intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát thực trạng tổ chức giảng dạy học phần Lịch sử Hàn Quốc tại khoa Hàn Quốc học, trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Khảo sát thực trạng tổ chức giảng dạy học phần Lịch sử Hàn Quốc tại khoa Hàn Quốc học, trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh trình bày khảo sát thực trạng tổ chức giảng dạy học phần Lịch sử Hàn Quốc tại khoa Hàn Quốc học dành cho sinh viên năm 2 chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực trạng giảng dạy về học phần Lịch sử Hàn Quốc với phương pháp khảo sát bằng biểu mẫu online.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát thực trạng tổ chức giảng dạy học phần Lịch sử Hàn Quốc tại khoa Hàn Quốc học, trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh

  1. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIẢNG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ HÀN QUỐC TẠI KHOA HÀN QUỐC HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Huỳnh Thanh Trúc, Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Nguyễn Thị Mộng Ngọc, Trương Huỳnh Anh Khoa Hàn Quốc học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) Giảng viên hướng dẫn: ThS. Khương Thị Thanh TÓM TẮT Bài viết trình bày khảo sát thực trạng tổ chức giảng dạy học phần Lịch sử Hàn Quốc tại khoa Hàn Quốc học dành cho sinh viên năm 2 chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực trạng giảng dạy về học phần Lịch sử Hàn Quốc với phương pháp khảo sát bằng biểu mẫu online. Nhóm nghiên cứu tiến hành xử lí và phân tích dữ liệu thông qua kết quả thu được sau khi tiến hành khảo sát từ hơn 70 sinh viên. Từ kết quả phân tích cho thấy đa phần sinh viên đều nhận thức được giá trị của học phần này, thế những trong quá trình tham gia học sinh viên cũng đang gặp phải những khó khăn nhất định. Qua đó, nhóm nghiên cứu cũng đã đề xuất một số phương pháp để cải thiện những khó khăn trên nhằm giúp sinh viên đang và sẽ học học phần này có những phương pháp học hiệu quả hơn, tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống và giúp nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên từ đó tạo cảm giác hứng thú cho sinh viên khi tham gia học học phần này. Từ khóa: học phần lịch sử Hàn Quốc, khảo sát, phương pháp, thực trạng, tổ chức giảng dạy. 1. PHẦN MỞ ĐẦU: Hàn Quốc học là một trong những lĩnh vực không thể thiếu trong chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc. Các học phần thuộc lĩnh vực này rất phong phú, đa dạng, trong đó phải kể đến là học phần lịch sử Hàn Quốc dành cho đối tượng sinh viên năm 2. Mục đích giảng dạy học phần là nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về lịch sử Hàn Quốc giúp sinh viên có thể vận dụng kiến thức nền tảng về lịch sử để tìm hiểu Văn hóa xã hội Hàn Quốc cũng như hỗ trợ khi tham gia dịch thuật. Sinh viên năm 2 đã có kiến thức nền tảng về tiếng Hàn và Văn hóa Hàn Quốc, có khả năng lĩnh hội kiến thức liên quan đến Lịch sử Hàn Quốc. Để đánh giá hiệu quả tổ chức học phần này trong thực tế, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng giảng dạy học phần này. Những số liệu thu thập được qua khảo sát sẽ là cơ sở để nâng cao chất lượng giảng dạy và cải tiến chương trình phù hợp với quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm và dạy học tích hợp. 2. KHÁI QUÁT VỀ HỌC PHẦN LỊCH SỬ HÀN QUỐC: Học phần Lịch sử Hàn Quốc là học phần bắt buộc dành cho sinh viên năm 2, thuộc chương trình đào tạo chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn. Số tín chỉ đào tạo của học phần là 3 tín chỉ tương đương 45 tiết. Phương pháp giảng dạy của học phần là lý thuyết kết hợp với thuyết trình các đề tài liên quan học phần và gợi mở 3531
  2. vấn đề nhiều góc nhìn để tư duy, khuyến khích sinh viên đưa ra quan điểm cá nhân. Nội dung học phần bao quát tiến trình lịch sử và phát triển của Hàn Quốc từ xưa đến nay như Xã hội nguyên thủy; Sự hình thành những nhà nước cổ đại thời kỳ ba vương quốc; Silla thống nhất và Parhae; Thời kỳ Koryeo, Joseon; Triều Tiên dưới ách đô hộ của Nhật Bản hay Bán đảo Triều Tiên từ tháng 8 – 1945 đến na,…. Nội dung giảng dạy chủ yếu sử dụng giáo trình chính của Lee Ki – baik – Korea xưa và nay. Hàn Quốc tân sử. NXB TP.HCM. 2002 (National Institute of Korean History (2008), The History of Korea) và một số giáo trình tham khảo như: Lịch sử Hàn Quốc. Bản biên soạn giáo trình Hàn Quốc học Đại học quốc gia Seoul và Đại học Quốc gia Việt Nam. Seoul. 2005,… Đa phần giảng viên tham gia giảng dạy là giảng viên người Việt Nam để có thể truyền tải kiến thức cũng như có nhưng phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng người học là sinh viên Việt Nam. 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên năm 3 chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc tại khoa Hàn Quốc học, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM. 2.2. Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát thực trạng tổ chức giảng dạy học phần Lịch sử Hàn Quốc tại Khoa Hàn Quốc học, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM – Khoa Hàn Quốc học. 3. PHẦN NỘI DUNG 3.1. Giới thiệu Hiện nay, việc học tiếng Hàn Quốc đã trở thành xu hướng của giới trẻ ở các nước khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Các bạn có thể học bất cứ ở đâu hoặc bất cứ trên nền tảng nào như trường học, trung tâm, trang web giáo dục hay mạng xã hội. Từ xu hướng đó dẫn đến ngày càng đông sinh viên chọn và theo học chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc tại các trường đại học. Đối với sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, sinh viên không chỉ học các học phần trong nhóm kỹ năng như Nghe, Nói, Đọc,Viết mà còn được học những học phần trong nhóm chuyên ngành như Văn hóa xã hội Hàn Quốc, Địa lý dân cư Hàn Quốc, Văn học Hàn Quốc và không thể thiếu đó là học phần Lịch sử Hàn Quốc - Đây là học phần vô cùng cần thiết và thiết thực nhằm trang bị cho sinh viên lượng kiến thức tổng quan về lịch sử Hàn Quốc. Nhằm khảo sát thực trạng tổ chức giảng dạy học phần này chúng tôi đã thực hiện “KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIẢNG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ HÀN QUỐC TẠI KHOA HÀN QUỐC HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM” nhằm khảo sát thực trạng từ đó đưa ra đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy và học học phần Lịch sử Hàn Quốc. 3.2. Khảo sát thưc trạng tổ chức giảng dạy học phần Lịch sử Hàn Quốc tại khoa Hàn Quốc học, trường Đại học Công nghệ TP.HCM. 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu 3532
  3. Để làm rõ thực trạng tổ chức giảng dạy học phần Lịch sử Hàn Quốc, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát từ ngày 15/4/2022 đến ngày 18/04/2022 thông qua Biểu mẫu Online với bộ câu hỏi được chuẩn bị sẵn (kèm link biểu mẫu khảo sát và bộ câu hỏi bên dưới). Link biểu mẫu khảo sát: https://forms.gle/5jduQHAvCpRt7Ppz5 Bài khảo sát được thực hiện với bộ câu hỏi sau: (Bảng 1) STT Câu hỏi 1 Bạn có hứng thú với học phần Lịch sử Hàn Quốc không? Sau khi học học phần Lịch sử Hàn Quốc, bạn thấy đây là học phần cần thiết trong chương 3 trình học hay không? Theo bạn, học phần Lịch sử Hàn Quốc sẽ cung cấp cho sinh viên đạt được những giá trị 4 nào? 5 Trong quá trình học, bạn gặp khó khăn gì khi học học phần này không? 6 Đề xuất những giải pháp để cải thiện những khó khăn nêu trên? Bảng 1: Bộ câu hỏi khảo sát nhận thức của sinh viên năm 3 Khoa Hàn Quốc học - Trường Đại học Công nghệ TP.HCM về học phần Lịch sử Hàn Quốc Bài khảo sát được thực hiện với 76 sinh viên năm 2 chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc tại Khoa Hàn Quốc học – Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM nhằm đánh giá thực trạng học học phần Lịch sử Hàn Quốc của sinh viên. 3.2.2. Kết quả khảo sát 3.2.2.1. Số liệu kết quả thu được sau khảo sát Sau khi thực hiện khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận định được sinh viên năm 2 chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc tại Khoa Hàn Quốc học – Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM đa số có hứng thú và rất thích học phần này. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít sinh viên chưa có hứng thú với học phần do những định kiến của sinh viên về môn học Lịch sử từ cấp Trung học. Bạn có hứng thú với học phần Lịch sử Hàn Quốc không? Có Không 96,1% (73 / 76 sinh viên) 3,9% (3/76 sinh viên) Bảng 2: Bảng số liệu thể hiện tỉ lệ sinh viên hứng thú đối với học phần Lịch sử Hàn Quốc 3533
  4. 3.2.2.2. Phân tích số liệu Đối với số liệu mà nhóm nghiên cứu thu được sau khi kết thúc khảo sát vào ngày 18/04/2022, nhóm chia số liệu thành 2 phần: Sự cần thiết và giá trị của học phần Lịch sử Hàn Quốc và Những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình học. 3.2.2.2.1. Sự cần thiết và giá trị của học phần Lịch sử Hàn Quốc Nhằm thống kê được nhận thức của sinh viên sau khi học học phần Lịch sử Hàn Quốc, nhóm nghiên cứu đã đề ra câu hỏi: “Sau khi học học phần Lịch sử Hàn Quốc, bạn có thấy đây là học phần cần thiết trong chương trình học hay không?” Ở biểu đồ 1 cũng đã thể hiện kết quả thu được rằng 76 sinh viên thực hiện khảo sát chiếm 100% nhận thấy đây là học phần cần thiết và quan trọng trong chương trình học. Biểu đồ 1: Bảng thể hiện kết quả về tỉ lệ sinh viên nhận thấy sự cần thiết của học phần Lịch sử Hàn Quốc trong chương trình học. Để khẳng định thêm nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của học phần Lịch sử Hàn Quốc trong chương trình học, nhóm nghiên cứu đã thực hiện thêm khảo sát với câu hỏi “Theo bạn, học phần này có giá trị như thế nào?” Kết quả khảo sát được thể hiện theo bảng sau: Bảng 4: Bảng kết quả thể hiện nhận thức của các bạn sinh viên về giá trị học phần Lịch sử Hàn Quốc STT Giá trị Số lượng (sinh viên) Tỉ lệ (%) 1 Hiểu hơn về Lịch sử Hàn Quốc 37 48,7 2 Biết được Lịch sử thì sẽ có cách ứng xử phù hợp 27 35,5 3 Nâng cao trình độ tiếng Hàn 12 15,8 Đầu tiên, câu trả lời về giá trị “Hiểu hơn về Lịch sử Hàn Quốc” có đến 37/76 sinh viên chiếm 48,7%. Sinh viên nhận thấy học phần mang lại nhiều kiến thức bổ ích về Lịch sử Hàn Quốc mà các bạn khó có thể tìm 3534
  5. kiếm được ở những trang xã hội hoặc những trang thông tin khác. Mặc dù các bạn có thể tìm hiểu Lịch sử thông qua phim ảnh, tin tức hoặc những trang thông tin mạng nhưng một số kiến thức các bạn chỉ có thể tiếp cận được thông qua học phần này. Thứ hai, câu trả lời về giá trị “Biết được Lịch sử thì sẽ có cách ứng xử phù hợp” có 27/76 sinh viên chiếm 35,5%. Khi tìm hiểu về Lịch sử Hàn Quốc, các bạn sinh viên sẽ nhận ra được nguồn gốc văn hóa của Hàn Quốc từ những bài học về lịch sử từ đó nâng cao hiểu biết về cách ứng xử phù hợp khi giao tiếp hoặc làm việc với người Hàn Quốc. Cuối cùng là câu trả lời về giá trị “Nâng cao trình độ tiếng Hàn” có 12/76 sinh viên, chiếm 15,8%. Sau khi hoàn thành các học phần kỹ năng, sinh viên được tiếp xúc với học phần Lịch sử Hàn Quốc mà hầu hết các tài liệu nghiên cứu đều bằng tiếng Hàn và hơn thế nữa, sinh viên có cơ hội được tham gia các lớp học E – Learning thuộc dự án Global E – School với các bài giảng của giáo sư Hàn Quốc. Vì vậy, thông qua việc học học phần Lịch sử Hàn Quốc sẽ giúp sinh viên nâng cao vốn từ vựng và nâng cao trình độ tiếng Hàn. 3.2.2.2.2. Những khó khăn khi học học phần Lịch sử Hàn Quốc Thông qua kết quả khảo sát cho thấy sinh viên năm 3 ngành Ngôn Ngữ Hàn tại Khoa Hàn Quốc học - trường Đại học Công nghệ TP.HCM, có sự yêu thích và nhận thức được đây là học phần cần thiết trong chương trình học. Tuy nhiên, trong quá trình học sinh viên vẫn gặp một số khó khăn nhất định gây cản trở quá trình tìm hiểu và theo học học phần này. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát với câu hỏi “Trong quá trình học, bạn gặp khó khăn gì khi học học phần này?” Kết quả khảo sát được thể hiện ở biểu đồ 2 như sau: Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình học học phần Lịch sử Hàn Quốc Dựa vào kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy đa phần các bạn sinh viên gặp khó khăn ở vấn đề “Sinh viên chưa hệ thống được kiến thức thông qua những bài học” chiếm 31,6% (24/76 sinh viên). Khó khăn đứng vị trí thứ 2 mà các bạn sinh viên gặp phải là “Phương pháp giảng dạy chưa mang lại hứng thú với sinh viên” chiếm 27,6% (21/76 sinh viên). Tiếp theo là khó khắn “Sinh viên chưa chủ động tìm hiểu trước tài liệu” chiếm 25% (19/76 sinh viên). Xếp vị trí cuối cùng là khó khăn “Sinh viên chưa có kiến thức nền tảng về học phần này” chiếm 15,8% (12/76 sinh viên). Từ những khó khăn trên, nhóm nghiên cứu nhận 3535
  6. thấy đây la những vấn đề cấp thiết và cần phải đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện tình hình chung không chỉ của học phần Lịch sử Hàn Quốc mà có thể áp dụng cho những học phần khác. 4. ĐỀ XUẤT Thông qua kết quả khảo sát “Khảo sát nhận thức của sinh viên năm 3 chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc tại Khoa Hàn Quốc – Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM về học phần Lịch sử Hàn Quốc”, nhóm nghiên cứu đưa ra một số đề xuất như sau: Về phía người học, cần xây dựng tinh thần chủ động trong việc tìm kiếm và chuẩn bị tài liệu học tập; Tự hệ thống lại kiến thức sau mỗi buổi học; xây tư duy có tính logic giữa kiến thức của những học phần liên quan; Chủ động tương tác với giảng viên để giải quyết những thắc mắc hay những quan điểm của bản thân về học phần đang học. Về phía người dạy, cần trang bị những phương pháp dạy học phù hợp với từng chủ đề bài học và từng đối tượng người học; Cần kết hợp nhiều phương pháp dạy học như tổ chức trò chơi, đóng kịch hoặc dựng các mô hình liên quan đến lịch sử nhằm tạo không khí lớp học mở mẻ và tạo hứng thú cho người học. 5. PHẦN KẾT Sau khi thực hiện bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu nhận thấy sinh viên có hứng thú và nhận thức được giá trị của học phần Lịch sử Hàn Quốc trong chương trình học. Tuy nhiên, sinh viên chưa có phương pháp học hiểu quả dẫn đến gặp nhiều khó khăn như chưa hệ thống được kiến thức, phương pháp giảng dạy chưa mang lại hứng thú với sinh viên, sinh viên chưa chủ động tìm hiểu trước tài liệu, chưa có kiến thức nền tảng cho môn học. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra những đề xuất nhằm khắc phục khó khăn trên. Điều đó không chỉ giúp cho sinh viên có thể tiến bộ hơn trong việc học, khơi dậy hứng thú với học phần Lịch sử Hàn Quốc và tạo động lực cho sinh viên khi học học phần này mà còn nhằm cải thiện phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng sinh viên và phù hợp với tính chất của môn học. 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lee Ki – baik – Korea xưa và nay. Hàn Quốc tân sử. NXB TP.HCM. 2002 (National Institute of Korean History (2008) [2] Lịch sử Hàn Quốc. Bản biên soạn giáo trình Hàn Quốc học Đại học quốc gia Seoul và Đại học Quốc gia Việt Nam. Seoul. 2005 [3] BM03_QT2b, Đề cương chi tiết học phần Lịch sử Hàn Quốc, lưu tại Khoa Hàn Quốc học, Đại học Công nghệ TP.HCM 3536
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1