intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát nhu cầu chăm sóc tại nhà ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Thống Nhất

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày khảo sát nhu cầu chăm sóc tại nhà ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Thống Nhất. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thu nhận các bệnh nhân cao tuổi có bệnh lý tim mạch tại khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 03/2023 đến tháng 08/2023. Các bệnh nhân được hỏi mười câu hỏi để đánh giá nhu cầu chăm sóc tại nhà.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát nhu cầu chăm sóc tại nhà ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Thống Nhất

  1. Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 8 (2023) 251-261 INSTITUTE OF COMMUNITY HEALTH SURVEY OF THE NEED TO USE HOME HEALTH CARE SERVICE IN OLDER PATIENTS AT DEPARTMENT OF CARDIOLOGY IN THONG NHAT HOSPITAL Hoang Thi Tuyet*, Cu Thi Thuy, Hoang Thi Dung Thong Nhat Hospital - No. 1 Ly Thuong Kiet, Ward 7, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam Received 10/07/2023 Revised 05/08/2023; Accepted 31/08/2023 ABSTRACT Objective: To assess the need to use home health care service in older patients at Department of cardiology in Thong Nhat Hospital. Subject and methods: This cross-sectional study was conducted on the older patients with cardiovascular diseases at Department of cardiology in Thong Nhat hospital from March 2023 to August 2023. Patients were asked ten questions to assess the need to use home health care service. Results: This study included 411 patients (aged ≥60 years; mean age 73.7 ± 8.8 years; men 42,3%). Seventy seven patients (18.7%) had the need to use home health care service. The three most important medical problems of the patients were fatigue (178 patients, 43.3%), pain (77 patients, 18.7%), and dyspnea (62 patients, 15.3%). Comfort was the most important reason leading to the need to use home health care service in older patients (320 patients, 77.9%). There were 380 patients (92.5%) who wanted health insurance payment for home health care service. Conclusion: There were nearly one fifth of older patients at Department of cardiology in Thong Nhat hospital having the need to use home health care service. Keywords: Older patients, home health care, department of cardiology. *Corressponding author Email address: hoangtuyet76@gmail.com Phone number: (+84) 938 890 228 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i8 254
  2. H.T. Tuyet et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 8 (2023) 251-261 KHẢO SÁT NHU CẦU CHĂM SÓC TẠI NHÀ Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Hoàng Thị Tuyết*, Cù Thị Thúy, Hoàng Thị Dung Bệnh viện Thống Nhất - Số 1 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam Ngày nhận bài: 10 tháng 07 năm 2023 Chỉnh sửa ngày: 05 tháng 08 năm 2023; Ngày duyệt đăng: 31 tháng 08 năm 2023 TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát nhu cầu chăm sóc tại nhà ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Thống Nhất. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thu nhận các bệnh nhân cao tuổi có bệnh lý tim mạch tại khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 03/2023 đến tháng 08/2023. Các bệnh nhân được hỏi mười câu hỏi để đánh giá nhu cầu chăm sóc tại nhà. Kết quả: Nghiên cứu này thu nhận 411 bệnh nhân (tuổi ≥ 60; tuổi trung bình 73,7 ± 8,8; nam giới 42,3%). Có 77 bệnh nhân (18,7%) có nhu cầu chăm sóc tại nhà. Ba vấn đề y khoa quan trọng nhất của bệnh nhân là mệt (178 bệnh nhân, 43,3%), đau (77 bệnh nhân, 18,7%) và khó thở (62 bệnh nhân, 15,3%). Cảm giác thoải mái là lý do quan trọng nhất khiến bệnh nhân cao tuổi muốn được chăm sóc tại nhà (320 bệnh nhân, 77,9%). Có 380 bệnh nhân (92,5%) có mong muốn bảo hiểm y tế chi trả cho việc khám tại nhà. Kết luận: Có gần một phần năm bệnh nhân cao tuổi tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Thống Nhất có nhu cầu được chăm sóc sức khỏe tại nhà. Từ khóa: Người cao tuổi, chăm sóc sức khoẻ tại nhà, khoa Nội tim mạch. *Tác giả liên hệ Email: hoangtuyet76@gmail.com Điện thoại: (+84) 938 890 228 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i8 255
