YOMEDIA
ADSENSE
Khảo sát máy khí nén piston tại phòng thì nghiệm máy nén P2
181
lượt xem 56
download
lượt xem 56
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trong công nghiệp các phần tử khí nén, hệ số cản ξv là đại lượng đặc trưng cho các van. Thay vì hệ số cản ξ , một số nhà chế tạo dùng một đại lượng, gọi là hệ số lưu lượng kv, là đại lượng được xác định bằng thực nghiệm. Hệ số lưu lượng kv là lưu lượng chảy của nước chảy của nước [m3/h] qua van ở nhiệt độ T =278-303 [k], với áp suất ban đầu là p1=6.105 (N/m2) và có giá trị: kv = qv ρ [m3/h] ⋅ 31,6 Δp ...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát máy khí nén piston tại phòng thì nghiệm máy nén P2
- Trong công nghiệp các phần tử khí nén, hệ số cản ξv là đại lượng đặc trưng cho các van. Thay vì hệ số cản ξ , một số nhà chế tạo dùng một đại lượng, gọi là hệ số lưu lượng kv, là đại lượng được xác định bằng thực nghiệm. Hệ số lưu lượng kv là lưu lượng chảy của nước chảy của nước [m3/h] qua van ở nhiệt độ T =278-303 [k], với áp suất ban đầu là p1=6.105 (N/m2) và có giá trị: qv ρ kv = ⋅ [m3/h] (2.14) 31,6 Δp Trong đó : qv [m3/h] : Lưu lượng khí nén . ρ [kg/m3] : Khối lượng riêng của không khí . Δp [N/m2] : Tổn thất áp suất qua van. d : Tổn thất áp suất tính theo chiều dài ống tương đương . Do tổn thất áp suất trong ống dẫn thẳng, trong ống dẫn có tiết diện thay đổi hoặc p 2 trong các loại van đều phụ thuộc vào hệ số ⋅ v , cho nên có thể tính tổn thất áp suất 2 thông qua đại lượng chiều dài ống dẫn tương đương . d d l Hình 2-2.Chiều dài tương đương l ' Từ đó, chiều dài ống dẫn tương đương : ξ l′ = ⋅d (2.15) λ Như vậy tổn thất áp suất của hệ thống ống dẫn là:
- Δpht = λ ⋅ ∑ l + ∑ l′ ⋅ ρ ⋅ v 2 (2.16) d 2 2.2.3. Phạm vi ứng dụng của máy nén trong công nghiệp. Máy nén đã xuất hiện từ lâu, ngay từ thời cổ đã có các loại máy thổi khí dung trong sản xuất đồng và sắt, kể cả máy thổi khí chạy bằng sức nước. Tới thế kỷ 18 máy nén piston xuất hiện và nửa đầu thế kỷ 19 các loại quạt ly tâm, hướng trục cũng đã ra đời cùng với sự xuất hiện của truyền động hơi nước và điện. Những năm gần đây công nghiệp chế tạo máy nén đã đạt được những thành tựu lớn: sản xuất ra những máy nén piston có năng suất hàng 10000 m3/h và áp suất tới hàng nghìn at, những máy nén ly tâm và máy nén trục vít có năng suất và áp suất cao cũng đã ra đời. Khuynh hướng phát triển của máy nén là giảm nhẹ khối lượng; tăng hiệu suất, tăng độ vững chắc khi làm việc, tự động hoá việc điều chỉnh năng suất và đảm bảo an toàn. Máy nén hiện đại có số vòng quay lớn, nối trực tiếp với động cơ. Trục khuỷu của máy thường là roto của động cơ. Máy được trang bị bộ phận điều chỉnh năng suất nhiều cấp hoặc vô cấp, đồng thời được trang bị các bộ phận bảo vệ, đảm bảo dừng máy khi không có dầu, không có nước làm nguội và khi nhiệt độ nén quá cao. 2.2.4. Nguyên lý hoạt động chung và phân loại máy nén. Nhiệm vụ của máy nén là tăng áp suất cho một chất khí nào đó và cấp đủ lưu lượng cho quá trình công nghệ khác; tạo ra sự tuần hoàn của lưu thể trong chu trình (máy lạnh) hoặc duy trì áp suất chân không (cô chân không, sấy thăng hoa) cho thiết bị khác, trong trường hợp này máy nén gọi là bơm chân không. a. Nguyên tắc hoạt động. -Nguyên lý thay đổi thể tích (máy nén khí kiểu piston, bánh răng, cánh gạt, trục vít…): không khí được dẫn vào buồng chứa, tại đây bộ phận làm việc (piston trong xylanh hoặc roto trong stato) sẽ chuyển động làm thể tích buồng làm việc giảm đi, nén không khí trong buồng chứa, áp suất buồng chứa sẽ tăng lên.
