Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Quận 11
lượt xem 3
download
Đề tài "Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Quận 11" được thực hiện với mục tiêu sau: khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ngoại trú tại Bệnh viện Quận 11; khảo sát tính hợp lý trong kê đơn; khảo sát hiệu quả điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Quận 11. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Quận 11
- KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 Trần Quỳnh Nhi* Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS.DS. Lý Thị Kim Dung, ThS.DS. Trương Minh Quang TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc, khảo sát tính hợp lý trong kê đơn và khảo sát hiệu quả điều trị tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang với dữ liệu hồi cứu trên 400 bệnh nhân đang điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Quận 11 trong khoảng thời gian từ tháng 12/2022 – 01/2023. Kết quả: Độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 62±8,669. Bệnh nhân nữ chiếm đa số với 58,5% và phần lớn bệnh nhân ở độ tuổi < 70 tuổi (82,25%), với tần suất mắc các bệnh đi kèm theo khá cao (95,75%). Đa số bệnh nhân được chỉ định phối hợp thuốc (81,75%) và phối hợp 2 thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất với phối hợp ARB+CCB. Tỷ lệ hợp lý cho chỉ định thuốc, liều dùng và tỷ lệ hợp lý chung lần lượt là 95,75%, 100% và 95,75%. Khảo sát cho thấy có 124 đơn thuốc có xảy ra tương tác thuốc, trong đó, 17 đơn ở mức độ nghiêm trọng, tránh dùng chung và 107 đơn ở mức độ trung bình, cần được theo dõi. Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu là 59,25%. Từ khóa: tăng huyết áp, phối hợp, hợp lý 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh tim mạch và tử vong sớm trên toàn thế giới. Vào năm 2010 ước tính cho thấy có 31,1% người trưởng thành (1,39 tỷ người) trên toàn thế giới bị tăng huyết áp. Tỷ lệ tăng huyết áp hiện nay ở các nước có thu nhập thấp và trung bình (LMIC) cao hơn so với các nước có thu nhập cao (31,5%, 1,04 tỷ người so với 28,5%, 349 triệu người) (Mills et al., 2020). Năm 2019, tỷ lệ tăng huyết áp được chuẩn hóa theo độ tuổi toàn cầu ở người lớn từ 30–79 tuổi là 32% ở phụ nữ và 34% ở nam giới. Tại Việt Nam, từ năm 1960 đến 2008, tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn đã tăng gấp 25 lần từ 1% lên 25,1%. Đây là một con số đáng báo động vì tăng huyết áp gây ra các biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tử vong (Minh et al., 2021). Báo cáo điều tra quốc gia vào năm 2015 cho thấy cứ 5 người trưởng thành ở Việt Nam thì có 1 người được chẩn đoán là mắc tăng huyết áp. Như vậy hiện nay theo ước tính nước ta có khoảng 12 triệu người tăng huyết áp và điều đặc biệt lưu ý là tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp chưa được phát hiện là gần 60% và chỉ có 14% bệnh nhân hiện đang được điều trị (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, 2018). Do đó, việc kiểm soát huyết áp sớm và kịp thời rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Điều này đòi hỏi bác sĩ phải luôn thận trọng trong kê đơn 415
- thuốc sao cho phù hợp với từng cá thể bệnh nhân, không những nâng cao hiệu quả điều trị mà còn đảm bảo an toàn cho sức khoẻ bệnh nhân. Đây cũng là động lực cho nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Quận 11” với mục tiêu nghiên cứu như sau: (1) Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ngoại trú tại Bệnh viện Quận 11 (2) Khảo sát tính hợp lý trong kê đơn. (3) Khảo sát hiệu quả điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Quận 11 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Quận 11 với dữ liệu trên 400 bệnh nhân đang điều trị tăng huyết áp BHYT ngoại trú tại bệnh viện trong khoảng thời gian từ tháng 12/2022-01/2023. 2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn - Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên và được chẩn đoán là tăng huyết áp - Bệnh nhân có quay lại tái khám sau ít nhất 1 tháng. 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ: - Bệnh nhân không quay lại tái khám - Bệnh nhân không có kết quả đo chỉ số huyết áp. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu được tính dựa trên công thức ước tính cho một tỷ lệ trong quần thể: Với: n: cỡ mẫu cần nghiên cứu α: xác suất sai lầm loại I (α = 0,05) Z(1-α/2): giá trị từ phân bố chuẩn, được tính dựa trên mức ý nghĩa thống kê (với mức ý nghĩa thống kê = 5% thì Z(1-α/2) = 1,96) 416
- P: tỷ lệ ước đoán của quần thể và P được lấy là 0,497 (tỷ lệ bệnh nhân đạt được HA mục tiêu là 49,7%) (Koh et al., 2020) d: sai số tuyệt đối chấp nhận (d = 0,05) Tính được cỡ mẫu tối thiểu là 385. Cỡ mẫu thực tế của nhóm nghiên cứu là 400. 2.3. Thu thập và xử lí số liệu Tất cả phép kiểm thống kê được thực hiện với phần mềm SPSS và dữ liệu được lưu trữ bằng Microsoft Excel. 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp 3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân Bảng 0-1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi và giới tính Nam Nữ Tổng Độ tuổi Tần suất Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ % < 70 136 34 193 48,25 329 82,25 ≥ 70 30 7,5 41 10,25 71 17,75 Tổng 166 41,5 234 58,5 400 100 Độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 62 ± 8,669, tương tự với kết quả nghiên cứu của Minji Jung và cộng sự qua các năm 2015, 2016 và 2017 lần lượt là 62,6 ± 13,17, 61,9 ± 13,18 và 61,2 ± 13,18 (Jung et al., 2020). Qua thống kê nhóm nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh có sự chênh lệch giữa 2 giới, trong đó nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới gấp gần 1,5 lần (58,5% so với 41.5%). Sự chênh lệch này cũng tương đồng với nghiên cứu của Alkaabi và cộng sự (Alkaabi et al., 2019). Sự gia tăng tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở nữ giới có liên quan đến thời kỳ sau mãn kinh, sự thiếu hụt estrogen nội sinh dẫn đến tăng độ cứng động mạch và độ nhạy cảm với muối, làm giảm sản xuất NO nội mô và tăng biểu hiện thụ thể angiotensin II (Izumi et al., 2007). Xét về độ tuổi, nhóm tuổi dưới 70 tuổi chiếm phần lớn dân số nghiên cứu (N=329; 82,25%). Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Baozhen Dai và cộng sự, với tỷ lệ bệnh nhân mắc tăng huyết áp < 70 tuổi chiếm 66,7% (Dai et al., 2022). Bệnh mắc kèm phổ biến nhất là bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn (76%), đái tháo đường type 2 (41,25%), rối loạn chuyển hóa lipoprotein và tình trạng tăng lipid máu khác (54,5%), tăng lipid máu hỗn hợp (7,75%), cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA) (21,75%), suy nhược thần kinh (29,25%), GERD (26,75%). 3.1.2.Đặc điểm thuốc điều trị Tần suất các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp được kê đơn 417