  3. H.T. Tuyet et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 8 (2023) 251-261 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Z1 – α/2 = 1,96 (sai số loại I, α = 0,05) d = 0,05. Chọn p = 0,5 do chưa có nghiên cứu nhu cầu Ngày nay, cùng với sự phát triển toàn diện của xã hội chăm sóc sức khỏe tại nhà ở bệnh nhân cao tuổi tại các và y tế, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh Khoa Nội Tim mạch tại Việt Nam. Do đó, cỡ mẫu tối càng được nâng cao. Trong đó, có các bệnh nhân mong thiểu 385 bệnh nhân. muốn được chăm sóc sức khỏe tại nhà thay vì nhập 2.5. Định nghĩa biến số viện; nhất là các bệnh nhân cao tuổi, suy yếu, hạn chế đi lại hoặc bệnh nhân mắc bệnh nặng và có tiên lượng Tuổi: là biến định lượng, tính từ năm sinh của bệnh sống ngắn [1, 2]. nhân cho đến ngày bệnh nhân nhập viện. Khoa Nội Tim mạch là một trong các khoa phát triển Giới: là biến nhị giá gồm 2 giá trị là nam hoặc nữ. nhanh tại Bệnh viện Thống Nhất, tiếp nhận bệnh nhân Tiền sử bệnh nội khoa: là biến danh định. Đánh giá dựa nhập viện với các triệu chứng gợi ý bệnh lý tim mạch vào hồ sơ khám bệnh của bệnh nhân. và các bệnh lý nội khoa khác. Bệnh nhân sau đó được Bệnh nhân được hỏi 10 câu hỏi để khảo sát nhu cầu chẩn đoán xác định, điều trị và chăm sóc toàn diện. Đến chăm sóc tại nhà: nay, tại Việt Nam nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà ở người bệnh cao tuổi, đặt biệt có bệnh lý tim mạch tại 1. Ông/Bà có nhu cầu chăm sóc tại nhà hay không? các Khoa Nội Tim mạch vẫn chưa được nghiên cứu và 2. Than phiền khó chịu nhất của Ông/Bà hiện nay là? có dữ liệu thống kê. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài 3. Nếu Ông/Bà có nhu cầu chăm sóc tại nhà, thì điều gì này với mục tiêu: khảo sát nhu cầu chăm sóc tại nhà ở thúc đẩy nhu cầu đó? bệnh nhân cao tuổi tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Thống Nhất. 4. Theo Ông/Bà, các khó khăn gặp phải khi Ông/Bà được chăm sóc tại nhà? 5. Theo Ông/Bà, nhu cầu số lần được thăm khám chăm 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU sóc tại nhà mỗi tuần? 2.1. Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả 6. Nguyện vọng của Ông/Bà về việc được BHYT chi trả chi phí khám chữa bệnh tại nhà? 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Từ 03/2023 đến 8/2023 tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện 7. Trong trường hợp Bảo hiểm y tế không chi trả chi phí Thống Nhất. khám chữa bệnh tại nhà, Ông/Bà có muốn được chăm sóc tại nhà không? 2.3. Đối tượng nghiên cứu 8. Theo Ông/Bà, mức chi phí Bác sĩ đến thăm khám tại Tiêu chuẩn lựa chọn nhà 1 lần có thể chấp nhận được là? Bệnh nhân ≥ 60 tuổi được điều trị tại Khoa Nội Tim 9. Ông/Bà có nhu cầu hỗ trợ tinh thần (tâm lý) khi được mạch, Bệnh viện Thống Nhất. chăm sóc tại nhà? Người bệnh có tình trạng tinh thần tỉnh táo, có khả năng 10. Nguyện vọng chăm sóc tại nhà cho Ông/Bà như nghe và trả lời phỏng vấn. thế nào? Bệnh nhân và hoặc thân nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.6. Xử lý số liệu Tiêu chuẩn loại ra Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu. Các biến số định tính được mô tả bằng tần số (n) và tỷ lệ %. 2.4. Cỡ mẫu Các biến số định lượng được mô tả bằng giá trị trung Cỡ mẫu được tính theo công thức ước tính tỷ lệ của bình ± độ lệch chuẩn (ĐLC). nghiên cứu cắt ngang Dùng phép kiểm định chi-bình phương để so sánh sự p(1- p) khác biệt giữa các biến định tính. n = Z2(1-α/2) d2 Dùng phép kiểm t-student để so sánh các biến định lượng. 256
