Khảo sát thành phần hóa học và khả năng kháng khuẩn Staphylococus aureus và Salmonella sp. của tinh dầu sả chanh, vỏ bưởi da xanh
lượt xem 1
download
Với mục đích đa dạng hóa ứng dụng các sản phẩm có chứa tinh dầu, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị vừa có tác dụng kháng khuẩn, vừa tự nhiên an toàn cho người sử dụng, do đó nghiên cứu khảo sát thành phần hóa học và khả năng kháng vi khuẩn Staphylococus aureus và Salmonella sp. của tinh dầu sả chanh, vỏ bưởi da xanh đã được thực hiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát thành phần hóa học và khả năng kháng khuẩn Staphylococus aureus và Salmonella sp. của tinh dầu sả chanh, vỏ bưởi da xanh
- KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN STAPHYLOCOCUS AUREUS VÀ SALMONELLA SP. CỦA TINH DẦU SẢ CHANH, VỎ BƯỞI DA XANH Trần Đình Mạnh1 1. Viện Phát triển Ứng dụng, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Sản phẩm tinh dầu được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực cuộc sống của chúng ta ngày nay. Với mục đích đa dạng hóa ứng dụng các sản phẩm có chứa tinh dầu, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị vừa có tác dụng kháng khuẩn, vừa tự nhiên an toàn cho người sử dụng, do đó nghiên cứu khảo sát thành phần hóa học và khả năng kháng vi khuẩn Staphylococus aureus và Salmonella sp. của tinh dầu sả chanh, vỏ bưởi da xanh đã được thực hiện. Tinh dầu vỏ bưởi da xanh, sả chanh thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước có thành phần chính D-limonene và citral tương ứng. Hỗn hợp tinh dầu sả chanh-vỏ bưởi da xanh ở nồng độ 5% trong tween 80 5% cho hiệu quả kháng khuẩn S. aureus và Salmonella sp. với đường kính vòng kháng khuẩn lần lượt là 17 và 15,1 mm. Hiệu quả kháng khuẩn của hỗn hợp tinh dầu sả chanh-vỏ bưởi da xanh > tinh dầu sả chanh > tinh dầu vỏ bưởi da xanh. Khả năng kháng khuẩn S. aureus tốt hơn so với vi khuẩn Salmonella sp. Dựa vào kết quả này, hỗn hợp tinh dầu sả chanh-vỏ bưởi da xanh có thể ứng dụng vào sản phẩm nước lau sàn, khăn lau khử trùng. Từ khóa: Bưởi da xanh, kháng khuẩn, sả chanh, thành phần hóa học, tinh dầu 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Staphylococcus aureus (S. aureus hay tụ cầu vàng) là vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất ở người, Gram dương, phát hiện nhiều trên da và mũi, thường gây nhiễm trùng khi xâm nhập vào máu, gây ra nhiều loại bệnh nhiễm trùng mãn tính, nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn huyết (Xiao và nnk., 2020). Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng tại bệnh viện và trong cộng đồng. Salmonella sp. (vi khuẩn gây tiêu chảy) cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp có thể gây tử vong (Popa và Papa, 2021), Gram âm, tồn tại nhiều trong đất, nước và không khí ô nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh nhiễm khuẩn Salmonella là do thực phẩm đã gây ra các đợt bùng phát dịch ở Châu Âu (Jiménez và nnk., 2014). Hiện tại, chưa có vắc-xin để phòng ngừa bệnh S. aureus. Do đó, việc tìm kiếm các sản phẩm vừa có tác dụng khử khuẩn vừa an toàn cho người sử dụng được quan tâm để thay thế cho các chất kháng sinh, chất