Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT TỔN THƯƠNG PHẦN TRƯỚC NHÃN CẦU<br />
DO CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP BẰNG SIÊU ÂM SINH HIỂN VI (UBM)<br />
Trần Anh Tuấn*, Vũ Anh Lê*, Phạm Thị Thủy Tiên*, Huỳnh Ngọc Khánh**<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát tổn thương các cấu trúc phần trước nhãn cầu do chấn thương đụng dập bằng siêu<br />
âm sinh hiển vi.<br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, gồm 90 bệnh nhân bị chấn thương đụng<br />
dập nhãn cầu đến khám và điều trị tại Bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 05/2012 đến<br />
05/2013, các bệnh nhân này được khám lâm sàng và thực hiện siêu âm sinh hiển vi ở mắt chấn thương.<br />
Kết quả: tổn thương các cấu trúc phần trước nhãn cầu do chấn thương đụng dập hay gặp trên siêu âm<br />
sinh hiển vi là lùi góc tiền phòng, xuất huyết tiền phòng và đứt dây chằng Zinn (63 – 74%). Tăng nhãn áp<br />
do chấn thương đụng dập nhãn cầu là hậu quả của nhiều tổn thương phối hợp nhau (xuất huyết tiền phòng,<br />
lùi góc tiền phòng và lệch thể thủy tinh).<br />
Kết luận: Siêu âm sinh hiển vi là phương tiện tốt trong chẩn đoán tổn thương các cấu trúc phần trước nhãn<br />
cầu do chấn thương đụng dập, đặc biệt khi có tổn thương phù giác mạc và xuất huyết tiền phòng kèm theo.<br />
Từ khóa: chấn thương đụng dập nhãn cầu, tổn thương phần trước nhãn cầu, siêu âm sinh hiển vi<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ULTRASOUND BIOMICROSCOPY IN OCULAR ANTERIOR SEGMENT INJURY CAUSED<br />
BY BLUNT TRAUMA<br />
Tran Anh Tuan, Vu Anh Le, Pham Thi Thuy Tien, Huynh Ngoc Khanh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 1 - 8<br />
Purpose: Used ultrasound bio microscopy to evaluate ocular anterior segment injury caused by blunt<br />
trauma.<br />
Patients and methods: Cross-sectional study, from May 2012 through May 2013, a total of 90<br />
clinical and ultrasound bio microscopy studies were performed in patients with blunt eye trauma at Ho Chi<br />
Minh eye hospital.<br />
Results: The most common ultrasound bio microscopy findings of 90 eyes with anterior segment<br />
injuries caused by blunt trauma are angle recession, hyphema and zonulysis (63 – 74%). Ocular<br />
hypertension after blunt trauma is consequence of coordinating multiple lesions (hyphema, angle recession<br />
and lens dislocation).<br />
Conclusion: Ultrasound bio microscopy is a good means in diagnosing ocular anterior segment injury<br />
caused by blunt trauma, especially when there is corneal edema or/and hyphema coordination.<br />
Keywords: ocular blunt trauma, anterior segment injury, ultrasound bio microscopy<br />
nhãn cầu hở, trong đó chấn thương đụng dập<br />
ĐẶT VẤNĐỀ<br />
nhãn cầu là dạng hay gặp nhất trong chấn<br />
Chấn thương nhãn cầu được chia thành<br />
thương nhãn cầu kín chiếm tỷ lệ 57,8%(20).<br />
chấn thương nhãn cầu kín và chấn thương<br />
*BV Mắt TP.HCM<br />
** BV Mắt Phú Yên<br />
Tác giả liên lạc: BS Huỳnh Ngọc Khánh<br />
ĐT: 0905461679.<br />
<br />
Mắt<br />
<br />
Email: bshuynhngockhanh@gmail.com.<br />
<br />
1<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Trong chấn thương đụng dập nhãn cầu thì<br />
phần trước nhãn cầu là nơi chịu tác động trực<br />
tiếp hoặc gián tiếp của tác nhân gây chấn<br />
thương. Biểu hiện lâm sàng của tổn thương<br />
phần trước nhãn cầu do chấn thương đụng<br />
dập rất đa dạng như phù giác mạc, xuất huyết<br />
tiền phòng, rách chân mống mắt, lùi góc tiền<br />
phòng, lệch thể thủy tinh, tách thể mi(1).<br />
Siêu âm sinh hiển vi (Ultrasound<br />
biomicroscopy: UBM) dùng sóng âm tần số<br />
cao 35 - 50MHz, là một phương tiện không<br />
xâm lấn cho phép thấy được cấu trúc phần<br />
trước nhãn cầu với độ sâu lên đến 5mm như:<br />
giác mạc, góc tiền phòng, mống mắt, thể thủy<br />
tinh, dây chằng Zinn, thể mi(4). Trong các<br />
trường hợp chấn thương đụng dập nhãn cầu<br />
khó quan sát được các cấu trúc phần trước bị<br />
tổn thương thì siêu âm sinh hiển vi là phương<br />
tiện hữu ích để chẩn đoán.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Mô tả đặc điểm dịch tể học, lâm sàng và<br />
siêu âm sinh hiển vi của bệnh nhân bị tổn<br />
thương các cấu trúc phần trước nhãn cầu do<br />
chấn thương đụng dập.<br />
- Phân tích liên quan tổn thương các cấu trúc<br />
phần trước nhãn cầu giữa lâm sàng và siêu âm<br />
sinh hiển vi.<br />
<br />
PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Là các bệnh nhân bị chấn thương đụng<br />
dập nhãn cầu đến khám và điều trị tại Bệnh<br />
viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
- Bệnh nhân bị chấn thương đụng dập<br />
nhãn cầu.<br />
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
- Bệnh nhân có tiền sử chấn thương hoặc có<br />
phẫu thuật nội nhãn trước đó như: phẫu thuật<br />
glôcôm, thay thể thủy tinh, phẫu thuật võng mạc<br />
- dịch kính.<br />
<br />
2<br />
<br />
- Bệnh nhân bị đa chấn thương.<br />
- Dị vật giác mạc.<br />
- Mất mống mắt.<br />
- Bệnh nhân chấn thương đụng dập có vỡ<br />
nhãn cầu.<br />
- Bệnh nhân không hợp tác.<br />
- Bệnh nhân có các bất thường bẩm sinh về<br />
nhãn cầu.<br />
- Bệnh nhân bị chấn thương cả hai mắt.<br />
- Hình ảnh siêu âm sinh hiển vi không đạt<br />
yêu cầu.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.<br />
<br />
Quy trình siêu âm sinh hiển vi<br />
- Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, được nhỏ<br />
thuốc tê vào mắt nghiên cứu.<br />
- Cẩn thận đặt một tách chuyên dụng giữa<br />
hai mi mắt và tựa nhẹ nhàng lên củng mạc gần<br />
rìa. Cho một ít gel Lacrinorm 0,2% vào tách và<br />
10ml nước cất hoặc nước muối sinh lý vào<br />
tách.<br />
- Nhẹ nhàng đặt đầu dò vào tách. Tay tựa<br />
nhẹ lên trán bệnh nhân. Cố gắng giữ đầu dò ở<br />
tư thế vuông góc với bề mặt cấu trúc cần khảo<br />
sát và điểm đánh dấu (marker) nằm về phía<br />
củng mạc để hạn chế sai số.<br />
- Lựa chọn chế độ “Sulcus to sulcus” để khảo<br />
sát tiền phòng và chế độ “Angle mode” để phát<br />
hiện bất thường ở góc tiền phòng và dây chằng<br />
Zinn. Vị trí góc khảo sát theo thứ tự kinh tuyến 9<br />
giờ, 3 giờ, 12 giờ, 6 giờ.<br />
- Kết thúc siêu âm, lấy đầu dò và tách ra<br />
khỏi mắt bệnh nhân. Rửa mắt bằng NaCl 0,9%.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊNCỨU<br />
Đặc điểm dịch tễ<br />
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ.<br />
Đặc điểm<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Tuổi trung bình (năm)<br />
<br />
Giới<br />
tính<br />
<br />
Số lượng Tỷ lệ (%) Trị số p<br />
74<br />
82,22<br />
p < 0,01<br />
16<br />
17,78<br />
35,52 ± 13,13<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Số lượng Tỷ lệ (%) Trị số p<br />
Thành phố<br />
33<br />
36,67<br />
Địa chỉ<br />
p < 0,05<br />
Nông thôn<br />
57<br />
63,33<br />
Học sinh – sinh viên<br />
9<br />
10,00<br />
Lao động trí óc<br />
8<br />
8,89<br />
Nghề<br />
p < 0,01<br />
nghiệp<br />
Buôn bán<br />
8<br />
8,89<br />
Lao động chân tay<br />
65<br />
72,22<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
<br />
(p: phép kiểm định χ2)<br />
<br />
Bảng 2: Thị lực của bệnh nhân chấn thương đụng<br />
dập nhãn cầu.<br />
<br />
Tỷ lệ nam giới bị chấn thương đụng dập<br />
nhãn cầu cao gấp bốn lần so với nữ giới, sự khác<br />
biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).<br />
Đa số bệnh nhân có nghề nghiệp là lao động<br />
chân tay với tỷ lệ là 72,22%, sự khác biệt giữa các<br />
nhóm nghề nghiệp có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).<br />
<br />
56,67% bệnh nhân bị giảm thị lực nặng<br />
(ST(+) – BBT), chấn thương đụng dập gây<br />
giảm thị lực ở nhiều mức độ khác nhau có ý<br />
nghĩa thống kê (p < 0,01).<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Số mắt<br />
4/10 – 1/10<br />
18<br />
ĐNT 4,75m – ĐNT 0,25m<br />
21<br />
BBT – ST(+)<br />
51<br />
Tổng<br />
90<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
20,00<br />
23,33<br />
56,67<br />
100<br />
<br />
Trị số p<br />
<br />
p < 0,01<br />
<br />
(p: phép kiểm định χ2; ĐNT: đếm ngón tay; BBT: bóng bàn<br />
tay; ST: sáng tối)<br />
<br />
Bảng 3: Nhãn áp của bệnh nhân bị chấn thương đụng dập nhãn cầu.<br />
Đặc điểm<br />
Nhãn áp thấp (≤ 5mmHg)<br />
Nhãn áp bình thường (6mmHg – 21mmHg)<br />
Tăng nhãn áp (> 21mmHg)<br />
Tổng<br />
<br />
Số mắt<br />
15<br />
31<br />
44<br />
90<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
16,67<br />
34,44<br />
48,89<br />
100<br />
<br />
Trị số p<br />
<br />
p < 0,01<br />
<br />
(p: phép kiểm định χ2)<br />
<br />
Bệnh nhân bị chấn thương đụng dập nhãn<br />
cầu có nhãn áp trung bình là 23,61 ± 14,89mmHg,<br />
trong đó tăng nhãn áp chiếm đa số với tỷ lệ<br />
48,89% và nhãn áp thấp chiếm tỷ lệ 16,67%.<br />
<br />
Đặc điểm tổn thương các cấu trúc phần<br />
trước nhãn cầu trên siêu âm sinh hiển vi<br />
Trên hình ảnh siêu âm sinh hiển vi, tổn<br />
thương lùi góc tiền phòng là dạng hay gặp<br />
nhất ở bệnh nhân chấn thương đụng dập nhãn<br />
cầu với tỷ lệ 74,44%. Đứt dây chằng Zinn thể<br />
thủy tinh cũng là tổn thương hay gặp ở bệnh<br />
nhân chấn thương đụng dập nhãn cầu với tỷ<br />
lệ 60%. Tổn thương tách thể mi không thể<br />
<br />
quan sát thấy trên lâm sàng nhưng trên siêu<br />
âm sinh hiển vi có thể nhận thấy rõ với tỷ lệ<br />
8,89%.<br />
Bảng 4: Tỷ lệ tổn thương các cấu trúc phần trước<br />
nhãn cầu trên siêu âm sinh hiển vi.<br />
Đặc điểm<br />
Tổn thương trên UBM<br />
Xuất huyết tiền phòng<br />
Rách chân mống mắt<br />
Lệch thể thủy tinh<br />
Đứt dây chằng Zinn<br />
Lùi góc tiền phòng<br />
Hẹp góc tiền phòng<br />
Tách thể mi<br />
<br />
Số<br />
Khoảng tin cậy<br />
Tỷ lệ (%)<br />
mắt<br />
95%<br />
57<br />
27<br />
40<br />
54<br />
67<br />
13<br />
8<br />
<br />
63,33<br />
30,00<br />
44,44<br />
60,00<br />
74,44<br />
14,44<br />
8,89<br />
<br />
53,33 – 73,33<br />
21,11 – 38,89<br />
33,33 – 54,44<br />
48,92 – 70,00<br />
65,90 – 83,33<br />
7,78 – 23,41<br />
3,33 – 14,44<br />
<br />
Bảng 5: Đặc điểm độ sâu tiền phòng, chỉ số AOD500 và TIA ở bệnh nhân có tổn thương lùi góc tiền phòng.<br />
Đặc điểm<br />
Độ sâu tiền phòng<br />
(Trung bình ± độ lệch chuẩn, mm)<br />
AOD500<br />
(Trung bình ± độ lệch chuẩn, mm)<br />
TIA<br />
(Trung bình ± độ lệch chuẩn, độ)<br />
<br />
Số mắt<br />
<br />
Mắt chấn thương<br />
<br />
Mắt đối bên<br />
<br />
Trị số p<br />
<br />
67<br />
<br />
3,27 ± 0,46<br />
<br />
2,88 ± 0,30<br />
<br />
p < 0,01<br />
<br />
67<br />
<br />
0,82 ± 0,31<br />
<br />
0,39 ± 0,12<br />
<br />
p < 0,01<br />
<br />
67<br />
<br />
49,06 ± 10,13<br />
<br />
34,00 ± 7,94<br />
<br />
p < 0,01<br />
<br />
(AOD500: Angle opening distance at 500µm; TIA: Trabecular – iris angle; p: phép kiểm định T ghép cặp)<br />
<br />
Mắt<br />
<br />
3<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Ở mắt bị tổn thương lùi góc tiền phòng, độ<br />
sâu tiền phòng, chỉ số AOD500 và TIA đều lớn<br />
<br />
hơn mắt đối bên bình thường có ý nghĩa thống<br />
kê.<br />
<br />
Bảng 6: Đặc điểm độ sâu tiền phòng, chỉ số AOD500 và TIA ở bệnh nhân tổn thương hẹp góc tiền phòng.<br />
Đặc điểm<br />
Độ sâu tiền phòng (Trung bình ± độ lệch chuẩn, mm)<br />
AOD500 (Trung bình ± độ lệch chuẩn, mm)<br />
TIA (Trung bình ± độ lệch chuẩn, độ)<br />
<br />
Số mắt<br />
13<br />
13<br />
13<br />
<br />
Mắt chấn thương<br />
1,49 ± 0,67<br />
0,08 ± 0,09<br />
7,25 ± 8,18<br />
<br />
Mắt đối bên<br />
2,66 ± 0,29<br />
0,27 ± 0,11<br />
25,02 ± 7,76<br />
<br />
Trị số p<br />
p < 0,01<br />
p < 0,01<br />
p < 0,01<br />
<br />
(p: phép kiểm định T ghép cặp)<br />
<br />
Ở mắt bị tổn thương hẹp góc tiền phòng,<br />
độ sâu tiền phòng, chỉ số AOD500 và TIA đều<br />
nhỏ hơn mắt đối bên bình thường có ý nghĩa<br />
thống kê.<br />
<br />
bệnh nhân có nhãn áp thấp là 64,75 lần (p <<br />
0,01).<br />
<br />
Bảng 7: Mức độ đứt dây chằng Zinn trên siêu âm<br />
sinh hiển vi.<br />
<br />
Đặc điểm<br />
(Số mắt)<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Số mắt<br />
Tỷ lệ (%)<br />
UBM mức độ đứt dây chằng Zinn<br />
0<br />
< 90<br />
15<br />
27,78<br />
0<br />
0<br />
90 – 180<br />
12<br />
22,22<br />
0<br />
> 180<br />
27<br />
50,00<br />
Tổng<br />
54<br />
100<br />
<br />
Trị số p<br />
<br />
Có<br />
Không<br />
Tổng<br />
<br />
p < 0,05<br />
<br />
8<br />
82<br />
90<br />
p< 0,01<br />
<br />
BÀNLUẬN<br />
<br />
Bệnh nhân đứt dây chằng Zinn trên 90<br />
chiếm đa số với tỷ lệ 72,22%, các mức độ đứt dây<br />
chằng Zinn khác nhau có ý nghĩa thống kê.<br />
0<br />
<br />
Liên quan tổn thương các cấu trúc phần<br />
trước nhãn cầu giữa lâm sàng và siêu âm<br />
sinh hiển vi<br />
Bảng 8: Liên quan giữa tăng nhãn áp và tổn thương<br />
các cấu trúc phần trước nhãn cầu trên siêu âm sinh<br />
hiển vi.<br />
Nguy cơ tăng nhãn áp<br />
(> 21mmHg)<br />
(OR: Odds ratio)<br />
2,40<br />
0,83<br />
0,65<br />
<br />
Trị số p<br />
p >0,05<br />
p >0,05<br />
p >0,05<br />
<br />
(OR: hồi qui logistic; p: phép kiểm định χ2)<br />
<br />
Tăng nhãn áp sau chấn thương đụng dập<br />
nhãn cầu là hậu quả của nhiều tổn thương<br />
phối hợp nhau như xuất huyết tiền phòng, lùi<br />
góc tiền phòng và lệch thể thủy tinh.<br />
Tổn thương tách thể mi chiếm tỷ lệ 46,67%<br />
ở nhóm có nhãn áp thấp với khoảng tin cậy<br />
95% là 20,17 – 73,33%. Nguy cơ tách thể mi ở<br />
<br />
4<br />
<br />
Tổng Trị số p<br />
<br />
(p: phép kiểm định χ )<br />
<br />
(p: phép kiểm định χ )<br />
<br />
Xuất huyết tiền phòng<br />
Lùi góc tiền phòng<br />
Lệch thể thủy tinh<br />
<br />
Nhãn áp thấp (≤ 5mmHg)<br />
Có<br />
Không<br />
UBM tách thể mi<br />
7<br />
1<br />
8<br />
74<br />
15<br />
75<br />
OR = 64,75<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
Tổn thương trên UBM<br />
<br />
Bảng 9: Liên quan giữa nhãn áp thấp và tổn thương<br />
tách thể mi trên siêu âm sinh hiển vi.<br />
<br />
Đặc điểm dịch tễ<br />
Trong chấn thương mắt, hầu hết các<br />
nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ nam giới luôn<br />
nhiều hơn nữ giới: Pandita và Merriman, tỷ lệ<br />
nam, nữ lần lượt là 76% và 24%(21); Firat cùng<br />
cộng sự, tỷ lệ nam, nữ lần lượt là 67,39% và<br />
32,61%(6). Nghiên cứu hiện tại cũng cho kết<br />
quả tương tự với tỷ lệ nam giới nhiều hơn nữ<br />
giới là 82,22% và 17,78%.<br />
Chấn thương mắt hay xảy ra ở nhóm<br />
người trẻ tuổi, tuổi trung bình bệnh nhân bị<br />
chấn thương mắt theo Pandita và Merriman là<br />
35,5 tuổi(21), tuổi trung bình của các đối tượng<br />
nghiên cứu hiện tại là 35,52 tuổi cũng khác<br />
biệt không nhiều so với Pandita và Merriman.<br />
Các đối tượng có nghề nghiệp là lao động<br />
chân tay thì nguy cơ bị chấn thương mắt cao hơn<br />
các đối tượng khác(14), theo Cao cùng cộng sự thì<br />
50,4% bệnh nhân nam giới bị chấn thương mắt<br />
có nghề nghiệp là lao động chân tay(3). Một khảo<br />
sát khác ở vùng nông thôn Nepal cũng cho thấy<br />
42,3% bệnh nhân chấn thương mắt có nghề<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
nghiệp là lao động chân tay(13). Kết quả nghiên<br />
cứu hiện tại cũng cho thấy đa số bệnh nhân bị<br />
chấn thương mắt là người lao động chân tay với<br />
tỷ lệ 72,22%.<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Thị lực<br />
Theo Firat và cộng sự, tổn thương các cấu<br />
trúc phần trước nhãn cầu do chấn thương<br />
đụng dập gây giảm thị lực dưới 1/10 chiếm tỷ<br />
lệ cao 73,91%. Tổn thương đục thể thủy tinh,<br />
phù giác mạc, tăng nhãn áp thứ phát sau chấn<br />
thương đụng dập thường đưa đến hậu quả<br />
giảm thị lực nặng(6), nguy cơ glôcôm ở bệnh<br />
nhân chấn thương đụng dập nhãn cầu có thị<br />
lực dưới 1/10 là 2,5 lần (p < 0,05)(23). Kết quả<br />
nghiên cúu hiện tại cho thấy tỷ lệ bệnh nhân<br />
bị giảm thị lực dưới 1/10 cũng chiếm tỷ lệ cao<br />
(80%) tương tự với Firat và cộng sự, điều này<br />
cũng đồng nghĩa với nguy cơ glôcôm ở nhóm<br />
bệnh nhân này là khá cao.<br />
<br />
Nhãn áp<br />
Kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy bệnh<br />
nhân bị chấn thương đụng dập nhãn cầu có<br />
nhãn áp trung bình là 23,61 ± 14,89mmHg, trong<br />
đó tăng nhãn áp chiếm đa số với tỷ lệ 48,89%.<br />
Nghiên cứu của Jasielska và cộng sự cho thấy ở<br />
bệnh nhân bị chấn thương đụng dập nhãn cầu<br />
có nhãn áp trung bình là 20,6mmHg(11), kết quả<br />
này cũng không khác biệt nhiều với nghiên cứu<br />
hiện tại là 23,61mmHg. Theo nghiên cứu của<br />
Sihota và cộng sự, mặc dù nhãn áp sau chấn<br />
thương đụng dập nhãn cầu trong phạm vi là 17,3<br />
± 5mmHg nhưng vẫn có nguy cơ glôcôm thứ<br />
phát là 1,3 lần (p < 0,01)(23). Do vậy, các bệnh nhân<br />
chấn thương đụng dập nhãn cầu mặc dù có<br />
nhãn áp trong giới hạn bình thường nhưng vẫn<br />
phải theo dõi lâu dài để phát hiện và điều trị kịp<br />
thời biến chứng glôcôm thứ phát.<br />
<br />
Mắt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Đặc điểm tổn thương các cấu trúc phần<br />
trước nhãn cầu trên siêu âm sinh hiển vi<br />
Tỷ lệ tổn thương các cấu trúc phần trước<br />
nhãn cầu trên siêu âm sinh hiển vi<br />
Phù giác mạc, xuất huyết tiền phòng là<br />
những tổn thương thường gặp, đơn độc hay<br />
phối hợp với nhau sau chấn thương đụng dập<br />
nhãn cầu(6,22,25). Đây là những tổn thương gây<br />
khó khăn trong việc đánh giá và theo dõi các<br />
cấu trúc phần trước nhãn cầu khác sau chấn<br />
thương như góc tiền phòng, mống mắt, thể<br />
thủy tinh. Trong những tình huống như vậy,<br />
siêu âm sinh hiển vi là công cụ hữu ích(8,24),<br />
điều này cũng được khẳng định qua các<br />
nghiên cứu của Ozdal(20), Ceylan(4) và<br />
Mohammadi(18).<br />
Nghiên cứu hiện tại cho thấy xuất huyết<br />
tiền phòng, lùi góc tiền phòng, đứt dây chằng<br />
Zinn, lệch thể thủy tinh là những tổn thương<br />
xảy ra với tần suất cao, đây là những tổn<br />
thương thường gây biến chứng glôcôm thứ<br />
phát sau chấn thương đụng dập nhãn cầu(7).<br />
Do vậy, chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và<br />
theo dõi sát các tổn thương này sẽ phòng ngừa<br />
được tình trạng giảm hoặc mất thị lực do biến<br />
chứng glôcôm thứ phát gây ra.<br />
<br />
Đặc điểm độ sâu tiền phòng, chỉ số AOD500<br />
và TIA ở bệnh nhân có tổn thương lùi góc<br />
tiền phòng<br />
Khảo sát của Sihota và cộng sự trên bệnh<br />
nhân bị glôcôm sau chấn thương đụng dập<br />
nhãn cầu, trong đó có 93% bệnh nhân bị lùi<br />
góc tiền phòng ở các mức độ khác nhau, chỉ số<br />
độ sâu tiền phòng là 3,2 ± 0,4mm(23). Nghiên<br />
cứu hiện tại cho thấy độ sâu tiền phòng của<br />
mắt chấn thương có tổn thương lùi góc tiền<br />
phòng là 3,27 ± 0,46mm sâu hơn so với mắt đối<br />
bên bình thường là 2,88 ± 0,3mm có ý nghĩa<br />
thống kê. Kết quả này cũng tương đồng với<br />
nghiên cứu của Sihota và cộng sự. Chỉ số này<br />
cũng lớn hơn so với độ sâu tiền phòng ở người<br />
bình thường đo bằng siêu âm sinh hiển vi qua<br />
<br />
5<br />
<br />