- Bảng 0-2. Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp được kê đơn Nhóm thuốc Có Không Tổng Tần suất Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ % ARB 247 61,75 153 38,25 400 100 CCB-DHP 242 60,5 158 39,5 400 100 BB 214 53,5 186 46,5 400 100 Lợi tiểu thiazide/ 150 37,5 250 62,5 400 100 giống thizide ACEi 64 16 336 84 400 100 Lợi tiểu quai 5 1,25 395 98,75 400 100 Đối kháng 5 1,25 395 98,75 400 100 aldosterone ACEi - ức chế men chuyển; ARB – chẹn thụ thể AT1 của angiotensin II; BB – chẹn thụ thể beta; CCB-DHP – chẹn kênh calci nhóm dihydropyridin Các hướng dẫn của châu Âu và Hoa Kỳ đều khuyến cáo dùng ACEi/ARB là lựa chọn đầu tay trong điều trị tăng huyết áp (Whelton et al., 2018; Williams et al., 2018). Tỷ lệ sử dụng ARB chiếm ưu thế so với ACEI (61,75% so với 16%) có thể được giải thích bởi khả năng dung nạp tốt hơn của ARB so với ACEI, đặc biệt với các tác động bất lợi như ho khan (Chen et al., 2021). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có nét tương đồng với nghiên cứu của Sang Hyuck Kim và cộng sự, với nhóm ARB là loại thuốc được kê thường xuyên nhất (51,6%), tiếp theo là CCB (45%), BB (18,5%), thuốc lợi tiểu (17%) và ACEi (3,1%) (Kim et al., 2019). Lựa chọn phối hợp thuốc điều trị tăng huyết áp Kết quả thu được từ nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Alkaabi và cộng sự, với tỷ lệ phối hợp 2 thuốc là 35,5%, phối hợp 3 thuốc là 32,25%; đơn trị liệu là 18,25%; phối hợp 4 thuốc là 8,50% và phối hợp 5 thuốc là 0,25% (Alkaabi et al., 2019). 418
- Biểu đồ 0-1. Lựa chọn phối hợp thuốc trong điều trị Phác đồ điều trị tăng huyết áp Bảng 0-3. Các phác đồ điều trị tăng huyết áp Nhóm thuốc Hoạt chất Tần suất Tỷ lệ % Tổng Tần suất Tỷ lệ % Đơn trị (N=73, 100%) BB Bisoprolol 25 34,25 25 34,25 Losartan 20 27,40 23 31,51 ARB Telmisartan 2 2,74 Irbesartan 1 1,37 CCB-DHP Cilnidipine 12 16,44 18 24,66 Amlodipine 3 4,11 Lercanidipine 2 2,74 Nifedipine 1 1,37 ACEi Perindopril 5 6,85 7 9,59 Ramipril 2 2,74 Phối hợp 2 thuốc (N= 163, 100%) Losartan + Amlodipine 69 42,33 71 43,55 419
- ARB + CCB-DHP Irbesartan + Cilnidipine 1 0,61 Telmisartan + Amlodipine 1 0,61 ACEi + lợi tiểu Enalapril + 25 15,34 25 15,34 thiazide/ giống Hydrochlorothiazid thiazide BB + lợi tiểu thiazide/ Bisoprolol + 20 12,27 20 12,27 giống thiazide Hydrochlorothiazid Bisoprolol + Cilnidipine 12 7,36 18 11,04 Bisoprolol + Nifedipine 2 1,23 BB + CCB-DHP Propranolol + Lercanidipine 2 1,23 Bisoprolol + Lercanidipine 1 0,61 Propranolol + Amlodipine 1 0,61 Candesartan + 7 4,29 14 8,58 Hydrochlorothiazid ARB + lợi tiểu thiazide/ giống Telmisartan + 6 3,68 thiazide Hydrochlorothiazid Irbesartan + 1 0,61 Hydrochlorothiazid ARB + BB Losartan + Bisoprolol 10 6,13 10 6,13 ACEi + BB Perindopril + Bisoprolol 1 0,61 2 1,22 Lisinopril + Propranolol 1 0,61 CCB-DHP + lợi tiểu Nifedipine + Furosemid 1 0,61 2 1,22 quai Lercanidipine + Furosemid 1 0,61 ACEi + đối kháng Perindopril + Spironolacton 1 0,61 1 0,61 aldosterone Phối hợp 3 thuốc (N= 129, 100%) 420
- ARB + BB + CCB Losartan + Bisoprolol+ 69 53,49 69 53,49 Amlodipine Candesartan + Bisoprolol + 5 3,88 16 12,42 Hydrochlorothiazid ARB + BB + lợi tiểu Irbesartan + Bisoprolol + 5 3,88 thiazide/ giống Hydrochlorothiazid thiazide Telmisartan + Bisoprolol + 5 3,88 Hydrochlorothiazid Losartan + Bisoprolol + 1 0,78 Hydrochlorothiazid ACEi + BB + lợi tiểu Enalapril + Bisoprolol + 14 10,85 15 11,63 thiazide/ giống Hydrochlorothiazid thiazide Perindopril + Bisoprolol + 1 0,78 Hydrochlorothiazid Irbesartan + Cilnidipine + 3 2,33 10 7,77 Hydrochlorothiazid ARB + CCB + lợi tiểu Telmisartan + Cilnidipine + 3 2,33 thiazide/ giống Hydrochlorothiazid thiazide Telmisartan + Amlodipine + 3 2,33 Hydrochlorothiazid Irbesartan + Amlodipine + 1 0,78 Hydrochlorothiazid Enalapril + Cilnidipine + 4 3,10 10 7,76 Hydrochlorothiazid ACEI + CCB + lợi Enalapril + Amlodipine + 2 1,55 tiểu thiazide/ giống Hydrochlorothiazid thiazide Enalapril + Lercanidipine + 2 1,55 Hydrochlorothiazid Enalapril + Nifedipine + 1 0,78 421
- Hydrochlorothiazid Candesartan + 1 0,78 Lercanidipine + Hydrochlorothiazid BB + CCB + lợi tiểu Bisoprolol + Cilnidipine + 5 3,88 6 4,66 thiazide/ giống Hydrochlorothiazid thiazide Bisoprolol + Lercanidipine 1 0,78 + Hydrochlorothiazid ARB + lợi tiểu Losartan + Amlodipine + 1 0,78 2 1,56 thiazide/ giống Spironolacton thiazide + đối kháng aldosterone Irbesartan + Lercanidipine + 1 0,78 Spironolacton ARB + CCB + lợi tiểu Irbesartan + Nifedipin + 1 0,78 1 0,78 quai Furosemid Phối hợp 4 thuốc (N= 34, 100%) Losartan + Bisoprolol + 22 64,71 28 82,35 Amlodipin + Hydrochlorothiazid ARB + BB + CCB + lợi tiểu thiazide/ Irbesartan + Bisoprolol + 2 5,88 giống thiazide Cilnidipine + Hydrochlorothiazid Candesartan + Bisoprolol + 1 2,94 Amlodipine + Hydrochlorothiazid Losartan + Bisoprolol + 1 2,94 Amlodipine + Indapamid Telmisartan + Bisoprolol + 1 2,94 Amlodipine + Hydrochlorothiazid Telmisartan + Bisoprolol + 1 2,94 Cilnidipine + 422
- Hydrochlorothiazid ACEI + BB + CCB + Enalapril + Bisoprolol + 2 5,88 4 11,76 lợi tiểu thiazide/ giống Cilnidipine + thiazide Hydrochlorothiazid Enalapril + Bisoprolol + 1 2,94 Amlodipine + Hydrochlorothiazid Enalapril + Propranolol + 1 2,94 Lercanidipine + Hydrochlorothiazid ARB + CCB + lợi tiểu Irbesartan + Nifedipine + 1 2,94 1 2,94 thiazide/ giống Hydrochlorothiazid + thiazide + đối kháng Spironolacton aldosterone ARB + CCB + lợi tiểu Losartan + Amlodipine + 1 2,94 1 2,94 quai + đối kháng Furosemid + Spironolacton aldosterone Phối hợp 5 thuốc (N= 1, 100%) ACEI + BB + CCB + Enalapril + Bisoprolol + 1 100 1 100 lợi tiểu thiazide/ giống Lercanidipine + thiazide + lợi tiểu quai Hydrochlorothiazid + Furosemid Trong chiến lược đơn trị liệu cho bệnh nhân tăng huyết áp, nhóm thuốc BB được lựa chọn nhiều nhất, với hoạt chất được kê toa là bisoprolol (34,25%). Các nhóm thuốc còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn bao gồm ARB (31,51%), CCB (24,66%) và ACEi (9,59%). Xét về mặt dược lý, ARB/ACEi là hai nhóm thuốc phù hợp nhất cho chiến lược đơn trị liệu với tác động giảm huyết áp đáng kể và ngăn ngừa tổn thương cơ quan đích (Cicero et al., 2020) và các hướng dẫn điều trị hiện tại không khuyến cáo dùng BB cho phác đồ đơn trị liệu mà thường dùng cho phác đồ phối hợp thuốc và đặc biệt khi bệnh nhân có mắc kèm đau thắt ngực, sau nhồi máu cơ tim, suy tim hoặc kiểm soát tần số nhịp, phụ nữ có thai (Whelton et al., 2018; Williams et al., 2018; Minh et al., 2022). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ được kê của ARB thấp hơn không đáng kể so với nhóm BB (31,51% so với 34,25%), có lẽ do liên quan đến lợi ích lâu dài về sự sống còn đối với bệnh nhân tăng huyết áp khi dùng đơn trị bisoprolol với sự gia tăng đáng kể thời gian sống sót lên tới 15 năm so với các thuốc BB khác và so với các thuốc hạ áp khác (Sabidó et al., 2018). 423
- Trong số 9 phối hợp điều trị với 2 nhóm thuốc, cặp phối hợp được sử dụng nhiều nhất là ARB + CCB (chiếm 43,55%) với cặp hoạt chất được kê nhiều nhất là losartan + amlodipine (42,33%); tiếp theo đó là phối hợp giữa ACEI và lợi tiểu thiazide (15,34%). Sự phổ biến của các phác đồ này trong nhóm nghiên cứu phù hợp với khuyến cáo điều trị tăng huyết áp của nhiều hiệp hội tim mạch hiện nay (Williams et al., 2018; Minh et al., 2022). Theo đó, Hội tim mạch học Việt Nam (năm 2022) khuyến cáo phác đồ kết hợp thuốc đầu tay trong điều trị tăng huyết áp nên là ACEi hoặc ARB kết hợp CCB hoặc lợi tiểu thiazide (Minh et al., 2022). Amlodipine và losartan cũng là hai loại thuốc được kê phổ biến nhất theo hệ thống dữ liệu chăm sóc sức khỏe của Hàn Quốc với tỷ lệ đạt được huyết áp mục tiêu là hơn 90% (Lee et al., 2021). Ở những bệnh nhân THA khó điều trị hoặc bệnh nhân THA không kiểm soát khi dùng phối hợp 2 thuốc thì sẽ được khuyến nghị dùng phối hợp 3 thuốc nhằm tăng hiệu quả đưa huyết áp về mức mục tiêu (Gallo et al., 2022). Phối hợp 3 thuốc cũng là lựa chọn phổ biến trong mẫu nghiên cứu. Qua khảo sát cho thấy phối hợp thuốc của 3 nhóm ARB, BB, CCB-DHP chiếm tỷ lệ cao nhất (53,49%), Tương tác thuốc Bảng 0-4. Tỷ lệ bệnh nhân gặp tương tác thuốc Số đơn thuốc có Tương tác thuốc Mức tương tác Tỷ lệ % tương tác thuốc Có xảy ra tương tác Nghiêm trọng 17 4,25 Trung bình 107 26,75 Tổng 124 31 Không xảy ra tương tác 276 69 Nhóm nghiên cứu tra tương tác dựa trên phần mềm Medscape Interaction Checker và tiến hành đánh giá tương tác giữa các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp với các thuốc khác trong đơn. Kết quả tra cứu cho thấy có 124 đơn thuốc có xảy ra tương tác thuốc, trong đó, 17 đơn (4,25%) có mức tương tác được xếp vào mức nghiêm trọng, tránh dùng chung và 107 đơn (26,75%) ở mức độ tương tác trung bình, cần theo dõi chặt chẽ. Khảo sát tính hợp lý trong kê đơn Dựa trên hướng dẫn điều trị tăng huyết áp của VNHA 2022, hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, kết quả tra cứu tương tác thuốc, kết quả khảo sát sự hợp lý trong kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp được trình bày trong bảng 3-5 dưới đây. 424
- Bảng 0-5. Tính hợp lý trong kê đơn thuốc điều trị THA (N=400) Phân loại tính hợp lý Hợp lý Tỷ lệ % Hợp lý về chỉ định 383 95,75 Hợp lý về liều 400 100 Hợp lý chung 383 95,75 Trong 400 đơn thuốc được khảo sát, có 383 đơn thuốc phù hợp về chỉ định (chiếm 95,75%) và 17 trường hợp không phù hợp về chỉ định do có xuất hiện tương tác thuốc ở mức độ nghiêm trọng, cần tránh dùng đồng thời với thuốc khác trong đơn. Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định thuốc hợp lý trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với tỷ lệ 84,3% trong nghiên cứu của Thái Khoa Bảo Châu và Võ Thị Hồng Phượng (Châu & Phượng, 2016). Mặc dù, tỷ lệ hợp lý về chỉ định khá cao, tuy nhiên, vẫn còn nhiều đơn thuốc lựa chọn thuốc chưa là tối ưu, cụ thể, 33 đơn thuốc (8.25%) sử dụng BB ở những bệnh nhân không có bệnh kèm được khuyến cáo ưu tiên sử dụng BB trong điều trị tăng huyết áp. Qua tra cứu thông tin thuốc trong tờ hướng dẫn sử dụng và khuyến cáo điều trị tăng huyết áp của VNHA 2022, tất cả các thuốc điều trị tăng huyết áp đều được chỉ định với liều thích hợp (Minh et al., 2022). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Bùi Đặng Phương Chi và cộng sự và nghiên cứu của Lưu Hồng Liên và cộng sự, với tỷ lệ phù hợp về liều dùng là 100% (Chi et al., 2020; Liên et al., 2023). Tính hợp lý chung trong nghiên cứu của chúng tôi là hợp lý về chỉ định và liều dùng thuốc điều trị tăng huyết áp. Khảo sát cho thấy tỷ lệ hợp lý chung của mẫu nghiên cứu là 95,75%. Khảo sát hiệu quả điều trị tăng huyết áp Sau 1 tháng điều trị, tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát được huyết áp theo Hướng dẫn điều trị tăng huyết áp của Hội tim mạch học Việt Nam (VNHA, 2022) được trình bày trong bảng 3-6 dưới đây. Bảng 0-6. Tỷ lệ bệnh nhân đạt được huyết áp mục tiêu Có bệnh đồng Không có bệnh đồng mắc Tổng (N = 400) mắc Độ tuổi Tỷ lệ Tỷ lệ Tần số Tần số Tỷ lệ % Tần số % % 18 – 69 192 48 1 0,25 193 48,25 ≥ 70 44 11 0 0 44 11 Tổng 236 59 1 0,25 237 59,25 (N=400) 425
- Nhóm nghiên cứu ghi nhận được phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi kiểm soát được huyết áp (59,25%, N = 237). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Huỳnh Văn Minh và cộng sự, với tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp được kiểm soát là 58,69% (Minh et al., 2021). và thấp hơn nghiên cứu của Thái Khoa Bảo Châu và Võ Thị Hồng Phượng là 67,3% (Châu & Phượng, 2016). Nguyên nhân của việc kiểm soát được huyết áp thấp hơn có thể là do bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là bệnh nhân ngoại trú, cho nên không thể đảm bảo tuân thủ trị liệu cũng như chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến kết quả huyết áp. Hơn nữa, việc kê đơn thuốc với lựa chọn điều trị không là tối ưu cũng có thể giải thích 1 phần tỷ lệ bệnh nhân đạt mức huyết áp mục tiêu không cao. 4. KẾT LUẬN Xác định được mô hình và tính hợp lý trong kê đơn cho các bệnh nhân điều trị THA ngoại trú có BHYT với tỷ lệ kê toa hợp lý khá cao. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát huyết áp với thuốc không cao và vẫn còn một tỷ lệ nhỏ các chỉ định vẫn chưa hợp lý, có nguy cơ gặp tương tác thuốc nghiêm trọng, do đó, cần cập nhật hướng dẫn điều trị, cũng như kiểm tra tương tác thuốc khi kê đơn và cần theo dõi, giám sát chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alkaabi, M. S., Rabbani, S. A., Rao, P. G. M., & Ali, S. R. (2019). Prescription Pattern of Antihypertensive Drugs: An Experience from a Secondary Care Hospital in the United Arab Emirates. Journal of Research in Pharmacy Practice, 8(2), 92–100. https://doi.org/10.4103/jrpp.JRPP_18_85 2. Châu T. K. B., & Phượng V. T. H. (2016). The use of medicines in treating hypertension in Hue University Hospital. Tạp chí Y Dược học, 6(2), 76. 3. Chen, R., Suchard, M. A., Krumholz, H. M., Schuemie, M. J., Shea, S., Duke, J., Pratt, N., Reich, C. G., Madigan, D., You, S. C., Ryan, P. B., & Hripcsak, G. (2021). Comparative First-Line Effectiveness and Safety of ACE (Angiotensin-Converting Enzyme) Inhibitors and Angiotensin Receptor Blockers: A Multinational Cohort Study. Hypertension, 78(3), 591–603. https://doi.org/10.1161/HYPERTENSIONAHA.120.16667 4. Chi, B. Đ. P., Hiệp, B. T., & Hoàng, N. T. X. (2020). Tính hợp lý trong việc kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp cho bệnh nhân ngoại trú. Journal of Community Medicine, 63(2), 82–87. https://doi.org/10.52163/yhc.v62i2%20(2021).54 5. Cicero, A. F. G., Landolfo, M., & Borghi, C. (2020). Are monotherapies still valuable to the treatment of hypertension? Expert Opinion on Pharmacotherapy, 21(13), 1523–1526. https://doi.org/10.1080/14656566.2020.1770728 6. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. (2018). Hội thảo đối thoại chính sách về dự phòng, điều trị và quản lý các bệnh tim mạch tại tuyến y tế cơ sở. Hội thảo đối thoại chính sách về dự phòng, điều trị và quản lý các bệnh tim mạch tại tuyến y tế cơ sở. https://vncdc.gov.vn/hoi-thao-doi-thoai-chinh-sach-ve- du-phong-dieu-tri-va-quan-ly-cac-benh-tim-mach-tai-tuyen-y-te-co-so-nd14783.html 7. Dai, B., Addai-Dansoh, S., Nutakor, J. A., Osei-Kwakye, J., Larnyo, E., Oppong, S., Boahemaa, P. Y., & Arboh, F. (2022). The prevalence of hypertension and its associated risk factors among older 426
- adults in Ghana. Frontiers in Cardiovascular Medicine, 9, 990616. https://doi.org/10.3389/fcvm.2022.990616 8. Gallo, G., Volpe, M., & Rubattu, S. (2022). Angiotensin Receptor Blockers in the Management of Hypertension: A Real-World Perspective and Current Recommendations. Vascular Health and Risk Management, 18, 507–515. https://doi.org/10.2147/VHRM.S337640 9. Izumi, Y., Matsumoto, K., Ozawa, Y., Kasamaki, Y., Shinndo, A., Ohta, M., Jumabay, M., Nakayama, T., Yokoyama, E., & Shimabukuro, H. (2007). Effect of Age at Menopause on Blood Pressure in Postmenopausal Women. American Journal of Hypertension, 20(10), 1045–1050. https://doi.org/10.1016/j.amjhyper.2007.04.019 10. Jung, M., Choo, E., & Lee, S. (2020). Comprehensive Trends and Patterns of Antihypertensive Prescriptions Using a Nationwide Claims Database in Korea. Clinical Epidemiology, Volume 12, 963– 975. https://doi.org/10.2147/CLEP.S265966 11. Kim, S. H., Shin, D. W., Kim, S., Han, K., Park, S., Kim, Y.-H., Jeon, S.-A., & Kwon, Y.-C. (2019). Prescribing Patterns of Antihypertensives for Treatment-Naïve Patients in South Korea: From Korean NHISS Claim Data. International Journal of Hypertension, 2019, 1–10. https://doi.org/10.1155/2019/4735876 12. Koh, K., Goh, C., Goh, S., Koh, Y., & Tan, N. (2020). Blood pressure goal attainment in multi- ethnic Asian patients with hypertension and dyslipidaemia in primary care. Singapore Medical Journal, 61(9), 469–475. https://doi.org/10.11622/smedj.2019102 13. Lee, J., Choi, J., Yum, Y., Joo, H. J., Kim, Y.-H., An, H., & Kim, E. J. (2021). Clinical effectiveness and safety of amlodipine/losartan-based single-pill combination therapy in patients with hypertension: Findings from real-world, multicenter observational databases. Journal of Clinical Hypertension (Greenwich, Conn.), 23(11), 1975–1983. https://doi.org/10.1111/jch.14380 14. Liên, L. H., Linh, N. C., Hà, N. T. N., & Khánh, Đ. D. (2023). NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ TÍNH HỢP LÝ SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẠC LIÊU NĂM 2021-2022. Tạp Chí Y Học Việt Nam, 520(1B). https://doi.org/10.51298/vmj.v520i1B.3929 15. Mills, K. T., Stefanescu, A., & He, J. (2020). The global epidemiology of hypertension. Nature Reviews Nephrology, 16(4), 223–237. https://doi.org/10.1038/s41581-019-0244-2 16. Minh, H. V., Huy, T. V., Khai, P. G., Viet, N. L., Loi, D. D., Tri, N. V., Hung, P. M., Nhan, V. T., Huan, D. Q., Quang, N. N., Sy, H. V., Sinh, C. T., Phong, P. D., Duc, N. M., Phuoc, D. V., Vinh, P. N., Hoa, C. N., Binh, T. Q., Cong, N. D., … Long, D. P. P. (2022). Khuyến cáo của phân hội tăng huyết áp- Hội tim mạch học Việt Nam (VSH/VNHA) về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2022. http://www.vnha.org.vn 17. Minh, H. V., Poulter, N. R., Viet, N. L., Sinh, C. T., Hung, P. N., Ngoc, N. T. M., Hung, N. V., Son, T. K., Dong, N. T., Thang, D. C., Thuan, N. D., Tuan, T. A., Beaney, T., Partington, G., & Tien, H. A. (2021). Blood pressure screening results from May Measurement Month 2019 in Vietnam. 427
- European Heart Journal Supplements: Journal of the European Society of Cardiology, 23(Suppl B), B154–B157. https://doi.org/10.1093/eurheartj/suab035 18. Sabidó, M., Hohenberger, T., & Grassi, G. (2018). Pharmacological intervention in hypertension using beta-blockers: Real‐world evidence for long-term effectiveness. Pharmacological Research, 130, 191–197. https://doi.org/10.1016/j.phrs.2018.01.010 19. Whelton, P. K., Carey, R. M., Aronow, W. S., Casey, D. E., Collins, K. J., Dennison Himmelfarb, C., DePalma, S. M., Gidding, S., Jamerson, K. A., Jones, D. W., MacLaughlin, E. J., Muntner, P., Ovbiagele, B., Smith, S. C., Spencer, C. C., Stafford, R. S., Taler, S. J., Thomas, R. J., Williams, K. A., … Wright, J. T. (2018). 2017 ACC/AHA/AAPA/ABC/ACPM/AGS/APhA/ASH/ASPC/NMA/PCNA Guideline for the Prevention, Detection, Evaluation, and Management of High Blood Pressure in Adults. Journal of the American College of Cardiology, 71(19), e127–e248. https://doi.org/10.1016/j.jacc.2017.11.006 20. Williams, B., Mancia, G., Spiering, W., Agabiti Rosei, E., Azizi, M., Burnier, M., Clement, D. L., Coca, A., de Simone, G., Dominiczak, A., Kahan, T., Mahfoud, F., Redon, J., Ruilope, L., Zanchetti, A., Kerins, M., Kjeldsen, S. E., Kreutz, R., Laurent, S., … Brady, A. (2018). 2018 ESC/ESH Guidelines for the management of arterial hypertension. European Heart Journal, 39(33), 3021–3104. https://doi.org/10.1093/eurheartj/ehy339 428
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khảo sát tình hình kê đơn kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Quân y 4 - Quân đoàn 4
7 p | 72 | 7
-
Thực trạng sử dụng thuốc tiêm, truyền tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng
6 p | 16 | 7
-
Thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện Hữu nghị năm 2020
5 p | 12 | 5
-
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp năm 2021
8 p | 5 | 4
-
Thực trạng kê đơn thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Dương, năm 2021
8 p | 19 | 4
-
Khảo sát thực trạng giám sát HbA1c và lựa chọn thuốc điều trị đái tháo đường cho bệnh nhân đái tháo đường típ 2 được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
9 p | 10 | 3
-
Xây dựng phần mềm Phasolpro GSKĐ 1.0 - giám sát kê đơn về phác đồ điều trị và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú
9 p | 4 | 3
-
Khảo sát thực trạng bán lẻ thuốc dựa trên tình huống mua thuốc kê đơn tại các nhà thuốc tư nhân trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 36 | 2
-
Tình hình sử dụng các chế phẩm máu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương giai đoạn 2021-2023
5 p | 7 | 2
-
Thực trạng kê đơn thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại Bệnh viện Thống Nhất năm 2023
8 p | 3 | 1
-
Hiệu quả của các giải pháp can thiệp vào thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế tại một số cơ sở y tế công lập ở thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2018
7 p | 2 | 1
-
Khảo sát và phác thảo danh mục tương tác điều trị cần chú ý trong thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
6 p | 0 | 0
-
Phát triển phần mềm Pharsolpro – GSKD 1.5 giám sát kê đơn về chỉ định & liều dùng trong khám chữa bệnh ngoại trú
5 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn