TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TƢƠNG TÁC THUỐC TẠI KHOA NỘI,<br />
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN<br />
Lê Thị Hường*; Nguyễn Thị Hiền*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát thực trạng tương tác thuốc (TTT) và phân tích các yếu tố ảnh hưởng<br />
đến TTT, từ đó, xây dựng danh mục TTT cần chú ý trong lâm sàng. Phương pháp: mô tả hồi<br />
cứu trên 305 bệnh án bệnh nhân (BN) điều trị nội trú tại Khoa Nội Bệnh viện Đa Khoa Trung<br />
ương Thái Nguyên (01 - 2013 đến 6 - 2013). t qu theo cơ sở dữ liệu Bộ Y tế (CSDL-BYT),<br />
60,3% bệnh án có TTT, trong đó tỷ lệ tương tác có ý nghĩa lâm sàng chiếm 15%. Theo cơ sở<br />
dữ liệu Fact và Comparison (F&C) 4.0, 44,3% bệnh án có tương tác, trong đó tỷ lệ tương tác có<br />
ý nghĩa lâm sàng 34,8%. Mối liên quan giữa số lượng thuốc trong bệnh án đến khả năng xảy ra<br />
tương tác: số thuốc trung bình là 5,57 ± 1,2 thì xuất hiện 1 TTT; số thuốc trung bình là 7,37 ±<br />
1,54 thì xuất hiện ≥ 4 tương tác. Các nhóm bệnh đa dạng nhưng phân bố không đồng đều,<br />
cao nhất nhóm bệnh tuần hoàn (suy tim, huyết áp, đau thắt ngực) (36,4%). Tỷ lệ bệnh mắc kèm<br />
khá cao (55,8%), trong đó tỷ lệ bệnh mắc kèm có TTT chiếm 61,2%. Kết luận: tỷ lệ TTT trong<br />
bệnh án điều trị nội trú tương đối cao, các tương tác có ý nghĩa lâm sàng ở mức độ nặng thường<br />
gặp trong bệnh án kê nhiều thuốc và trên BN có nhiều bệnh mắc kèm.<br />
* Từ khóa: Tương tác thuốc; Thực trạng.<br />
<br />
Survey on Drug Interaction in Internal Medicine Department of<br />
Thainguyen Medical General Central Hospital<br />
Summary<br />
Objectives: To examine the rate of drug interactions and analyze the factors affecting drug<br />
interactions. As a basis, we have built the list of drug interactions in clinical practice. Methods: A<br />
retrospective description of 305 medical records in Internal Medicine Department at Thainguyen<br />
General Center Hospital (from 01 - 2013 to 6 - 2013). Results: According to the database from<br />
Ministry of Health, 60.3% of medical records had drug interactions, including interaction rate<br />
with clinical significance of 15%. According to the database from Fact and 4.0 Comparison, the<br />
rate of drug interaction in the medical records was 44.3%, in which the interaction rate had<br />
clinical significance of 34.8%. The relationship between the amount of drug in patients and the<br />
possibility of interaction when the average number of drugs was 5.57 ± 1.2, it appeared one<br />
drug interaction, when this number reached 7.37 ± 1.54, the interaction occurred 4 or more. The<br />
group of diseases was diverse but not evenly distributed, the highest group including circulatory<br />
diseases (heart failure, hypertension, angina) accounted for 36.4%. The combined morbidity<br />
made up 55.8%, of which the morbidity associated with drug interaction was found in<br />
61.2%.<br />
* Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Thị Hường (huong,vsdc@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 24/11/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 14/12/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 27/12/2014<br />
<br />
38<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
Conclusions: The rate of drug interactions in internal medicine treatment is relatively high, the<br />
interactions of clinical significance at severe level are commonly encountered in the multi-drug<br />
prescriptions and in patients with combined diseases.<br />
* Key words: Drug interaction; Reality.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tương tác thuốc là hiện tượng xảy ra<br />
khi nhiều thuốc được sử dụng đồng thời.<br />
Sự phối hợp này làm thay đổi tác dụng<br />
hoặc độc tính của một trong những thuốc<br />
đó [1]. Thực tế cho thấy, TTT là vấn đề<br />
khá phổ biến trong thực hành lâm sàng,<br />
đặc biệt ở những người mắc đồng thời<br />
nhiều bệnh lý, được điều trị nhiều loại thuốc<br />
khác nhau. Theo công bố năm 2007, ước<br />
tính khoảng 0,6% BN nhập viện và<br />
khoảng 0,1% BN tái nhập viện với lý do<br />
gặp các tác dụng không mong muốn liên<br />
quan đến TTT [4]. Tỷ lệ các phản ứng có<br />
hại (ADR) khi kết hợp nhiều loại thuốc sẽ<br />
tăng theo cấp số nhân. Một thống kê dịch<br />
tễ học cho thấy tỷ lệ ADR là 7% ở BN<br />
dùng phối hợp 6 - 10 loại thuốc và là 40%<br />
khi dùng phối hợp 16 - 20 loại thuốc [3].<br />
Tương tác thuốc gây phản ứng bất lợi,<br />
làm tăng chi phí điều trị, tăng các bệnh<br />
mắc kèm, thậm chí có thể đe dọa tính<br />
mạng cho BN. Vì vậy, việc phát hiện,<br />
đánh giá và quản lý TTT luôn là nhiệm vụ<br />
quan trọng hàng đầu của dược sỹ lâm<br />
sàng.<br />
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái<br />
Nguyên là bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ<br />
Y tế, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho<br />
nhân dân các dân tộc miền núi ở phía<br />
Bắc. Khoa Nội có quy mô lớn, bao gồm<br />
nội tim mạch - xương khớp, nội tiêu hóa,<br />
nội hô hấp - nội tiết, số lượng BN đông<br />
với nhiều loại hình bệnh tật, do đó khi<br />
điều trị BN phải sử dụng nhiều loại thuốc<br />
phối hợp, đặc biệt với BN người cao tuổi,<br />
<br />
39<br />
<br />
sức đề kháng suy giảm, chức năng gan,<br />
thận giảm, nhiều loại thuốc có phạm vi<br />
điều trị hẹp, độc tính nên khi phối hợp<br />
thuốc nguy cơ xảy ra TTT cao.<br />
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
vấn đề này tại Khoa Nội, Bệnh viện Đa<br />
khoa Trung ương Thái Nguyên với mục tiêu:<br />
Kh o sát thực trạng TTT và phân tích các<br />
y u tố nh hưởng đ n TTT, từ đó xây<br />
dựng danh mục TTT cần chú ý trong lâm<br />
sàng.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
305 bệnh án BN được điều trị tại Khoa<br />
Nội, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái<br />
Nguyên, điều trị 3 thuốc/ngày/bệnh án.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
- Thời gian nghiên cứu: 01 - 2013 đến<br />
06 - 2013.<br />
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả hồi cứu.<br />
* Phương pháp thu thập số liệu: thu thập<br />
số liệu theo phiếu khảo sát TTT.<br />
* Xử lý số liệu: lưu trữ và phân tích<br />
bằng phần mềm SPSS 16.<br />
* Tài liệu tra cứu TTT:<br />
- Tiêu chuẩn lựa chọn: bệnh chính được<br />
phân loại theo ICD-10. Nhóm thuốc phân<br />
loại theo danh mục thuốc tân dược<br />
31/2011 TT - BYT.<br />
- Tài liệu tra cứu được lựa chọn:<br />
+ Sách “tương tác thuốc và những chú<br />
ý khi chỉ định” - Bộ Y tế (2006).<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
+ Phần mềm Drug Interaction Facts<br />
(Facts & Comparisons 4.0).<br />
<br />
B ng 2 Tỷ lệ về nhóm bệnh trong mẫu<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
* Chỉ tiêu đánh giá<br />
- Đặc điểm của mẫu nghiên cứu: tỷ lệ<br />
các nhóm bệnh chính, tuổi, giới. Tỷ lệ các<br />
bệnh mắc kèm. Nhóm thuốc được sử<br />
dụng nhiều nhất.<br />
<br />
Bệnh tuần hoàn<br />
<br />
I00-I99<br />
<br />
111<br />
<br />
36,4%<br />
<br />
Bệnh tiêu hóa<br />
<br />
K00-K93<br />
<br />
64<br />
<br />
21%<br />
<br />
Bệnh hô hấp<br />
<br />
J00-J99<br />
<br />
38<br />
<br />
12,5%<br />
<br />
- Đánh giá tương tác xuất hiện trong<br />
bệnh án: tần suất, tỷ lệ bệnh án có TTT.<br />
<br />
Bệnh nội tiết, dinh<br />
dưỡng và chuyển<br />
hóa<br />
<br />
E00-E90<br />
<br />
55<br />
<br />
18%<br />
<br />
Một số yếu tố liên quan đến xuất hiện<br />
tương tác thuốc.<br />
<br />
Bệnh hệ sinh dục,<br />
tiết niệu<br />
<br />
N00-N99<br />
<br />
12<br />
<br />
3,8%<br />
<br />
Bệnh hệ cơ, xương,<br />
khớp<br />
<br />
M00-M99<br />
<br />
15<br />
<br />
4,9%<br />
<br />
10<br />
<br />
3,4%<br />
<br />
305<br />
<br />
100%<br />
<br />
Một số cặp tương tác bất lợi thường<br />
gặp, chú ý và cách xử trí.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm BN trong mẫu nghiên<br />
cứu.<br />
B ng 1 Đặc điểm tuổi, giới của BN trong<br />
mẫu nghiên cứu.<br />
<br />
TB ± SD<br />
<br />
61,3 ± 15,5<br />
<br />
Min - max<br />
Tuổi<br />
<br />
17 - 97<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Tỷ lệ nhóm bệnh lý trong mẫu nghiên<br />
cứu phân bố đa dạng, nhưng không đồng<br />
đều, dao động từ 3,4 - 36,4%. Nhóm<br />
bệnh tuần hoàn có số lượng cao nhất<br />
(111 BN = 36,4%).<br />
2. Đánh giá TTT theo CSDL Drug<br />
interactions facts (F&C 4.0).<br />
B ng 3: Tỷ lệ TTT đánh giá theo CSDL F&C 4.0.<br />
<br />
< 40<br />
<br />
29<br />
<br />
9,5%<br />
<br />
40 - 60<br />
<br />
105<br />
<br />
34,5%<br />
<br />
> 60<br />
<br />
171<br />
<br />
56%<br />
<br />
Số bệnh án không TTT<br />
<br />
170<br />
<br />
55,7%<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
305<br />
<br />
100%<br />
<br />
1 cặp TTT<br />
<br />
55<br />
<br />
18,2%<br />
<br />
Nam<br />
<br />
161<br />
<br />
52,8%<br />
<br />
2 cặp TTT<br />
<br />
32<br />
<br />
10,5%<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
144<br />
<br />
47,2%<br />
<br />
≥ 3 cặp TT<br />
<br />
48<br />
<br />
15,6%<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
305<br />
<br />
100%<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
135<br />
<br />
44,3%<br />
<br />
Giới<br />
<br />
Độ tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu<br />
là 61,3, thấp nhất 17 tuổi, cao nhất 97 tuổi.<br />
BN cao tuổi (> 60 tuổi) chiếm nhiều nhất<br />
(56%). BN nam (52,8%) cao hơn BN nữ<br />
(47,2%).<br />
<br />
40<br />
<br />
Bệnh khác (ung<br />
thư, hệ thần kinh)<br />
<br />
n<br />
<br />
Số bệnh án<br />
có TTT<br />
<br />
44,3% (~ 50%) bệnh án có TTT. Trong đó, tỷ<br />
lệ bệnh án ≥ 3 cặp TTT chiếm 15,6%,<br />
tương đồng so với kết quả khảo sát TTT<br />
tại Khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Bưu<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
Điện TP. HCM. Theo CSDL F&C 4.0,<br />
39,4% bệnh án có tương tác và tỷ lệ<br />
tương tác có ý nghĩa lâm sàng chiếm<br />
41,6%.<br />
B ng 4: Tỷ lệ mức độ TTT đánh giá theo<br />
CSDL - F&C 4.0.<br />
<br />
Mức độ 1<br />
<br />
31<br />
<br />
12%<br />
<br />
Mức độ 2<br />
<br />
58<br />
<br />
22,8%<br />
<br />
Mức độ 3<br />
<br />
90<br />
<br />
35,2%<br />
<br />
Mức độ 4<br />
<br />
32<br />
<br />
12,5%<br />
<br />
Mức độ 5<br />
<br />
45<br />
<br />
17,5%<br />
<br />
Tổng số cặp tương tác.<br />
<br />
256<br />
<br />
100%<br />
<br />
Tổng số tương tác có ý<br />
nghĩa lâm sàng<br />
<br />
89<br />
<br />
34,8%<br />
<br />
3. Đánh giá TTT theo CSDL - Bộ Y<br />
Tế.<br />
* Tỷ lệ mức độ TTT đánh giá theo<br />
CSDL - BYT:<br />
Mức độ 1: 59 BN (11%); mức độ 2:<br />
399 BN (74%); mức độ 3: 50 BN (9,2%);<br />
mức độ 4: 31 BN (5,8%). Tổng số tương<br />
tác: 539 BN (100%). Tổng số tương tác<br />
có ý nghĩa lâm sàng: 81 BN (15%).<br />
Mức độ 3, mức độ 4 (tương tác có ý<br />
nghĩa lâm sàng) là những TTT cần cân<br />
nhắc khi phối hợp vì nguy hiểm chiếm<br />
15% liên quan đến 17 cặp tương tác. Các<br />
mức độ 1, 2 là các TTT mức độ nhẹ<br />
(tương ứng 11%, 74%).<br />
<br />
Mức độ 1, mức độ 2 là các tương tác<br />
có ý nghĩa lâm sàng chiếm tỷ lệ tương đối<br />
cao (34,8%) liên quan đến 14 cặp tương<br />
tác. Mức độ 3, mức độ 4, mức độ 5 là<br />
mức độ trung bình đến nhẹ, tương ứng<br />
với 35,2%, 12,5% và 17,5%.<br />
<br />
Biểu đồ 2: Tần suất các TTT hay gặp<br />
đánh giá theo CSDL - Bộ Y Tế.<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tần suất các cặp TTT hay gặp<br />
đánh giá theo CSDL - F&C 4.0.<br />
Tần suất cặp TTT gặp tương đối<br />
nhiều. Mức độ 1, mức độ 2 (nặng) hay<br />
gặp nhất là clopidogrel - aspirin (21 lần),<br />
perindopril - aspirin (38 lần).<br />
<br />
41<br />
<br />
Tần suất các cặp TTT gặp tương đối<br />
nhiều. Mức độ 4 (phối hợp nguy hiểm)<br />
hay gặp nhất là cặp TTT spironolacton kaliclorid (15 lần), perindopril - kaliclorid<br />
(8 lần). Mức độ 3 là mức độ cần cân nhắc<br />
khi phối hợp hay gặp cặp TTT perindopril spironolacton (8 lần).<br />
4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến xuất<br />
hiện TTT trong bệnh án.<br />
* Số tương tác và số thuốc trung bình<br />
trong bệnh án<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015<br />
<br />
0 tương tác: 4,92 ± 1,19; 1 tương tác:<br />
5,57 ± 1,2; 2 tương tác: 5,96 ± 1,14;<br />
3 tương tác: 5,97 ± 1,6; ≥ 4 tương tác:<br />
7,37 ± 1,54.<br />
Số thuốc trung bình trong 1 bệnh án là<br />
5,68 ± 1,51 (thấp nhất 3 thuốc, cao nhất<br />
13 thuốc).<br />
B ng 5: Ảnh hưởng của bệnh chính đến<br />
khả năng gặp tương tác.<br />
<br />
Để giảm thiểu TTT, nâng cao hiệu quả<br />
điều trị, cần đẩy mạnh công tác dược lâm<br />
sàng trong bệnh viện, triển khai và thực<br />
hiện tốt công tác thông tin thuốc, tư vấn<br />
sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và tập<br />
huấn cho cán bộ y tế về TTT, đặc biệt,<br />
những cảnh báo về tương tác có ý nghĩa<br />
lâm sàng, từ đó, xây dựng cẩm nang tra<br />
cứu dành cho bác sỹ điều trị tiện sử dụng.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Bệnh tuần hoàn<br />
<br />
72 (64,9%)<br />
<br />
39 (35,1%)<br />
<br />
Bệnh tiêu hóa<br />
<br />
18 (47,4%)<br />
<br />
20 (52,6%)<br />
<br />
Bệnh hô hấp<br />
<br />
37 (57,8%)<br />
<br />
27 (42,2%)<br />
<br />
Bệnh nội tiết, dinh<br />
dưỡng và chuyển hóa<br />
<br />
35 (63,6%)<br />
<br />
20 (36,4%)<br />
<br />
Bệnh hệ sinh dục, tiết<br />
niệu<br />
<br />
7 (58,8%)<br />
<br />
5 (41,7%)<br />
<br />
Bệnh hệ cơ, xương,<br />
khớp<br />
<br />
4 (26,7%)<br />
<br />
11 (73,3%)<br />
<br />
Bệnh khác<br />
<br />
4 (40,0%)<br />
<br />
6 (60,0%)<br />
<br />
Khả năng TTT hay gặp nhất ở nhóm<br />
bệnh tuần hoàn (64,9%).<br />
KẾT LUẬN<br />
Tỷ lệ TTT trong các bệnh án điều trị<br />
nội trú tương đối cao. Theo cơ sở dữ liệu<br />
Bộ Y tế là 60,3%, trong đó tương tác có ý<br />
nghĩa lâm sàng 15%. Theo CSDL F&C<br />
4.0 là 44,3%, trong đó tỷ lệ tương tác có ý<br />
nghĩa lâm sàng 34,8%.<br />
<br />
42<br />
<br />
1. Bộ Y t . Dược thư Quốc gia Việt Nam.<br />
Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 2002.<br />
2. Bộ Y t . TTT và chú ý khi chỉ định. Nhà<br />
xuất bản Y học. Hà Nội. 2006.<br />
3. Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Th Huy.<br />
Đánh giá TTT bất lợi trong bệnh án điều trị<br />
nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.<br />
Tạp chí Dược học. 2012 (3).<br />
4. Vũ Đình Hiển, Hoàng Thị Kim Huyền.<br />
So sánh khả năng phát hiện tương tác trong<br />
điều trị của một số phần mềm duyệt TTT. Tạp<br />
chí Dược học. 2005.<br />
5. Hoàng Thị Kim Huyền. Dược lâm sàng<br />
đại cương. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội.<br />
2000.<br />
6. Trần Quang Thịnh. Khảo sát TTT tại Khoa<br />
Hệ Nội. Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện. Đại học<br />
Y Dược TP. HCM. 2012.<br />
7. Trần Thuỷ Tiên, Võ Thành Phương Nhã,<br />
Nguyễn Tuấn Dũng. Tổng quan về TTT kháng<br />
sinh và khảo sát thực tế tại khoa lâm sàng ở<br />
Thành phố Hồ Chí Minh. 2008.<br />
<br />