intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát tình trạng loãng xương ở nam giới tại khoa nội cơ xương khớp Bệnh viện Thống Nhất

Chia sẻ: ViHera2711 ViHera2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

54
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày khảo sát tình trạng loãng xương ở nam giới điều trị nội trú tại khoa nội cơ xương khớp bệnh viện Thống Nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát tình trạng loãng xương ở nam giới tại khoa nội cơ xương khớp Bệnh viện Thống Nhất

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> <br /> KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG LOÃNG XƯƠNG Ở NAM GIỚI<br /> TẠI KHOA NỘI CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT<br /> Đinh Thị Việt*, Huỳnh Thị Huỳnh*, Nguyễn Trung Kiên*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát tình trạng loãng xương ở nam giới điều trị nội trú tại khoa nội cơ xương<br /> khớp bệnh viện Thống Nhất.<br /> Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, tiến cứu. Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA tại cổ<br /> xương đùi và cột sống thắt lưng.<br /> Kết quả: nghiên cứu trên 266 bệnh nhân nam giới điều trị nội trú tại khoa nội cơ xương khớp bệnh viện<br /> Thống Nhất từ tháng 3/2015 đến tháng 8/2016 nhận thấy: Loãng xương chiếm tỉ lệ 35,3%, thiếu xương 47,4%,<br /> bình thường 17,3%. Những người hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, ít vận động thể dục thể thao, tiền căn gãy<br /> xương có tỉ lệ loãng xương và thiếu xương cao hơn người có mật độ xương bình thường có ý nghĩa thống kê. Lạm<br /> dụng rượu bia làm tăng khả năng mắc loãng xương gấp 2,907 lần người bình thường (P= 0,011), tiền căn gãy<br /> xương làm tăng khả năng mắc loãng xương gấp 3,290 lần người bình thường (P= 0,007). Trong các bệnh mạn<br /> tính đi kèm thì tăng huyết áp, bệnh khớp mạn, đái tháo đường chiếm tỉ lệ cao (63,5%- 52,6%- 21,1%). Tỉ lệ bệnh<br /> nhân bị loãng xương và thiếu xương cao hơn người bình thường ở nhóm có bệnh đi kèm là tăng huyết áp, đái<br /> tháo đường có ý nghĩa thống kê (P= 0,029- 0,002). Testosterone máu thấp chiếm tỉ lệ 28,6%, tuổi càng cao tỉ lệ<br /> testosterone máu thấp càng tăng, không tìm thấy mối liên hệ giữa testosterone máu thấp với mật độ xương.<br /> Từ khóa: loãng xương, testosterone<br /> ABSTRACT<br /> ASSESSMENT THE STATE OF OSTEOPOROSIS IN MALE INPATIENTS AT THỐNG NHẤT<br /> HOSPITAL, RHEUMATOLOGY DEPARTMENT<br /> Dinh Thi Viet, Huynh Thi Huynh, Nguyen Trung Kien<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 6 - 2016: 125 - 131<br /> <br /> Objectives: Assess the state of osteoporosis in male inpatients at Thống Nhất hospital, Rheumatology<br /> department.<br /> Method: descriptive, cross-sectional, prospective. Measuring bone mineral density by DEXA at the femoral<br /> neck or lumbar spine.<br /> Result: researched on 266 male inpatients in Rheumatology Department from March 2015 to August 2016.<br /> The prevalence of osteoporosis was 35.3%, osteopenia 47.4%, normal bone 17.3%. Smoking, alcohol abuse, less<br /> physical activity, history of fracture wa s associated with higher rate of osteoporosis and osteopenia, and this was<br /> statically significant. Alcohol abuse increased likelihood of developing osteoporosis 2.907 times than normal<br /> (P=0.011), history of fracture increased likelihood of developing osteoporosis 3.290 times than normal (P=0.007).