TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br />
<br />
KHẢO SÁT TÍNH SẴN CÓ VÀ GIÁ CỦA MỘT SỐ THUỐC<br />
THIẾT YẾU DÙNG CHO TRẺ EM TẠI TỈNH BẮC NINH,<br />
VIỆT NAM NĂM 2014<br />
Nguyễn Thị Thanh Hương*; Đinh Xuân Đại*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát tính sẵn có và giá của các thuốc thiết yếu dùng cho trẻ em tại tỉnh Bắc<br />
Ninh, Việt Nam. Phương pháp: 27 thuốc thiết yếu cho trẻ em đƣợc khảo sát thông qua phƣơng<br />
pháp tiêu chuẩn của WHO và HAI. Thu thập dữ liệu từ 14 cơ sở khu vực công lập và 26 nhà<br />
thuốc tƣ nhân ở 3 vùng của tỉnh Bắc Ninh. Với mỗi dạng bào chế lựa chọn để điều tra, thu thập<br />
giá đơn vị cao nhất và thấp nhất của các chế phẩm. Kết quả: tính sẵn có trung bình của nhóm<br />
thuốc có giá cao nhất (HPPs) và nhóm thuốc có giá thấp nhất (LPPs) là 2,6% và 28,2% ở khu<br />
vực công lập. Trong khi ở khu vực tƣ nhân là 6,8% và 24,2%. Tính sẵn có của các thuốc khảo<br />
sát ở cả 2 khu vực đều thấp. Ở khu vực công lập, giá thuốc bệnh nhân chi trả gấp 0,69 lần giá<br />
tham chiếu quốc tế (IRPs) với chỉ 1 thuốc HPPs, trong khi 7 thuốc LPPs đƣợc bán với giá bằng<br />
khoảng 0,82 lần. Ở khu vực tƣ nhân, 3 thuốc HPPs đƣợc bán với giá gấp 2,73 lần giá IRPs.<br />
Trong khi đó, 6 thuốc LPPs có giá bằng 0,98 lần. Giá thuốc không biến đổi đáng kể giữa các<br />
cửa hàng thuốc đƣợc lựa chọn để khảo sát ở cả 2 khu vực. Kết luận: tính sẵn có thuốc thiết<br />
yếu cho trẻ em còn thấp ở khu vực công lập và tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Giá thuốc<br />
đa số thấp hơn giá tham chiếu quốc tế.<br />
* Từ khóa: Thuốc thiết yếu cho trẻ em; Tính sẵn có; Giá thuốc.<br />
<br />
Availability and Price of some Essential Medicines Used for Children<br />
in Bacninh Province, 2014<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the availability and prices of essential medicines used for children in<br />
Bacninh province, Vietnam. Methods: This survey assessed availability and prices of 27 essential<br />
medicines for children by using the WHO/HAI standardized methodology. Data were collected<br />
from 14 public outlets and 26 private pharmacies in three areas of Bacninh province. Results:<br />
The mean availabilities of highest-priced products (HPPs) and lowest-prices products (LPPs)<br />
were 2.6% and 28.2% in public outlets and 6.8% and 24.2% in private pharmacies. The availability<br />
of these medicines was low in both sectors. In the public sector, the prices of medicines patients<br />
had to pay were 0.69 times higher than the international reference prices (IRPs) for only one<br />
HPPs and 0.82 times the IRPs for 7 LPPs. In the private sector, the retail prices were 2.73 times<br />
higher than the IRPs for 3 HPPs and 0.98 times the IRPs for 6 LPPs. Prices did not vary<br />
significantly between medicine outlets in both sectors. Conclusions: The availability of the essential<br />
medicines used for children was low in both public and private sectors in Bacninh province.<br />
Most medicines have lower prices than international reference prices.<br />
* Key words: Essential medicine for children; Availability; Price.<br />
* Trường Đại học Dược Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Thanh Hương (thanhhuong.duochn@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 10/04/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/09/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 23/09/2015<br />
<br />
25<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thuốc thiết yếu là những thuốc thỏa<br />
mãn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đa<br />
số nhân dân, luôn sẵn có, số lƣợng đầy<br />
đủ với dạng bào chế phù hợp mà cộng<br />
đồng có khả năng chi trả [1]. Tuy nhiên,<br />
hiện nay có rất ít các dạng bào chế phù<br />
hợp với đối tƣợng là trẻ em. Sự thiếu hụt<br />
các dạng bào chế này đang là một vấn đề<br />
mang tính toàn cầu. Thậm chí nhiều bệnh<br />
nhân không có khả năng chi trả, do giá<br />
thuốc quá đắt. Với thực trạng trên, Tổ chức<br />
Y tế Thế giới (WHO) đã phát động chiến<br />
dịch “Tạo cỡ thuốc cho trẻ em” và “Thuốc<br />
tốt hơn cho trẻ em” [2]. Mục đích của các<br />
chiến dịch này là cải thiện khả năng tiếp<br />
cận những loại thuốc an toàn, hiệu quả<br />
và chất lƣợng cho trẻ em; nâng cao nhận<br />
thức về vấn đề giữa nhà làm chính sách,<br />
nhà sản xuất dƣợc phẩm, nhà nghiên<br />
cứu, chuyên gia chăm sóc sức khỏe và<br />
cộng đồng thông qua các nghiên cứu,<br />
biện pháp quản lý và những thay đổi<br />
trong chính sách của chính phủ. Bốn<br />
phiên bản Danh sách mẫu các thu c thiết<br />
yếu cho trẻ em của WHO đã đƣợc công<br />
bố từ năm 2007 đến năm 2013 [3].<br />
Theo thống kê của WHO, 6,3 triệu trẻ<br />
em dƣới 5 tuổi tử vong trong năm 2013 là<br />
do: viêm phổi, biến chứng sinh non, ngạt<br />
khi sinh, tiêu chảy và sốt rét. Hơn một<br />
nửa các trƣờng hợp trẻ em tử vong sớm<br />
do những nguyên nhân trên có thể ngăn<br />
ngừa hoặc chỉ cần điều trị đơn giản với<br />
giá cả hợp lý [4]. Thống kê của Quỹ Nhi<br />
đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) cho thấy:<br />
hàng năm, Việt Nam có khoảng 31.000<br />
trẻ < 5 tuổi tử vong mà nguyên nhân<br />
chính là viêm phổi [5].<br />
<br />
26<br />
<br />
Thu thập các bằng chứng về tính sẵn<br />
có và giá thuốc là bƣớc đầu tiên trong<br />
việc cải thiện tiếp cận những phƣơng<br />
pháp điều trị hợp lý cho nhân dân. Tháng<br />
5 - 2003, WHO phối hợp với Y tế Hành<br />
động Quốc tế (Health Action International<br />
- HAI) phát triển một phƣơng pháp tiêu<br />
chuẩn để tiến hành khảo sát tính sẵn có<br />
và giá thuốc tại các nƣớc thu nhập trung<br />
bình và thấp [6]. Việt Nam chƣa ban hành<br />
Danh mục thu c thiết yếu cho trẻ em và<br />
chƣa từng có bất cứ khảo sát nào dành<br />
cho các thuốc thiết yếu của trẻ em. Vì vậy,<br />
khảo sát này đƣợc tiến hành nhằm: Đánh<br />
giá tính sẵn c và giá của 27 thu c thiết<br />
yếu cho trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
Thuốc thiết yếu cho trẻ em.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết ế nghiên cứu:<br />
Sử dụng phƣơng pháp tiêu chuẩn của<br />
WHO và HAI. Dữ liệu đƣợc thu thập ở hai<br />
khu vực công lập và tƣ nhân từ tháng 3<br />
đến tháng 4 - 2014.<br />
* Địa điểm hảo sát:<br />
Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và<br />
huyện Thuận Thành. Tại mỗi vùng, lấy ngẫu<br />
nhiên từ 4 - 6 cơ sở khảo sát thuộc khu<br />
vực công lập và từ 8 - 10 cơ sở thuộc khu<br />
vực tƣ nhân. Nghiên cứu đã lựa chọn 40<br />
cơ sở để khảo sát gồm 14 cơ sở thuộc<br />
khu vực công lập và 26 cơ sở thuộc khu<br />
vực tƣ nhân đảm bảo thời gian đến mỗi<br />
cơ sở không mất quá 3 giờ tính từ bệnh<br />
viện tỉnh/huyện bằng phƣơng tiện xe máy.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br />
<br />
* Danh mục thu c hảo sát:<br />
27 thuốc khảo sát đều có số đăng ký<br />
tại Việt Nam, bao gồm 22 thuốc cốt lõi<br />
của chƣơng trình Thu c t t hơn cho trẻ<br />
em khuyến cáo [7] và 5 thuốc đặc thù<br />
đƣợc lựa chọn trên cơ sở nhu cầu và<br />
bệnh tật của tỉnh Bắc Ninh, Danh mục<br />
thu c thiết yếu qu c gia năm 2014 (NEML)<br />
[8] và dựa trên kết quả khảo sát thử tại<br />
địa phƣơng. Trong 27 thuốc đã lựa chọn,<br />
24 thuốc nằm trong Danh mục mẫu thu c<br />
thiết yếu cho trẻ em của WHO lần thứ 4<br />
[9] (bảng 1). Với mỗi thuốc có tại cơ sở,<br />
thu thập giá của dạng bào chế có giá đơn<br />
vị cao nhất và giá đơn vị thấp nhất.<br />
* Xử lý s liệu:<br />
- Dữ liệu đƣợc nhập và xử lý trong phần<br />
mềm MS Excel WHO/HAI Workbook.<br />
<br />
- Tỷ giá hối đoái đƣợc sử dụng để tính<br />
MPR là 1$ (US) = 21.080,5325 đồng, lựa<br />
chọn vào ngày đầu tiên bắt đầu thu thập<br />
dữ liệu (tra cứu tại The Money Convert<br />
(10/04/2014), Convert United States<br />
Dollar to Vietnamese Dong | USD to<br />
VND, Currency Converter. Accessed<br />
http://themoneyconverter.com/USD/VN<br />
D.aspx).<br />
- Giá đơn vị tham khảo quốc tế đƣợc<br />
sử dụng là giá tham chiếu MSH năm 2012,<br />
tra cứu tại hƣớng dẫn Chỉ số giá thuốc<br />
quốc tế (IDPIG) [10].<br />
- Tỷ lệ giá trung vị MPR chỉ đƣợc tính<br />
toán cho những thuốc mà dữ liệu về giá<br />
thu thập tại ít nhấp ở 4 cơ sở khảo sát<br />
[6].<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Tính sẵn c của thuốc.<br />
Bảng 1: Tính sẵn có của các thuốc ở khu vực công lập và khu vực tƣ nhân (%).<br />
CÁC THUỐC KHẢO SÁT<br />
<br />
KHU VỰC CÔNG LẬP KHU VỰC TƢ NHÂN<br />
HPPs<br />
<br />
LPPs<br />
<br />
HPPs<br />
<br />
LPPs<br />
<br />
Nh m thu c c t lõi<br />
1<br />
<br />
Amoxicillin (125 mg/5 ml, hỗn dịch)<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
2<br />
<br />
Amoxicillin/clavulanic axít (125 + 31,25 mg/5 ml, hỗn dịch)<br />
<br />
-<br />
<br />
7,1<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
3<br />
<br />
Artemether/lumefantrine (20 + 120 mg, viên nén)<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
4<br />
<br />
Beclomethasone (100 mcg/liều, bình xịt)<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
5<br />
<br />
Benzylpenicillin (1.000.000 IU, thuốc tiêm)<br />
<br />
-<br />
<br />
7,1<br />
<br />
-<br />
<br />
11,5<br />
<br />
6<br />
<br />
Carbamazepine (200 mg, viên nén)<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
3,8<br />
<br />
3,8<br />
<br />
7<br />
<br />
Ceftriaxone (250 mg, thuốc tiêm)<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
8<br />
<br />
Chloramphenicol (1 g, thuốc tiêm)<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
3,8<br />
<br />
9<br />
<br />
Cotrimoxazole (400 + 80 mg, viên nén)<br />
<br />
14,3<br />
<br />
85,7<br />
<br />
23,1<br />
<br />
80,8<br />
<br />
-<br />
<br />
50<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
10 Diazepam (5 mg/ml, thuốc tiêm)<br />
<br />
27<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br />
11 Muối sắt (xi rô hoặc hỗn dịch)<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
7,1<br />
<br />
85,7<br />
<br />
-<br />
<br />
23,1<br />
<br />
13 Ibuprofen (200 mg, viên nén)<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
14 Morphine (10 mg/ml, thuốc tiêm)<br />
<br />
-<br />
<br />
75<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
15 ORS (gói bột pha 1 lít)<br />
<br />
-<br />
<br />
71,4<br />
<br />
7,7<br />
<br />
73,1<br />
<br />
16 Paracetamol (120 hoặc 125 mg/5 ml, xi rô hoặc hỗn dịch)<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
17 Phenobarbital (100 mg/ml, thuốc tiêm)<br />
<br />
-<br />
<br />
50<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
18 Phenytoin (25 hoặc 30 mg/5 ml, hỗn dịch)<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
19 Procain benzylpenicillin (1.000.000 IU, thuốc tiêm)<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
20 Salbutamol (100 mcg/liều, bình xịt)<br />
<br />
-<br />
<br />
28,6<br />
<br />
3,8<br />
<br />
34,6<br />
<br />
21 Vitamin A (100.000 IU, viên nang)<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
22 Kẽm (20 mg, viên phân tán)<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
12 Gentamycin (40 mg/ml, thuốc tiêm)<br />
<br />
Nhóm thuốc khảo sát bổ sung<br />
23 Amoxicillin (250 mg, bột pha hỗn dịch)<br />
<br />
7,1<br />
<br />
64,3<br />
<br />
30,8<br />
<br />
84,6<br />
<br />
24 Amoxicillin/clavulanic axít (250 + 31,25 mg, bột pha hỗn dịch)<br />
<br />
7,1<br />
<br />
35,7<br />
<br />
15,4<br />
<br />
69,2<br />
<br />
25 ORS (gói bột pha 200 ml)<br />
<br />
7,1<br />
<br />
64,3<br />
<br />
15,4<br />
<br />
100<br />
<br />
-<br />
<br />
42,9<br />
<br />
46,2<br />
<br />
76,9<br />
<br />
28,6<br />
<br />
92,9<br />
<br />
38,5<br />
<br />
92,3<br />
<br />
26 Mebendazol (500 mg, viên nhai)<br />
27 Cefalexin (500 mg, viên nang)<br />
<br />
Với thuốc có giá cao nhất (HPPs), có 6<br />
thuốc ở khu vực công lập và 9 thuốc ở<br />
khu vực tƣ nhân đƣợc tìm thấy. Có 7<br />
thuốc không đƣợc tìm thấy ở bất kỳ cơ<br />
sở khảo sát nào. 9 thuốc có giá thấp nhất<br />
ở khu vực công lập và 7 thuốc có giá thấp<br />
nhất ở khu vực tƣ nhân và tính sẵn có lớn<br />
hơn hoặc bằng 50%. Duy nhất chỉ có 1<br />
thuốc có giá thấp nhất (ORS gói bột pha<br />
200 ml) và tính sẵn có là 100% ở khu vực<br />
tƣ nhân.<br />
Tính sẵn có trung bình của nhóm thuốc<br />
có giá cao nhất và thuốc có giá thấp nhất<br />
là 2,6% và 28,2% ở khu vực công lập.<br />
Trong khi khu vực tƣ nhân giá trị này là<br />
28<br />
<br />
6,8% và 24,2%. Cả 2 khu vực đều có tính<br />
sẵn có trung bình thấp. Đối với 24 thuốc<br />
có trong Danh mục thu c thiết yếu qu c<br />
gia năm 2014, tính sẵn có trung bình ở<br />
khu vực công lập là 2,7% đối với nhóm<br />
HPPs, 30,2% đối với nhóm LPPs và ở<br />
khu vực tƣ nhân là 7,1% đối với nhóm<br />
HPPs, 24,4% đối với nhóm LPPs. Với 24<br />
thuốc có trong Danh mục mẫu các thu c<br />
thiết yếu cho trẻ em của WHO lần thứ 4,<br />
1,5% đối với nhóm HPPs và 26,3% đối<br />
với nhóm LPPs là tính sẵn có trung bình<br />
của các thuốc ở khu vực công lập. Trong<br />
khi đó, ở khu vực tƣ nhân các giá trị này<br />
lần lƣợt là 5,4% và 20,5%.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015<br />
<br />
2. Giá thuốc.<br />
Bảng 2: Trung vị giá trị MPR của các thuốc HPPs và LPPs ở khu vực công lập và<br />
tƣ nhân.<br />
TRUNG VỊ CÁC GIÁ TRỊ MPRs<br />
<br />
Khu vực công lập<br />
<br />
Khu vực tƣ nhân<br />
<br />
HPPs<br />
<br />
0,69<br />
<br />
2,73<br />
<br />
LPPs<br />
<br />
0,82<br />
<br />
0,98<br />
<br />
Tỷ lệ giá trung vị của 2 nhóm thuốc HPPs và LPPs ở khu vực công lập và khu vực<br />
tƣ nhân: ở khu vực công lập, thuốc đƣợc bán với giá gấp 0,69 lần giá tham khảo quốc<br />
tế (IRPs) đối với 1 thuốc HPPs và gấp 0,82 lần giá IRPs đối với 7 thuốc LPPs. 3 thuốc có<br />
giá trị MPR cao hơn 1,5 là: salbutamol (1,89 lần), cotrimoxazol (1,99 lần) and mebendazol<br />
(6,44 lần) (đều thuộc nhóm LPPs).<br />
Tại khu vực tƣ nhân, giá bán lẻ của 3 thuốc HPPs gấp 2,73 lần và 6 thuốc LPPs<br />
gấp 0,98 lần giá IRPs. 2 thuốc HPPs có giá gấp hơn 2 lần giá IRPs là: cotrimoxazol<br />
(2,73 lần) và mebendazol (19,32 lần). Chỉ có 1 thuốc LPPs - mebendazol (MPR = 8,05)<br />
bán với giá gấp hơn 2 lần giá tham chiếu quốc tế. Bên cạnh đó, giá thuốc thu thập<br />
không biến đổi đáng kể giữa các nhà thuốc đƣợc thể hiện qua khoảng dữ liệu từ nhất<br />
tứ phân vị 25th đến tam tứ phân vị 75th.<br />
Một số thuốc đƣợc tìm thấy ở 4 cơ sở khảo sát. Giá trị MPR, nhất tứ phân vị 25 th và<br />
tam tứ phân vị 75th đƣợc thể hiện ở bảng 3.<br />
Bảng 3: Giá trị MPR, phân vị 25th và 75th của các thuốc ở khu vực công lập và tƣ nhân.<br />
MPR (25th - 75th)<br />
TÊN THUỐC<br />
<br />
Khu vực công lập<br />
<br />
Khu vực tƣ nhân<br />
<br />
HPPs<br />
<br />
LPPs<br />
<br />
HPPs<br />
<br />
LPPs<br />
<br />
0,69 (0,61 - 0,87)<br />
<br />
0,62 (0,54 - 0,69)<br />
<br />
1,15 (0,75 - 1,56)<br />
<br />
0,59 (0,56 - 0,62)<br />
<br />
Cotrimoxazol (480 mg, viên nén)<br />
<br />
-<br />
<br />
1,99 (1,05 - 2,21)<br />
<br />
2,73 (2,10 - 5,56)<br />
<br />
1,26 (1,05 - 1,93)<br />
<br />
Gentamycin (40 mg/ml, thuốc tiêm)<br />
<br />
-<br />
<br />
0,75 (0,48 - 0,75)<br />
<br />
-<br />
<br />
0,53 (0,49 - 0,70)<br />
<br />
Mebendazol (500 mg, viên nhai)<br />
<br />
-<br />
<br />
6,44 (6,17 - 12,07) 19,32 (17,98 - 21,46) 8,05 (5,37 - 16,50)<br />
<br />
ORS (gói bột pha 1 lít)<br />
<br />
-<br />
<br />
0,82 (0,69 - 0,92)<br />
<br />
-<br />
<br />
0,69 (0,62 - 0,92)<br />
<br />
Salbutamol (100 µg/liều, bình xịt)<br />
<br />
-<br />
<br />
1,89 (1,87 - 1,91)<br />
<br />
-<br />
<br />
1,66 (1,56 - 1,87)<br />
<br />
Cefalexin (500 mg, viên nang)<br />
<br />
29<br />
<br />