Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG LOÃNG XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN LỚN TUỔI<br />
ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI CƠ XƯƠNG KHỚP<br />
Lê Thị Huệ*, Nguyễn Trung Kiên*, Đỗ Thị Kim Yến*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cơ sở nghiên cứu: Loãng xương là một rối loạn chuyển hoá của xương, ảnh hưởng đến chất lượng xương,<br />
hậu quả làm giảm chất lượng cuộc sống và tăng tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân. Loãng xương rất phổ biến. Phát<br />
hiện các yếu tố nguy cơ, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời giúp giảm tỷ lệ gãy xương và cải thiện chất lượng<br />
sống cho bệnh nhân.<br />
Mục tiêu: (1) Tìm tỷ lệ mắc loãng xương ở bệnh nhân lớn tuổi điều trị tại khoa Nội Cơ Xương Khớp.(2)<br />
Mối liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ: tuổi, giới, BMI, tiền sử dùng corticoid kéo dài, bệnh kèm theo(viêm phế quản<br />
mạn, COPD, bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh cơ xương khớp khác) với loãng xương. (3) Mối liên hệ giữa<br />
triệu chứng đau và nơi ở với loãng xương.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, các bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên điều trị tại<br />
Khoa Nội Cơ Xương Khớp được đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng bằng phương pháp DEXA<br />
Kết quả và kết luận: 113 bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên, tuổi trung bình 71,03±10,67, nam 40 bệnh nhân<br />
(35,4%), nữ 73 bệnh nhân(64,6%). Tỷ lệ loãng xương 71,7%, mật độ xương trung bình -3,14 ± 1,19 SD. Mối<br />
liên hệ giữa giới, nơi ở, sử dụng corticoid kéo dài, bệnh viêm phế quản, COPD, tăng huyết áp với loãng xương có<br />
ý nghĩa thống kê. Mối liên hệ giữa tuổi, BMI, triệu chứng đau, bệnh đái tháo đường, bệnh cơ xương khớp khác<br />
với loãng xương không có ý nghĩa thống kê.<br />
Từ khoá: loãng xương, bệnh nhân lớn tuổi<br />
<br />
ABTRACT<br />
SURVEYING ON OSTEOPOROSIS IN ELDERLY PATIENTS<br />
AT DEPARTMENT OF JOINT-MUSCULOSKELETAL<br />
Le Thi Hue, Nguyen Trung Kien, Do Thi Kim Yen<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 256-262<br />
Background: Osteoporosis is a metabolic disorder of bone, affecting bone strength, resulting in fracture,<br />
worsening patient's quality of life, increasing mortality rate. Osteoporosis is very common. Detecting risk factors,<br />
early diagnosis, suitable treatment help to reduce fracture rate and improve quality of life of patients<br />
Objects: 1. Percentage of osteoporosis in 50 year old and over in patients at Department of joint and<br />
Musculoskeletal Disorders – Thong Nhat hospital. 2. Relationship between osteoporosis and risk factors. 3.<br />
Relationship between osteoporosis with pain and resident place.<br />
Methods: Cross- sectional study, 50 years and over in-patients included, BMD are calculated by DEXA at<br />
lumber spine.<br />
Result and conclusion: 113 in-patients were included, containing 40(35.4%) males and 73(64.6%) females<br />
Mean age were 71.03±10.67 years old. The percentage of osteoporosis were 71.7%. Mean BMD was: -3.14 ± 1.19<br />
SD. The relationship between osteoporosis and sex, resident place, long term use of corticoid, chronic bronchitisCOPD, cardiovascular were statistically remarkcable, while the relationship between osteoporosis and other<br />
factors were not.<br />
Keywords: osteoporosis<br />
* Khoa nội cơ xương khớp Bệnh viện Thống Nhất Tp. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS. Đỗ Thị Kim Yến ĐT: 0988535860<br />
Email: dinhthanhdat_66@yahoo.com<br />
<br />
256<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Loãng xương là một trong những bệnh rối<br />
loạn chuyển hoá xương thường gặp, đặc trưng<br />