<br /> Hypertension, chronic arthritis, diabetes had high percentage in accompanying chronic diseases (63.5%- 52.6%-<br /> 21.1% respectively). The percentage of patients with osteoporosis and osteopenia were higher than normal in<br /> group with comorbidities like hypertension, diabetes, and it was statically significant. Low blood testosterone was<br /> 28.6%, lower blood testosterone increased with older age. The association between low blood testosterone and bone<br /> <br /> *Khoa Nội Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Thống Nhất<br /> Tác giả liên lạc: Bs Nguyễn Trung Kiên ĐT: 38642142 Email: khth232@gmail.com<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016 125<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016<br /> <br /> mineral density was not statistically significant.<br /> Key word: osteoporosis, testosterone<br /> ĐẠI CƯƠNG phát mà thường gặp là lạm dụng rượu, lạm<br /> dụng corticosteroid, suy tuyến sinh dục. Có đến<br /> Loãng xương là một trong các bệnh lý xương 40% loãng xương ở nam giới là không tìm được<br /> khớp thường gặp ở người cao tuổi. Khi tuổi thọ nguyên nhân và được coi là loãng xương nguyên<br /> trung bình tăng lên thì sẽ tăng đối mặt với phát. Ở nam giới mất cơ xương bắt đầu sớm,<br /> những vấn đề bệnh lý xương khớp trong đó cùng với sự thay đổi yếu tố phát triển giống<br /> loãng xương hay gặp với tỉ lệ cao. Xu hướng này insulin-1 (the insulin-like growth factor 1, IGF-1)<br /> không chỉ dành cho các quốc gia công nghiệp mà liên quan đến giảm testosterone sinh học.<br /> còn ảnh hưởng đến các nước đang phát triển. Ở Testosterone là một hormon do tinh hoàn bài<br /> Mỹ, loãng xương ảnh hưởng tới 24 triệu người,<br /> tiết, có tác dụng đồng hóa, phát triển khối cơ, đối<br /> trong đó 10 triệu người đã bị loãng xương, 14<br /> với xương làm tăng tổng hợp khung protein của<br /> triệu người có khối lượng xương thấp, gợi ý gia xương, phát triển và cốt hóa sụn liên hợp ở đầu<br /> tăng nguy cơ mắc bệnh ngày càng cao hơn. xương dài, làm dày xương, tăng lắng đọng muối<br /> Loãng xương ảnh hưởng đến 1,5 triệu gãy<br /> calci phosphate ở xương. Khi có tuổi, tất cả các<br /> xương mỗi năm, trong đó hơn 500.000 gãy cơ quan, hệ thống trong cơ thể dần suy giảm,<br /> xương cột sống, 300.000 gãy xương hông, 200.000 testosterone là một chất nội tiết cũng giảm theo<br /> gãy xương cổ tay và 300.000 gãy xương ở các vị thời gian. Testosterone thấp có liên quan đến<br /> trí khác. Xấp xỉ 37.500 người chết mỗi năm sau những thay đổi không mong muốn cho các<br /> các biến cố liên quan đến gãy xương do loãng<br /> thành phần cơ thể như gia tăng béo bụng, giảm<br /> xương. Loãng xương cũng dẫn đến việc cần 44 khối cơ. Béo bụng lại làm gia tăng nguy cơ tim<br /> triệu bệnh nhân cần y tá chăm sóc tại nhà và 13,8 mạch và các vấn đề như chuyển hóa, đái tháo<br /> tỉ đô la chi phí chăm sóc sức khỏe thường niên<br /> đường. Rượu làm giảm sự hình thành xương và<br /> vào năm 1995. Chi phí y tế trực tiếp liên quan cản trở khả năng hấp thu calci của cơ thể.<br /> đến gãy xương hông ở nam ước tính đến 5,4 tỉ<br /> Cortisol trong máu ức chế sự hình thành xương<br /> đô la, ở nữ là 7,4 tỉ đô la(3). do giảm quá trình tăng sinh tế bào, giảm sinh<br /> Ước tính có từ 6- 10 % nam giới trên 50 tuổi tổng hợp RNA, protein, collagen của xương.<br /> có biểu hiện loãng xương và có khoảng 1/5 nam Thuốc lá làm giảm quá trình tạo xương, giảm<br /> giới trên 50 tuổi có khả năng bị gãy xương do hấp thu calci và chuyển hóa VitD, làm giảm<br /> loãng xương trong suốt thời gian còn lại của đời nồng độ VitD trong máu, làm bất hoạt estradiol<br /> sống. So với nữ giới, nam giới có tuổi thọ thấp tại gan, làm giảm hoạt tính của estrogen lên quá<br /> hơn, tỉ lệ nam giới chỉ bằng một nửa so với nữ trình tạo xương.<br /> giới cùng độ tuổi 65, tỉ lệ nam giới gãy xương Nhiều nước trên thế giới đã có những nghiên<br /> hông xảy ra chỉ bằng 1/3 so với nữ giới nhưng tỉ cứu đánh giá loãng xương ở nam giới liên quan<br /> lệ tử vong lại nhiều hơn sau khi đã gãy xương đến BMD, chỉ số sức cơ chi dưới và các yếu tố<br /> hông và 20% nam đã gãy xương hông sẽ có nguy nguy cơ như hút thuốc lá, lạm dụng rượu, lạm<br /> cơ gãy xương hông còn lại tiếp theo. Gãy xương dụng corticosteroid, vận động thể lực. Tại Việt<br /> cột sống cũng thường gặp ở nam giới lớn tuổi Nam các nghiên cứu về loãng xương ở nam giới<br /> nhưng tỉ lệ chỉ bằng khoảng một nửa so với nữ ở đã được quan tâm, tuy nhiên mới chỉ tập trung ở<br /> cùng độ tuổi 65 tuổi(4).<br /> một số đối tượng bệnh nhân mắc bệnh lý cơ<br /> Sự bảo tồn thớ cơ ở nam giới có thể giải thích xương khớp mạn tính hoặc chỉ nghiên cứu về<br /> nguy cơ gãy xương suốt đời thấp hơn. Loãng các bệnh lý đi kèm ở người cao tuổi như tăng<br /> xương ở nam giới thường có nguyên nhân thứ<br /> <br /> <br /> 126 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> huyết áp, đái tháo đường mà ít nhắc đến mối vận động thể lực mạnh 20 phút* 3 lần/tuần.<br /> liên quan với testosterone. Đo mật độ xương bằng phương pháp hấp<br /> Mục tiêu nghiên cứu thu tia X năng lượng kép (DEXA) tại cột sống<br /> Tỉ lệ loãng xương ở nam giới. thắt lưng hoặc cổ xương đùi. Theo tiêu chuẩn<br /> chẩn đoán loãng xương của Tổ chức Y tế Thế<br /> Mối liên quan giữa loãng xương với bệnh lý<br /> giới năm 1994:<br /> đi kèm và các yếu tố nguy cơ của loãng xương.<br /> Bình thường: T- score > -1 SD<br /> Sự tương quan giữa testosterone, các yếu tố<br /> nguy cơ của loãng xương với loãng xương. Thiếu xương: T-score từ -1 đến -2,5 SD<br /> Loãng xương: T- score < -2,5 SD<br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Loãng xương nặng: Loãng xương kèm tiền<br /> Mô tả cắt ngang, tiến cứu.<br /> sử hoặc hiện tại có gãy xương.<br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh Xét nghiệm testosterone và calci trong máu<br /> Nam giới ≥ 40 tuổi điều trị nội trú tại khoa vào sáng sớm lúc nhịn đói. Kết quả là bình<br /> nội cơ xương khớp bệnh viện Thống Nhất từ thường khi testosterone 3-10ng/ml, calci toàn<br /> tháng 3/2015 đến tháng 8/2016. phần máu 2,15-2,6mmol/l.<br /> Tiêu chuẩn loại trừ: BN không đồng ý tham Xử lý và phân tích số liệu<br /> gia nghiên cứu, BN có bệnh nặng nằm bất động<br /> Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS<br /> lâu ngày, BN đã và đang dùng thuốc điều trị<br /> 16.0<br /> chống hủy xương hoặc đang dùng liệu pháp<br /> Các biến định lượng được trình bày dưới<br /> hormon thay thế testosterone.<br /> dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. Các biến định<br /> Thu thập số liệu tính được trình bày dưới dạng %.<br /> Ghi nhận các đặc điểm lâm sàng của BN: Dùng phép kiểm chi bình phương cho biến<br /> Tuổi, chiều cao, cân nặng, BMI . số định tính, phép kiểm T- test cho biến định<br /> Bệnh lý đi kèm: THA, ĐTĐ, bệnh thận mạn, lượng, hồi qui nhị phân cho mối tương quan<br /> bệnh phổi mạn, bệnh khớp mạn. giữa các biến liên tục, tính OR để đánh giá khả<br /> Yếu tố nguy cơ: lạm dụng rượu, thuốc lá, lạm năng mắc loãng xương ở nam giới với các yếu tố<br /> dụng corticoid, ít vận động thể lực. nguy cơ.<br /> Lạm dụng rượu: uống trên 80g rượu/ngày Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi P < 0,05<br /> Số gram rượu = V(ml)*40*0,8 KẾT QUẢ<br /> Trong đó: Độ rượu trắng của nước ta tương Đặc điểm mẫu nghiên cứu<br /> đương độ rượu Whisky.<br /> Tổng số BN: 266<br /> 10g rượu tương đương 30 ml Whisky =<br /> 100ml rượu vang = 200ml bia. Phân bố BN theo nhóm tuổi<br /> Bảng 1: Phân bố tuổi<br /> Đang hút thuốc lá: Đã hút > 100 điếu trong<br /> Tuổi N %<br /> đời và trong một năm nay có hút thuốc mỗi ngày<br /> 40 - 49 15 5,6%<br /> hoặc thỉnh thoảng . 50 - 59 41 15,4%<br /> Sử dụng corticoid kéo dài: uống 60 - 69 58 21,8%<br /> prednisolone ≥ 5mg mỗi ngày hoặc liều tương 70 - 79 73 27,4%<br /> 80 - 89 73 27,4%<br /> đương kéo dài ≥ 3 tháng.<br /> ≥ 90 6 2,3%<br /> Ít vận động thể lực: khi vận động thể chất Tổng cộng 266 100%<br /> nhẹ nhàng không đủ 30 phút* 5 ngày/tuần hoặc<br /> <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016 127<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016<br /> <br /> BMI Mối liên quan giữa loãng xương với các<br /> BMI trung bình 22,62 ± 2,78, thấp nhất 14, cao bệnh lý đi kèm và các yếu tố nguy cơ ở nam<br /> nhất 32. giới<br /> Bảng 2: BMI Bảng 8: Mối liên quan giữa loãng xương với tuổi:<br /> Chỉ số BMI N % Tuổi Bình Thiếu Loãng P<br /> Gầy 25 40 15,1% 40-49 2 0,8% 4 1,5% 9 3,4% 0,016<br /> Tổng cộng 266 100% 50-59 7 2,6% 24 9,0% 10 3,8%<br /> 60-69 16 6,0% 27 10,2% 15 5,6%<br /> Bảng 3: Tỉ lệ loãng xương:<br /> 70-79 10 3,8% 37 13,9% 26 9,8%<br /> N %<br /> 80-89 9 3,4% 32 12% 32 12,0%<br /> Bình thường 46 17,3% ≥90 2 0,8% 2 0,8% 2 0,8%<br /> Thiếu xương 126 47,4% Tổng 46 17,3% 126 47,4% 94 35,3%<br /> Loãng xương 94 35,3%<br /> Tổng cộng 266 100% Bảng 9: Mối liên quan giữa loãng xương với BMI:<br /> BMI Bình Thiếu Loãng xương P<br /> Bảng 4: Yếu tố nguy cơ của loãng xương: thường xương<br /> N % N % N % N %<br /> Hút thuốc lá 45 16,9% Gầy 1 0,4% 8 3,0% 11 4,1% 0,000<br /> Lạm dụng rượu bia 22 8,3% Bình 33 12,4% 96 36,1% 77 28,9%<br /> Sử dụng Corticoid kéo dài 15 5,6% thường<br /> Ít vận động thể dục- thể thao 184 69,2% Thừa cân- 12 4,5% 22 8,3% 6 2,3%<br /> Tiền căn gãy xương 21 7,9% béo phì<br /> Tổng cộng 46 17,3% 126 47,4% 94 35,3%<br /> Bảng 5: Bệnh lý kèm theo<br /> N %<br /> Tăng huyết áp 169 63,5% Bảng 10: Mối liên quan giữa loãng xương với các<br /> Đái tháo đường 56 21,1% yếu tố nguy cơ của loãng xương:<br /> Bệnh thận mạn 23 8,6% Bình Thiếu Loãng P<br /> Bệnh phổi mạn 27 10,2% thường xương xương<br /> Bệnh khớp mạn 140 52,6% N % N % N %<br /> Hút thuốc lá2 0,8% 23 8,6% 20 7,5% 0,006<br /> Bảng 6: Chỉ số sinh hóa máu<br /> Lạm dụng rượu 2 0,8% 7 2,6% 13 4,9% 0,010<br /> Nồng độ Bình thường Thấp bia<br /> N % N % Sử dụng 2 0,8% 6 2,3% 7 2,6% 0,106<br /> Testosterone 190 71,4% 76 28,6% corticoid kéo dài<br /> Calci máu 159 59,8% 107 40,2% Ít vận động thể 27 10,2% 85 32,0% 72 27,1% 0,006<br /> dục- thể thao<br /> Bảng 7: Thay đổi testosterone theo nhóm tuổi: Tiền căn gãy 0 0% 8 3,0% 13 4,9% 0,001<br /> Tuổi Testosterone Testosterone P xương<br /> máu thấp máu bình thường<br /> N % N %<br /> Bảng 11: Mối liên quan giữa loãng xương với các<br /> 40 - 49 3 1,1% 12 4,5% 0,007 chỉ số sinh hóa máu<br /> 50 - 59 7 2,6% 34 12,8% Bình Thiếu Loãng P<br /> 60 - 69 18 6,8% 40 15,0% thường xương xương<br /> 70 - 79 21 7,9% 52 19,5% N % N % N %<br /> 80 - 89 24 9,0% 49 18,4% Testosterone 16 6,0% 35 13,2% 25 9,4% 0,051<br /> máu thấp<br /> ≥ 90 3 1,1% 3 1,1%<br /> Calci máu thấp 14 5,3% 53 19,9% 40 15,0% 0,035<br /> Tổng 76 28,6% 190 71,4%<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 128 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Bảng 12: Mối liên quan giữa loãng xương với các các bệnh nhân nam giới có bệnh lý cơ xương<br /> bệnh lý kèm theo khớp thì chỉ số BMI cũng đa số ở trong giới hạn<br /> Bình Thiếu Loãng P bình thường (84,52%)(2). Trong số các BN loãng<br /> thường xương xương xương thì tỉ lệ BN có BMI bình thường cũng cao<br /> N % N % N %<br /> hơn rõ rệt nhóm BMI gầy và thừa cân (28,9%-<br /> Tăng huyết 35 13,2% 76 28,6% 58 21,8 0,029<br /> áp % 4,1%-2,3%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br /> Đái tháo 16 6,0% 27 10,2% 13 4,9% 0,002 (P=0,000). Khác với nữ giới, đối tượng có tỉ lệ<br /> đường<br /> loãng xương cao hơn ở người có BMI thấp, điều<br /> Bệnh thận 3 1,1% 10 3,8% 10 3,8% 0,085<br /> mạn này nhắc nhở chúng ta ở nam giới dù có BMI<br /> Bệnh phổi 3 1,1% 14 5,3% 10 3,8% 0,096 bình thường vẫn có nguy cơ cao bị loãng xương<br /> mạn và cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề loãng<br /> Bệnh khớp 28 10,5% 63 23,7% 49 18,4 0,053<br /> mạn % xương ở những đối tượng này.<br /> Bảng 13: Sự tương quan giữa testosterone, các yếu Các yếu tố nguy cơ của loãng xương ở nam<br /> tố nguy cơ của loãng xương với loãng xương giới gồm hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, sử<br /> OR 95%Cl P dụng corticoid kéo dài, ít vận động thể dục thể<br /> Hút thuốc lá 1,589 0,829-3,047 0,051 thao, tiền căn gãy xương. Trong đó ít vận động<br /> Lạm dụng rượu bia 2,907 1,193-7,083 0,011 thể dục thể thao và hút thuốc lá chiếm tỉ lệ cao<br /> Sử dụng corticoid kéo 1,649 0,579-4,700 0,136 (69,2%-16,9). Trong số những người có các yếu tố<br /> dài<br /> Ít vận động thể dục thể 1,753 0,990-3,104 0,017<br /> nguy cơ kèm theo này thì tỉ lệ loãng xương và<br /> thao thiếu xương đều cao hơn người có mật độ xương<br /> Tiền căn gãy xương 3,290 1,311-8,256 0,007 bình thường, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê,<br /> Testosterone máu thấp 0,860 0,490-1,509 0,099<br /> duy chỉ có những người sử dụng corticoid kéo<br /> Calci máu thấp 1,161 0,696-1,935 0,088<br /> dài thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê<br /> BÀN LUẬN (P=0,106).<br /> Trong tổng số 266 bệnh nhân tham gia Như vậy những người hút thuốc lá, lạm<br /> nghiên cứu thì nhóm tuổi 50-89 chiếm tỉ lệ nhiều dụng rượu bia, ít vận động thể dục thể thao, tiền<br /> nhất (97,6%), đây cũng là nhóm tuổi hay gặp ở căn gãy xương có tỷ lệ loãng xương và thiếu<br /> bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Thống Nhất. xương cao hơn người bình thường có ý nghĩa<br /> Loãng xương chiếm tỉ lệ 35,3%, thiếu xương thống kê. Kết quả này cũng tương tự so với các<br /> 47,4%, bình thường 17,3%, tỉ lệ này cũng tương nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy,<br /> đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh bệnh viện nhân dân Gia Định, bệnh viện Trưng<br /> Thủy tại bệnh viện Trưng Vương (43,6%-32,22%- Vương(2,7,8). Tuy nhiên khi xác định mối liên hệ<br /> 14,69%)(7). Nhóm tuổi có tỉ lệ loãng xương cao là giữa các yếu tố nguy cơ này với loãng xương thì<br /> 50-59 (3,8%), 60-69 (5,6%), 70-79 (9,8%), 80-89 chỉ có yếu tố nguy cơ lạm dụng rượu bia và tiền<br /> (12%), tuổi càng cao thì tỉ lệ loãng xương càng căn gãy xương có mối quan hệ có ý nghĩa thống<br /> tăng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,016). kê. Cụ thể lạm dụng rượu bia có nguy cơ làm<br /> Điều đáng chú ý là tỉ lệ thiếu xương chiếm tăng tỉ lệ loãng xương cao gấp 2,907 lần người<br /> 47,4%, con số này cao hơn hẳn số BN đã được bình thường (OR=2,907; KTC 1,193-7,083;<br /> chẩn đoán loãng xương, điều này dự báo số P=0,011), tiền căn gãy xương có nguy cơ làm tăng<br /> người cần được quan tâm nhiều hơn để dự tỉ lệ loãng xương cao gấp 3,290 người bình<br /> phòng với vấn đề loãng xương trong tương lai. thường (OR=3,290; KTC 1,311-8,256; P=0,007).<br /> Chỉ số BMI ở nam giới đa số trong giới hạn Các bệnh mạn tính hay đi kèm với loãng<br /> bình thường chiếm 206 trường hợp (77,4%), theo xương ở nam giới là tăng huyết áp, đái tháo<br /> Huỳnh Văn Khoa, khi thực hiện nghiên cứu trên đường, bệnh thận mạn, bệnh phổi mạn, bệnh<br /> <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016 129<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016<br /> <br /> khớp mạn. Trong đó tăng huyết áp, bệnh khớp tuy nhiên ảnh hưởng tới mật độ xương không rõ<br /> mạn và đái tháo đường chiếm tỉ lệ nhiều hơn ràng như estrogen. Trong nghiên cứu của chúng<br /> (63,5%-52,6%-21,1%). Tỉ lệ người bị loãng xương tôi, mối liên hệ giữa testosterone máu thấp và<br /> và thiếu xương đều cao hơn người có mật độ loãng xương ở nam giới không có ý nghĩa thống<br /> xương bình thường ở tất cả các nhóm bệnh lý đi kê (OR=0,860; KTC 0,490-1,509; P=0,099), kết quả<br /> kèm, nhưng chỉ có nhóm tăng huyết áp, đái tháo này cũng tương tự như kết quả của Huỳnh Văn<br /> đường là có ý nghĩa thống kê (P=0,029-0,00). Tuy Khoa, đó là ở bệnh nhân nam có bệnh lý cơ<br /> nhiên khi tìm mối liên quan giữa các bệnh lý này xương khớp, suy giảm nồng độ hormone<br /> với mật độ xương thì không thấy mối liên hệ. testosterone có tỉ lệ khá cao (48,8%), nhưng mối<br /> Về chỉ số sinh hóa máu: Ở nam giới sau 30 tương quan giữa suy giảm nồng độ testosterone<br /> tuổi thì nồng độ testosterone giảm dần mỗi năm, với giảm mật độ xương không thấy có ý nghĩa<br /> điều này xảy ra một cách tự nhiên(1). Trong thống kê(2). Theo Arq Bras, ở nam giới trên 50<br /> nghiên cứu của chúng tôi, testosterone máu thấp tuổi, testosterone toàn phần thấp cũng không chỉ<br /> chiếm tỉ lệ 28,6%, tuổi càng cao thì tỉ lệ ra nguy cơ loãng xương ở nam giới trên 50 tuổi<br /> testosterone máu thấp càng tăng (1,1%-2,6% - Nhóm calci máu thấp thì tỉ lệ loãng xương<br /> 6,8%-7,9%-9,0%), sự khác biệt có ý nghĩa thống và thiếu xương cao hơn nhóm có calci máu<br /> kê (P=0,007). Nhóm testosterone máu thấp thì tỉ bình thường (15%-19,9%-5,3%), sự khác biệt có<br /> lệ loãng xương và thiếu xương cao hơn nhóm có ý nghĩa thống kê (P=0,035). Theo Lê Thanh<br /> testosterone máu bình thường (9,4%-13,2%- Toàn khi thực hiện nghiên cứu ở đối tượng BN<br /> 6,0%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê bị Đái tháo đường thì nhóm calci máu thấp có<br /> (P=0,051). Hormon giới tính gồm estrogen và tỉ lệ loãng xương cao hơn nhóm calci máu<br /> testosterone đều tồn tại ở cả 2 giới tuy hàm bình thường(5). Điều này cũng phù hợp với y<br /> lượng có khác nhau, chúng đều quan trong trong văn vì calci là thành phần khoáng tham gia tạo<br /> việc duy trì và phát triển khối lượng xương. xương, khi calci máu giảm dẫn tới tuyến cận<br /> Estrogen làm giảm hoạt động và số lượng tế bào giáp tăng hoạt động, làm tăng huy động calci<br /> hủy xương, khi nồng độ estrogen tăng làm gia từ xương ra ngoại vi để duy trì nồng độ calci<br /> tăng tân sinh tế bào tạo xương và giảm đáp ứng máu, dẫn đến calci trong khung xương giảm,<br /> của tế bào tạo xương với PTH. Estrogen còn làm cuối cùng là làm giảm mật độ chất khoáng<br /> tăng sản xuất yếu tố tăng trưởng II giống insulin xương(1). Tuy nhiên khi phân tích hồi qui để<br /> của tế bào tạo xương và có thể điều hòa trực tiếp tìm mối liên hệ giữa calci máu thấp và loãng<br /> việc sản xuất các enzyme tiêu hủy của tế bào hủy xương thì thấy không có ý nghĩa thống kê<br /> xương. Sự thiếu hụt estrogen tạo điều kiện cho (OR=1,161; KTC 0,696-1,935; P=0,088).<br /> IL-6 kích thích tế bào hủy xương và làm mất cân KẾT LUẬN<br /> bằng RANKL- OPG. Estrogen tăng lượng OPG<br /> trong máu dẫn đến làm giảm tác dụng của Trong số 266 bệnh nhân nam giới tham gia<br /> RANKL do ngăn chúng tiếp cận tế bào hủy nghiên cứu tại khoa nội cơ xương khớp bệnh<br /> xương. Estrogen làm tăng hoạt động tế bào tạo viện Thống Nhất thì loãng xương chiếm tỉ lệ<br /> xương, tăng lắng đọng calci- phosphate ở xương 35,3%, thiếu xương 47,4%, bình thường 17,3%.<br /> và kích thích đầu xương gắn vào thân xương. Ở Tuổi càng cao thì tỷ lệ loãng xương càng tăng<br /> nữ mối liên quan giữa estrogen và mật độ xương (P=0,016). Các BN được chẩn đoán loãng xương<br /> rất rõ ràng, nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ thì tỉ lệ BN có BMI bình thường cao hơn nhóm có<br /> mãn kinh suy giảm nồng độ estrogen làm tăng tỷ BMI gầy và thừa cân (P=0,00).<br /> lệ loãng xương. Ở nam giới càng nhiều tuổi, Tỉ lệ loãng xương và thiếu xương cao ở<br /> nồng độ testosterone càng giảm theo thời gian, những người hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, ít<br /> <br /> <br /> 130 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> vận động thể dục thể thao, tiền căn gãy xương. TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> Lạm dụng rượu bia làm tăng khả năng mắc 1. Bộ môn sinh lý học trường đại học Y Hà Nội (2001), Sinh lý học<br /> loãng xương gấp 2,907 lần người bình thường tập II, Nhà xuất bản y học. tr 119- 134.<br /> 2. Huỳnh Văn Khoa (2013), “Đánh giá tình trạng loãng xương,<br /> (P=0,011), tiền căn gãy xương làm tăng khả năng mối tương quan giữa mật độ xương và hormone giới tính ở<br /> mắc loãng xương gấp 3,290 lần người bình bệnh nhân nam ≥ 50 tuổi tại khoa nội cơ xương khớp bệnh<br /> viện Chợ Rẫy”. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 17(1), tr 170-<br /> thường (P=0,007).<br /> 174.<br /> Trong các bệnh mạn tính đi kèm thì tăng 3. Iqbal MM (2000), “Osteoporosis: Epidemiology, Diagnosis,<br /> and Treatment”, South Med J, 93(1), p 231 - 240.<br /> huyết áp, bệnh khớp mạn và đái tháo đường<br /> 4. Kelly JJ, Moses AM (2005), “Osteoporosis in men: the role of<br /> chiếm tỉ lệ cao (63,5%- 52,6%- 21,1%). Tỉ lệ bệnh testosterone and other sex- relate factors”, Curr Opin<br /> nhân bị loãng xương và thiếu xương cao hơn Endocrinol Dialetes; 12 ( 6 ) p 425- 458.<br /> 5. Lê Thanh Toàn (2012), “Nghiên cứu mật độ xương bằng<br /> người có mật độ xương bình thường ở nhóm có phương pháp DEXA ở bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh<br /> bệnh đi kèm là tăng huyết áp, đái tháo đường có viện Chợ Rẫy”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 16(1), tr 348-<br /> ý nghĩa thống kê (P=0,029- 0,002). 353<br /> 6. Nguyễn Thị Hoài Châu (2005), “Khảo sát mật độ xương và<br /> Testosterone máu thấp chiếm tỉ lệ 28,6%, tuổi tìm hiểu những yếu tố liên quan đến mật độ xương của<br /> càng cao thì tỉ lệ testosterone máu thấp càng những người đàn ông sức khỏe bình thường 50 tuổi trở lên ở<br /> TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 9(1), tr 34-<br /> tăng. Nhóm có testosterone máu thấp thì tỉ lệ 37.<br /> loãng xương và thiếu xương cao hơn người có 7. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2004), “Khảo sát mật độ khoáng<br /> xương ở những người 30 tuổi trở lên đến khám tại khoa điều<br /> mật độ xương bình thường, sự khác biệt không<br /> trị đau bệnh viện cấp cứu Trưng Vương”. Kỷ yếu Hội nghị khoa<br /> có ý nghĩa thống kê (P=0,051), không tìm thấy học kỹ thuật bệnh viện cấp cứu Trưng Vươn, tr 43- 54.<br /> mối liên hệ giữa testosterone máu thấp với mật 8. Trần Thị Uyên Linh (2012), “Tỉ lệ loãng xương và các yếu tố<br /> nguy cơ trên phụ nữ mãn kinh và nam giới ≥ 50 tuổi điều trị<br /> độ xương. tại khoa lão bệnh viện Nhân dân Gia Định”, Tạp chí Y học TP.<br /> Calci máu thấp chiếm tỉ lệ 40,2%, trong Hồ Chí Minh, 16(1), tr 271- 277.<br /> <br /> nhóm calci máu thấp thì tỉ lệ loãng xương và<br /> thiếu xương cao hơn nhóm có mật độ xương Ngày nhận bài báo: 08/09/2016<br /> bình thường có ý nghĩa thống kê (P=0,035). Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/09/2016<br /> Không tìm thấy mối liên hệ giữa calci máu thấp Ngày bài báo được đăng: 01/11/2016<br /> với loãng xương.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016 131<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2