kháng khuẩn tổng hợp từ hóa học để kiểm soát nhiễm khuẩn đặc biệt trong môi trường bệnh viện. Tinh dầu là chất lỏng đậm đặc dễ bay hơi được chiết xuất từ thực vật, có nguồn gốc tự nhiên được xem là an toàn. Ngày nay, có khoảng 400 đến 500 loại tinh dầu được sản xuất thương mại, việc thương mại và ứng dụng tinh dầu vẫn tiếp tục phát triển. Từ lâu trong y học, tinh dầu được biết đến với khả năng sát trùng, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng vi-rút, chống oxy hóa, chống ung thư và điều hòa miễn dịch, làm thuốc giảm đau, chống viêm (Bakkali và nnk., 2008), do đó chúng được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong y học (de Almeida và nnk., 2010). Ngoài ra, chúng còn được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm và bảo quản thực phẩm (Mukarram và nnk., 2021). Nhờ chúng chứa nhiều hợp chất có hoạt tính 371
- sinh học - thành phần chủ yếu có trong tinh dầu như hydrocarbon (monoterpenes và sesquiterpenes) và các hợp chất oxy hóa (alcohol, este, ete, aldehyd, xeton, lacton, phenol và ete phenol) (Khorshidian và nnk., 2018) đã được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, diệt côn trùng, chống ký sinh trùng, bảo quản thực phẩm và kiểm soát các bệnh ở người và thực vật (Ma và nnk., 2019; Mutlu-Ingok và nnk., 2019; de Almeida và nnk., 2010) Bưởi (Citrus paradisi) là một loại trái cây cận nhiệt đới thuộc họ cam quýt với sản lượng hàng năm ước tính khoảng 8,3 triệu tấn, một lượng lớn vỏ bưởi được tạo ra do nhu cầu tiêu thụ bưởi ngày càng tăng. Từ đó vỏ bưởi được sử dụng để tạo ra các sản phẩm có giá trị như tinh dầu. Ở nước ta, sả chanh (Cymbopogon citratus) và bưởi (Citrus paradisi) được trồng khá phổ biến, phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế, chủ yếu làm các sản phẩm chế biến, dược liệu, dược phẩm, ... Trong đó nhiều tỉnh trồng sả với diện tích lớn để chiết xuất tinh dầu. Tinh dầu bưởi đã được ứng dụng nhiều trong y học kích thích mọc tóc, lợi tiểu, chống oxy hóa, khử trùng. Với thành phần chính là limonene có trong tinh dầu bưởi (Huynh và nnk., 2021; Phạm và nnk., 2021) và thành phần chính là citral, isoneral, isogeranial, geraniol, geranyl acetate, citronellal, citronellol có trong tinh dầu sả (Mukarram và nnk., 2021) đã chứng minh nó có tác dụng kháng khuẩn, trị tiêu chảy, diệt côn trùng, ấu trùng, chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư. Từ những tính chất trên của tinh dầu sả và bưởi đã cho thấy chúng là ứng viên đầy hứa hẹn có khả năng khử khuẩn. Do đó khảo sát thành phần hóa học và khả năng kháng vi khuẩn Staphylococus aureus và Salmonella sp. của tinh dầu sả chanh, vỏ bưởi da xanh được thực hiện, làm cơ sở cho việc phát triển các sản phẩm chứa tinh dầu như sản phẩm tẩy rửa gia dụng, khăn lau khử trùng, nước lau sàn, … 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu Cây sả chanh sau trồng 3 tháng và vỏ bưởi da xanh được thu mua tại Bạch Đằng, Tân Uyên, Bình Dương. Chủng vi khuẩn Samonella sp. và Staphylococcus aureus được mua tại phòng phân tích vi sinh, trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 2.2. Chiết xuất tinh dầu Sả chanh rửa sạch, bưởi da xanh gọt vỏ, sau đó cắt nhỏ (mỗi loại 6 kg) cho vào nồi chưng cất lôi cuốn hơi nước. Sau đó thêm 10 lít nước vào hệ thống, tiến hành chưng cất trong 3 giờ ở nhiệt độ 1000C áp suất thường thu được tinh dầu sả chanh, tinh dầu vỏ bưởi da xanh và được làm khan bằng Na2SO4. Sản phẩm tinh dầu được phân tích thành phần hóa học và bảo quản kín trong lọ thủy tinh tối màu ở 40C trước khi sử dụng. 2.3. Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu được thực hiện bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch (Nguyen và nnk., 2015). Lấy 1 ml dịch huyền phù vi khuẩn có nồng độ 108 CFU/ml (tương đương với độ đục của McFarland 0,5) trang đều trên bề mặt thạch Meuller-Hinton Agar (MHA) đến khi bề mặt khô (đường kính đĩa 9 cm) và tiến hành tạo 4 giếng bằng thanh đục lỗ vô trùng có đường kính 8 mm. Nồng độ tinh dầu sả chanh, vỏ bưởi da xanh, hỗn hợp tinh dầu sả chanh-vỏ bưởi da xanh chứa 2,5; 3,5 và 5% được chuẩn bị trong Tween 80 5% và sau đó được thêm vào giếng (10 µl). Tween 80 5% được sử dụng làm đối chứng âm. Mỗi đĩa bao gồm 4 giếng chứa một nồng độ tinh dầu sả chanh, vỏ bưởi da xanh, hỗn hợp sả chanh-vỏ bưởi da xanh và tween 80 5% và thực hiện lặp lại 5 lần đối với các vi khuẩn trên. Các đĩa sau đó được giữ mát trong 4 giờ để tinh dầu khuếch tán ra bề mặt thạch trước khi ủ ở 370C trong 24 giờ. Sau thời gian ủ tiến hành đo đường kính vòng kháng khuẩn. 372
- 2.4. Phương pháp đánh giá chỉ tiêu theo dõi Thành phần tinh dầu được xác định bằng phương pháp GC-MS thông qua gởi mẫu phân tích tại trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp xác định đường kính vòng kháng khuẩn: đường kính vòng kháng khuẩn được đo và xác định theo công thức sau: ∆D = D – d (mm). Trong đó, D là đường kính vòng kháng khuẩn (mm), d là đường kính lỗ khoan (mm). 2.5. Phương pháp xử lý số liệu Tất cả các số liệu thu thập được, được xử lý bằng phần mềm JMP 10.0. Sự khác biệt giữa các nghiệm thức được so sánh bằng Anova Duncan với mức ý nghĩa 95%. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả thành phần hóa học của tinh dầu Tinh dầu sả chanh và tinh dầu vỏ bưởi da xanh thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước với hiệu suất tinh dầu thu được lần lượt là 1,48 và 1,95% và đều là dạng lỏng. Tinh dầu sả chanh có màu vàng nhạt, trong suốt, có mùi thơm đặc trưng của sả, vị hơi cay. Tinh dầu vỏ bưởi da xanh có trạng thái trong suốt, không màu, có mùi thơm dễ chịu đặc trưng của bưởi (Hình 1). Những tính chất này của tinh dầu sả chanh và vỏ bưởi da xanh cũng như hiệu suất thu hồi của chúng cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đó bởi Huynh và nnk (2021), Phong và nnk (2021). Hình 1. Nguyên liệu và tinh dầu thu được từ (a: sả chanh, b: vỏ bưởi da xanh) Thành phần tinh dầu được phân tích bằng phương pháp GC-MS và cho kết quả được thể hiện ở Bảng 1. Kết quả cho thấy có 27 hợp chất được xác định trong tinh dầu vỏ bưởi da xanh và 45 hợp chất được xác định trong tinh dầu sả chanh. Đối với tinh dầu vỏ bưởi da xanh, thành phần hóa học chính chủ yếu D-limonene (93,84%) và β-mycrene (1,93%). Ngoài ra, trong tinh dầu vỏ bưởi da xanh còn tồn tại các thành phần khác như α-pinene (0,72%), α-citral (0,53%), α-phellandrene (0,45%), ... (Bảng 1). Đối với tinh dầu sả chanh, các thành phần hóa học chính bao gồm α-citral (42,82%), β-citral (29,86%), β-mycrene (7,87%), geraniol (2,49%), isogeraniol (2,44%), p-mentha-1,5-dien-8-ol (2,18%), β-linalool (1,6%), trans-β-ocimene (1,37%), 6-methylhept-5-en-2-one (1%). Bên cạnh đó, các thành phần khác cũng tồn tại trong tinh dầu sả chanh gồm cis-β-ocimene (0,94%), D-limonene (0,89%), caryophyllene (0,60%), caryophyllene (0,59%), isoneral (0,58%), … (Bảng 1). Đối với tinh dầu vỏ bưởi da xanh, kết quả của chúng tôi cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đó bởi Huynh và nnk (2021), Phạm và nnk (2021) cho thấy rằng thành phần chính có trong tinh dầu bưởi là limonene. Đối với tinh dầu sả chanh, thành phần chính có trong tinh dầu cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đó bởi Nguyễn và nnk (2022), thành phần chủ yếu trong tinh dầu sả chanh là α-citral (44%), β-citral (33,2%), và triacetin (23,8%). Tuy nhiên hàm lượng tinh dầu trong các nghiên cứu có sự khác nhau. Sự khác nhau về hàm lượng của các thành phần chính có trong tinh dầu có thể là do giống, điều kiện canh tác, phương pháp, điều kiện chiết xuất, giai đoạn tăng trưởng, thu hoạch (Bourgou và nnk., 2012). Ngoài ra, thành phần của tinh dầu còn khác nhau giữa các loài và bộ phận của cây. 373
- Bảng 1. Thành phần hóa học của tinh dầu sả chanh, vỏ bưởi da xanh Tinh dầu vỏ bưởi da xanh Tinh dầu sả chanh STT Thời Tên thành phần Hàm Thời Tên thành phần Hàm gian lưu lượng gian lưu lượng (phút) (%) (phút) (%) 1 5.15 α-Pinene 0.72 5.15 α-Pinene 0.08 2 6.46 (+)-Sabinene 0.25 5.68 Camphene 0.11 3 7.08 β-Mycrene 1.93 6.85 6-Methylhept-5-en-2-one 1.00 4 7.93 α-Phellandrene 0.45 7.08 β-Mycrene 7.87 5 8.90 ρ-Cymene 0.29 9.18 D-Limonene 0.89 6 9.21 D-Limonene 93.84 9.36 1.8-Cineole 0.12 7 10.28 trans-β-Ocimene 0.19 9.58 trans-β-Ocimene 1.37 8 11.09 γ-Terpinene 0.12 10.28 cis-β-Ocimene 0.94 9 12.06 Linalool oxide, trans- 0.07 14.00 α-Naginatene 0.11 10 14.83 Linalool 0.17 14.63 Perillen 0.09 11 16.40 1R, 4R-p-Mentha-2,8-dien-l-ol 0.06 14.83 β-Linalool 1.60 12 17.00 Limonene oxide, cis- 0.09 15.79 p-Mentha-1,3,8-triene 0.14 13 17.23 Limonene 1,2-epoxide 0.11 16.42 1R,4R-p-Mentha-2,8-dien-l-ol 0.09 14 19.44 α-Terpineol 0.19 17.05 p-Mentha-1,5,8-triene 0.08 15 19.56 (-)-trans-Isopiperitenol 0.08 17.62 6-Octenal,7-methyl-3-methylene- 0.20 16 20.11 trans-Carveol 0.05 17.76 trans-Chrysanthemal 0.16 17 20.27 cis-Geraniol 0.04 18.01 Citronellal 0.29 18 20.45 cis-Carveol 0.05 18.36 Isoneral 0.58 19 20.61 β-Citral 0.38 18.67 p-Mentha-1,5-dien-8-ol 2.18 20 20.73 Carvone 0.07 19.02 Isogeraniol 2.44 21 20.91 Geraniol 0.04 19.58 (-)-trans-Isopiperitenol 0.11 22 21.30 α-Citral 0.53 19.77 cis-Carveol 0.11 23 21.45 Perillal 0.03 20.27 cis-Geraniol 0.08 24 22.82 α-Terpinyl acetate 0.03 20.35 Citronellol 0.59 25 23.34 Neryl actate 0.04 20.63 β-Citral 29.86 26 24.06 Caryophyllene 0.12 20.91 Geraniol 2.49 27 25.06 Eremophila-l(10), 11-diene 0.06 21.32 α-Citral 42.82 28 22.36 trans-Geranic acid methyl ester 0.04 29 23.24 Cubenol 0.35 30 23.34 Geranyl acetate 0.35 31 23.56 β-Elemene 0.09 32 24.07 Caryophyllene 0.60 33 24.24 α-Bergamotene 0.20 34 24.28 α-Guaiene 0.07 35 24.61 Humulene 0.10 36 25.01 β-Chamigrene 0.14 37 25.04 (±)-Cadinene 0.19 38 25.19 α-Muurolene 0.10 39 25.25 δ-Guaiene 0.06 40 25.40 γ-Cadinene 0.12 41 25.45 Cadina-l(10),4-diene 0.24 42 26.35 Caryophyllene oxide 0.07 43 26.85 Selin-6-en-4α-ol 0.73 44 27.21 α-Cadinol 0.07 45 27.36 5β,10α-Eudesm-11-en-4-ol 0.09 374
- 3.2. Kết quả khả năng kháng khuẩn của tinh dầu Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu phụ thuộc vào nồng độ và loại tinh dầu, kết quả được thể hiện ở Bảng 2. Nhìn chung tinh dầu sả chanh, vỏ bưởi da xanh và hỗn hợp sả chanh-vỏ bưởi da xanh đều có tác dụng kháng khuẩn đối với S. aureus và Salmonella sp. ở nồng độ 3,5 và 5% (Hình 2 và 3). Ở nồng độ 2,5% tinh dầu, cả 3 loại tinh dầu đều cho kết quả không kháng 2 chủng vi khuẩn kiểm định. Khi tăng nồng độ từ 3,5 lên 5%, hiệu quả kháng khuẩn tăng lên đối với hỗn hợp tinh dầu sả chanh-vỏ bưởi da xanh cho đường kính vòng kháng khuẩn 17 mm (S. aureus) và 15,1 mm (Salmonella sp.) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Đối với tinh dầu sả chanh, không có sự khác biệt giữa nồng độ 3,5 và 5% (Bảng 2). Dựa vào kết quả Bảng 2 cho thấy tinh dầu vỏ bưởi da xanh cho kết quả kháng khuẩn kém hơn so với tinh dầu sả chanh và hỗn hợp sả chanh-vỏ bưởi da xanh. Trong đó, khả năng kháng vi khuẩn S. aureus tốt hơn so với vi khuẩn Salmonella sp. (Hình 2 và 3) Bảng 2. Kết quả đường kính vòng kháng khuẩn của tinh dầu sả chanh, vỏ bưởi da xanh và hỗn hợp của chúng Đường kính vòng kháng khuẩn (mm) Nồng độ tinh dầu vỏ bưởi Nồng độ tinh dầu sả chanh Nồng độ hỗn hợp tinh dầu sả Vi khuẩn da xanh (%) (%) chanh-vỏ bưởi da xanh (%) 2,5 3,5 5 2,5 3,5 5 2,5 3,5 5 Staphylococcus - 8,1b ± 0.4 9,0a ± 0,3 - 15,0a ± 0,1 15,0a ± 0,1 - 16,0b ± 0,2 17,0a ± 0,3 aureus Salmonella sp. - 7,0b ± 0,2 8,1a ± 0,4 - 14,0a ± 0,2 13,9a ± 0,1 - 14,0b ± 0,1 15,1a ± 0,2 Ghi chú: Các chữ cái theo sau các giá trị trong cùng một hàng trên cùng một loại tinh dầu giống nhau thì không có sự khác biệt về mặt thống kê với p
- Hình 2. Khả năng kháng khuẩn Staphylococcus aureus của tinh dầu sả chanh, vỏ bưởi da xanh và hỗn hợp của chúng Hình 3. Khả năng kháng khuẩn Salmonella sp. của tinh dầu sả chanh, vỏ bưởi da xanh và hỗn hợp của chúng Kết quả của chúng tôi cũng chỉ ra rằng, khảng năng kháng khuẩn S. aureus (gram dương) của tinh dầu tốt hơn vi khuẩn Salmonella sp. (gram âm), kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đó bởi Nazzaro và nnk (2013). Khả năng này là do vi khuẩn gram dương có một lớp peptidoglycan thành tế bào dày bao bên ngoài màng sinh chất còn thành tế bào của vi khuẩn gram âm gồm nhiều lớp hơn (gồm lớp kép phospholipid tế bào phức tạp chứa peptidoglycan và màng ngoài) có thể làm mất tác dụng của tinh dầu trước khi tác dụng lên màng sinh chất (Wang và nnk., 2019), giúp hạn chế sự khuếch tán của các hợp chất kỵ nước như tinh dầu lên màng. Ngoài ra, khả năng kháng còn phụ thuộc vào từng thành phần, cấu trúc hóa học, nhóm chức năng và cấu hình của tinh dầu (Nazzaro và nnk., 2013). Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu sả tốt hơn tinh dầu bưởi. Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu bưởi được chứng minh là do thành phần chính D-Limonene (82,86%) có trong tinh dầu bưởi (Huynh và nnk., 2021; Phạm và nnk., 2021). Được biết limonene là hợp chất dễ bay hơi với hoạt tính kháng khuẩn cao, khả năng chống viêm, chống ung thư và chất oxy hóa mạnh mẽ (Yu và nnk., 2017). Tuy nhiên, đối với tinh dầu sả, citral là thành phần chính đã được chứng minh có khả năng kháng khuẩn cao hơn (Ma và nnk., 2019; Mutlu-Ingok và nnk., 2019). Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu có thể được giải thích la do phá vỡ màng tế bào (Khorshidian và nnk., 2018), ức chế enzyme, tổn thương protein màng, ngăn cản quá trình vận chuyển proton qua màng, phân hủy màng ngoài của vi khuẩn, giải phóng lipopolysaccharides và làm tăng tính thấm của màng với ATP (Nazzaro và nnk., 2013), mất ion, giảm điện thế màng, suy giảm bơm proton và sự cạn kiệt nguồn ATP (Bakkali và nnk., 2008). 376
- 4. KẾT LUẬN Khả năng kháng khuẩn S. aureus và Salmonella sp. của hỗn hợp tinh dầu sả chanh-vỏ bưởi da xanh ở nồng độ 5% trong tween 80 5% tốt hơn tinh dầu sả chanh và tinh dầu vỏ bưởi da xanh với đường kính vòng kháng khuẩn 17 và 15,1 mm tương ứng. Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu đối với vi khuẩn Gram âm Salmonella sp. kém hơn vi khuẩn Gram dương S. aureus. Thành phần chính trong tinh dầu vỏ bưởi da xanh và sả chanh cũng được đánh giá lần lượt là D-limonene và citral, ngoài ra còn có các thành phần khác có trong tinh dầu cũng được ghi nhận. Với sự kết hợp các thành phần có trong 2 loại tinh dầu sả chanh-vỏ bưởi da xanh đã thể hiện kết quả kháng khuẩn tốt hơn. Từ đó, có thể ứng dụng hỗn hợp tinh dầu này vào các sản phẩm nước lau sàn, khăn lau khử trùng giúp đa dạng hoá các sản phẩm chứa tinh dầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bakkali, F., Averbeck, S., Averbeck, D. and Idaomar, M. (2008). Biological effects of essential oils– a review. Food and Chemical Toxicology, 46(2), 446-475. https://doi.org/10.1016/j.fct.2007.09.106. 2. Bourgou, S., Rahali, F. Z., Ourghemmi, I. and Saïdani Tounsi, M. (2012). Changes of peel essential oil composition of four Tunisian citrus during fruit maturation. The Scientific World Journal, 2012, 1-10. https://doi.org/10.1100/2012/528593. 3. de Almeida, C. D. F. C. B. R., Ramos, M. A., de Amorim, E. L. C. and de Albuquerque, U. P. (2010). A comparison of knowledge about medicinal plants for three rural communities in the semi-arid region of northeast of Brazil. Journal of Ethnopharmacology, 127(3), 674-684. https://doi.org/10.1016/j.jep.2009.12.005. 4. Deba, F., Xuan, T. D., Yasuda, M. and Tawata, S. (2008). Chemical composition and antioxidant, antibacterial and antifungal activities of the essential oils from Bidens pilosa Linn. var. Radiata. Food Control, 19(4), 346-352. https://doi.org/10.1016/j.foodcont.2007.04.011. 5. Huynh, X. P., Luu, M. C., Tran, T. X. N., Nguyen, N. T., Bui, H. D. L., Bach, L. G., Nguyen, V. M. và Tran, T. T. (2021). Thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật gây bệnh của tinh dầu từ vỏ bưởi da xanh (Citrus maxima (Burm.) Merr.). Hue University Journal of Science: Natural Science, 130(1C), 75-83. https://doi.org/10.26459/hueunijns.v130i1C.6247 6. Jiménez, M., Martinez-Urtaza, J., Rodriguez-Alvarez, M. X., Leon-Felix, J. and Chaidez, C. (2014). Prevalence and genetic diversity of Salmonella spp. in a river in a tropical environment in Mexico. Journal of Water and Health, 12(4), 874-884. https://doi.org/10.2166/wh.2014.051. 7. Khorshidian, N., Yousefi, M., Khanniri, E. and Mortazavian, A. M. (2018). Potential application of essential oils as antimicrobial preservatives in cheese. Innovative Food Science & Emerging Technologies, 45, 62-72. https://doi.org/10.1016/j.ifset.2017.09.020. 8. Ma, X., Shi, W. and Zhang, Y. (2019). Essential oils with high activity against stationary phase Bartonella henselae. Antibiotics, 8(4), 246. https://doi.org/10.3390/antibiotics8040246. 9. Mukarram, M., Choudhary, S., Khan, M. A., Poltronieri, P., Khan, M. M. A., Ali, J., Kurjak, D. and Shahid, M. (2021). Lemongrass essential oil components with antimicrobial and anticancer activities. Antioxidants, 11(1), 20. https://doi.org/10.3390/antiox11010020. 10. Mutlu-Ingok, A., Firtin, B. and Karbancioglu-Guler, F. (2019). Chemical composition and comparative antibacterial properties of basil essential oil against clinical and standard strains of campylobacter spp. ACTA Pharmaceutica Sciencia, 57(2). https://doi.org/10.23893/1307- 2080.APS.05711. 11. Nazzaro, F., Fratianni, F., De Martino, L., Coppola, R. and De Feo, V. (2013). Effect of essential oils on pathogenic bacteria. Pharmaceuticals, 6(12), 1451-1474. https://doi.org/10.3390/ph6121451. 12. Nguyen, L. T. H., Bui, T. Q., Le, T. D. and Nguyen, D. T. N. (2015). Study on the anti-bacterial activity of essential oils from Perilla leaves. Journal of Science and Development 13, 245-250. 377
- 13. Nguyễn, T. X. P., Đỗ, C. T., Hồ, T. T. T., Nguyễn, L. V. và Nguyễn, T. T. H. (2022). Thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus của tinh dầu sả chanh, cam, lài, quế và hỗn hợp của chúng. Tạp chí Công Thương, 12, 388-395. 14. Phạm, T. T., Trì, K. N., Nguyễn, H. N., Cao, H. P. A., Nguyễn, L. H. A. D., Lê, T. N. M. và Nguyễn, H. P. (2021). Thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu vỏ quả bưởi [Citrus grandis (L.) Osbeck] và phật thủ [Citrus medica L. var. Sarcodactylis (Noot.) Swingle]. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô, 12, 227-237. 15. Phong, H. X., Ngân, M. K., Nguyên, T. T. T., Châu, L. M., Thạnh, N. N., Giang, B. L., Cang, M. H., Dũng, N. T. và Ây, N. V. (2021). Thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật gây bệnh của tinh dầu vỏ bưởi Năm Roi (Citrus grandis (L.) Osbeck). Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 57, 189-195. https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2021.022. 16. Popa, G. L. and Papa, M. I. (2021). Salmonella spp. infection-a continuous threat worldwide. Germs, 11(1), 88. https://doi.org/10.18683/germs.2021.1244. 17. Varijakzhan, D., Yang, S. K., Chong, C. M., Akseer, R., Alhosani, M. S., Thomas, W., Lai, K. S. and Lim, S. H. E. (2021). Essential oils as potential antimicrobial agents. Sustainable Agriculture Reviews, 49(2), 93-122. https://doi.org/10.1007/978-3-030-58259-3_4. 18. Wang, L., Hu, W., Deng, J., Liu, X., Zhou, J. and Li, X. (2019). Antibacterial activity of Litsea cubeba essential oil and its mechanism against Botrytis cinerea. RSC Advances, 9(50), 28987- 28995. https://doi.org/10.1039/C9RA05338G. 19. Xiao, S., Cui, P., Shi, W. and Zhang, Y. (2020). Identification of essential oils with activity against stationary phase Staphylococcus aureus. BMC Complementary Medicine and Therapies, 20, 1-10. https://doi.org/10.1186/s12906-020-02898-4. 20. Yu, L., Yan, J. and Sun, Z. (2017). D-limonene exhibits anti-inflammatory and antioxidant properties in an ulcerative colitis rat model via regulation of iNOS, COX-2, PGE2 and ERK signaling pathways. Molecular Medicine Reports, 15(4), 2339-2346. https://doi.org/10.3892/mmr.2017.6241. 378
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khảo sát thành phần hóa học và thử hoạt tính antixidant của lá atiso Đà Lạt
8 p | 237 | 26
-
Khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu tiêu (piper nigruml) chiết xuất bằng phương pháp carbon dioxide (C02) lỏng siêu tới hạn
5 p | 177 | 24
-
Khảo sát tinh dầu và thành phần hóa học cao ethyl acetate từ củ gừng Nhật Bản (Zingiber officinale Roscoe var Kintoki)
8 p | 135 | 22
-
Nghiên cứu chiết xuất, khảo sát thành phần hóa học và bước đầu ứng dụng tinh dầu tràm trà (melaleuca alternifolia) trong sản xuất nước súc miệng
7 p | 271 | 18
-
Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh của tinh dầu lá bạch đàn trắng (Eucalyptus Camadulensis Dehnh.) ở Quy Nhơn, Bình Định
8 p | 191 | 10
-
Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào HEP-G2 của cây An Xoa
5 p | 185 | 9
-
Khảo sát thành phần hóa học cao hexan của lá cây trắc bách diệp (Biota Orientalis)
7 p | 105 | 7
-
Khảo sát thành phần hóa học của cây rau ngổ Enhydra Fluctuans Lour., họ cúc (Asteraceae)
4 p | 67 | 4
-
Thành phần hóa học của cây mộc ký ngũ hùng Dendrophtoe Pentandra (L.), họ chùm gửi (Loranthaceae) ký sinh trên cây mít (Artocarpus Integrifolia)
5 p | 55 | 3
-
Khảo sát thành phần hóa học và khả năng kháng oxy hóa tinh dầu lá húng quế (Ocimum basilicum L.)
6 p | 24 | 3
-
Khảo sát thành phần hóa học trong lá và tinh dầu hoa ngọc lan tây (Cananga odorata (Lam.)) tại tỉnh Bến Tre
11 p | 9 | 3
-
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây Trường Sinh Kalanchoe pinnata L. (Crassulaceae)
6 p | 56 | 2
-
Khảo sát thành phần hóa học của dịch chiết ethyl acetate từ cỏ sữa lá lớn (Euphorbia hirta Linn.)
7 p | 49 | 2
-
Khảo sát thành phần hóa thực vật và hoạt tính sinh học in vitro của lá sung (Ficus racemosa L.)
10 p | 65 | 2
-
Khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu thân và lá loài tía tô đất (Melissa Officinalis L.)
4 p | 58 | 2
-
Định tính thành phần hóa học của hương thảo (Rosemarinus officinalis L.) và bước đầu khảo sát ảnh hưởng quá trình thủy phân đến hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu hương thảo
8 p | 7 | 2
-
Khảo sát thành phần hóa học phần phân đoạn dichloromethane loài Long đởm (Gentiana scabra Bunge)
4 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn