intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2019

Chia sẻ: ViChaeyoung ViChaeyoung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

34
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng chung các bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện; Tìm hiểu một số yếu tố liên quan liên quan đến tình trạng dinh dưỡng trên bệnh nhân nội trú đang điều trị tại bệnh viện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2019

  1. 195 KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG NĂM 2019 Nguyễn Duy Tân, Lê Nguyễn Quang Thái, Trần Văn Lời, Phạm Hòa Lợi TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hiện nay, vấn đề dinh dưỡng đang là vấn đề được ngành y tế hết sức quan tâm, không chỉ ở cộng đồng mà còn ở các bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ảnh hưởng đáng kể đến kết quả điều trị tại bệnh viện nói chung và các khoa lâm sàng nói riêng. Nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: 1) Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng chung các bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện; 2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan liên quan đến tình trạng dinh dưỡng trên bệnh nhân nội trú đang điều trị tại bệnh viện. Phương pháp: Nghiên cứu theo mô tả cắt ngang trên 390 bệnh nhân có hồ sơ nhập viện tại khoa điều trị nội trú Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang từ tháng 03/2019 đến tháng 09/2019. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng phân loại theo NRS cao nhất là 87,5%, theo SGA tỷ lệ suy dinh dưỡng vừa và nặng (SGA-B và SGA-C) lần lượt là 50,8% và 30,5%; theo BMI là 35,9%; theo Albumin là 68,2% và số lượng tế bào lympho đếm là 54,6%. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng: tuổi ≥70, khẩu phần ăn giảm, có tình trạng hậu phẫu, albumin/máu
  2. 196 Tình trạng suy dinh dưỡng của bệnh nhân nằm viện là con số đáng báo động. Tuy nhiên, tại bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang vẫn chưa có một con số cụ thể để đánh giá cho tình trạng này, vì thế chúng tôi thực hiện cuộc khảo sát này nhằm đưa ra một tỷ lệ cụ thể về tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang, tạo tiền đề cho kế hoạch tầm soát và can thiệp dinh dưỡng góp phần nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh viện theo mục tiêu của Thông tư 08/TT – BYT năm 2011. II. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang từ tháng 03/2019 đến tháng 09/2019. 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu: Bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang. 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ: - Bệnh nhân sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần, bệnh nhân sau tai biến mạch máu não, bệnh nhân câm điếc, bệnh nhân không nói được tiếng Việt. - Bệnh nhân bị gù vẹo cột sống - Bệnh nhân bệnh nặng không thể ngồi dậy cân đo được với sự giúp đỡ của nhân viên y tế. - Bệnh nhân đang điều trị tại khoa Ung bướu; bệnh nhân điều trị tại khoa ICU > 3 ngày - Bệnh nhân không hợp tác trả lời hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang có phân tích 2.2.2. Cỡ mẫu Cỡ mẫu: mẫu lý tưởng theo công thức là 384 bệnh nhân: + n: cỡ mẫu thu thập + Z: Hệ số tin cậy. Với độ tin cậy 95% thì giá trị của z = 1,96 + p = 0,5. + q = 1 – p = 0,5 + d: sai số chấp nhận, chọn d = 0,05 Để dự trù thất lạc trong quá trình thu thập số liệu chúng tôi chọn cỡ mẫu n = 390. 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. 2.2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: qua bộ câu hỏi thiết kế sẵn, cân đo bệnh nhân, nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Nhóm tuổi từ 70 trở lên chiếm tỷ lệ cao hơn (54,1%), tuổi nhỏ nhất là 17, tuổi trung bình là 68,84, tuổi lớn nhất là 97 ; nữ (60%), nam (40%) ; bệnh nhân có đang trong tình trạng hậu phẫu là 15,9%, không hậu phẫu là 84,1% ; khẩu phần ăn >50% chiếm 30,2%, khẩu phần ăn 25 – 50% là 51,3% và
  3. 197 Bảng 1: Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI, SGA và NRS Công cụ Tần số Tỷ lệ (%) Bình thường (≥20,5) 163 41,8 Nguy cơ SDD (18,5 – 20,4) 87 23,3 BMI SDD (50% nhu cầu 24 20,3 28 23,7 66 55,9 118 25 - 50% nhu cầu 79 39,5 48 24,0 73 36,5 200 < 0,001
  4. 198 Yếu tố tuổi, khẩu phần ăn, và nồng độ albumin có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng phân loại theo SGA (p
  5. 199 SGA-C 30,5%) cao hơn nghiên cứu của Đặng Trần Khiêm với tỷ lệ suy dinh dưỡng vừa và nặng là 53,1% (SGA-B 41,6% và SGA-C 11,5%) và cũng cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Hà Thanh Uyên có tỷ lệ suy dinh dưỡng vừa và nặng chiếm 43,6% (SGA-B 38,3% và SGA-C 5,3%). Sự khác biệt này phần nào do đánh giá chủ quan cũng như tình trạng dinh dưỡng khác nhau ở từng thời điểm, sự khác biệt cũng do một phần nghiên cứu của chúng tôi có 15,9% bệnh nhân đang trong tình trạng hậu phẫu khác với nghiên cứu của Đặng Trần Khiêm và Nguyễn Hà Thanh Uyên nghiên cứu trên bệnh nhân trước mổ, bên cạnh đó, đa số bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là người cao tuổi, cũng là một yếu nguy cơ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo phân loại BMI trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 35,9% (BMI
  6. 200 2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng: tuổi ≥70, khẩu phần ăn giảm, đang trong tình trạng hậu phẫu, albumin/máu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0