- -Nguyên lý động năng (máy nén cánh dẫn kiểu: ly tâm, hướng trục): không khí được dẫn vào buồng chứa, ở đó áp suất được tạo ra bằng một động năng của bánh dẫn. Nguyên tắc hoạt động này tạo ra lưu lượng và công suất rất lớn. b. Phân loại. - Theo nguyên lý làm việc: Máy nén thể tích, Máy nén cánh dẫn. Hình 2-3. Máy nén khí piston giải nhiệt bằng gió
- Hình 2-4. Máy nén khí piston bố trí kiểu chữ v - Theo áp suất : o Máy nén áp suất thấp p ≤ 15 bar o Máy nén áp suất cao p ≥ 15 bar o Máy nén áp suất rất cao p ≥ 300 bar - Theo số cấp: Máy nén một cấp và máy nén nhiều cấp - Theo loại khí: Máy nén không khí và máy nén các loại khí khác. 2.2.5. Các thiết bị xử lý. 2.2.5.1. Yêu cầu về khí nén. Khí nén được tạo ra từ những máy nén khí chứa đựng nhiều chất bẩn, độ bẩn có thể ở những mức độ khác nhau. Chất bẩn bao gồm bụi, độ ẩm của không khí được hút vào, những phần tử chất cặn bã của dầu bôi trơn và truyền động cơ khí. Hơn nữa trong quá trình nén, nhiệt độ khí nén tăng lên, có thể gây nên quá trình oxi hoá một số phần tử được kể trên. Khí nén bao gồm chất bẩn đó được tải đi trong những ống dẫn khí, sẽ gây nên sự ăn mòn, gỉ trong ống và trong các phần tử của hệ thống điều khiển. Như vậy khí
- nén được sử dụng trong kỹ thuật phải xử lý. Mức độ xử lý khí nén tuỳ thuộc vào phương pháp xử lý, từ đó xác định chất lượng của khí nén tương ứng cho từng trường hợp cụ thể. Khí nén được tải từ máy nén khí gồm những chất bẩn thô: những hạt bụi, chất cặn bã từ dầu bôi trơn và truyền động cơ khí, phần lớn các chất bẩn này được xử lý trong thiết bị, gọi là thiết bị làm lạnh tạm thời, sau khi khí nén được đẩy ra từ máy nén khí. Sau đó khí nén được dẫn vào bình làm hơi nước ngưng tụ, lượng hơi nước phần lớn sẽ được ngưng tụ ở đây. Giai đoạn xử lý này gọi là giai đoạn xử lý thô. Nếu như thiết bị để thực hiện xử lý khí nén giai đoạn này tốt, hiện đại, thì khí nén có thể được sử dụng, ví dụ như những dụng cụ dung khí nén cầm tay, hoặc sử dụng trong các thiết bị đơn giản khác . Tuy nhiên sử dụng khí nén trong hệ thống và một số thiết bị khác đòi hỏi chất lượng của khí nén cao hơn. Để đánh giá chất lượng của khí nén người ta thường phân ra thành 5 loại, trong đó có tiêu chuẩn về độ lớn của chất bẩn, áp suất hoá sương, lượng dầu trong khí nén được xác định. Cách phân loại này nhằm định hướng cho những nhà máy, xí nghiệp chọn đúng chất lượng khí nén tương ứng với thiết bị sử dụng. 2.2.5.2. Các phương pháp xử lý khí nén. Giai âoan xæí lyï khê neïn Loüc thä Sáúy khä Loüc tinh cuûm baío Laìm laûnh Taïch næåïc Ngæng tuû Háúp thuû Bäü loüc dæåîng Loüc cháút báøn Bäü loüc Loüc buûi Sáúy khä bàòng Háúp thuû khä bàòng Âiãöu chènh cháút laìm laûnh cháút laìm laûnh aïp suáút Bäü tra dáöu Hình 2-5 Các phương pháp xử lý khí nén
- Hệ thống xử lý khí nén được phân ra thành 3 giai đoạn được mô tả như hình vẽ: - Lọc thô Làm mát tạm thời khí nén từ máy nén khí ra, để tách chất bẩn, bụi. Sau đó khí nén được vào bình ngưng tụ để tách nước. Giai đoạn lọc thô là giai đoạn cần thiết nhất cho vấn đề xử lý khí nén. -Phương pháp sấy khô: Giai đoạn này xử lý tuỳ theo chất lượng yêu cầu của khí nén -Lọc tinh : Xử lý khí nén trong giai đoạn này, trước khi đưa vào sử dụng. Giai đoạn này rất cần thiết cho hệ thống điều khiển . a. Bình ngưng tụ - Làm lạnh bằng không khí hoặc bằng nước. Khí nén sau khi ra khỏi máy nén khí sẽ được dẫn vào bình ngưng tụ. Tại đây không khí sẽ được làm lạnh và phần lớn lượng hơi nước chứa trong không khí sẽ được ngưng tụ và tách ra. 1 7 2 6 3 4 5 Hình 2-6 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bình ngưng tụ làm lạnh bằng nước. 1- Van an toàn; 2-Hệ thống ống dẫn nước làm lạnh; 3- Nước làm lạnh đi ra;4- Khí nén được dẫn vào từ máy nén khí; 5- Bộ phận tách nước chứa trong khí nén; 6- Nước làm lạnh được dẫn vào; 7- Khí nén được làm sạch.
- Làm lạnh bằng không khí, nhiệt độ khí nén sẽ đạt được trong khoảng từ +30oc đến +350c. Làm lạnh bằng nước (ví dụ nước làm lạnh có nhiệt độ là +10oc) thì nhiệt độ trong bình ngưng tụ sẽ đạt được là +20oc. b. Thiết bị sấy khô bằng chất làm lạnh. Nguyên lý hoạt động của phương pháp sấy khô bằng chất làm lạnh ( thể hiện trên hình vẽ): khí nén từ máy nén khí sẽ qua bộ phận trao đổi nhiệt khí – khí (1). Tại đây dòng khí nén vào sẽ được làm lạnh sơ bộ bằng dòng khí nén đã được sấy khô và xử lý từ bộ phận ngưng tụ đi lên. Sau khi được làm lạnh sơ bộ, dòng khí nén vào bộ phận trao đổi nhiệt khí - chất làm lạnh (2). Quá trình làm lạnh sẽ được làm lạnh bằng cách, dòng khí nén sẽ được đổi chiều trong những ống dẫn nằm trong thiết bị này. Nhiệt độ hóa sương tại đây là +2oc. Như vậy lượng hơi nước trong dòng khí nén vào sẽ được tạo thành từng giọt nhỏ một. Lượng hơi nước sẽ được ngưng tụ trong bộ phận kết tủa (3). Ngoài lượng hơi nước được ngưng tụ tại đây còn có các chất bẩn, dầu bôi trơn cũng đã được tách ra. Dầu, nước, chất bẩn sau khi được tách khỏi dòng khí nén sẽ được đưa ra ngoài qua van thoát nước ngưng tụ tự động (4). Dòng khí nén được làm sạch và còn lạnh sẽ được đưa đến bộ phận trao đổi nhiệt (1), để nhiệt độ khoảng từ 6oCđến 8oC, trước khi đưa vào sử dụng. Chu kỳ hoạt động của chất làm lạnh được thực hiện bằng máy nén để phát chất làm lạnh (5). Sau khi chất làm lạnh được nén qua máy nén nhiệt độ được tăng lên bình ngưng tụ (6) sẽ có tác dụng làm nguội chất làm lạnh đó bằng quạt gió. Van điều chỉnh lưu lượng (8) và rơle điều chỉnh nhiệt độ (7) có nhiệm vụ điều chỉnh dòng lưu lượng chất làm lạnh hoạt động trong khi có tải, không tải và hơi quá nhiệt. 1 8 2 7
- Hình 2-7.Nguyên tắc hoạt động của thiết bị sấy khô bằng chất làm lạnh. 1-Bộ phận trao đổi nhiệt khí – khí; 2- Bộ phận trao đổi nhiệt khí - chất làm lạnh; 3-Bộ phận kết tủa; 4-Van thoát nước ngưng tụ tự động; 5-Máy nén để phát chất làm lạnh; 6-Bình ngưng tụ; 7-Rơle điều chỉnh nhiệt độ; 8-Van điều chỉnh lưu lượng chất làm lạnh c. Thiết bị sấy khô bằng hấp thụ. Quá trình sấy khô bằng hấp thụ có thể là quá trình vật lý hay quá trình hoá học. - Quá trình vật lý: chất sấy khô hay còn gọi là chất hao nước sẽ hấp thụ lượng hơi nước ở trong không khí ẩm và gồm hai bình sấy khô, trong khi đó bình sấy khô thứ nhất chứa chất sấy khô và thực hiện quá trình sấy khô, trong khi đó bình sấy khô thứ hai sẽ được tái tạo lại khả năng hấp thụ của chất sấy khô (chất háo nước ) mà đã dung lần trước đó. Chất sấy khô được thường được chọn như: Silicagel SiO2, nhiệt độ điểm sương - 50oC, nhiệt độ tái tạo t=120oC – 180oC.
- Quaï trçnh sáúy khä Khê neïn âæåüc sáúy khä Khê neïn tæì maïy neïn khê Cháút sáúy khä (cháút haïo næåïc) Khê noïn g Khê noïn g baío hoaì Hình 2-8. Nguyên lý làm việc của thiết bị sấy khô bằng hấp thụ. -Quá trình hoá học : Thiết bị gồm 1 bình chứa, trong đó chứa chất hấp thụ, chất hấp thụ bằng quá trình hoá học thường là NaCl. Không khí ẩm sẽ được đưa vào từ cửa 1, sau khi đi qua chất hấp thụ 2, ví dụ NaCl, lưọng hơi nước trong không khí sẽ kết hợp với chất hấp thụ và tạo thành những giọt nước lắng xuống phần dưới của đáy bình chứa. Từ đó phần nước ngưng tụ sẽ được dẫn ra ngoài bằng van 5. Phần không khí được sấy khô sẽ theo cửa 4 vào hệ thống điều khiển.
- 3 4 2 1 5 Hình 2-9. Nguyên lý hấp thụ bằng phản ứng hoá học 1-Cửa khí vào ; 2 -Chất hấp thụ ; 3- Nắp bình chứa; 4-Cửa khí ra; 5- Van xả nước d. Bộ lọc. Ở trên đã trình bày một số phương pháp xử lý khí nén trong công nghiệp. Tuy nhiên trong một số lĩnh vực như: những dụng cụ cầm tay sử dụng truyền động khí nén hoặc một số hệ thống điều khiển đơn giản thì không nhất thiết sử dụng trình tự như vậy. Đối với những hệ thống như thế, nhất thiết phải dùng bộ lọc. Bộ lọc gồm 3 phần tử: van lọc, van điều chỉnh áp suất, van tra dầu. -Van lọc. Van lọc có nhiệm vụ tách các thành phần chất bẩn và hơi nước ra khỏi khí nén. Có 2 nguyên lý thực hiện: chuyển động xoáy của dòng khí nén trong van lọc và phần tử lọc xốp làm bằng các chất như: vải dây kim loại, giấy thấm ướt, kim loại thêu kết hay là vật liệu tổng hợp. -Van điều chỉnh áp suất. Van điều chỉnh áp suất có công dụng giữ áp suất được điều chỉnh không đổi, mặc dù có sự thay đổi bất thường của tải trong làm việc ở phía đường ra hoặc sự dao động của áp suất ở đường vào van. - Van tra dầu.
- Van tra dầu dùng để giảm lực ma sát, sự ăn mòn và sự gỉ của các phần tử trong hệ thống điều khiển. 2.2.6. Các thiết bị phân phối . 2.2.6.1. Yêu cầu. Hệ thống thiết bị phân phối khí nén có nhiệm vụ chuyển không khí nén từ máy nén khí đến khâu cuối cùng để sử dụng, ví dụ như động cơ khí nén, máy ép dùng không khí nén, máy nâng dùng không khí nén … Truyền tải không khí nén được thực hiện bằng hệ thống ống dẫn khí nén, cần phân biệt ở đây mạng đường ống được lắp ráp cố định (như trong nhà máy) và mạng đường ống lắp ráp trong từng thiết bị, trong từng máy. Yêu cầu đối với hệ thống thiết bị phân phối khí nén là đảm bảo áp suất p, lưu lượng Q, và chất lượng của khí nén cho nơi tiêu thụ, cụ thể là các thiết bị máy móc, ngoài tiêu chuẩn chọn hợp lý máy nén khí, tiêu chuẩn chọn đúng thông số của hệ thống ống dẫn (đường kính ống vật liệu ống ); cách lắp đặt hệ thống ống dẫn bảo hành hệ thống thiết bị phân phối khí nén cũng đóng vai trò quan trọng về phương diện kinh tế cũng như về yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống điều khiển bằng khí nén. Yêu cầu về tổn thất áp suất đối với hệ thống thiết bị phân phối khí nén (từ bình trích chứa cho đến nơi tiêu thụ ) không vượt quá 1,0 bar. Bçnh trêch Bçnh trêch chæïa Thiãút bë loüc chæïa chênh trung gian Maïy neïn khê Bçnh trêch chæïa cho thiãút bë, maïy Bçnh ngæng tuû håi næåïc Van xaí næåïc Hình 2-10.Hệ thống thiết bị phân phối khí nén 2.2.6.2. Bình trích chứa khí nén.
- Bình trích chứa khí nén có nhiệm vụ là cân bằng áp suất khí nén từ máy nén khí chuyển đến, trích chứa, ngưng tụ và tách nước. Kích thước bình trích chứa phụ thuộc vào công suất của máy nén khí và công suất của các thiết bị máy móc sử dụng, ngoài ra còn phụ thuộc vào phương pháp sử dụng khí nén, ví dụ sử dụng khí nén liên tục hay gián đoạn. Bình trích chứa khí nén nên lắp ráp trong không gian thoáng, để thực hiện được nhiệm vụ của nó. Âæåìng khê neïn ra Âäöng häö âo aïp suáút (aïp kãú) Âæåìng khê neïn vaìo a b Hình 2-11. Các loại bình trích chứa khí nén Bình trích chứa có thể lắp ráp theo những vị trí khác nhau. Đường ống nối khí nén ra thường nằm ở vị trí cao nhất của bình trích chứa. 2.2.6.3. Mạng đường ống dẫn khí nén. - Mạng đường ống lắp cố định Thông số cơ bản cho mạng đường ống lắp cố định là ngoài lưu lượng khí nén còn có cả vận tốc dòng chảy, tổn thất áp suất trong ống dẫn khí nén, áp suất yêu cầu, chiều dài ống dẫn và các phụ tùng nối ống . + Lưu lượng: phụ thuộc vào vận tốc dòng chảy, vận tốc dòng chảy càng lớn, tổn thất áp suất trong ống dẫn càng lớn.
- + Vận tốc dòng chảy: Vận tốc dòng chảy nằm trong khoảng 6 – 10 m/s.Vận tốc dòng chảy khi qua các phụ tùng nối ống sẽ tăng lên, hay vận tốc dòng chảy sẽ tăng lên nhất thời khi dây chuyền máy móc đang vận hành. + Tổn thất áp suất: yêu cầu tổn thất áp suất trong ống dẫn chính là 0,1 bar. Tuy nhiên trong thực tế thì sai số cho phép tính đến bằng 5% áp suất yêu cầu. Nếu trong ống dẫn chính có lắp thêm các phụ tùng ống nối, các van thì tổn thất áp suất của hệ thống tăng lên. Lắp ráp đường ống dẫn khí nén thường nghiêng góc 1o-2o so với mặt phẳng nằm ngang. Vị trí thấp nhất của hệ thống ống dẫn so với mặt phẳng ngang thì lắp ráp bình ngưng tụ nước, để nước trong ống dẫn sẽ được chứa ở đó . +Cách lắp ráp mạng đường ống: mạng đướng ống lắp ráp cố định ở trong nhà máy thường được lắp theo kiểu dẫn vòng. Hình 2-12. Hệ thống lắp ráp mạng đường ống theo kiểu vòng tròn 1-Máy nén khí; 2-Thiết bị sấy khô; 3-Bình trích chứa; 4-Mạng đường ống lắp kiểu vòng - Mạng đường ống lắp ráp di động
- Mạng đường ống lắp ráp di động (mạng đường ống trong dây chuyền, trong thiết bị, trong các máy) đa dạng hơn mạng lắp ráp cố định. Ngoài những đường ống bằng kim loại có thành ống mỏng, như ống dẫn bằng đồng, người ta còn sử dụng các ống dẫn khác bằng nhựa, vật liệu tổng hợp, các ống dẫn bằng cao su, các ống nối mềm bằng vật liệu tổng hợp. Đường kính ống dẫn được chọn phải tương đương với đường kính các mối nối của các phần tử điều khiển. Các mối ghép thường được lắp ráp bằng ren ngoài ra còn sử dụng các mối nối cắm với các đầu kẹp. Tuỳ theo áp suất yêu cầu của khí nén cho từng loại máy mà chọn những loại ống dẫn có những tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau. 2.2.7. Các thiết bị trong hệ thống điều khiển bằng khí nén. 2.2.7.1. Van điều khiển. -Van điều khiển có nhiệm vụ điều khiển dòng năng lượng bằng cách đóng, mở hay chuyển đổi vị trí, để điều khiển chuyển động của dòng khí. -Nguyên lý hoạt động của van điều khiển Nguyên lý hoạt động của van điều khiển được thể hiện trên (hình vẽ) : khi chưa có tín hiệu tác động vào cửa (6), thì cửa (5) bị chặn và cửa (2) nối với cửa (3). Khi có tín hiệu tác động vào cửa (6), ví dụ tác động bằng khí nén thì nòng van sẽ dịch chuyển về phía bên phải, cửa (5) nối với cửa (7) và cửa (4) bị chặn. trường hợp tín hiệu tác động cửa (6) mất đi, dưới tác động của lực lò xo nòng van trở về vị trí ban đầu. 1 7 2 6 3 5 4 Hình 2-13. Nguyên lý hoạt động của van điều khiển 1-Thân van; 2-Piston điều khiển; 3-Lò xo; 4-Lỗ xã khí;
- 5-Cửa vào; 6-Nơi nhận tín hiệu; 7-Cửa ra 2.2.7.2. Van tiết lưu. - Van tiết lưu có nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng dòng chảy, tức là điều chỉnh vận tốc hoặc thời gian chạy của cơ cấu chấp hành. Ngoài ra van tiết lưu cũng có nhiệm vụ điều chỉnh thời gian chuyển đổi vị trí của van đảo chiều. -Nguyên lý làm việc của van tiết lưu là lưu lượng dòng chảy qua van phụ thuộc vào sự thay đổi của tiết diện. 2 1 4 3 Hình 2-14 Sơ đồ nguyên lý làm việc van tiết lưu. 1- Nút van ;2-phần ren điều chỉnh độ lớn của lỗ tiết lưu; 3-đường dẫn khí vào; 4-đường thoát khí ra 2.2.7.3. Van áp suất. - Van an toàn : van an toàn có nhiệm vụ giữ áp suất lớn nhất mà hệ thống có thể tải. Khi áp suất lớn hơn áp suất cho phép của hệ thống thì dòng áp suất khí nén sẽ thắng lực lò xo và như vậy khí nén sẽ theo cửa ra của van ra ngoài. 1 3 2 4 5
- Hình 2-15. Van an toàn. 1-Nút van; 2-Thân van; 3-Lò xo; 4-Giảm chấn; 5-Cửa ra; 6-Cửa vào - Van điều chỉnh áp suất : van điều chỉnh áp suất (van giảm áp) có công dụng giữ áp suất được điều chỉnh không đổi, mặc dù có sự thay đổi bất thường của tải trong làm việc ở phía đường ra hoặc sự dao động của áp suất ở đường vào van. Nguyên tắc hoạt động của van điều chỉnh áp suất (hình 2.18). Khi điều chỉnh trục vít tức là điều chỉnh vị trí của đĩa van, trong trường hợp áp suất ở cửa ra tăng lên so với áp suất được điều chỉnh, khí nén sẽ qua lỗ thông tác động lên màng, vị trí kim van thay đổi, khí nén qua lỗ xả khí ra ngoài. Cho đến chừng nào áp suất ở đường ra giảm xuống bằng áp suất được điều chỉnh ban đầu, thì vị trí kim van sẽ trở về vị trí ban đầu. 1 2 11 10 3 9 8 4 7 5 6
- Hình 2-16. Van điều chỉnh áp suất 1- Đĩa van; 2- Đường khí nén vào; 3- Kim van; 4-lò xo; 5-Trục vít điều chỉnh lực lò xo; 6- Đai ốc khoá; 7- Bi lắp trung gian; 8- Cửa xã khí; 9-Màng van; 10-Lỗ thông khí; 11-Đường khí nén ra 3. Khảo sát máy nén khí piston TA80 tại phòng thí nghiệm máy nén. 3.1. Giới thiệu chung. 3.1.1. Phạm vi sử dụng của máy nén khí piston FUSHENG TA80. Máy nén khí piston TA80 là loại máy nén khí hiện đại, do công ty FUSHENG sản xuất. Máy được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp cũng như trong sản xuất, sửa chữa phục vụ đời sống hằng ngày, thường được sử dụng trong lắp ráp tự động và trong cả những việc không chuyển động liên tục, có thể để cố định hoặc di chuyển. Mục đích chính của máy nén piston TA80 là cung cấp khí nén cho các thiết bị làm sạch chi tiết máy, các thiết bị máy không thể làm sạch bằng tay và nước được, dùng cung cấp khí nén cho các máy tự động, dây chuyền tự động, máy phun, máy sơn….Máy nén TA80 gồm 3 piston, được bố trí cách nhau 60 độ. Là loại máy được làm mát bằng gió. Máy nén khí TA80 là loại máy nén piston duy nhất tại phòng thí nghiệm máy nén, sơ đồ bố trí máy tại phòng thí nghiệm như hình: Maïy neïn piston Maïy neïn TA80 truûc vêt
- Hình 3-1. Sơ đồ bố trí máy nén khí TA80 trong phòng thí nghiệm máy nén. 3.1.2. Nguyên lý làm việc của máy nén khí piston FUSHENG TA80. Máy nén khí TA80 được vận hành bởi một động cơ điện. Khi động cơ điện làm việc, mômen quay của động cơ tạo ra sẽ thông qua bộ truyền động bằng dây đai truyền mômen quay đến trục khuỷu dẫn động trục khuỷu của máy nén quay. Khi trục khuỷu quay thì thanh truyền liên kết với trục khuỷu sẽ chuyển động song phẳng, chuyển động này của thanh truyền truyền động cho piston thông qua đầu nhỏ thanh truyền và chốt piston dẫn động piston chuyển động tịnh tiến, khứ hồi và tuần hoàn. Máy nén này có ba piston. Khi máy nén đã hoạt động người vận hành sẽ điều chỉnh lưu lượng của không khí vào máy nén, không khí trước khi vào máy nén được đi qua bộ phận lọc thô để lọc bụi bẩn. - Quá trình hút của máy nén Piston từ điểm chết trên bắt đầu chuyển động tịnh tiến xuống dưới. Áp suất bên trong xylanh bắt đầu hạ xuống tại van hút bắt đầu xuất hiện sự chênh áp giữa trong và ngoài xylanh. Khi áp lực này lớn hơn lực đàn hồi của lò xo ở van hút và làm cho van hút mở, không khí sẽ đi vào xylanh qua van hút thực hiện quá trình hút khí. Khi piston bắt đầu đi xuống đến điểm chết dưới thì lúc này áp lực tại van hút sẽ không đáng kể do sự chênh áp giữa trong và ngoài xylanh rất nhỏ, và áp lực tác dụng lên van hút nhỏ hơn lực
- đàn hồi của lò xo, van hút đóng lại kết thúc quá trình hút khí (van hút là van một chiều khi không có lực hút thì nó luôn được đóng kín nhờ lực đẩy của lò xo) - Quá trình nén và đẩy khí
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn