Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2013<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
KHẢO SÁT MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ - HÓA CƠ BẢN CỦA MỠ BÔI TRƠN<br />
TỪ DẦU TINH CHẾ MỠ CÁ BASA VỚI CHẤT LÀM ĐẶC LÀ 12-StOLi<br />
INVESTIGATING SOME BASIC PHYSICAL AND CHEMISCAL PROPERTIES OF<br />
LUBRICANT MADE UP OF THE REFINED FAT FROM CATFISH (CATFISH GREASE)<br />
AND THE SOLIDIFYING SUBSTANCE BEING 12- StOLi<br />
Nguyễn Văn Tâm1, Quách Đình Liên2, Đặng Thị Sao Mai3<br />
Ngày nhận bài: 05/01/2012; Ngày phản biện thông qua: 15/11/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu khả năng sử dụng mỡ cá basa làm chất bôi trơn. Mỡ bôi trơn từ dầu tinh chế<br />
mỡ cá basa (MBTBS) và chất làm đặc là 12-StOLi với hàm lượng từ 5% đến 35% đã được sản xuất thử nghiệm. Kết quả<br />
nghiên cứu cho thấy, các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của MBTBS thay đổi đáng kể theo hàm lượng chất làm đặc. MBTBS với<br />
16% chất làm đặc có các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản tương đương với mỡ bôi trơn đa dụng NLGI cấp 3 có nguồn gốc từ dầu<br />
khoáng và dầu thực vật đang được sử dụng để bôi trơn thiết bị tàu thủy.<br />
Từ khóa: chất làm đặc, dầu tinh chế mỡ cá ba sa, mỡ bôi trơn, xà phòng Liti<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The investigation into possibilities of utilization of catfish fat as lubricant has been presented in this article. The<br />
lubricating grease made up of the refined fat from catfish (catfish grease) and the solidifying substance being 12-StOLi with<br />
a content from 5% to 35% has been experimentally produced. The experiment on produced samples showed that technical<br />
specifications of catfish grease considerably vary with the content of 12-StOLi. The catfish grease with 16% of 12-StOLi<br />
is equivalent as far as the technical specifications are concerned to the grease NLGI3, which is derived from mineral oils<br />
and vegetable oils and currently used for lubricating marine machines.<br />
Keywords: solidifying substance , refined fat from catfish, lubricant, lithium soap<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỂ<br />
Hàng năm, trên thế giới lượng vật liệu bôi trơn<br />
sử dụng vào khoảng 40 triệu tấn, trong đó khoảng từ<br />
4 đến 12 triệu tấn bị thải ra môi trường gây ô nhiễm<br />
rất lớn [4]. Ngoài ra, hầu hết các loại vật liệu bôi trơn<br />
hiện nay có nguồn gốc từ dầu mỏ. Tuy nhiên, đây<br />
không phải là nguồn nguyên liệu vô tận nên nó cũng<br />
đứng trước nguy cơ cạn kiệt trong tương lai. Vì vậy,<br />
xu hướng chung của thế giới hiện nay là chế tạo các<br />
loại vật liệu có khả năng phân hủy sinh học được<br />
sản xuất từ các nguyên liệu có thể tái tạo được như<br />
dầu thực vật hay mỡ động vật.<br />
