t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020<br />
<br />
KHẢO SÁT NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI BỆNH<br />
SAU ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ NÃO TẠI KHU VỰC THỊ XÃ SƠN TÂY,<br />
HÀ NỘI<br />
Hồ Văn Thạnh1; Nguyễn Biên Cương1; Vũ Văn Thà1<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát nhu cầu chăm sóc sức khỏe người bệnh sau điều trị đột quỵ não tại khu<br />
vực thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu 200 bệnh nhân đột quỵ<br />
não được cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Quân y 105, Sơn Tây từ 2017 - 2018. Kết quả:<br />
tuổi thường gặp từ 60 - 80 (110/200 bệnh nhân = 55%), tiếp theo là 40 - 59 tuổi (53/200 bệnh<br />
nhân = 26,5%). Bệnh nhân nam 60,5%, nữ 39,5%. Sau đột quỵ não để lại nhiều di chứng<br />
thường gặp như: rối loạn vận động (76,5%), rối loạn cảm giác (68,5%) và rối loạn ngôn ngữ<br />
(63%). Qua khảo sát thấy thực trạng người bệnh tuân thủ chế độ tái khám, tư vấn sức khỏe sau<br />
đột quỵ não còn thấp. 67,5% người bệnh không thực hiện chế độ tái khám sau đột quỵ não.<br />
77,5% người bệnh thường không gọi điện cho nhân viên y tế để được tư vấn sức khỏe,<br />
82% nhân viên y tế thường không gọi điện tư vấn sức khỏe cho người bệnh sau điều trị. 90,5%<br />
nhân viên y tế không đến nhà người bệnh thăm khám, tư vấn sức khỏe. Sau đột quỵ não,<br />
người bệnh có nhu cầu cao về chăm sóc sức khỏe, cần có người chăm sóc (52%), tái khám 77,5%,<br />
tư vấn sức khỏe 66%, điều trị 86,5%, lao động 51%, tham gia các hoạt động xã hội 73,5%.<br />
Kết luận: cần thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh sau đột quỵ não nhằm<br />
phòng ngừa đột quỵ não tái phát, phục hồi chức năng, giúp người bệnh tái hòa nhập xã hội.<br />
* Từ khóa: Đột quỵ não; Nhu cầu chăm sóc sức khỏe.<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ dân [3]. Ở Trung Quốc là 219/100.000<br />
dân [10]. Ở Việt Nam, theo số liệu tổng<br />
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế hợp từ các bệnh viện có khoa thần kinh<br />
giới, đột quỵ là nguyên nhân tử vong trên toàn quốc, mỗi năm có > 200.000<br />
đứng thứ ba sau các bệnh lý về tim mạch người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử<br />
và ung thư, nhưng đứng đầu về tỷ lệ tàn vong và 90% số người sống sót sau đột<br />
tật ở người trưởng thành. Hằng năm, ở quỵ phải sống chung với các di chứng [4].<br />
châu Âu có khoảng một triệu bệnh nhân Theo thống kê của Bệnh viện Quân y 105,<br />
(BN) vào viện điều trị đột quỵ não (ĐQN) hằng năm Bệnh viện thu dung khoảng<br />
[1]. Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ ĐQN là 794/100.000 800 BN ĐQN. Hơn một nửa số BN trên<br />
dân, 5% dân số > 65 tuổi bị ĐQN [8]. Ở sau đột quỵ có di chứng cần tiếp tục điều<br />
Nhật Bản, tỷ lệ này là 340 - 352/100.000 trị, chăm sóc, phục hồi đúng phương pháp.<br />
<br />
1. Trường Cao đẳng Quân y 1<br />
Người phản hồi (Corresponding author): Hồ Văn Thạnh (hovanthanh1975@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 30/11/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/12/2019<br />
Ngày bài báo được đăng: 06/01/2020<br />
<br />
27<br />
T¹P CHÝ Y - d−îc HäC QU¢N Sù Sè 1-2020<br />
<br />
Tuy nhiên, hiện nay chưa có hệ thống 6 - 2018. Sau ra viện cư trú tại khu vực thị<br />
chăm sóc và phục hồi chức năng cho BN xã Sơn Tây, Hà Nội.<br />
ĐQN đạt chuẩn. Mặt khác, chưa có tài 2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
liệu nào xác định nhu cầu chăm sóc sức<br />
* Thiết kế nghiên cứu:<br />
khỏe của BN sau điều trị ĐQN. Do đó,<br />
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang.<br />
chúng tôi thực hiện đề tài nhằm: Khảo sát<br />
nhu cầu chăm sóc sức khỏe của BN sau * Phương pháp thu thập số liệu:<br />
điều trị ĐQN tại khu vực thị xã Sơn Tây, Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn đối<br />
Hà Nội. tượng nghiên cứu, thu thập thông tin về<br />
nhân chủng học (tuổi, giới, nghề nghiệp…),<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP thông tin về nhu cầu chăm sóc sức khỏe<br />
NGHIÊN CỨU sau đột quỵ.<br />
1. Đối tượng nghiên cứu. * Xử lý số liệu:<br />
200 BN ĐQN được điều trị tại Bệnh Theo các phương pháp thống kê y học,<br />
viện Quân y 105 từ tháng 1 - 2017 đến bằng phần mềm SPSS 22.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu.<br />
Bảng 1: Đặc điểm nhân chủng học.<br />
Đặc điểm n Tỷ lệ (%) p<br />
<br />
Nam 121 60,5<br />
Giới tính < 0,05<br />
Nữ 79 39,5<br />
<br />
≤ 40 0 0,0<br />
<br />
40 - 59 53 26,5<br />
Nhóm tuổi < 0,05<br />
60 - 79 110 55,0<br />
<br />
≥ 80 37 18,5<br />
<br />
<br />
Kết quả cho thấy, tỷ lệ nam giới nhiều hơn nữ giới, sự khác biệt có ý nghĩa (p <<br />
0,05). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Dương Hữu Bắc (2018) [1], Nguyễn<br />
Văn Chương (2015) [3] và Nguyễn Ngọc Trìu (2014) [9] với tỷ lệ nam giới bị ĐQN lần<br />
lượt là 60,7%; 61,7% và 60,6%. Điều này được lý giải là do các yếu tố nguy cơ gây<br />
ĐQN thường gặp ở nam như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu...<br />
Lứa tuổi thường gặp từ 60 - 80, tiếp theo là 40 - 59 tuổi. Theo Nguyễn Văn Chương,<br />
Nguyễn Thị Mai Dung, Nguyễn Trọng Lưu, ĐQN thường xảy ra ở lứa tuổi > 50,<br />
gặp nhiều nhất từ 60 - 79 tuổi [3, 4, 5], vì ở tuổi này, các yếu tố nguy cơ có xu hướng<br />
gia tăng, mặt khác yếu tố bảo vệ có chiều hướng suy giảm.<br />
<br />
28<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020<br />
<br />
Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng ĐQN.<br />
Thể bệnh Đột quỵ nhồi máu (n = 174) Đột quỵ chảy máu (n = 26)<br />
Di chứng n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %<br />
<br />
Rối loạn vận động 129 74,1 24 92,3<br />
<br />
Rối loạn cảm giác 115 66,1 23 88,4<br />
<br />
Rối loạn ngôn ngữ 105 60,3 21 80,7<br />
<br />
Rối loạn thị giác 50 28,7 15 57,6<br />
<br />
Rối loạn thính giác 51 29,3 12 46,1<br />
<br />
Rối loạn giấc ngủ 84 48,3 22 84,6<br />
<br />
Rối loạn tâm thần 3 1,7 4 15,3<br />
<br />
Đau đầu 86 49,4 24 92,3<br />
<br />
Giảm trí nhớ 78 44,8 21 80,7<br />
<br />
<br />
Sau ĐQN, BN có nhiều tổn thương thần kinh như rối loạn vận động; rối loạn cảm<br />
giác và rối loạn ngôn ngữ. Điều trị cứu sống tính mạng BN là ưu tiên hàng đầu; nhưng<br />
chăm sóc, phục hồi di chứng cho BN sau đột quỵ lại là mục tiêu rất quan trọng [4, 5].<br />
2. Thực trạng tái khám, tư vấn, điều trị BN sau ĐQN.<br />
Bảng 3: Đặc điểm tái khám, tư vấn, điều trị BN sau ĐQN.<br />
Số lần Chưa lần nào (n = 200) Ít nhất 1 lần (n = 200)<br />
Nội dung n % n %<br />
<br />
BN tái khám sau điều trị ĐQN 135 67,5 65 32,5<br />
BN gọi điện cho nhân viên y tế để được<br />
155 77,5 45 22,5<br />
tư vấn sức khỏe<br />
Nhân viên y tế gọi điện cho BN để tư<br />
164 82 32 18<br />
vấn sức khỏe<br />
Nhân viên y tế trực tiếp đến gia đình BN<br />
181 90,5 19 9,5<br />
để thăm khám, điều trị, tư vấn<br />
<br />
Tỷ lệ tái khám thấp so với khuyến cáo của WHO, BN cần tái khám tốt nhất<br />
1 tháng/lần, tối thiểu 3 tháng/lần [10]. Tái khám giúp thầy thuốc nhận định tình trạng<br />
bệnh, di chứng sau ĐQN để có kế hoạch điều trị, chăm sóc và phục hồi di chứng sau<br />
ĐQN. Theo Thrift A.G (Mỹ), tỷ lệ BN sau ĐQN gọi điện cho nhân viên y tế hoặc nhân<br />
viên y tế gọi điện cho BN, người chăm sóc BN ít nhất 1 tháng/lần là 86,3%; tỷ lệ này<br />
ở Na Uy là 91,6%; Pháp 77,3% [10]. Theo WHO, tốt nhất người bệnh và nhân viên<br />
y tế nên liên lạc với nhau qua điện thoại để tư vấn sức khỏe 1 tháng/lần, tối thiểu<br />
3 tháng/lần [10].<br />
<br />
29<br />
T¹P CHÝ Y - d−îc HäC QU¢N Sù Sè 1-2020<br />
<br />
Theo WHO, chăm sóc BN sau ĐQN có theo là 40 - 59 tuổi (26,5%). Tỷ lệ BN nam<br />
nhiều mô hình, phương pháp, trong đó 60,5%, nữ 39,5%. Sau ĐQN để<br />
Ngành Y tế cử các đội chăm sóc ngoại lại nhiều di chứng như: rối loạn vận<br />
viện đến cộng đồng, vào tận gia đình động (76,5%); rối loạn cảm giác (68,5%)<br />
chăm sóc người bệnh sau ĐQN, đây là và rối loạn ngôn ngữ (63%).<br />
một phương pháp hiệu quả [10]. Tuy nhiên, Sau ĐQN, tỷ lệ BN tuân thủ chế độ tái<br />
thực trạng phục hồi chức năng của BN khám, tư vấn sức khỏe, điều trị thấp.<br />
điều trị ngoại trú ở khu vực thị xã Sơn Tây, 67,5% BN không thực hiện chế độ tái<br />
Hà Nội còn thấp. Cần tăng cường hoạt khám sau ĐQN, tái khám ít nhất 1 lần<br />
động chăm sóc người bệnh sau ĐQN 32,5%. BN không gọi điện cho nhân viên<br />
ngoại trú và tại cộng đồng. Tái khám, y tế để được tư vấn sức khỏe 77,5%, gọi<br />
tư vấn, điều trị BN sau ĐQN đóng vai trò ít nhất 1 lần 22,5%; nhân viên y tế không<br />
quan trọng, giúp người bệnh hồi phục, gọi điện tư vấn sức khỏe cho BN sau<br />
ĐQN 82%, gọi ít nhất 1 lần 18%. Sau ĐQN,<br />
phòng ngừa tái phát.<br />
90,5% nhân viên y tế không trực tiếp đến<br />
3. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của gia đình BN thăm khám, tư vấn sức khỏe,<br />
BN sau ĐQN. đến ít nhất 1 lần 9,5%. Sau ĐQN, BN có<br />
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của BN nhu cầu cao về chăm sóc sức khỏe,<br />
sau ĐQN: có người chăm sóc: 104 BN 52% BN cần có người chăm sóc, tái khám<br />
(52%); tái khám: 155 BN (77,5%); tư vấn 77,5%, tư vấn sức khỏe 66%, điều trị 86,5%,<br />
sức khỏe: 132 BN (66%); điều trị: 173 BN lao động 51%, tham gia các hoạt động<br />
(86,5%); lao động: 102 BN (51%); tham xã hội 73,5%.<br />
gia các hoạt động xã hội: 147 BN (73,5%). Cần thực hiện tốt công tác chăm sóc<br />
Kết quả này tương đồng một phần với sức khỏe BN sau ĐQN nhằm phòng ngừa<br />
các nghiên cứu trước đây về nhu cầu ĐQN tái phát, phục hồi chức năng, giúp<br />
chăm sóc sau ĐQN [5, 6]. Như vậy, phần BN tái hòa nhập xã hội.<br />
lớn BN sau ĐQN có nhu cầu tái khám,<br />
tư vấn sức khỏe, điều trị và phục hồi di TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
chứng rất lớn. Do đó, cần nỗ lực để đáp 1. Dương Hữu Bắc, Nguyễn Ngọc Anh.<br />
ứng các nhu cầu của BN, giúp BN sớm Đánh giá kết quả áp dụng quy trình điều<br />
phục hồi, phòng chống tái phát, khiếm dưỡng xử trí BN ĐQN tại Khoa Cấp cứu,<br />
Bệnh viện TWQĐ 108. Tạp chí Y Dược<br />
khuyết và trở lại với cộng đồng và xã hội.<br />
Lâm sàng 108. 2018, 13, tr.6-8.<br />
2. Mai Hồng Bàng. Điều trị và chăm sóc<br />
KẾT LUẬN<br />
người bệnh ĐQN tại Bệnh viện TWQĐ 108.<br />
Qua nghiên cứu 200 BN ĐQN điều trị Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. 2017,<br />
tại Bệnh viện Quân y 105, sau ra viện tr.10-12.<br />
cư trú tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội thấy lứa 3. Nguyễn Văn Chương. Đột quỵ não. Nhà<br />
tuổi thường gặp từ 60 - 80 (55%), tiếp xuất bản Quân đội Nhân dân. 2015, tr.37.<br />
<br />
30<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020<br />
<br />
4. Nguyễn Thị Mai Dung, Nguyễn Như 8. Nguyễn Văn Thông. Đột quỵ não - Cấp<br />
Bình. Đánh giá tình hình chăm sóc và quản lý cứu, điều trị, dự phòng. Nhà xuất bản Y học.<br />
BN ĐQN tại Bệnh viện Quân y 91, Quân khu 1. 2005, tr.77.<br />
Tạp chí Y Dược Lâm sàng 108. 2018, 13, tr.2-3. 9. Nguyễn Ngọc Trìu. Công tác chăm sóc<br />
5. Nguyễn Trọng Lưu. Tình hình chăm sóc phục hồi chức năng BN ĐQN tại Khoa Nội<br />
và quản lý BN bị tai biến mạch máu não tại Thần kinh, Bệnh viện Quân y 7, Quân khu 3.<br />
Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh. 2010, tr.46. Hội nghị Khoa học Điều dưỡng. 2014, tr.3-8.<br />
6. Hồ Hữu Lương. Tai biến mạch máu não. 10. Thrift A.G, McNeil J.J, Forbes A,<br />
Nhà xuất bản Y học. 1998, tr.44-67. Donnan G.A. Risk factors for cerebral<br />
7. Lê Văn Thành. Bệnh thần kinh học. Nhà hemorrhage in the era of well-controlled<br />
xuất bản TP. Hồ Chí Minh. 1998, tr.125-144. hypertension. 1996, 27 (11), pp.2020-2025.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
31<br />