intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát tình hình học môn Dịch viết tiếng Trung Quốc của sinh viên năm 4 Trường Đại Học Thủ Dầu Một

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu tình hình học môn Dịch- viết tiếng Trung Quốc của sinh viên năm 4 trường Đại Học Thủ Dầu Một. Đề tài nghiên cứu bao gồm những phần như sau: Phần lời nói đầu nói rõ bối cảnh nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Chương đầu tiên nói tới khái niệm của kĩ năng Dịch và kĩ năng Viết; tiếp theo là mức độ quan trọng của hai kĩ năng Dịch và Viết; cuối cùng là nhắm đến một số phương pháp dạy và phương pháp học môn Dịch- Viết tiếng Trung. Chương thứ hai phân tích tình hình học tập môn Dịch- Viết tiếng Trung của sinh viên năm 4 trường Đại học Thủ Dầu Một.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát tình hình học môn Dịch viết tiếng Trung Quốc của sinh viên năm 4 Trường Đại Học Thủ Dầu Một

  1. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH HỌC MÔN DỊCH VIẾT TIẾNG TRUNG QUỐC CỦA SINH VIÊN NĂM 4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Vũ Thị Mỹ Hằng1 1. Lớp D18TQ06. Khoa Ngoại Ngữ. Email: 1822202040417@student.tdmu.edu.vn TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu tình hình học môn Dịch- viết tiếng Trung Quốc của sinh viên năm 4 trường Đại Học Thủ Dầu Một. Đề tài nghiên cứu bao gồm những phần như sau: Phần lời nói đầu nói rõ bối cảnh nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Chương đầu tiên nói tới khái niệm của kĩ năng Dịch và kĩ năng Viết; tiếp theo là mức độ quan trọng của hai kĩ năng Dịch và Viết; cuối cùng là nhắm đến một số phương pháp dạy và phương pháp học môn Dịch- Viết tiếng Trung. Chương thứ hai phân tích tình hình học tập môn Dịch- Viết tiếng Trung của sinh viên năm 4 trường Đại học Thủ Dầu Một. Tác giả đã sử dụng bảng khảo sát, sau đó dùng phương pháp phân tích để nêu rõ ý kiến của sinh viên đối với một số vấn đề ví dụ như: Độ khó của giáo trình, độ khó của môn học Dịch- Viết, những khó khăn trong quá trình học môn Dịch- Viết, phương pháp tự học môn Dịch- Viết của sinh viên, thời gian học môn Dịch- Viết. Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến việc học môn Dịch- Viết ví dụ như: ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, ý thức tự học không cao, thiếu từ vựng và kiến thức, ảnh hưởng từ ngữ pháp. Từ đó, ở chương thứ ba đưa ra một số phương pháp để nâng cao kĩ năng học môn Đọc- Viết bao gồm đối với người dạy và đối với người học. Tác giả hi vọng từ bài nghiên cứu này, sinh viên có thể lựa chọn ra những phương pháp học môn Dịch- Viết phù hợp với bản thân nhất, từ đó đạt được thành tích tốt nhất khi học môn học này. Từ khóa: Nghiên cứu môn Dịch- Viết, phương pháp học môn Dịch- Viết, kĩ năng học môn Dịch- Viết 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển rất nhanh. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2020, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 343 tỷ USD, đứng trong tốp 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng thứ tư ASEAN; GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD đứng thứ 6 ASEAN. Theo đánh giá của IMF, kết thúc năm 2020, nếu tính theo sức mua tương đương, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 1.050 tỷ USD và GDP bình quân đầu người phải đạt trên 10.000 USD. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, với tăng trưởng kinh tế bình quân 6,8% một năm giai đoạn 2016-2019, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất. Do sự phát triển nhanh và với những chính sách giúp đỡ các công ty nước ngoài của chính phủ, các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam ngày càng nhiều, đặc biệt là doanh nghiệp Trung Quốc và Đài Loan. Trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay ngày, tiếng Trung được coi như ngôn ngữ quốc tế và dường như là một đòi hỏi bắt buộc từ các nhà tuyển dụng. Vì thế, mọi người đổ dồn đi học tiếng Trung Quốc để làm ngôn ngữ thứ hai. 408
  2. Vài năm trở lại đây, sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của trường Đại học Thủ Dầu Một ngày càng nhiều. Nhưng trên thực tế, các bạn sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ này, đặc biệt là kỹ năng Dịch- Viết của sinh viên khiến cho chất lượng đầu ra của sinh viên vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy nên tìm ra phương pháp dạy và phương pháp học phù hợp để nâng cao trình độ của sinh viên. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp phân tích tài liệu: Tác giả đã tiến hành thu thập và chọn lọc các tài liệu có liên quan. Tham khảo một số công trình nghiên cứu khoa học, tạp chí, sách giáo khoa, từ điển, tài liệu,... liên quan đến chủ đề để thiết lập một số phương pháp học tập hiệu quả cho người học. Phương pháp thống kê toán học: tính tỷ lệ phần trăm, thống kê tần số,... Phương pháp này làm cho kết quả nghiên cứu có tính thực tiễn cao hơn và làm cho bài viết này trở nên logic hơn. Phương pháp điều tra bằng bảng khảo sát: Là phương pháp trong đó người khảo sát sử dụng bảng khảo sát được thiết kế thống nhất. Dựa vào kết quả để tìm hiểu thực trạng hoặc trưng cầu ý kiến từ các đối tượng được khảo sát đã được lựa chọn. Thông qua hệ thống câu hỏi trong bảng khảo sát, người được hỏi sẽ lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất với mình và đánh dấu vào bảng khảo sát. Từ đó sẽ tìm ra những khó khăn trong quá trình học và đưa ra một số phương pháp học tập hiệu quả. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN: Bài viết thu được các kết quả cụ thể như sau: Thứ nhất, sinh viên năm 4 chuyên ngành tiếng Trung, khoa Ngoại Ngữ, trường Đại học Thủ Dầu Một gặp khó khăn trong quá trình học môn Dịch- Viết do nhiều yếu tố như: ảnh hưởng của ngữ pháp, ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ, thiếu vốn từ vựng và kiến thức, v.v. Thứ hai, sinh viên năm 4 chuyên ngành tiếng Trung, khoa Ngoại Ngữ, trường Đại học Thủ Dầu Một chưa ý thức được việc tự học, muốn thay đổi kết quả học tập của mình thì các bạn sinh viên cần phải cố gắng và nỗ lực hơn nữa. Nên nghiêm túc với việc học tập hơn. Thứ ba, từ bảng khảo sát và các tài liệu khác, chúng ta có thể thấy rằng sinh viên đại học đưa ra rất nhiều phương pháp học tiếng Trung chẳng hạn như: xem phim, báo, tạp chí tiếng Trung; nghe nhạc tiếng Trung; sử dụng tiếng Trung để giao tiếp nhiều hơn; Dịch và Viết nhiều hơn; tham gia các câu lạc bộ tiếng Trung;… Thứ tư, để nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên, ngoài sự nỗ lực của các sinh viên, sinh viên hi vọng giáo viên cũng tạo một môi trường học tập vui vẻ, sáng tạo, giáo viên nên không ngừng thay đổi phương pháp giảng dạy và tổ chức các hoạt động khác nhau để bài học trở nên sống động. 4. KẾT LUẬN: Đối với sinh viên trong nước Việt Nam đang học ngôn ngữ Trung nói chung, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành tiếng Trung của Khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Thủ Dầu Một nói 409
  3. riêng, trong quá trình học tiếng Trung, sinh viên gặp rất nhiều trở ngại và có nhiều vấn đề đáng để đi sâu nghiên cứu. Bài nghiên cứu này nhận thấy một số khó khăn trong việc học môn Dịch- Viết. Từ đó, đưa ra một số phương pháp học tập và phương pháp giảng dạy phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Công Thùy Dương (2017). Vấn đề học ngoại ngữ thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học. 2. Bùi Thị Ánh Ngọc (2019). Mong muốn của người học đối với phản hồi chữa lỗi của giáo viên trong giờ học nói. Ngôn ngữ và đời sống. 3. Lưu Trọng Tuấn (2008). Dịch thuật văn bản khoa học. Nhà xuất bản khoa học xã hội. 4. 梁远 (2005); 温日豪 (2005). 实用汉越互译技巧. 世界图书出版公司 5. 董洪川 (2018). 翻译教学与研究. 重庆出版社. 6. 谭志词 (2017); 祁广谋 (2017). 越汉翻译教程. 世界图书出版公司 410
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2