Trong khi đó ở Việt Nam, có một lượng lớn mỡ<br />
cá tra, cá ba sa được thải ra trong quá trình chế<br />
<br />
biến thực phẩm. Tính riêng năm 2006, tại đồng bằng<br />
sông Cửu Long, có khoảng 500.000 tấn mỡ cá tra<br />
và cá ba sa được thải ra gây ô nhiễm môi trường<br />
nặng ở một số khu vực có các nhà máy chế biến<br />
thủy sản [5]. Về mặt lý thuyết, mỡ cá tra, cá ba sa<br />
hoàn toàn có thể sử dụng để sản xuất các chế phẩm<br />
công nghiệp như mỡ bôi trơn. Ưu điểm của loại mỡ<br />
bôi trơn này là dễ dàng bị phân hủy do tác động của<br />
vi sinh vật nên ít gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa,<br />
nó có khả năng làm giảm nguy cơ gây nhiễm độc<br />
thực phẩm khi sử dụng bôi trơn trong các máy móc<br />
chế biến thực phẩm.<br />
Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu<br />
góp phần cải thiện môi trường từ nguồn mỡ dư thừa<br />
<br />
Nguyễn Văn Tâm: Lớp Cao học Kỹ thuật Tàu thủy 2008 - Trường Đại học Nha Trang<br />
PGS.TS. Quách Đình Liên: Trường Đại học Nha Trang<br />
3<br />
Đặng Thị Sao Mai: Phân viện Thú y miền Trung<br />
1<br />
2<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 145<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2013<br />
<br />
thải ra; gia tăng giá trị kinh tế đối với mặt hàng cá<br />
tra, cá ba sa cũng như góp phần tìm ra loại vật liệu<br />
thay thế cho nguồn nguyên liệu gốc dầu khoáng<br />
đang ngày càng cạn kiệt.<br />
<br />
Chất<br />
làm đặc<br />
<br />
Xay nghiền chất làm đặc<br />
và các chất phụ gia<br />
<br />
Dầu cá<br />
<br />
Định lượng<br />
<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nạp 12-StOH.<br />
Dầu cá 70 - 800C<br />
<br />
1. Vật liệu nghiên cứu<br />
Chất làm đặc là axit 12 - hydroxystearic và LiOH<br />
được cung cấp bởi Công ty cố phần phát triển phụ<br />
gia và sản phầm dầu mỏ (APP). Dầu gốc là dầu<br />
cá ba sa được cung cấp bởi Công ty TNHH Minh<br />
Tú đ/c: 15/9 QL 91, P. Phước Thới, Q. Ô Môn, TP<br />
Cần Thơ.<br />
Trang thiết bị phục vụ cho đề tài bao gồm: thiết<br />
bị tổng hợp MBTBS (nồi nấu mỡ, thiết bị khuấy, thiết<br />
bị gia nhiệt và thiết bị điều khiển nhiệt độ), thiết bị<br />
nạp dung dịch LiOH, thiết bị đồng thể hóa... được<br />
cung cấp bởi Phòng Thí nghiệm thực hành vật liệu<br />
Trường Đại học Nha Trang.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Đề tài được tiến hành dựa trên qui trình sản<br />
xuất mỡ bôi trơn gốc xà phòng Liti trên nền dầu thực<br />
vật [6]. Tuy nhiên, do nhiệt độ nóng chảy của mỡ cá<br />
basa thấp hơn dầu thực vật nên chúng tôi đã tiến<br />
hành thay đổi nhiệt độ nấu mỡ ở từng giai đoạn cho<br />
phù hơp. Quy trình cụ thể được trình bày tại hình 1.<br />
Dựa vào tỷ lệ pha trộn giữa chất làm đặc và<br />
dầu gốc, chúng tôi tiến hành nấu thử 7 mẫu với tỷ lệ<br />
chất làm đặc lần lượt như sau: 5%, 10%, 15%, 20%,<br />
25%, 30% và 35%. Mỡ bôi trơn tạo ra được phân<br />
tích một số tính chất cơ bản (độ xuyên kim, nhiệt độ<br />
nhỏ giọt, độ ổn định thể keo). Từ kết quả này, chúng<br />
tôi tiến hành xác định tỷ lệ chất làm đặc thích hợp<br />
để nấu mỡ bôi trơn. Mỡ bôi trơn được nấu với tỷ lệ<br />
thích hơp sẽ tiếp tục được phân tích toàn diện về<br />
các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của MBT.<br />
Các chỉ tiêu kỹ thuật của mỡ được phân tích theo<br />
phương pháp ASTM D được đề xuất bởi hiệp hội vật<br />
liệu và thử nghiêm Hoa Kỳ ASTM (American Society<br />
for Testing and Materials) [2]. Phương pháp cụ thể để<br />
xác định từng chỉ tiêu được trình bày trong bảng 4.<br />
Các phân tích được thực hiện tại Phòng Thử nghiệm<br />
<br />
Trung hòa và xà phòng hóa<br />
90 - 1050C<br />
Đuối nước 120 - 1300C<br />
Phân tán cơ nhiệt tạo cấu trúc<br />
190 - 1950C<br />
Làm nguội đến dưới<br />
1750C bằng dầu cá<br />
Làm nguội nhanh<br />
đến 1100C<br />
Nạp phụ gia 90 - 1000C<br />
Đồng thể hóa<br />
MBT<br />
Hình 1. Sơ đồ tiến trình nấu thử MBT BS<br />
<br />
quốc gia dầu mỡ bôi trơn VILAS 292, Công ty cổ<br />
phần phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ (APP).<br />
Mỡ tạo ra được đánh giá dựa vào tiêu chuẩn<br />
MBT loại 3 của theo phân loại của tổ chức National<br />
Lubrication Grease Institute (NLGI grade) và tiêu<br />
chuẩn kỹ thuật cơ bản của MBT do ASTM đề xuất.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Khi tăng tỷ lệ chất làm đặc từ 5% - 35%, tính<br />
chất của mỡ bôi trơn thay đổi rõ rệt. Kết quả phân<br />
tích được trình bày trong bảng 1.<br />
<br />
Bảng 1. Tính chất hóa lý của mỡ bôi trơn từ dầu tính chế cá ba sa<br />
Kết quả<br />
STT<br />
<br />
Tên chỉ tiêu<br />
<br />
1<br />
<br />
Độ xuyên kim<br />
<br />
2<br />
<br />
Nhiệt độ nhỏ giọt<br />
<br />
3<br />
<br />
Độ ổn định thể keo<br />
<br />
Đơn vị tính<br />
<br />
Mẫu 1<br />
5%<br />
<br />
Mẫu 2<br />
10%<br />
<br />
Mẫu 3<br />
15%<br />
<br />
Mẫu 4<br />
20%<br />
<br />
Mẫu 5<br />
25%<br />
<br />
Mẫu 6<br />
30%<br />
<br />
Mẫu 7<br />
35%<br />
<br />
10-1 mm<br />
<br />
345<br />
<br />
252<br />
<br />
232<br />
<br />
210<br />
<br />
193<br />
<br />
170<br />
<br />
150<br />
<br />
C<br />
<br />
157<br />
<br />
162<br />
<br />
170<br />
<br />
187<br />
<br />
200<br />
<br />
215<br />
<br />
235<br />
<br />
18,5<br />
<br />
14,4<br />
<br />
11,3<br />
<br />
8,5<br />
<br />
6,74<br />
<br />
6,2<br />
<br />
5,4<br />
<br />
0<br />
<br />
146 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
Qua bảng 2 ta thấy khi tỷ lệ chất làm đặc tăng<br />
thì nhiệt độ nhỏ giọt của mỡ tăng dần (từ 1570C<br />
đến 2350C) trong khi độ xuyên kim (từ 345x10-1mm<br />
<br />
Soá 1/2013<br />
xuống 150 x10-1mm) và độ ổn định thể keo (từ 18,5<br />
xuống 5,4) giảm dần. Xu hướng này được minh họa<br />
bởi hình 2.<br />
<br />
Hình 2. Ảnh hưởng của tỷ lệ chất làm đặc đến một số tính chất lý hóa của MBT<br />
<br />
Khi tăng hàm lượng chất làm đặc tử 5 - 10%<br />
tính chất của mỡ thay đổi độ xuyên kim tăng và độ<br />
tách dầu giảm dần, nhiệt độ nhỏ giọt cũng tăng,<br />
Với tỷ lệ chất làm đặc từ 20% đến 35% thì nhiệt<br />
độ nhỏ giọt tăng đến 2350C và độ ổn định thể keo<br />
giảm tới 5,4. Độ xuyên kim giảm mạnh đến150, với<br />
chỉ số độ xuyên kim 130 - 160 thì mỡ thuộc nhóm 4<br />
theo tiêu chuẩn phân loại NLGI thuộc trạng thái mỡ<br />
cứng không phù hợp để bôi trơn cho cặp ma sát<br />
thép đồng.<br />
Trong thực tế MBT sử dụng cho hầu hết các<br />
cặp ma sát trục thép bạc đồng hiện nay là loại mỡ<br />
có độ xuyên kim từ 220 - 250 thuộc nhóm 3 theo tiêu<br />
<br />
chuẩn phân loại NLGI.<br />
Để có được MBTBS có khả năng bôi trơn<br />
cho cặp ma sát trục thép bạc đồng đề tài tiếp tục<br />
tiến hành nấu thử MBTBS theo tỷ lệ phần trăm<br />
chất làm đặc trong khoảng từ lớn hơn 10 và nhỏ<br />
hơn 20%.<br />
Qua khảo sát thì tỷ lệ % của chất làm đặc được<br />
chọn là 16% có tính chất tương ứng với mỡ NLGI 3<br />
thường được sử dụng để bôi trơn cho các cặp ma<br />
sát trục thép bạc đồng.<br />
Từ kết quả đã phân tích ở trên, chúng tôi tiến<br />
hành nẫu mỡ với tỷ lệ chất làm đặc và thành phần<br />
pha trộn theo bảng 2.<br />
<br />
Bảng 2. Thành phần nguyên liệu để tổng hợp 500g mỡ bôi trơn từ dầu tính chế cá ba sa<br />
STT<br />
<br />
Nguyên liệu<br />
<br />
Khối lượng (g)<br />
<br />
1<br />
<br />
Axit 12 – hydroxystearic<br />
<br />
69,6<br />
<br />
2<br />
<br />
Liti hydroxit<br />
<br />
10,4<br />
<br />
3<br />
<br />
Tổng KL dầu cá ba sa:<br />
• Dầu phản ứng<br />
• Dầu làm nguội<br />
<br />
420<br />
315<br />
105<br />
<br />
Sau khi hoàn thành mẫu mỡ tiếp tục được phân tích. Kết quả tính chất hóa lý được cho dưới bảng 4.<br />
Bảng 4. Kết quả phân tích mỡ bôi trơn từ dầu tính chế cá ba sa<br />
STT<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
Tên chỉ tiêu<br />
<br />
Độ xuyên kim<br />
Nhiệt độ nhỏ giọt<br />
Ăn mòn tấm đồng<br />
Hàm lượng nước<br />
Độ rửa trôi<br />
Độ bền keo<br />
Độ bền cơ học<br />
Hàm lượng kiềm<br />
Tải trọng hàn dính<br />
<br />
Phương pháp<br />
<br />
Đơn vị tính<br />
<br />
Kết quả<br />
<br />
ASTM D217-10<br />
ASTM D566-06<br />
ASTM D130-04<br />
ASTM D95 - 05<br />
ASTM D1264-00<br />
GOST 7142<br />
ASTM D1831-99<br />
GOST 6370<br />
ASTM D2783-03<br />
<br />
10 mm<br />
0<br />
C<br />
%<br />
%<br />
%<br />
%NaOH<br />
N<br />
<br />
224<br />
180<br />
1a<br />
0,4<br />
5,2<br />
10,52<br />
17<br />
0,15<br />
1750<br />
<br />
-1<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 147<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2013<br />
<br />
Qua bảng 4 ta thấy MBTBS được tổng hợp từ<br />
16% chất làm đặc có tính chất gần tương tự như<br />
tính chất của mỡ gốc dầu thực vật và dầu khoáng<br />
<br />
theo yêu cầu của MBT cấp NLGI số 3. Để thể hiện<br />
rõ điều này, đem so sánh với một số mỡ thông dụng<br />
hiện nay (thể hiện bảng 5).<br />
<br />
Bảng 5. So sánh MBTBS với một số MBT tương ứng<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
MBTBS<br />
<br />
Mỡ dầu<br />
thực vật [6]<br />
<br />
224<br />
<br />
Mỡ dầu khoáng [1]<br />
<br />
Yêu cầu [3]<br />
<br />
PLC L3<br />
<br />
UV Litol 3<br />
<br />
230<br />
<br />
230<br />
<br />
230<br />
<br />
220 - 250<br />
<br />
10,52<br />
<br />
9, 1<br />
<br />
12<br />
<br />
11,5<br />
<br />
< 12<br />
<br />
Nhiệt độ nhỏ giọt (0C)<br />
<br />
180<br />
<br />
197<br />
<br />
200<br />
<br />
205<br />
<br />
> 175<br />
<br />
Độ bền cơ học trên máy Shell roll, 0,1mm<br />
<br />
17<br />
<br />
+ 22<br />
<br />
22<br />
<br />
21<br />
<br />
< 27<br />
<br />
Ăn mòn tấm đồng<br />
<br />
1a<br />
<br />
1a<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
1a<br />
<br />
1750<br />
<br />
2500<br />
<br />
1800<br />
<br />
2200<br />
<br />
1300 - 2500<br />
<br />
Độ xuyên kim ở 250C (0,1mm)<br />
Độ ổn định keo (%)<br />
<br />
Tải trọng hàn dính (N)<br />
MBTBS tổng hợp với 16% chất làm đặc có độ<br />
<br />
đang sử dụng trên thị trường. Tuy nhiên, việc<br />
<br />
xuyên kim 224 tương ứng với mỡ NLGI số 3 theo<br />
<br />
nghiên cứu sản xuất MBT và khảo sát tính chất bôi<br />
<br />
tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, trạng thái mỡ hơi cứng.<br />
<br />
trơn của MBTBS cần đòi hỏi nhiều thời gian cũng<br />
<br />
Độ xuyên kim tăng cũng có nghĩa là độ cứng<br />
<br />
như công sức của nhiều người, nhiều lĩnh vực mới<br />
<br />
của mỡ giảm, nhiệt độ nhỏ giọt cũng giảm theo.<br />
<br />
có thể thực hiện được. Ở đây với phạm vi thời gian<br />
<br />
Thành phần chất làm đặc ảnh hưởng đến độ cứng<br />
<br />
cũng như phương tiện thí nghiệm, thực nghiệm còn<br />
<br />
nhiệt độ nhỏ giọt của mỡ. Độ ổn định thể keo là<br />
phần trăm dầu tách ra khỏi mỡ, do vậy tỷ lệ dầu tách<br />
ra càng lớn thị mỡ càng bị giảm phẩm chất. Khi tăng<br />
tỷ lệ chất làm đặc từ 10 ÷ 20% thì độ ổn định keo<br />
giảm rất mạnh từ 18 xuống còn dưới 8. Tuy nhiên<br />
nếu tăng tiếp tục thì độ ổn định keo giảm không<br />
nhiều nhưng mỡ sẽ chuyển sang trạng thái rắn. Do<br />
vậy với tỷ lệ chất làm đặc khoảng 16% thì độ ổn định<br />
keo là 10,52. Đối với yêu cầu của mỡ bôi trơn thì ổn<br />
định keo nằm trong khoảng ≤12 là đạt yêu cầu. Từ<br />
kết quả này, chúng tôi đã bước đầu xác định được<br />
tỉ lệ thích hợp của chất làm đặc để sản xuất mỡ bôi<br />
trơn từ dầu tinh chế mỡ cá ba sa.<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
Mỡ được đặc trưng bởi các tính chất hóa lý<br />
<br />
nhiều hạn chế, chúng tôi tạm dừng ở phạm vi khá<br />
hẹp với mục đích rất khiêm tốn đồng thời có một số<br />
đề xuất như sau:<br />
Xây dựng quy trình sản xuất là một vấn đề lớn.<br />
Có thể tiếp tục các nghiên cứu xét đến những ảnh<br />
hương của nhiệt độ, tốc độ khuấy trộn, thời điểm<br />
nạp dầu, tạo xà phòng... để hoàn thiện một quy trình<br />
sản xuất MBTBS hoàn chỉnh.<br />
Tiếp tục tiến hành nghiên cứu cải thiện chất<br />
lượng dầu gốc.<br />
Tiếp tục nghiên cứu sự ảnh hưởng của các<br />
chất phụ gia, các loại chất làm đặc (Ca, Na, Al...)<br />
đến tính chất của MBTBS để sản xuất được MBT<br />
có nhiều chủng loại đa dạng và đặc dụng sử dụng<br />
trong những điều kiện yêu cầu khác nhau.<br />
<br />
và các tính chất sử dụng. Việc xác định các tính<br />
<br />
Tính chất của MBTBS ở đây vẫn chưa phản<br />
<br />
chất này không những cho phép đánh giá đúng chất<br />
<br />
ánh một cách toàn diện và thực tế cho thấy một loại<br />
<br />
lượng, giá trị sử dụng của mỡ nhờn mà còn đặt ra<br />
<br />
MBT dù có chất lượng tốt cho mấy cũng cần phải<br />
<br />
được chế độ bảo quản với từng loại mỡ. Với tỷ lệ<br />
<br />
được kiểm chứng thực tế. Chính vì vậy việc đưa<br />
<br />
chất làm đặc 16% mỡ bôi trơn sản xuất từ dầu cá<br />
<br />
MBTBS dùng thử trên một số thiết bị trên tàu như<br />
<br />
ba sa có thể đáp ứng được yêu cầu bôi trơn của mỡ<br />
<br />
máy tời lưới kéo, tời neo, thiết bị nâng... là hết sức<br />
<br />
bôi trơn và có tính chất tương ứng với sản phẩm<br />
<br />
cần thiết.<br />
<br />
148 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2013<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Arnold C.Witte (1991), Technology of Moadern Greases, Lubrication Vol 77, No 1, 3<br />
<br />
2.<br />
<br />
C. Kajdas. Những kiến thức cơ bản về dầu mỡ bôi trơn. Trung tâm phụ gia dầu mỏ biên dịch. NXB Khoa học và Kỹ thuật,<br />
1993. 7 - 35<br />
<br />
3.<br />
<br />
Đỗ Huy Định (2005), Nghiên cứu sản xuất mỡ bôi trơn cao cấp trên cơ sở biến tính dầu thực vật, Đề tài độc lập cấp Nhà nước.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Quách Đình Liên (2009), Nguyên lý bôi trơn và vật liệu bôi trơn, Trường Đại học Nha trang.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Lê Thị Thanh Hương, Trần Thị Việt Hoa, Nguyễn Thị Ngọc Bích (2006), Tổng hợp AKD từ mỡ cá ba sa sử dụng trong công<br />
nghiệp xeo giấy, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, số 7, 49 - 56.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Phạm Thị Thúy Hà (2007), Nghiên cứu quá trình và công nghệ sản xuât mỡ bôi trơn đa dụng phân hủy sinh học gốc xà phòng<br />
Liti trên nền dầu thực vật, Luận án Tiến sĩ Hóa học.<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 149<br />
<br />