  4. H.T. Tuyet et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 8 (2023) 251-261 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. Bàng, số 21/PCT-HĐĐĐ ngày 05/03/2023. 2.7. Đạo đức nghiên cứu Tất cả thông tin của bệnh nhân sẽ được bảo mật và lưu 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN trữ cẩn thận. Từ 03/2013 đến 08/2023, có 411 bệnh nhân cao tuổi tại Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội đồng Đạo đức Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất được đưa trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Quốc Tế Hồng vào nghiên cứu. Bảng 1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu Chung (n = 411) Nam (n = 174) Nữ (n = 237) P Tuổi, năm 73,7 ± 8,8 73,3 ± 8,7 74,1 ± 8,9 0,395 Dân tộc Kinh, n (%) 407 (99,3) 172 (98,9) 235 (99,6) 0,577 Sống ở TP. HCM, n (%) 330 (80,3) 135 (77,6) 195 (82,3) 0,260 Hôn nhân, n (%)
  5. H.T. Tuyet et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 8 (2023) 251-261 Bảng 2. Đặc điểm bệnh tim mạch và bệnh đồng mắc của đối tượng trong nghiên cứu Chung Nam Nữ P (n = 411) (n = 174) (n = 237) Bệnh tim mạch, n (%) Tăng huyết áp 390 (94,9) 164 (94,3) 226 (95,4) 0,655 Rối loạn lipid máu 350 (85,2) 147 (84,5) 203 (85,7) 0,780 Hội chứng vành mạn 167 (40,6) 86 (49,4) 81 (34,2) 0,002 Hội chứng vành cấp 22 (5,4) 11 (6,3) 11 (4,6) 0,509 Suy tim 90 (21,9) 49 (28,2) 41 (17,3) 0,011 Bệnh van 2 lá 49 (11,9) 21 (12,1) 28 (11,8) 1,000 Bệnh van ĐMC 18 (4,4) 8 (4,6) 10 (4,2) 1,000 Rối loạn nhịp nhanh 41 (10,0) 15 (8,6) 26 (11,0) 0,506 Rối loạn nhịp chậm 44 (10,7) 17 (9,8) 27 (11,4) 0,632 Bệnh đồng mắc khác, n (%) Tiền sử đột quỵ 29 (7,1) 18 (10,3) 11 (4,6) 0,032 Viêm dạ dày 132 (32,1) 49 (28,2) 83 (35,0) 0,165 Thoái hoá khớp 93 (22,6) 27 (15,5) 66 (27,8) 0,004 Loãng xương 47 (11,4) 8 (4,6) 39 (16,5)
  6. H.T. Tuyet et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 8 (2023) 251-261 Bảng 3. Nhu cầu chăm sóc tại nhà của đối tượng trong 411 nghiên cứu (phần 1) Đánh giá nhu cầu chăm sóc tại nhà n (%) 1 Có nhu cầu chăm sóc tại nhà 77 (18,7) Than phiền khó chịu nhất Đau 77 (18,7) Khó thở 62 (15,3) Buồn nôn/Nôn 2 (0,5) Táo bón 1 (0,2) Tiêu chảy 0 (0,0) Vết loét da 0 (0,0) 2 Mệt 178 (43,3) Chán ăn, ăn không ngon 12 (2,9) Mất ngủ 58 (14,1) Sợ hãi 3 (0,7) Căng thẳng 3 (0,7) Lo lắng 14 (3,4) Buồn bã 1 (0,2) Mất hứng thú hoạt động hàng ngày 0 (0,0) Điều gì thúc đẩy nhu cầu chăm sóc tại nhà Cảm giác thoải mái khi ở nhà 320 (77,9) Sống gần gia đình 288 (70,1) 3 Giảm số lần nhập viện 179 (43,6) Giảm chi phí nằm viện 122 (29,7) Tiết kiệm thời gian 145 (35,3) Khó khăn khi bệnh nhân được chăm sóc tại nhà Không có đủ thuốc 143 (34,8) 4 Không có đủ trang thiết bị y tế 264 (64,2) Không thể kiểm soát được triệu chứng 140 (34,1) Không có khả năng chi trả chi phí khám bệnh 78 (19,0) Nhu cầu số lần cần chăm sóc tại nhà tại nhà mỗi tuần 0 45 (10,9) 1 147 (35,8) 5 2 38 (9,2) 3 4 (1,0) ≥4 7 (1,7) Bất cứ khi nào 170 (41,4) Bảng 3 cho thấy chỉ gần một phần năm bệnh nhân cao trò chuyện, chăm sóc người bệnh mà không bị ràng tuổi trong nghiên cứu có nhu cầu chăm sóc tại nhà trong buộc bởi các quy định trong bệnh viện. Thực tế người nghiên cứu này. Chăm sóc sức khỏe tại nhà có những cao tuổi vẫn muốn ở nhà bên cạnh con cháu nhưng vẫn ưu điểm sau: thực hiện được ý nguyện của người bệnh muốn được chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Do đó, với sự muốn được thoải mái, dễ chịu tại nhà bên cạnh những lo lắng phần lớn không có đủ trang thiết bị y tế, phần người thân yêu; được chăm sóc tại nhà, là nơi người lớn bệnh nhân cao tuổi trong nghiên cứu này vẫn muốn bệnh cảm thấy thân thuộc, dễ chịu, an toàn và thoải đến bệnh viện để được chăm sóc sức khoẻ. mái, gia đình người bệnh dễ dàng tiếp xúc, thăm hỏi, 259
  7. H.T. Tuyet et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 8 (2023) 251-261 Bảng 4. Nhu cầu chăm sóc tại nhà của đối tượng trong 411 nghiên cứu (phần 2) Đánh giá nhu cầu chăm sóc tại nhà n (%) 6 Có nguyện vọng BHYT chi trả chi phí chăm sóc tại nhà 380 (92,5) 7 Có nhu cầu chăm sóc tại nhà dù BHYT không chi trả 261 (63,5) Mức chi phí chấp nhận cho 1 lần chăm sóc tại nhà < 300.000 VNĐ 209 (50,9) 300.000 - 500.000 VNĐ 166 (40,4) 8 > 500.000 -1 .000.000 VNĐ 14 (3,4) > 1.000.000 VNĐ 5 (1,2) Không quan tâm chi phí 17 (4,1) 9 Có nhu cầu hỗ trợ tinh thần khi được chăm sóc tại nhà 164 (39,9) Nguyện vọng chăm sóc tại nhà Chú trọng sự thoải mái 123 (29,9) 10 Điều trị tích cực để duy trì sự sống 70 (17,0) Bác sĩ điều trị trực tiếp cho tôi quyết định 112 (27,3) Người thân của tôi quyết định 104 (25,3) Khác 2 (0,5) Bảng 4 cho thấy hầu hết các bệnh nhân đều muốn bảo sát đầy đủ ở nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu. Thứ hiểm y tế (BHTY) chi trả cho chi phí khám tại nhà. Điều ba, bộ câu hỏi khảo sát nhu cầu chăm sóc tại nhà cần này phản ánh thêm từ việc hơn nửa bệnh nhân cho rằng được phát triển thêm nhằm đánh giá rộng và sâu hơn giá tiền hợp lý cho 1 lần khám tại nhà không có BHYT về các nhu cầu thực tế cho việc chăm sóc tại nhà ở các là dưới 300.000 VNĐ. Điểm quan trọng là nếu BHYT bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch. không chi trả thì có hơn nửa bệnh nhân đồng ý tự chi trả để được khám tại nhà. Đây là tỷ lệ đối tượng quan trọng cho tham khảo việc phát triển dịch vụ tư nhân khám tại 4. KẾT LUẬN nhà. Thực tế vấn đề chi phí cho việc khám, điều trị và Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận gần một phần năm chăm sóc sức khoẻ tại nhà rất được quan tâm trên thế số bệnh nhân cao tuổi tại khoa Nội Tim mạch Bệnh giới. Nó đòi hỏi sự cân bằng giữa đáp ứng dịch vụ, sự hài lòng của bệnh nhân, khả năng của mạng lưới y tế và viện Thống Nhất có nhu cầu được chăm sóc tại nhà. giá trị mang lại từ chương trình chăm sóc dạng này [6]. Kết quả này góp phần vào việc định hướng phát triển Do đó, việc hiểu được nhu cầu và khả năng chi trả của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà dành cho người người bệnh cho việc chăm sóc tại nhà giúp các nhà kinh cao tuổi. tế y tế có chiến lược cụ thể và phù hợp cho sự phát triển của dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu của chúng tôi có một số điểm hạn chế. Thứ nhất, bệnh nhân được thu thập từ một bệnh viện và một [1] S. E. McBride, J. M. Beer, T. L. Mitzner et al., khoa Nội Tim mạch nên có thể chưa đại diện đầy đủ Challenges for Home Health Care Providers: A cho dân số bệnh nhân có bệnh tim mạch. Thứ hai, các Needs Assessment. Phys Occup Ther Geriatr, đặc điểm về lão khoa ở người cao tuổi chưa được khảo 2011, 29(1): 5-22. 260
  8. H.T. Tuyet et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 8 (2023) 251-261 [2] F. Gavarskhar, F. Gharibi and E. Dadgar, Care Vietnam. Int J Hypertens, 2012, 2012(560397. services for older persons: A scoping review. [5] B. M. Leon and T. M. Maddox, Diabetes and Malays Fam Physician, 2022, 17(2): 22-37. cardiovascular disease: Epidemiology, biological [3] C. Curioni, A. C. Silva, J. Damiao et al., The mechanisms, treatment recommendations and Cost-Effectiveness of Homecare Services for future research. World J Diabetes, 2015, 6(13): Adults and Older Adults: A Systematic Review. 1246-58. Int J Environ Res Public Health, 2023, 20(4). [6] D. B. Mukamel, H. Ladd, E. Nuccio et al., Home [4] Q. N. Nguyen, S. T. Pham, L. D. Do et al., Health Care Quality, Its Costs and Implications Cardiovascular disease risk factor patterns and for Home Health Value-Based Purchasing. Med their implications for intervention strategies in Care Res Rev, 2022, 79(1): 90-101. 261
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1