm từ số lượng được đặt trước trung tâm ngữ, các từ và cụm từ khác đều được đặt sau trung tâm ngữ. Về cấu trúc, chúng ta có thể thấy rằng các thành phần định ngữ trong tiếng Trung thường được sắp xếp từ tổng quát đến cụ thể, từ lớn đến nhỏ; trong khi đó, trật tự của các thành phần định ngữ trong tiếng Việt lại ngược lại. Tuy nhiên, về mặt ngữ nghĩa, dù là trong tiếng Trung hay tiếng Việt, định ngữ càng gần trung tâm ngữ thì càng làm rõ tính cốt lõi, bản chất, tính khách quan, sự ổn định và tính bền vững của trung tâm ngữ; và ngược lại, càng xa trung tâm ngữ thì càng thể hiện tính dễ thay đổi của trung tâm ngữ1. 5. PHÂN TÍCH LỖI SAI VỀ TRẬT TỰ ĐỊNH NGỮ TRONG TIẾNG TRUNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Sau khi tiến hành khảo sát, tác giả thu được 126 phiếu trả lời hợp lệ của sinh viên năm 1, năm 2 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, trường Đại học Thủ Dầu Một, và đã tiến hành thống kê tỉ lệ lỗi sai trong Bảng 5. Bảng 5. Kết quả lỗi sai về trật tự vị trí định ngữ của sinh viên năm 1 và năm 2 Tỉ lệ lỗi Tỉ lệ lỗi sai sai của STT Câu khảo sát Câu trả lời sai của SV SV năm 2 năm 1 (%) (%) 1 Khách hàng rất thích sản phẩm của chúng 客户很喜欢产品的我们。 10.5% 4.8% tôi. 2 Đơn hàng của họ ngày càng nhiều. 订单的他们越来越多。 12.3% 5.2% 3 Tôi muốn tham quan công ty của các bạn. 我想参观公司你们。 14.7% 5.5% 4 Văn phòng của bạn thật sạch sẽ. 办公室的你真干净。 18.9% 6.9% 5 Loại táo đó rất rẻ. 苹果那种很便宜。 39.8% 18.9% 6 Mẫu điện thoại đó rất được yêu thích. 手机那款很受欢迎。 48.1% 25.9% 7 Đồ ăn ở đây rất ngon. 菜的这儿很好吃。 32.6% 20.6% 8 Thời tiết ở đó bốn mùa như xuân. 天气的那儿四季如春。 36.1% 15.3% 9 Thật thơm, đây là trà gì? 好香,这是茶什么? 40.6% 29.3% 10 Bạn thích loại vải nào? 你喜欢种面料哪? 51.8% 30.3% 11 Đây là xe của ai? 这是车的谁? 55.2% 36.4% 1 阮氏桂香. (2014). 汉语与越南语定中结构的对比分析.安徽师范大学. 572
  6. 12 Đây là chuyến bay ngày mai. 这是航班的明天。 53.3% 35.1% 13 Giám đốc Vương của công ty Vĩnh Phúc 王经理的永福公司来了。 62.6% 48.9% tới rồi. 14 Cô ấy đưa đứa con 10 tuổi đến công viên. 她带她的孩子十岁去公园。 65.7% 47.1% 15 Họ xây một cây cầu (dài) 5km. 他们建了一座桥五公里。 58.6% 40.2% 16 Mùa đông lạnh giá sắp đến rồi. 冬天的寒冷快到了。 60.3% 40.5% 17 Phong cảnh đẹp sẽ thu hút nhiều khách du 风景的美丽会吸引了很多游客 42.9% 35.2% lịch. 。 18 Bạn là người tốt, tôi rất biết ơn sự giúp đỡ 你是个人好,我很感激你的帮 43.7% 19.6% của bạn. 助。 19 Doanh nghiệp tham gia hội chợ thương 企业的参加展销会特别多。 53.7% 26.5% mại cực kì nhiều. 20 Trang phục cô ấy thiết kế rất thời trang. 衣服的她设计很时尚。 60.4% 43.1% 21 Đây là quyển sách về văn hóa Việt Nam. 这是一本书的关于越南文化。 68.8% 40.3% 22 Trà hoa lài là loại trà mà người Trung 茉莉花茶是一种茶中国人非常 77.6% 52.6% Quốc vô cùng thích uống. 喜欢喝。 23 Tiểu Hoa là người bạn cũ của tôi. 小花是一个我的老朋友。 50.6% 35.1% 24 Đây là một phương pháp hay để học ngoại 这是一个好方法学习外语。 78.3% 56.3% ngữ. 25 Đó là buổi sáng sớm tuyết rơi mùa đông 那是一个早晨下雪冬天2018年 82.9% 60.3% năm 2018. 。 26 Cô ấy tặng tôi một chiếc váy lụa tơ tằm 她送我一件黄色新丝绸连衣裙 85.6 63.7% mới màu vàng. 。 Dựa vào kết quả khảo sát, ta có thể thấy được những khác biệt trong lỗi sai giữa hai nhóm sinh viên, và những khó khăn mà sinh viên đang gặp phải trong trật tự vị trí của định ngữ tiếng Trung. Sinh viên năm 1 thường mắc lỗi trong cả trật tự định ngữ đơn giản và định ngữ đa tầng. Các lỗi thường gặp bao gồm việc đặt sai vị trí đại từ, danh từ, tính từ, động từ, hoặc số lượng từ với trung tâm ngữ. Sinh viên năm 1 thường mắc lỗi trật tự định ngữ nhiều hơn do trong giai đoạn đầu tiếp xúc với tiếng Trung, sinh viên thường xét đến cách biểu đạt của tiếng Việt hoặc vẫn chưa thoát khỏi tư duy ngữ pháp tiếng Việt, do đó mới xuất hiện nhiều lỗi sai như vậy. Đặc biệt, sinh viên năm 1 gặp nhiều khó khăn với trật tự của các định ngữ trong kết cấu định ngữ đa tầng, do chưa tiếp xúc nhiều với kết cấu định ngữ đa tầng, nên thường nhầm lẫn về vị trí của định ngữ số lượng với định ngữ động từ, và vị trí của các định ngữ chỉ thời gian trong câu. Sinh viên năm 2 mặc dù những lỗi định ngữ đơn giản có giảm đáng kể cho với sinh viên năm 1 nhờ kinh nghiệm học tập và đã quen dần với cấu trúc ngữ pháp tiếng Trung, nhưng vẫn còn gặp khó khăn với các lỗi định ngữ đa tầng. Các lỗi thường liên quan đến việc sử dụng nhầm lẫn vị trí các cụm động từ làm định ngữ, như trong câu “Trà hoa lài là loại trà mà người Trung Quốc rất thích uống” sinh viên dịch thành “茉莉花茶是一种茶中国人非常喜欢喝”; lỗi sai vị trí cụm giới từ làm định ngữ, như trong câu “Đây là quyển sách về văn hóa Việt Nam”, sinh viên dịch thành “这是一 本书的关于越南文化”; lỗi sai trong cách sắp xếp các định ngữ chỉ thời gian, như trong câu “Đó là buổi sáng sớm tuyết rơi mùa đông năm 2018”, sinh viên dịch thành “那是一个早晨下雪冬天2018 年”. 5.1. Lỗi sai trật tự vị trí của định ngữ và trung tâm ngữ Sự khác biệt về vị trí của định ngữ với trung tâm ngữ trong tiếng Trung và tiếng Việt thường khiến sinh viên Việt Nam gặp khó khăn, đặc biệt là khi cần xác định trật tự đúng của các từ làm 573
  7. định ngữ trong câu. Lỗi sai thường gặp về trật tự của định ngữ với trung tâm ngữ chủ yếu có thể chia ra thành các nhóm: đại từ, danh từ, số lượng từ, tính từ, động từ làm định ngữ. 5.1.1 Đại từ làm định ngữ Trong tiếng Trung, ba loại đại từ làm định ngữ sinh viên thường sử dụng là: đại từ nhân xưng như “我、你、她、他、他们、她们、你们、它们”; đại từ chỉ thị như “这、那、这儿、那儿” v.v; đại từ nghi vấn như “什么、哪、哪儿、怎么、怎样、谁” v.v. Trong tiếng Việt, trật tự ngữ pháp của ba loại đại từ này có sự khác biệt so với tiếng Trung. a) Đại từ nhân xưng (1) Khách hàng rất thích sản phẩm của chúng tôi. 客户很喜欢产品的我们。(X) 客户很喜欢我们的产品。(V) (2) Đơn hàng của họ ngày càng nhiều. 订单的他们越来越多。(X) 他们的订单越来越多。(V) (3) Tôi muốn tham quan công ty của các bạn. 我想参观公司你们。(X) 我想参观你们公司。(V) (4) Văn phòng của bạn thật sạch sẽ. 办公室的你真干净。(X) 你的办公室真干净。(V) Ở câu (1), (2), (3), (4) trong tiếng Trung, đại từ nhân xưng “我们”, “他们”, “你们”, “你” làm định ngữ đều đặt trước trung tâm ngữ “产品”,“订单”, “公司”,“办公室” để bổ nghĩa trực tiếp cho trung tâm ngữ. Trong tiếng Việt, đại từ “chúng tôi”, “họ”, “các ông”, “bạn” sẽ đặt sau trung tâm ngữ “sản phẩm”, “lớp”, “công ty”, “ văn phòng” để làm định ngữ. Trong quá trình dịch từ tiếng Việt sang tiếng Trung, sinh viên thường dịch sai do ảnh hưởng theo theo ngữ pháp tiếng Việt, đặt định ngữ “我们”,“他们”, “你们”,“你” sau trung tâm ngữ “产品”,“订单”, “公司”,“办公室” dẫn đến lỗi sai về trật tự định ngữ và trung tâm ngữ. b) Đại từ chỉ thị (5) Loại táo đó rất rẻ. 苹果那种很便宜。 (X) 那种苹果很便宜。(V) (6) Mẫu điện thoại đó rất được yêu thích. 手机那款很受欢迎。(X) 那款手机很受欢迎。(V) (7) Đồ ăn ở đây rất ngon. 菜的这儿很好吃。(X) 这儿的菜很好吃。(V) (8) Thời tiết ở đó bốn mùa như xuân. 574
  8. 天气的那儿四季如春。(X) 那儿的天气四季如春。(V) Câu (5), (6) “那种”, “这款” là định ngữ của “苹果”,“手机”, trong tiếng Trung đại từ chỉ thị “那种”, “这款” cần đặt trước trung tâm ngữ “苹果”,“手机”. Sinh viên Việt Nam chịu ảnh hưởng ngữ pháp tiếng Việt đặt “那种”, “这款” ra sau trung tâm ngữ, dẫn đến lỗi đặt sai vị trí của định ngữ và trung tâm từ. Câu (7), (8) cũng tương tự. c) Đại từ nghi vấn (9) Thật thơm, đây là trà gì? 好香,这是茶什么?(X) 好香,这是什么茶?(V) (10) Bạn thích loại vải nào? 你喜欢种面料哪?(X) 你喜欢哪种面料?(V) (11) Đây là xe của ai? 这是车的谁?(X) 这是谁的车?(V) Trong tiếng Việt, đại từ nghi vấn thường được đặt sau trung tâm ngữ. Còn trong tiếng Trung, đại từ nghi vấn thường đi sau và bổ nghĩa trực tiếp cho trung tâm ngữ, cấu trúc này khác hoàn toàn so với tiếng Việt. Trong câu (9), (10), (11) dễ nhận thấy rằng sinh viên khi dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt có sự nhầm lẫn giữa vị trí của đại từ nghi vấn “什么”,“哪”,“谁” trong câu. 5.1.2. Danh từ làm định ngữ Danh từ được sử dụng làm định ngữ thường chia ra làm 3 loại: danh từ chỉ người, sự vật, sự việc; danh từ chỉ thời gian; danh từ chỉ nơi chốn.1 (12) Đây là chuyến bay ngày mai. 这是航班的明天。(X) 这是明天的航班。(V) (13) Giám đốc Vương của công ty Vĩnh Phúc tới rồi. 王经理的永福公司来了。(X) 永福公司的王经理来了。(V) Câu (12), trong tiếng Trung, danh từ “明天” đứng trước trung tâm ngữ “航班” (chuyến bay) để làm định ngữ. Trong tiếng Việt, danh từ “ngày mai” lại đứng sau trung tâm ngữ “chuyến bay”khi làm định ngữ. Câu (13), nếu đưa “永福公司” (công ty Vĩnh Phúc) làm chủ ngữ, và động từ “来 ”(đến) làm vị ngữ là không hợp logic. Vì vậy phải đổi vị trí giữa “王经理” (giám đốc Vương) với “ 永福公司” (công ty Vĩnh Phúc) trong đó “王经理” là chủ ngữ, “永福公司” làm định ngữ. Trong tiếng Trung, bất kể thành phần nào làm định ngữ luôn được đặt trước trung tâm ngữ. 5.1.3. Số lượng từ làm định ngữ Trong tiếng Trung, số từ kết hợp với lượng từ tạo thành số lượng từ, chức năng ngữ pháp 1 邢福义.(2002).汉语语法三百问.商务印书馆. 575
  9. chính của số lượng từ là để bổ nghĩa cho trung tâm ngữ. Khi biểu thị mối quan hệ hạn định, vị trí của số lượng từ trong tiếng Trung và tiếng Việt giống nhau, trật tự là “số lượng từ + trung tâm ngữ”. Khi biểu thị mối quan hệ miêu tả, vị trí của số lượng từ trong tiếng Trung và tiếng Việt ngược lại. Trong tiếng Việt: “trung tâm ngữ + số từ”. Do đó sinh ra dễ mắc phải lỗi đảo ngược định ngữ và trung tâm ngữ. (14) Cô ấy đưa đứa con 10 tuổi đến công viên. 她带她的孩子十岁去公园。(X) 她带她十岁的孩子去公园。(V) (15) Họ xây một cây cầu (dài) 5km. 他们建了一座桥五公里。(X) 他们建了一座五公里的桥。(V) Trong câu (14), số lượng từ “十岁” (mười tuổi) là thành phần bổ nghĩa cho trung tâm ngữ “ 孩子” (đứa con) cho nên phải đứng trước “孩子” để làm định ngữ. Tuy nhiên, sinh viên Việt Nam theo ngữ pháp tiếng Việt đã đặt định ngữ “十岁” (mười tuổi) sau trung tâm ngữ “孩子” (đứa con), vì vậy đã xảy ra lỗi đặt ngược vị trí của định ngữ và trung tâm ngữ. Trong câu (15), số lượng từ “五 公里” (5km) là thành phần bổ nghĩa miêu tả cho “桥” (cầu) nên phải đứng trước “桥” (cầu) để làm định ngữ. Tuy nhiên, sinh viên Việt Nam theo ngữ pháp tiếng Việt đã đặt định ngữ “五公里” (5km) sau trung tâm ngữ “桥” (cầu). Trong tiếng Trung, tính từ có thể đứng trước danh từ để tạo thành cụm danh từ, hoặc đứng sau danh từ để tạo thành cụm chủ vị. Trong tiếng Việt, tính từ dùng làm định ngữ hoặc vị ngữ thường đặt sau danh từ. (16) Mùa đông lạnh giá sắp đến rồi. 冬天的寒冷快到了。(X) 寒冷的冬天快到了。(V) (17) Phong cảnh đẹp sẽ thu hút nhiều khách du lịch. 风景的美丽会吸引了很多游客。(X) 美丽的风景吸引了很多游客。(V) Câu (16), trong tiếng Trung, tính từ hai âm tiết “寒冷” đứng trước danh từ “冬天” để làm định ngữ. Trong tiếng Việt, tính từ “lạnh giá” lại đặt sau danh từ “mùa đông” để làm định ngữ. Tuy nhiên, sinh viên theo ngữ pháp tiếng Việt thường đặt định ngữ “寒冷” sau danh từ “冬天”, do đó đã xảy ra lỗi đặt ngược vị trí của định ngữ và trung tâm ngữ. Câu (17) cũng tương tự. (18) Bạn là người tốt, tôi rất biết ơn sự giúp đỡ của bạn. 你是个人好,我很感激你的帮助。(X) 你是个好人,我很感激你的帮助。(V) Trong tiếng Trung, tính từ một âm tiết “好” đặt trước danh từ “人” để làm định ngữ. Trong tiếng Việt, tính từ “tốt” lại đặt sau danh từ “người”. Nhưng sinh viên Việt Nam theo ngữ pháp tiếng Việt đặt định ngữ “好” sau trung tâm ngữ “人”, dẫn đến lỗi trật tự vị trí của định ngữ và trung tâm ngữ bị đảo ngược. 5.1.5. Động từ làm định ngữ (19) Doanh nghiệp tham gia hội chợ thương mại cực kì nhiều. 576
  10. 企业的参加展销会特别多。(X) 参加展销会的企业特别多。(V) (20) Trang phục cô ấy thiết kế rất thời trang. 衣服的她设计很时尚。(X) 她设计的衣服很时尚。(V) Trong tiếng Trung, động từ “参加”,“设计” đặt trước danh từ “企业”,“衣服” để làm định ngữ. Trong tiếng Việt, cấu trúc lại ngược lại, và sinh viên Việt Nam theo ngữ pháp tiếng Việt đặt định ngữ “参加”,“设计” ở sau trung tâm ngữ “企业”,“衣服” dẫn đến trật tự vị trí của định ngữ và trung tâm ngữ bị đảo ngược. 5.1.6. Giới từ làm định ngữ (21) Đây là quyển sách về văn hóa Việt Nam. 这是一本书的关于越南文化。(X) 这是一本关于越南文化的书。(V) Trong tiếng Trung, cụm giới từ “关于越南文化” đứng trước trung tâm ngữ “书” để làm định ngữ. Trong tiếng Việt, cụm giới từ “về văn hóa Việt Nam” lại đứng sau trung tâm ngữ “sách”. Tuy nhiên, sinh viên Việt Nam áp dụng ngữ pháp tiếng Việt đặt định ngữ “về văn hóa Việt Nam” sau trung tâm ngữ “sách”, dẫn đến lỗi đảo ngược vị trí định ngữ và trung tâm ngữ. 5.2. Lỗi sai trật tự vị trí của định ngữ trong thành phần định ngữ đa tầng Nếu trong câu có từ 2 định ngữ trở lên thì trật tự sắp xếp các định ngữ trong tiếng Trung và tiếng Việt phải tuân thủ theo nguyên tắc nhất định. Do không nắm rõ quy tắc sắp xếp vị trí của định ngữ trong thành phần định ngữ đa tầng trong tiếng Trung nên sinh viên dễ sắp xếp sai vị trí của các định ngữ. (22) Trà hoa lài là loại trà mà người Trung Quốc vô cùng thích uống. 茉莉花茶是一种茶中国人非常喜欢喝。(X) 茉莉花茶是一种中国人非常喜欢喝的茶。(V) Câu (22) đây là lỗi sai nhầm lẫn trong trật tự các định ngữ khi dịch từ tiếng Việt sang tiếng Trung mà sinh viên năm nhất và cả năm hai thường mắc phải. Trong cụm “loại trà mà người Trung Quốc vô cùng thích uống” được sắp xếp theo trật tự: (số từ) + lượng từ + trung tâm ngữ + cụm chủ vị, cụm động từ. Tuy nhiên, nếu dịch sang tiếng Trung phải tuân thủ theo trật tự: số từ + lượng từ + cụm chủ vị, cụm động từ + trung tâm ngữ. Sinh viên chịu ảnh hưởng của ngữ pháp tiếng Việt nên đã đưa trung tâm ngữ “茶” ra đằng sau số lượng từ “一种” dẫn đến lỗi sai. (23) Tiểu Hoa là người bạn cũ của tôi. 小花是一个我的老朋友。(X) 小花是我的一个老朋友。(V) (24) Đây là một phương pháp hay để học ngoại ngữ. 这是一个好方法学习外语。(X) 这是一个学习外语的好方法。(V) Trong câu (23), (24) có thể thấy rằng, số lượng từ trong thành phần định ngữ đa tầng của tiếng Việt luôn nằm ngay trước trung tâm ngữ. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa số lượng từ và trung tâm ngữ trong tiếng Việt là rất chặt chẽ, khiến cho sinh viên Việt Nam khi dịch từ tiếng Việt sang 577
  11. tiếng Trung luôn dễ mắc lỗi đưa trung tâm ngữ ra ngay đằng sau số từ lượng từ. (25) Đó là buổi sáng sớm tuyết rơi mùa đông năm 2018. 那是一个早晨下雪冬天2018年。(X) 那是2018年冬天下雪的一个早晨。(V) Thứ tự của các định ngữ chỉ thời gian, địa điểm trong tiếng Việt không giống tiếng Trung. Trong tiếng Trung, từ chỉ thời gian, địa điểm, v.v., đều được sắp xếp theo nguyên tắc từ lớn đến nhỏ, trong tiếng Việt thì ngược lại. Do đó, sinh viên thường dựa trên trật tự trong tiếng Việt để dịch sang tiếng Trung, nên dễ xảy ra lỗi sai trật tự các định ngữ trong câu. (26) Cô ấy tặng tôi một chiếc váy lụa tơ tằm mới màu vàng. 她送我一件黄色新丝绸连衣裙。(X) 她送我一件新黄色丝绸连衣裙。(V) Trong tiếng Việt và tiếng Trung, các định ngữ càng gần với trung tâm ngữ thì càng biểu hiện rõ tính chất cố hữu, ít thay đổi của trung tâm ngữ và các từ hoặc cụm từ càng xa trung tâm ngữ thì thường sẽ chỉ trạng thái hoặc tính chất có thể thay đổi. Câu (26) vì định ngữ “新” (mới) dễ dàng trở nên cũ, dễ thay đổi, nên vị trí sẽ ở xa trung tâm ngữ hơn so với định ngữ “黄色” (màu vàng) và “丝 绸” (lụa tơ tằm). “丝绸” (lụa tơ tằm) là chất liệu của váy, chất liệu cố hữu không thay đổi, nên “丝 绸” (lụa tơ tằm) ở gần trung tâm ngữ nhất. Tính ổn định của “màu vàng” ở mức trung gian, cho nên khi dịch từ tiếng Việt sang tiếng Trung phải để “黄色” nằm giữa định ngữ “新” và “丝绸”. 6. NGUYÊN NHÂN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Nguyên nhân Lỗi sai trật tự vị trí định ngữ trong tiếng Trung mà sinh viên năm 1, năm 2 thường mắc phải chủ yếu do ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ. Trong tiếng Trung, định ngữ thường được đặt trước trung tâm ngữ, trong khi trong tiếng Việt, định ngữ thường đặt sau trung tâm ngữ. Do đó, sinh viên Việt Nam thường mắc lỗi đảo ngược vị trí giữa định ngữ và trung tâm ngữ khi sắp xếp câu trong tiếng Trung. Đặc biệt, những sinh viên mới bắt đầu học tiếng Trung thường mắc lỗi này nhiều nhất do chưa thoát khỏi tư duy ngữ pháp tiếng Việt. Tuy nhiên, lỗi này thường giảm dần sau một thời gian học. Khi sinh viên tiến tới giai đoạn học cụm giới từ hoặc cụm chủ vị làm định ngữ, lỗi sai lại xuất hiện, đặc biệt là trong cấu trúc định ngữ đa tầng. Trật tự định ngữ đa tầng trong tiếng Trung và tiếng Việt có nhiều điểm khác biệt, nhưng có chung nguyên tắc: những từ hoặc cụm từ càng gần trung tâm ngữ thì càng thể hiện tính chất cố hữu, khách quan của trung tâm ngữ. Việc nắm vững quy tắc này giúp sinh viên giảm thiểu lỗi sai về trật tự vị trí định ngữ trong câu. 6.2. Kiến nghị Để khắc phục lỗi sai trật tự vị trí định ngữ mà sinh viên thường gặp phải, tác giả đề xuất một số giải pháp sau: Tập trung vào so sánh và đối chiếu giữa tiếng Trung và tiếng Việt trong quá trình giảng dạy, đặc biệt nhấn mạnh vào cấu trúc trật tự vị trí của định ngữ để làm rõ điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ. Tăng cường luyện tập thông qua các bài tập sắp xếp từ và dịch câu từ tiếng Việt sang tiếng Trung để củng cố kỹ năng sử dụng định ngữ chính xác. Đồng thời, giảng viên cần chú trọng phản hồi và chỉnh sửa sau mỗi bài nói hoặc bài viết, ghi lại các lỗi về trật tự định ngữ và thảo luận trong lớp để sinh viên nhận ra và khắc phục. 7. KẾT LUẬN Kết cấu của định ngữ trong tiếng Trung và tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng, đều sử dụng từ và cụm từ để bổ nghĩa cho trung tâm ngữ. Tuy nhiên, trong tiếng Trung, lượng từ không 578
  12. thể đứng một mình làm định ngữ, trong khi trong tiếng Việt, lượng từ có thể đảm nhận vai trò này. Trong tiếng Trung, định ngữ thường đứng trước trung tâm ngữ, còn trong tiếng Việt, định ngữ thường đứng sau trung tâm ngữ, ngoại trừ số từ, lượng từ và từ chỉ toàn bộ. Sự khác biệt về vị trí giữa định ngữ trong tiếng Trung và tiếng Việt, cùng với sự phức tạp của định ngữ đa tầng, khiến sinh viên năm 1 và năm 2 gặp khó khăn trong việc sử dụng định ngữ khi học tiếng Trung. Điều này dẫn đến việc sinh viên thường mắc lỗi biểu đạt, như đảo ngược vị trí giữa định ngữ và trung tâm ngữ, hoặc sắp xếp sai thứ tự của các định ngữ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Corder, S. P. (1967). The Significance of Learners' Errors. International Review of Applied Linguistics in Language Teaching, 5, 161-170. 2. Lado, R. (1957). Linguistics Across Cultures: Applied Linguistics for Language Teachers. University of Michigan Press. 3. 邢福义. (2002). 汉语语法三百问. 商务印书馆. 4. 赵霞. (2009). 汉语语序与汉语教学. 语言与翻译 (4), 4. 5. 鲁健骥. (1994). 外国人学汉语的语法偏误分析. 语言教学与研究 (1), 16. 6. 田惠刚. (1994). 多层定语的次序及其逻辑特性. 世界汉语教学 (3), 3. 7. 阮氏玉雪. (2008). 越南学生汉语句法成分语序偏误分析. 广西师范大学. 8. 刘月华, 潘文娱, & 故韡. (2000). 实用现代汉语语法. 世界汉语教学 (3), 2. 9. 阮氏桂香. (2014). 汉语与越南语定中结构的对比分析. 安徽师范大学. 10. 汪婷. (2014). 越南留学生语序偏误分析. 安徽大学. 11. 范氏红雅. (2006). 汉越多项定语对比及越南学习者偏误分析. 复旦大学. 12. 王建红. (2023). 类型学视角下东南亚学习者汉语定语语序习得研究. 华东师范大学. 579
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2