Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG STRESS NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐIỀU<br />
DƯỠNG VỪA LÀM VỪA HỌC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ ĐỒNG NAI<br />
Nguyễn Hồng Quang*, Nguyễn Thị Dung*, Trần Thái Hiền*, Trịnh Thị Chinh*<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Đặt vấn đề: Hiện nay trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người bệnh, điều dưỡng viên có vai trò rất quan<br />
trọng và ngày càng được nâng cao. Người điều dưỡng cộng tác cùng với bác sĩ trong quá trình điều trị cho bệnh<br />
nhân nhưng do tính chất công việc có nhiều sức ép nên tỷ lệ stress nghề nghiệp rất cao. Theo Hiệp hội Lao động<br />
Hoa Kỳ, nghề điều dưỡng là một trong những nghề đứng đầu danh sách bị sức ép công việc quá lớn.<br />
Mục tiêu: Khảo sát thực trạng stress nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng vừa làm vừa học tại trường Cao<br />
đẳng Y tế Đồng Nai.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, bộ câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Stress<br />
trên điều dưỡng (NSS) và bộ công cụ thang đo cảm nhận căng thẳng (PSS).<br />
Kết quả: Mức độ stress ở đối tương nghiên cứu chủ yếu là stress nhẹ chiếm 74,8%, còn lại 25,2% đối tượng<br />
nghiên cứu có mức độ stress vừa. Không có tỷ lệ bị stress nặng. Trong nhóm các tác nhân gây stress thì nhóm liên<br />
quan đến thời gian và khối lượng công việc gây ra tỷ lệ stress cao nhất. Nhóm liên quan đến mối quan hệ trong<br />
công việc là nhóm gây stress thấp nhất.<br />
Kết luận: Các yếu tố gây stress cho điều dưỡng cần được lãnh đạo bệnh viện và bản thân người điều dưỡng<br />
nhận thức để có cách ứng phó tốt nhất. Qua đó có thể nâng cao hiệu suất làm việc của điều dưỡng và nâng cao<br />
chất lượng chăm sóc bệnh nhân.<br />
Từ khóa: stress, sinh viên điều dưỡng, NSS, PSS.<br />
ABSTRACT<br />
SURVEY OF OCCUPATIONAL STRESS LEVEL AMONG NURSING STUDENTS IN DONG NAI<br />
MEDICAL COLLEGE<br />
Nguyen Hong Quang, Nguyen Thi Dung, Tran Thai Hien, Trinh Thi Chinh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 51 - 55<br />
<br />
Background: Nowadays, nurses have played an important role in health care systems. They collaborate with<br />
doctors in giving the best treatment to patients and have to work under pressure environment. Hence, the level of<br />
occupational stress among them is high. According to the US Labor Association, nursing profession is one of the<br />
most stressful jobs.<br />
Objectives: To determine occupational stress levels among nursing students who work while studying in<br />
Dong Nai Medical College.<br />
Methods: A cross-sectional study was conducted using a structured questionnaire based on the NSS and<br />
PSS.<br />
Results: Mild stress level accounted for 4.8% and moderate stress level 25.2%. None of subjects suffered<br />
from severe stress. Working hours and workload were the most common causal factors and work relationship<br />
accounted for the lowest proportion.<br />
Conclusions: Managers of hospitals and student nurses should recognize causes of stress in order to deal<br />
<br />
* Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Hồng Quang ĐT: 0919331379 Email: quangnguyenh2@yahoo.com.vn<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 51<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016<br />
<br />
with it better, through which patient care efficiency and quality are improved.<br />
Keywords: stress, nursing students, NSS, PSS.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai.<br />
<br />
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã coi stress ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
nghề nghiệp là một trong những mối đe dọa Đối tượng nghiên cứu<br />
nguy hiểm nhất của thế kỷ XXI. Theo số liệu Sinh viên điều dưỡng đang học hệ cử nhân<br />
thống kê, trầm cảm hiện đã là gánh nặng lớn vừa học vừa làm đang làm việc tại các cơ sở y tế<br />
nhất của các quốc gia giàu có, bởi nó làm suy và đang học tại trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai<br />
giảm chất lượng cuộc sống hoặc giảm tuổi thọ. năm học 2015-2016.<br />
Trong khi tại các quốc gia đang phát triển (trong<br />
đó có Việt Nam) các bệnh có nền tảng tâm lý Tiêu chí chọn mẫu<br />
đang có xu hướng mở rộng. Đến năm 2030, theo Sinh viên đang học cao đẳng điều dưỡng liên<br />
đánh giá của WHO – trầm cảm có thể trở thành thông tại trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai.<br />
vấn đề sức khỏe lớn nhất, vượt qua cả các bệnh Sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
hệ tim mạch và AIDS(5). Tiêu chí loại trừ<br />
Hiện nay trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe Sinh viên không có mặt tại thời điểm đánh<br />
người bệnh, điều dưỡng viên có vai trò rất quan giá.<br />
trọng và ngày càng được nâng cao, họ cộng tác<br />
Sinh viên không đồng ý tham gia nghiên<br />
cùng với bác sĩ trong quá trình điều trị cho bệnh<br />
cứu.<br />
nhân nhưng do tính chất công việc có nhiều sức<br />
ép nên tỷ lệ stress nghề nghiệp rất cao. Theo Cỡ mẫu<br />
Hiệp hội Lao động Hoa Kỳ, nghề điều dưỡng là Tất cả sinh viên đang học cao đẳng điều<br />
một trong những nghề đứng đầu danh sách bị dưỡng liên thông tại trường Cao đẳng Y tế Đồng<br />
sức ép công việc quá lớn và có tỉ lệ nhân viên Nai.<br />
stress rất cao(1). Thiết kế nghiên cứu<br />
Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai là trường Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
chuyên đào tạo cán bộ trong lĩnh vực chăm sóc<br />
Công cụ nghiên cứu<br />
sức khỏe, bao gồm các ngành: Điều dưỡng,<br />
Dược, Hộ sinh, Vật lý trị liệu trình độ trung cấp Bộ câu hỏi soạn sẵn được xây dựng lại dựa<br />
và cao đẳng. Trong đó điều dưỡng là một trong trên thang đo Stress trên điều dưỡng (NSS) và bộ<br />
những ngành chủ đạo và được đào tạo ở cả hai công cụ thang đo cảm nhận căng thẳng (PSS) cho<br />
hình thức chính quy và liên thông. Trong đó sinh phù hợp với tình hình thực tế và mục tiêu<br />
viên điều dưỡng liên thông là đối tượng học chịu nghiên cứu.<br />
nhiều áp lực trong đó có áp lực về công việc tại Bộ câu hỏi bao gồm 29 câu hỏi liên quan đến<br />
bệnh viện và các cơ sở y tế nơi họ làm việc. các nhóm tác nhân gây stress:<br />
Nhằm đánh giá thực trạng stress nghề nghiệp Nhóm A: Nhóm tác nhân gây stress liên<br />
của sinh viên điều dưỡng vừa làm vừa học tại quan đến bệnh nhân và thân nhân người bệnh<br />
trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai là lý do chúng gồm 7 câu.<br />
tôi chọn đề tài này để xác định lý do stress và các Nhóm B: Nhóm tác nhân gây stress liên quan<br />
yếu tố liên quan với mục tiêu nghiên cứu sau: mối quan hệ trong công việc gồm 7 câu.<br />
Mục tiêu nghiên cứu Nhóm C: Nhóm tác nhân gây stress liên<br />
Khảo sát thực trạng stress nghề nghiệp của quan đến thời gian và khối lượng công việc gồm<br />
sinh viên điều dưỡng vừa làm vừa học tại 6 câu.<br />
<br />
<br />
52 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Nhóm D: Nhóm tác nhân gây stress liên Nhân tố gây stress nghề nghiệp của đối<br />
quan đến điều trị và chăm sóc gồm 5 câu. tượng nghiên cứu<br />
Nhóm E: Nhóm tác nhân gây stress khác. Bảng 2: Mức độ gây stress của các tác nhân trên đối<br />
Mỗi một câu hỏi có 4 mức độ tương đương tượng nghiên cứu<br />
với mức điểm như sau: Mức độ Nhóm A Nhóm B Nhóm C Nhóm D Nhóm E<br />
Stress 99 119 55 115 83<br />
Không bao giờ: 1 điểm nhẹ (77,9%) (93,7%) (43,3%) (91,3%) (65,4%)<br />
Thỉnh thoảng: 2 điểm Stress 25 52 09 36<br />
08 (6,3%)<br />
vừa (19,6%) (40,9%) (7,0%) (28,3%)<br />
Thường xuyên: 3 điểm Stress 03 29 03 08<br />
00 (0%)<br />
Rất thường xuyên: 4 điểm nặng (2,3%) (15,8%) (1,7%) (6,3%)<br />
<br />
Mức độ stress được phân loại ở ba mức độ theo Trong nhóm các tác nhân gây stress thì C<br />
là nhóm liên quan đến thời gian và khối lượng<br />
thang điểm sau:<br />
công việc gây ra tỷ lệ stress nặng nhất. Tác<br />
Stress nhẹ: 29 điểm - 68 điểm<br />
nhân gây stress nhóm B là nhóm liên quan đến<br />
Stress vừa: 69 điểm đến 91 điểm mối quan hệ trong công việc là nhóm gây<br />
Stress nặng: Từ 92 điểm đến 116 điểm stress thấp nhất.<br />
Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Tháng 12 Trong nhóm tác nhân gây stress liên quan<br />
năm 2015 tại trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai. đến bệnh nhân và thân nhân người bệnh (A),<br />
Xử lý và phân tích số liệu: Các phiếu sau khi nhân tố được đánh giá ở mức độ căng thẳng<br />
thu thập sẽ được kiểm tra, xử lý bằng phần mềm nhiều trong nhóm tác nhân này là nhân tố “Nhìn<br />
SPSS 16.0. thấy sự đau đớn chịu đựng của người bệnh”, đạt<br />
334/508 điểm.<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong nhóm tác nhân gây stress liên quan<br />
Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng tham mối quan hệ trong công việc (B), nhân tố được<br />
gia nghiên cứu đánh giá ở mức độ căng thẳng nhiều trong nhóm<br />
Tổng số điều dưỡng tham gia nghiên cứu là tác nhân này là nhân tố “Thiếu cơ hội để trao đổi<br />
127, trong đó nữ chiếm 113 (89%), nam 14 (11%). cởi mở với lãnh đạo của khoa, bệnh viện”, đạt<br />
Trong tổng số điều dưỡng tham gia nghiên cứu 239/508 điểm.<br />
thì có 88 (69,3%) là sinh viên năm nhất, 39 Trong nhóm tác nhân gây stress liên quan<br />
(30,7%) là sinh viên năm 2. đến thời gian và khối lượng công việc (C),<br />
Thực trạng stress nghề nghiệp của đối nhân tố được đánh giá ở mức độ căng thẳng<br />
tượng nghiên cứu nhiều trong nhóm tác nhân này là nhân tố<br />
Bảng 1: Mức độ stress của đối tượng nghiên cứu “Quá tải công việc do thiếu điều dưỡng viên”,<br />
Mức độ Tần số Tỷ lệ % đạt 334/508 điểm.<br />
Stress nhẹ 95 74,8 Trong nhóm tác nhân gây stress liên quan<br />
Stress vừa 32 25,2 đến điều trị và chăm sóc (D), nhân tố được đánh<br />
Tổng số 127 100<br />
giá ở mức độ căng thẳng nhiều trong nhóm tác<br />
Tất cả 127 (100%) điều dưỡng tham gia nhân này là nhân tố “Cảm giác bất lực khi thấy<br />
nghiên cứu đều có stress, tuy nhiên mức độ tình trạng của người bệnh không được cải<br />
stress nhẹ ở đối tương nghiên cứu là chủ yếu, thiện”, đạt 270/508 điểm.<br />
chiếm 74,8%, còn lại 25,2 % đối tượng nghiên<br />
Trong nhóm tác nhân gây stress khác (E),<br />
cứu có mức độ stress vừa. Không có tỷ lệ bị<br />
nhân tố được đánh giá ở mức độ căng thẳng<br />
stress nặng.<br />
nhiều trong nhóm tác nhân này là nhân tố “Môi<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 53<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016<br />
<br />
trường làm việc: ồn ào, dễ tiếp xúc với mầm giờ, làm việc theo ca kíp, thời gian làm việc<br />
bệnh, dễ gây thương tích”, đạt 328/508 điểm. nghỉ ngơi không phù hợp, và áp lực phải hoàn<br />
Mối liên quan giữa mức độ stress nghề thành công việc trong 1 thời gian ngắn) là yếu<br />
tố gây stress đáng kể, chỉ đi sau yếu tố chứng<br />
nghiệp và một số yếu tố<br />
kiến cái chết của bệnh nhân(3). Nghiên cứu<br />
Bảng 3: Mối liên quan giữa mức độ stress và giới<br />
Samar M. Kamal tiến hành ở bệnh viện công<br />
tính<br />
tại Taif Arap Saudi trên 148 điều dưỡng cho<br />
Stress nhẹ Stress vừa Tổng số<br />
thấy tác nhân khối lượng công việc là tác nhân<br />
Nam 10 (71,4%) 4 (28,6%) 14 (100%)<br />
Giới tính thường xuyên gây ra stress cho điều dưỡng(4).<br />
Nữ 85 (75,2%) 28 (24,8%) 113 (100%)<br />
Tổng số 95 32 Nhóm tác nhân gây stress liên quan đến<br />
p=0,758 bệnh nhân và thân nhân người bệnh (A): Trong<br />
Tình trạng stress giữa nam và nữ không có nhóm này thì nhân tố nhìn thấy sự đau đớn, chịu<br />
sự khác nhau. đựng của người bệnh gây áp lực cao nhất cho<br />
điều dưỡng, chiếm 334/508 điểm. Trong nghiên<br />
Bảng 4: Mối liên quan giữa mức độ stress và năm học<br />
Stress nhẹ Stress vừa Tổng số<br />
cứu của Trần Thị Ngọc Mai tiến hành trên 299<br />
Năm học Năm 1 62 (70,5%) 26 (20,5%) 88 (100%) sinh viên điều dưỡng tại Đại học Y Hà Nội cũng<br />
Năm 2 33 (84,6%) 6 (15,4%) 39 (100%) cho thấy kết quả tương tự việc chứng kiến sự<br />
Tổng số 95 32 đau đớn chịu đựng của người bệnh là yếu tố gây<br />
p =0,090 stress cho người điều dưỡng(6). Vì thế người điều<br />
Sinh viên năm thứ nhất có tỷ lệ stress mức dưỡng cần chuẩn bị tâm lý để sãn sàng đối phó<br />
vừa cao hơn so với sinh viên năm 2, tuy nhiên với mọi tình huống xảy ra.<br />
sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p Nhóm tác nhân gây stress liên quan đến mối<br />
>0,05). quan hệ trong công việc (B): Đây là nhóm gây<br />
Bảng 5: Mối liên quan giữa mức độ stress nghề stress thấp nhất trong 5 nhóm yếu tố gây stress.<br />
nghiệp và tuổi Trong các nhân tố của nhóm gây stress này thì<br />
Stress nhẹ Stress vừa Tổng số nhân tố thiếu cơ hội để trao đổi cởi mở với lãnh<br />
Dưới 25 tuổi 33 (68,7%) 15 (31,3%) 48 (100%) đạo của khoa, bệnh viện là gây stress cao nhất,<br />
25-35 41 (78,8%) 11 (21,2%) 52 (100%) chiếm 239/508 điểm. Trong thực tế, người điều<br />
Trên 35 tuổi 21 (77,8%) 6 (22,2%) 27 (100%)<br />
dưỡng ít có cơ hội gặp gỡ lãnh đạo so với việc<br />
Tổng số 95 32 127<br />
gặp gỡ nhân viên cùng trong khoa. Việc bất<br />
p = 0,47<br />
đồng với các thành viên trong nhóm chăm sóc là<br />
Nhóm đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi thấp điểm nhất (199/508) cho thấy điều dưỡng<br />
dưới 25 tuổi có tỷ lệ stress mức độ vừa cao nhất, trong khoa trại có mối quan hệ tốt với nhau<br />
tuy nhiên sự khác biệt giữa các nhóm tuổi không trong công tác. Điều dưỡng cần tích cực phát<br />
có ý nghĩa thống kê (p >0,05). huy việc trao đổi thông tin với nhau nhằm chăm<br />
BÀN LUẬN sóc bệnh nhân một cách tốt nhất. Điều này tương<br />
đồng với nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Mai tiến<br />
Trong 5 nhóm tác nhân gây stress thì<br />
hành trên 299 sinh viên điều dưỡng tại Đại học Y<br />
nhóm nhân tố liên quan đến thời gian và khối<br />
Hà Nội (6).<br />
lượng công việc (C) gây ra tỷ lệ stress cao<br />
nhất, điều này tương đồng với nghiên cứu của Nhóm tác nhân gây stress liên quan đến thời<br />
Dragana Milutinovic và cộng sự tiến hành ở gian và khối lượng công việc (C): trong nhóm<br />
Serbia trên 1000 điều dưỡng đang công tác tại này thì nhân tố quá tải công việc do thiếu điều<br />
khoa ICU thì khối lương công việc (làm quá dưỡng viên là nhân tố gây stress cao nhất, chiếm<br />
334/508 điểm. Theo kế hoạch phát triển nhân lực<br />
<br />
<br />
54 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn Nhóm tác nhân gây stress liên quan đến mối<br />
2015– 2020(2) cho thấy nhu cầu về điều dưỡng cần quan hệ trong công việc (nhóm B) có tỷ lệ stress<br />
bổ sung nhiều trong những năm sắp tới để đáp thấp nhất.<br />
ứng nhu cầu chăm sóc của nhân dân. Việc điều Cần tăng cường cỡ mẫu để tìm ra được các<br />
dưỡng hiện nay bị quá tải công việc do thiếu mối liên quan giữa các yếu tố gây stress và các<br />
điều dưỡng viên là điều không tránh khỏi. yếu tố nhân khẩu học.<br />
Nhóm tác nhân gây stress liên quan đến Nhận thức các yếu tố gây stress cao giúp<br />
điều trị và chăm sóc (D): trong nhóm này thì Điều dưỡng loại bỏ stress trong công việc<br />
nhân tố cảm giác bất lực khi thấy tình trạng nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chăm<br />
của người bệnh không được cải thiện là nhân sóc bệnh nhân.<br />
tố gây stress nhiều nhất chiếm 270/508 điểm.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Điều này tương đồng với nghiên cứu của<br />
1. Báo động stress ở điều dưỡng, http://dantri.com.vn, truy cập<br />
Dragana Milutinovic và cộng sự tiến hành ở ngày 23/03/2016.<br />
Serbia trên 1000 điều dưỡng đang công tác tại 2. Cục Quản lý khám chữa bệnh. Quyết định số 2992/QĐ-BYT<br />
ngày 17/07/2015 của Bộ Y tế về phê duyệt kế hoạch phát triển<br />
khoa ICU thì việc phải chứng kiến cái chết và<br />
nhân lực trong hệ thống khám bệnh chữa bệnh giai đoạn 2015<br />
sự chịu đựng đau đớn của người bệnh là yếu – 2020, http://kcb.vn, truy cập ngày 24/03/2016.<br />
tố gây stress nhất cho điều dưỡng(3). 3. Milutinovic, Arh Hig Rada Toksikol (2012). Professional stress<br />
and health in ICU nurses in Serbia. The Journal of Institute for<br />
Nhóm tác nhân gây stress khác (E) thì nhân Medical Research and Occupational Health, 63(2):171.<br />
tố môi trường làm việc: Ồn ào, dễ tiếp xúc với 4. Samar M Kamal (2012). The effect of nurses’Percieved Job<br />
related stressor on job satisfaction in Taif government<br />
mầm bệnh, dễ gây thương tích tạo áp lực nhiều hospitals in Kingdom of Saudi Arabia. Journal of Ameriacan<br />
nhất cho điều dưỡng, chiếm 328/508 điểm. Điều Science, 2012; 8(3): 119-125. (ISSN: 1545 – 1003).<br />
này cũng có thể được giải thích do tình trạng quá 5. Stress nghề nghiệp - Mối đe dọa nguy hiểm của thế kỷ XXI,<br />
http://www.tienphong.vn, truy cập ngày 04/03/2016.<br />
tải của các cơ sở y tế và đặc thù của công việc 6. Trần Thị Ngọc Mai (2014). Thực trạng stress nghề nghiệp của<br />
điều dưỡng là phải tiếp xúc với nhiều bệnh nhân điều dưỡng lâm sàng đang học hệ cử nhân vừa làm vừa học<br />
tại trường Đại học Thăng Long và Đại học Thành Tây. Tạp chí<br />
và nguy cơ bị phơi nhiễm trong quá trình chăm<br />
y học thực hành, 4: tr. 110-115.<br />
sóc bệnh nhân.<br />
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Ngày nhận bài báo: 7/7/2016<br />
Trong 5 nhóm tác nhân gây stress thì nhóm Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/8/2016<br />
nhân tố liên quan đến thời gian và khối lượng Ngày bài báo được đăng: 05/10/2016<br />
công việc (nhóm C) gây ra tỷ lệ stress cao nhất.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 55<br />