bởi sự giảm khối lượng xương, tổn thương vi<br />
cấu trúc xương và tăng nguy cơ gãy<br />
xương(5,2,7,Error! Reference source not found.,3).<br />
Mức độ nặng nề của biến chứng gãy xương<br />
trong bệnh loãng xương được xếp tương đương<br />
với tai biến nhồi máu cơ tim trong bệnh tim<br />
thiếu máu cục bộ và tai biến mạch máu não<br />
trong bệnh tăng huyết áp(Error! Reference source not found.,1,3).<br />
Trên thế giới loãng xương là vấn đề y tế rất<br />
thường gặp, ảnh hưởng đến 1/3 phụ nữ và 1/8<br />
đàn ông trên 50 tuổi. Hiện nay, loãng xương<br />
được coi là một bệnh dịch âm thầm, người bị<br />
loãng xương không biết mình bị bệnh cho đến<br />
khi có biến chứng gãy xương. Gãy xương do<br />
loãng xương thường gặp nhất ở cổ tay, đốt sống,<br />
cổ xương đùi. Gãy xương do loãng xương có thể<br />
xảy ra ngay cả trong những hoạt động hàng<br />
ngày, làm cho người bệnh đau đớn, mất khả<br />
năng vận động, mất khả năng sinh hoạt tối<br />
thiểu. Đặc biệt ở người lớn tuổi, gãy đốt sống và<br />
gãy cổ xương đùi không chỉ gây tàn phế mà còn<br />
tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh. Hậu quả<br />
của gãy xương do loãng xương: đối với gãy cổ<br />
xương đùi 10-20% người bệnh tử vong trong<br />
vòng 1 năm, 20% người bệnh phải có người trợ<br />
giúp suốt cuộc đời còn lại, 30% người bệnh bị<br />
tàn phế phải phụ thuộc hoàn toàn vào người<br />
khác, chỉ có khoảng 30% có thể hội nhập trở lại<br />
với cuộc sống xã hội nhưng lúc nào cũng bị<br />
nguy cơ tái gãy xương rình rập(3,4).<br />
Năm 1990 toàn thế giới có khoảng 1,7 triệu<br />
trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương,<br />
thì 31% số này thuộc các nước Châu Á. Dự tính<br />
năm 2050, toàn thế giới sẽ có tới 6,3 triệu trường<br />
hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương và 51% số<br />
này thuộc các nước Châu Á(3).<br />
Năm 1999 tại Mỹ: 25 triệu người bị loãng<br />
xương trong đó có 7,5 triệu người bị gãy xương .<br />
Tỷ lệ mắc loãng xương trong lứa tuổi 50 đến 70<br />
tuổi là 19,6% phụ nữ và 3,1% nam giới. Tỷ lệ<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
mắc loãng xương trên 70 tuổi là 58,8% phụ nữ và<br />
19,6% nam giới(1).<br />
Hàng năm, chi phí cho điều trị loãng xương<br />
ở các nước phát triển không ngừng tăng lên.<br />
Riêng ở Mỹ chỉ trong vòng 12 năm chi phí cho<br />
điều trị loãng xương đã tăng lên gấp 3,5 lần (5,1<br />
tỷ USD năm 1986 và 18 tỷ USD năm 1998)(4).<br />
Bệnh loãng xương dễ chẩn đoán, điều trị<br />
được. Nếu điều trị đúng có thể giảm 50% nguy<br />
cơ gãy xương. Nhưng điều quan trọng là phải<br />
chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để ngăn ngừa<br />
gãy xương do loãng xương.<br />
<br />
Mục tiêu<br />
1. Tìm tỷ lệ mắc loãng xương ở bệnh nhân<br />
lớn tuổi điều trị tại khoa Nội Cơ Xương Khớp.<br />
2. Mối liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ: tuổi,<br />
giới, BMI, tiền sử dùng corticoid kéo dài, bệnh<br />
kèm theo (viêm phế quản mạn, COPD, bệnh tim<br />
mạch, đái tháo đường, bệnh cơ xương khớp<br />
khác) với loãng xương.<br />
3. Mối liên hệ giữa triệu chứng đau và nơi ở<br />
với loãng xương.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Mô tả cắt ngang<br />
<br />
Đối tượng<br />
Tất cả các bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên được<br />
điều trị nội trú tại khoa Nội Cơ Xương Khớp từ<br />
tháng 8/1013 đến tháng 11/2013<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
- Bệnh nhân nằm liệt giường<br />
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên<br />
cứu<br />
<br />
Thu thập số liệu<br />
- Thăm khám bệnh nhân, ghi nhận tuổi, giới,<br />
địa chỉ, cân nặng, chiều cao, BMI, tiền sử đái<br />
tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh cơ xương<br />
khớp, viêm phế quản mạn, COPD<br />
- Phân loại BMI theo WHO: Gầy: BMI < 18,5<br />
Bình thường: BMI từ 18,5 đến 25<br />
Béo phì: BMI > 25<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
257<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
- Dùng corticoid kéo dài: Trên 3 tháng<br />
steroid với liều prednisolone ít nhất 5mg mỗi<br />
ngày hoặc thuốc tương đương.<br />
- Bệnh xương khớp bao gồm: Viêm khớp<br />
dạng thấp, thoái hoá khớp, gout,<br />
- Bệnh tim mạch: Tăng huyết áp, suy tim,<br />
bệnh tim thiếu máu cục bộ.<br />
- Nơi ở được phân loại “nông thôn” hay<br />
“thành thị” theo địa giới hành chính<br />
- Bệnh nhân được đo mật độ xương vùng cột<br />
sống thắt lưng bằng phương pháp DEXA. Đánh<br />
giá tình trạng loãng xương qua chỉ số T-score<br />
theo WHO<br />
+ Bình thường: T-score >-1<br />
<br />
Tỷ lệ mắc loãng xương của mẫu nghiên<br />
cứu<br />
Bảng 1: Tỷ lệ mắc loãng xương của mẫu nghiên cứu<br />
Tình trạng loãng<br />
N<br />
xương<br />
Loãng xương<br />
81<br />
Không loãng xương 32<br />
Tổng<br />
113<br />
<br />
Tỷ lệ%<br />
71,7<br />
28,3<br />
100<br />
<br />
T-score trung<br />
bình<br />
-3,7 ± 0,964<br />
-1,675 ± 0,133<br />
<br />
Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy trong<br />
ngiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân trên 50<br />
tuổi bị loãng xương chiếm tỷ lệ rất cao 71,7%.<br />
<br />
Mối liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ với<br />
loãng xương<br />
Mối liên hệ giữa nhóm tuổi với loãng xương<br />
Bảng 2: Mối liên hệ giữa nhóm tuổi với loãng xương<br />
<br />
+ Thiểu xương: T-score từ -1 đến -2,5<br />
+ Loãng xương: T-score<br />
0,05.<br />
<br />
Tình trạng loãng<br />
Tổng<br />
xương<br />
Loãng<br />
Không<br />
xương<br />
loãng<br />
xương<br />
23 (88,5%) 3 (11,5%) 26 (100%)<br />
<br />
Nhận xét:<br />
<br />
X±SD<br />
<br />
Tình trạng loãng<br />
xương<br />
<br />
Không<br />
loãng<br />
xương<br />
có<br />
-3,167 ± 1,14 41(67,2%) 20(32,8%) 61(100%)<br />
không -3,092 ± 1,326 40(67,9%) 12(32,1%) 52(100%)<br />
p<br />
P (TP(X²)=0,254<br />
test)=0,748<br />
<br />
Bệnh<br />
viêm<br />
phế<br />
quản<br />
mạn,<br />
COPD<br />
có<br />
không<br />
<br />
P(X²)=0,03<br />
<br />
T-score<br />
<br />
T-score<br />
X±SD<br />
<br />
Tình trạng loãng<br />
xương<br />
Loãng<br />
Không<br />
xương<br />
loãng<br />
xương<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
-3,391± 0,97<br />
-3,0 ± 1,26<br />
<br />
15 (83,3%) 3 (16,7%) 18 (100%)<br />
66 (69,5%)<br />
29<br />
95 (100%)<br />
(30,5%)<br />
P(T-test)=0,045<br />
P(X²)=0,023<br />
<br />
Nhận xét: mật độ xương của bệnh nhân<br />
viêm phế quản mạn và COPD thấp hơn so với<br />
mật độ xương của những người không bị bệnh<br />
có ý nghĩa thống kê với p = 0,045 < 0,05. Tỷ lệ<br />
mắc loãng xương cao hơn những người bị bệnh<br />
cao hơn những người không bệnh và sự khác<br />
biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,023 < 0,05.<br />
<br />
Mối liên hệ bệnh đái tháo đường với loãng<br />
xương<br />
Không thấy sự liên hệ giữa bệnh nhân mắc<br />
bệnh đái tháo đường với tỷ lệ loãng xương với p<br />
= 0,366 > 0,05. Mật độ xương của bệnh nhân mắc<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
259<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
bệnh đái tháo dường và không bệnh khác biệt<br />
không có ý nghĩa thống kê p = 0,628 > 0,05.<br />
Bảng 8: Mối liên hệ bệnh đái tháo đường với loãng<br />
xương<br />
Bệnh đái<br />
tháo<br />
đường<br />
<br />
có<br />
không<br />
p<br />
<br />
T-score<br />
X±SD<br />
<br />
-3,252± 1,28<br />
<br />
Tình trạng loãng<br />
xương<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Loãng<br />
xương<br />
<br />
Không<br />
loãng<br />
xương<br />
12 (63,2%) 7 (36,8%)<br />
<br />
19<br />
(100%)<br />
-3,0 ± 0,99 69 (73,4%) 25 (26,6%)<br />
94<br />
(100%)<br />
P(T-test)=0,628<br />
P(X²)=0,366<br />
<br />
T-score<br />
X±SD<br />
<br />
Tình trạng loãng<br />
xương<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Không<br />
loãng<br />
xương<br />
có<br />
-3,352± 1,28 66(73,3%) 24(26,7%) 90(100%)<br />
không -2,81 ± 0,99 15(65,2%) 8(34,8%) 23(100%)<br />
p<br />
P(T-test)=0,042<br />
P(X²)=0,048<br />
<br />
Loãng<br />
xương<br />
<br />
Nhận xét:<br />
- Tỷ lệ loãng xương tăng lên ở những bệnh<br />
nhân có bệnh tim mạch và sự khác biệt này có ý<br />
nghĩa thống kê với p = 0,048 < 0,05.<br />
- Mật độ xương ở bệnh nhân có bệnh tim<br />
mạch thấp hơn ở bệnh nhân không bệnh sự khác<br />
biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,042 > 0,05.<br />
<br />
Mối liên hệ giữa triệu chứng đau và nơi ở<br />
với loãng xương<br />
Mối liên hệ giữa triệu chứng đau với loãng<br />
xương<br />
Bảng 10: Mối liên hệ giữa triệu chứng đau với loãng<br />
xương<br />
Triệu<br />
chứng<br />
đau<br />
nhức<br />
<br />
Tình trạng loãng<br />
Tổng<br />
xương<br />
X±SD<br />
Loãng<br />
Không<br />
xương<br />
loãng<br />
xương<br />
có<br />
-3,118 ± 1,169 42(68,9%) 19(31,1%) 61(100%)<br />
không -3,074 ± 1,30<br />
39(75%) 13(25%) 52(100%)<br />
p<br />
P(Ttest)=0,626<br />
P(X²)=0,470<br />
<br />
260<br />
<br />
T-score<br />
<br />
Mối liên hệ giữa nơi ở với loãng xương<br />
Bảng 11: Mối liên hệ giữa nơi ở với loãng xương<br />
Nơi ở<br />
<br />
Mối liên hệ giữa bệnh tim mạch với loãng<br />
xương<br />
Bảng 9: Mối liên hệ giữa bệnh tim mạch với loãng<br />
xương<br />
Bệnh<br />
tim<br />
mạch<br />
<br />
Nhận xét: Sự khác biệt về mật độ xương và<br />
tỷ lệ loãng xương ở bệnh nhân có triệu chứng<br />
đau và không có triệu chứng đau không có ý<br />
nghĩa thống kê với p > 0,05<br />
<br />
T-score<br />
<br />
Tình trạng loãng<br />
xương<br />
X±SD<br />
Loãng<br />
Không<br />
xương<br />
loãng<br />
xương<br />
Thành -3,249 ± 0,128 67(77%)<br />
20(23%)<br />
phố<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
87(100%)<br />
<br />
Nông -2,715 ± 0,261 14(53,8%) 12(46,2%) 26(100%)<br />
thôn<br />
p<br />
<br />
p(Ttest)=0,043<br />
<br />
P(X²)=0,021<br />
<br />
Nhận xét:<br />
- Qua nghiên cứu của chúng tôi thấy mật độ<br />
xương ở bệnh nhân sống ở thành phố thấp hơn<br />
bệnh nhân sống ở nông thôn có ý nghĩa thống kê<br />
với p = 0,043 < 0,05.<br />
- Tỷ lệ loãng xương ở nhóm dân cư thành<br />
phố cao hơn ở nông thôn và sự khác biệt này có<br />
ý nghĩa thống kê với p = 0,021 < 0,05.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tỷ lệ loãng xương của nhóm nghiên cứu<br />
T-score trung bình tại cột sống thắt lưng<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi là -3,14 ± 1,19<br />
SD.Tỷ lệ người bị loãng xương từ 50 tuổi trở lên<br />
khá cao 71,7% cao hơn hẳn các nghiên cứu khác<br />
do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là người<br />
lớn tuổi (71,03 ± 10,67 tuổi) và là những bệnh<br />
nhân điều trị nội trú tại khoa mắc nhiều bệnh<br />
khác kèm theo nên tỷ lệ loãng xương cao. Tỷ lệ<br />
loãng xương tăng theo tuổi do quá trình lão hoá<br />
của tạo cốt bào, làm xuất hiện tình trạng mất cân<br />
bằng giữa huỷ xương và tạo xương, gây nên<br />
thiểu sản xương. Ngoài ra ở người lớn tuổi còn<br />
có sự giảm hấp thu calci ở ruột, và sự giảm hấp<br />
thu calci ở ống thận, thiếu calci trong chế độ ăn,<br />
giảm tổng hợp vitaminD tại da do giảm tiếp xúc<br />
với ánh sáng mặt trời(5,Error! Reference source not found.). Kết<br />
quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên<br />
cứu của Hồ Phạm Thục Lan và cộng sự có 30%<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />