intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát tương tác thuốc tại các khoa hệ nội Bệnh viện Đa khoa Bưu điện

Chia sẻ: ViBandar2711 ViBandar2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

44
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày khảo sát tình hình tương tác thuốc tại các khoa hệ nội để làm giảm rủi ro và các ảnh hưởng không mong muốn xảy ra do sử dụng thuốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát tương tác thuốc tại các khoa hệ nội Bệnh viện Đa khoa Bưu điện

  1. TAÏP CHÍ Y DÖÔÏC THÖÏC HAØNH 175-SOÁ 1/2015 KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TẠI CÁC KHOA HỆ NỘI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BƯU ĐIỆN Trần Quang Thịnh(1) TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tình hình tương tác thuốc tại các khoa hệ nội để làm giảm rủi ro và các ảnh hưởng không mong muốn xảy ra do sử dụng thuốc. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 768 Hồ sơ bệnh án (HSBA) tại các khoa hệ nội từ tháng 01 - 04 (giai đoạn 1) và từ tháng 7 - 9 (giai đoạn 2). - Giai đoạn 1: Nghiên cứu và phân tích các HSBA theo độ tuổi, giới tính, bệnh lý và thuốc chỉ định.  Sử dụng sách Tương tác thuốc của Bộ Y tế (2006), phần mềm Fact and Comparisons 4.0 - 2009, trang web drugs.com để kiểm tra tương tác thuốc (TTT) và mối tương quan giữa số lượng thuốc và nguy cơ TTT. Báo cáo kết quả giai đoạn 1 và đề xuất các giải pháp kiểm soát TTT. - Giai đoạn 2: Lặp lại nghiên cứu và so sánh với giai đoạn 1. - Sử dụng Microsoft Excel 2007 để phân tích và trình bày dữ liệu thống kê. Kết quả: Phân tích các TTT trên 388 HSBA ở giai đoạn 1 và 380 HSBA ở giai đoạn 2. Cho thấy, tỉ lệ bệnh lý cao nhất là tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa lipoprotein, thuốc được sử dụng thường xuyên nhất là thuốc tim mạch. Kiểm tra TTT bằng cách sử dụng 3 tài liệu tham chiếu cho thấy, tỉ lệ TTT cao nhất theo sách Tương tác thuốc của Bộ Y tế (2006) và thấp nhất theo Fact and Comparisons 2009. Thực hiện các giải pháp được đề xuất để kiểm soát các nguy cơ TTT có hại, kết quả ở giai đoạn 2 cho thấy đã cải thiện đáng kể. Số lượng thuốc trung bình trong đơn đã giảm từ 7 xuống 6 thuốc. Tỉ lệ TTT đã giảm có ý nghĩa từ 66,2 đến 44,9% theo sách Tương tác thuốc 2006 và từ 39,4 đến 24,7% theo Fact and Comparisons 2009. Điều thú vị là, các cặp TTT nghiêm trọng như digoxin- furosemide, allopurinol- perindopril, irbesartan- perindopril không tìm thấy hoặc giảm đáng kể. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng số lượng thuốc được sử dụng càng nhiều, khả năng TTT sẽ xảy ra càng cao. Kết luận: Cuộc khảo sát TTT kết luận cần phải cung cấp các giải pháp kiểm soát thông tin và chỉ định thuốc để giảm các nguy cơ trên bệnh nhân. Nghiên cứu này là tăng cường việc thực hành dược lâm sàng tại bệnh viện. Từ khóa: Tương tác thuốc, dược lâm sàng , Fact and Comparisons. Bệnh viện đa khoa Bưu Điện (1) Người phản hồi (Corresponding): Trần Quang Thịnh (tranthinhds@yahoo.com.vn) 22
  2. TAÏP CHÍ Y DÖÔÏC THÖÏC HAØNH 175-SOÁ 1/2015 AN INVESTIGATION OF THE DRUG PRESCRIPTION AND DRUG INTERACTIONS AT THE INTERNAL DEPARTMENT-GENERAL HOSPITAL OF POST AND TELECOMS ABSTRACT Background: Most patients at Internal Department at Hospital of Post and Telecoms are elders and often simultaneously treated with multiple drugs. Therefore, the investigation of the drug interactions on patients at the Internal Department is required to find effective solutions. Objective of this study is to research into the drug and drug interactions in the Internal Department to reduce the risks and accidental side effects caused by misuse of medicines. Methods: The descriptive cross-sectional study of 768 medical records of patients in the Internal Department from January to April (phase 1) and from July to September (phase 2). - Phase 1: To Study and analyze patients based on age, gender, diseases and prescribed medications. Check for drug prescription and drug interactions using referenced materials such as a book about Drug Interactions of Ministry of Health (2006), Fact and Comparisons (2009), and drugs.com website to check carefully the drug interactions and correlations between the number of used drugs and related risks. To report results of the phase 1 and propose solutions to control the risks of drug interactions. - Phase 2: Repeat study and compare with phase 1 - Use Excel 2007 to present data statistically Results: The investigation and the analysis of drug interactions were conducted on 388 prescriptions from phase one (1) and 380 from phase two (2). The results showed that highest rate of diseases were hypertension and hyperlipidemia; the drugs most frequently used were cardiovascular drugs. Check for drug prescription-drug interactions using three referenced materials showed that the rate of interaction was highest according to Drug interactions of Ministry of Health (2006) and lowest according to Fact and Comparisons (2009). The implementation of proposed solutions to control the risk of harmful drug interactions using the results of phase 2 showed significant improvements. The average number of drugs prescription decreased from 7 to 6. The total drug interactions rate decreased from 66.2 to 44.9% according to Drug interaction(2006), and from 39.4 to 24.7% according to Fact and Comparisons(2009). Interestingly, severe drug interaction pairs such as digoxin-furosemide, allopurinol-perindopril, irbesartan- perindopril were not found or significantly reduced. The study also showed that the more drugs were used, the more interactions would occur. Conclusion: The investigation of drug prescriptions and drug interactions concluded that the need of information about prescription to find solutions to reduce the risks on patients at the hospital. This study is to enhance the clinical pharmacy practice at the hospital. 23
  3. TAÏP CHÍ Y DÖÔÏC THÖÏC HAØNH 175-SOÁ 1/2015 Key words: Drug interactions, Clinical pharmacy, Fact and Comparisons ĐẶT VẤN ĐỀ 2. Đối tượng nghiên cứu: Hồ sơ bệnh TTT là khả năng của một thuốc có thể án (HSBA) làm thay đổi cường độ tác dụng dược lý - Giai đoạn 1: Tất cả HSBA từ tháng của một thuốc khác khi sử dụng đồng thời. 01 đến 4 (388 HSBA). Kết quả cuối cùng có thể là một hoặc cả - Giai đoạn 2: Tất cả HSBA từ tháng 7 hai thuốc tăng hoặc giảm tác dụng hoặc đến 9 (380 HSBA). Thông tin thuốc và can xuất hiện một tác dụng mới không thấy có thiệp kiểm soát TTT. khi dùng riêng từng thuốc. 3. Phương pháp nghiên cứu: Ước tính tần suất TTT trong lâm sàng - Phương pháp mô tả cắt ngang, chia khoảng 3 - 5% ở số người bệnh dùng vài làm 2 giai đoạn có so sánh. thuốc và tới 20% ở người bệnh đang dùng 10- 20 thuốc [1]. * Giai đoạn 1: Khảo sát TTT trong các HSBA: Chọn ngày điều trị có dùng nhiều Tỉ lệ các phản ứng có hại (ADR) khi loại thuốc để xét TTT. Thống kê toàn bộ kết hợp nhiều loại thuốc sẽ tăng theo cấp các cặp TTT, đánh giá tỉ lệ TTT tổng thể, số nhân. Tỉ lệ ADR là 7% ở bệnh nhân mức độ TTT, mối tương quan giữa số lượng dùng phối hợp 6-10 loại thuốc, nhưng tỉ thuốc và tần suất, tỉ lệ TTT. Báo cáo cho lệ này sẽ là 40% khi dùng phối hợp 16-20 Bệnh viện về các TTT đã khảo sát. Nêu ra loại [2]. các nguyên nhân gây TTT và đề xuất các Khảo sát thực tế một số HSBA tại biện pháp để kiểm soát TTT. các khoa Nội Tim Mạch, Nội Thần kinh, * Giai đoạn 2: Lặp lại nghiên cứu và với nhiều người bệnh lớn tuổi, mắc nhiều so sánh với giai đoạn 1. So sánh tỉ lệ TTT bệnh mãn tính sử dụng nhiều thuốc điều tổng thể, theo từng mức độ TTT, tương trị, chúng tôi đã ghi nhận có các TTT xảy quan giữa số lượng thuốc và tần suất, tỉ lệ ra. Ví dụ, tương tác giữa omeprazol và TTT giữa trước và sau khi có tư vấn và can clopidogrel; irbesartan và spironolacton ... thiệp thông tin thuốc. Với mong muốn giúp cho các nhà - Xử lý số liệu thống kê bằng phần điều trị có những thông tin về TTT, nhằm mềm Microsoft Excel. đảm bảo sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn và hợp lý, chúng tôi tiến hành thực hiện - Tương tác thuốc được phân tích dựa đề tài: “Khảo sát tương tác thuốc tại các vào 3 tài liệu: khoa hệ Nội Bệnh viện đa khoa Bưu + Sách Tương tác thuốc và chú ý khi điện” với mục tiêu: Khảo sát tình hình chỉ định, 2006; Bộ Y tế (Tài liệu Bộ Y tế) tương tác thuốc tại các khoa hệ Nội và + Trang web Drugs.com đánh giá hiệu quả của thông tin thuốc tại + Phần mềm Facts and Comparisons bệnh viện. 4.0- 2009 (F&C 4.0- 2009). ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU 1. Giai đoạn 1 1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu 1.1 Đặc tính của mẫu: Khảo sát các mô tả cắt ngang HSBA của bệnh nhân nội trú tại các Khoa 24
  4. TAÏP CHÍ Y DÖÔÏC THÖÏC HAØNH 175-SOÁ 1/2015 Hệ Nội từ tháng 01 đến 4, thu thập được 5 % (10.8% trên tổng số HSBA); TTT mức 388 HSBA. Các đặc tính về tuổi, giới tính, độ 3 có 73 cặp chiếm 8.8% và nhiều nhất bệnh lý và thuốc sử dụng như sau: là TTT mức độ 2 có 618 cặp chiếm 74.2% - Tuổi: Bệnh nhân > 60 tuổi có 147 - Theo trang web Drugs.com người chiếm 37,9%. TTT được chia làm 03 mức độ: Major: - Giới tính: Bệnh nhân Nam: 217 Nghiêm trọng; Moderate: Trung bình; chiếm 55,9%; Nữ: 171 chiếm 44,1%, Minor: Nhẹ. - Bệnh lý: Các nhóm bệnh gặp nhiều Qua khảo sát 388 HSBA thu được nhất là các bệnh hệ tuần hoàn với 276 lượt có 247 HSBA có TTT chiếm tỉ lệ 63,7%. chiếm 33,29%; bệnh nội tiết; bệnh của hệ Phát hiện được 1.059 cặp TTT. Trong đó, cơ xương khớp 92 lượt chiếm 11,1%... TTT mức độ nghiêm trọng (Major) có - Thuốc sử dụng: Các thuốc được chỉ 89 cặp chiếm 8,4%; mức độ trung bình định nhiều là thuốc Tim mạch (31,7%) và (Moderate) có 750 cặp chiếm 70.8%. là nhóm thuốc có nhiều TTT nhất, chiếm tỉ - Theo phần mềm Facts and lệ tới 49,5% trên tổng số TTT. Comparisons 4. 0 - 2009 1.2 Tương tác thuốc: Sử dụng từng cơ TTT được phân thành 05 mức độ [8]. sở dữ liệu trên để kiểm tra TTT Mức độ 1: Nặng/ đe dọa tính mạng; có - Theo tài liệu Bộ Y tế: TTT được kiểm chứng tốt. Mức độ TTT giảm dần từ phân thành 04 mức độ [2]: Mức độ 4: Phối 1 đến 5. hợp nguy hiểm; Mức độ 3: Cân nhắc nguy Qua khảo sát 388 HSBA thu được có cơ / lợi ích; Mức độ 2: Tương tác cần thận 153 HSBA có TTT chiếm 39,4%. Phát trọng; Mức độ 1: Tương tác cần theo dõi. hiện hiện 341 TTT. Trong đó TTT mức độ Qua khảo sát 388 HSBA thu được 1 là 38 cặp chiếm 11,1%; TTT mức độ 2 có có 257 HSBA có xảy ra TTT, chiếm tỉ lệ 104 cặp 30.5%; TTT mức độ 3 có 48 cặp 66,2%. Phát hiện được 833 cặp TTT (một 14.1%; TTT mức độ 4 có 114 cặp 33.4%; HSBA có thể có nhiều hơn 1 cặp TTT). - Tổng hợp 3 tài liệu Trong đó, TTT mức độ 4 có 42 cặp chiếm Bảng 1. Tỉ lệ HSBA có TTT và số lượng các TTT được phát hiện: Bộ Y tế Drugs.com F&C 4.0 Tỉ lệ Tỉ lệ SL Tỉ lệ % SL SL % % Tổng số HSBA 388 100,0 388 100,0 388 100,0 HSBA có TTT 257 66,2 247 63,7 153 39,4 Tổng số TTT 833 1059 341 Nhận xét: Tài liệu của Bộ Y tế phát 153 HSBA có TTT chiếm tỉ lệ 39,4%. Tuy hiện HSBA có TTT cao nhất với 257 chiếm nhiên Drugs.com phát hiện được số lượng tỉ lệ 66,2%, kế đến là Drugs.com phát hiện TTT nhiều nhất với 1.059 cặp trong số 247 được 247 HSBA có TTT chiếm tỉ lệ 63,7% HSBA có TTT và F&C 4.0 – 2009 là phát và thấp nhất là F&C 4.0 – 2009 phát hiện hiện ít nhất được 341 TTT trong số 153 25
  5. TAÏP CHÍ Y DÖÔÏC THÖÏC HAØNH 175-SOÁ 1/2015 HSBA có TTT. Có nhiều nguyên nhân các TTT, từ 5- 6 thuốc thì xảy ra 40- 70% TTT, tài liệu phát hiện TTT không giống nhau, từ 7- 8 thuốc thì xảy ra 50-80% TTT; còn như nhiều thuốc không có trong dữ liệu từ 9- 12 thuốc thì xảy ra từ 60- 100% TTT của Drugs.com hay F&C 4.0, ngược lại có và trên 12 thuốc thì 100% HSBA có TTT những thuốc tài liệu Bộ Y tế chưa cập nhật. xảy ra. * Khảo sát mối tương quan giữa số Phân tích thống kê kết luận có sự liên lượng thuốc trong HSBA và tỉ lệ TTT xảy quan từ chặt chẽ đến rất chặt chẽ giữa số ra: Cả 3 tài liệu đều có sự giống nhau: lượng thuốc phối hợp càng nhiều thì tỉ lệ HSBA có từ 3- 4 thuốc thì xảy ra 10- 30% TTT xảy ra càng cao ( R = 0,87 - 0,97). Hình 1. Mối tương quan giữa số lượng thuốc và tỉ lệ TTT * Can thiệp thông tin thuốc 7 đến 9. Lặp lại nghiên cứu và so sánh với Báo cáo kết quả đã khảo sát, kiểm tra giai đoạn 1. TTT, phổ biến các TTT thường gặp (50 2.1 Về số loại thuốc sử dụng trong cặp tương tác thuốc nặng thường gặp HSBA: cần nhớ). Thực hành dược lâm sàng tại - Số thuốc trung bình trong HSBA ở các khoa lâm sàng. giai đoạn 1: 7 thuốc (6.98) 2. Giai đoạn 2 : Sau khi can thiệp - Số thuốc trung bình trong HSBA ở thông tin thuốc. Khảo sát được 380 HSBA giai đoạn 2: 6 thuốc (5.93) đang điều trị tại các khoa hệ nội từ tháng 26
  6. TAÏP CHÍ Y DÖÔÏC THÖÏC HAØNH 175-SOÁ 1/2015 Hình 2. So sánh số lượng thuốc trong HSBA giữa 2 giai đoạn Nhận xét: Ở giai đoạn 2 số HSBA trên 7 xuống còn 6 thuốc. Như vậy, việc thông 8 loại thuốc đã giảm đi có ý nghĩa thống tin thuốc đã đóng góp vào sự làm giảm bớt kê (F = 9,31 > F0,05 = 5,11; p= 0,05), đưa các thuốc sử dụng không cần thiết, hạn chế số lượng thuốc trung bình/ HSBA giảm từ được các TTT có thể xảy ra. 2.2 Tương tác thuốc - Theo tài liệu Bộ Y tế Bảng 2. So sánh tỉ lệ TTT theo từng mức độ giữa 2 giai đoạn Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 4 42 10,8 15 3,9 3 73 18,8 45 11,9 2 618 159,3 250 66,0 1 100 25,8 70 18,5 Tổng số HSBA 388 380 Nhận xét: Tất cả các mức độ TTT ở Trong đó, số TTT mức độ 4 (nguy hiểm) giai đoạn 2 đã giảm có ý nghĩa thống kê giảm từ 10,8% xuống còn 3,9%. (p = (5,3 – 156,0) > pα = 3,84 ; α = 0,05). 27
  7. TAÏP CHÍ Y DÖÔÏC THÖÏC HAØNH 175-SOÁ 1/2015 Hình 3. So sánh tương quan giữa số lượng thuốc và tỉ lệ TTT giữa hai giai đoạn Nhận xét: Ở giai đoạn 2, HSBA có giảm hơn có ý nghĩa thống kê (F= 15,17 > cùng số lượng thuốc thì tỉ lệ TTT đều Fα = 4,47; p= 0,05). giảm. Tương quan này ở giai đoạn 2 đã - Theo trang web Drugs.com Bảng 3. So sánh tỉ lệ TTT theo từng mức độ giữa 2 giai đoạn Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Nghiêm trọng 89 22,9 47 12,4 Trung bình 750 193,3 431 113,4 Nhẹ 220 56,7 127 33,4 Tổng số 388 380 HSBA Nhận xét: Ở giai đoạn 2, Tất cả các Trong đó, TTT nghiêm trọng giảm còn mức độ TTT đã giảm có ý nghĩa thống kê 12,4% (so với 22,9%). (P = (12,97 – 86,16) > Pα = 3,84; α = 0,05). 28
  8. TAÏP CHÍ Y DÖÔÏC THÖÏC HAØNH 175-SOÁ 1/2015 Hình 4. So sánh tương quan giữa số lượng thuốc và tỉ lệ TTT giữa hai giai đoạn Nhận xét: Ở giai đoạn 2, HSBA có ý nghĩa thống kê (F= 1,58 < Fα = 4,66; p= cùng số lượng thuốc thì tỉ lệ TTT đã giảm. 0,05). Tương quan này có giảm, nhưng không có - Theo phần mềm Facts and Comparisons 4.0 – 2009. Bảng 4. So sánh tỉ lệ TTT theo từng mức độ giữa 2 giai đoạn Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Mức độ Số lượng Tỉ lệ /HSBA(%) Số lượng Tỉ lệ /HSBA(%) 1 38 9,8 21 5,5 2 104 26,8 62 16,3 3 48 12,4 18 4,7 4 114 29,4 50 13,2 5 37 9,5 13 3,4 Tổng số HSBA 388 380 Nhận xét: Ở giai đoạn 2, tất cả các TTT mức độ 1 (nặng) giảm còn 5,5% (so mức độ TTT đều giảm có ý nghĩa thống kê với 9,8%). (F= 18,61 > Fα = 7,70; p= 0,05). Trong đó, 29
  9. TAÏP CHÍ Y DÖÔÏC THÖÏC HAØNH 175-SOÁ 1/2015 Hình 5. So sánh tương quan giữa số lượng thuốc và tỉ lệ TTT giữa hai giai đoạn. Nhận xét: Ở giai đoạn 2, HSBA có suất, tỉ lệ TTT xảy ra càng cao (|R| = 0,87- cùng số lượng thuốc thì tỉ lệ TTT đã giảm. 0,97). Tương quan nầy đã giảm có ý nghĩa thống - Tỉ lệ HSBA có TTT khoảng từ 40% kê (F= 6,93 > Fα = 4,66; p= 0,05). - 60%, trong đó các các TTT nặng, nguy * Tổng hợp 3 tài liệu hiểm chiếm khoảng 5- 10% tùy theo từng Theo cả 3 tài liệu, tỉ lệ HSBA có TTT tài liệu tra cứu. Có nhiều nguyên nhân các đều đã giảm có ý nghĩa thống kê (F= 45,33 tài liệu phát hiện TTT không giống nhau, > Fα = 18,51; p= 0,05). Trong đó, theo tài như nhiều thuốc không có trong dữ liệu liệu BYT tỉ lệ này đã giảm từ 66,2% xuống của Drugs.com hay F&C 4.0, ngược lại có 44,9%; theo Drugs.com đã giảm từ 63,7% những thuốc tài liệu Bộ Y tế chưa cập nhật. xuống 50,3% và theo F&C 4.0 đã giảm từ Hiệu quả sau khi can thiệp thông tin 39,4% xuống 24,7%. thuốc BÀN LUẬN - Số thuốc trung bình trong HSBA - Các nhóm bệnh lý thường gặp là giảm bớt từ 7 xuống còn 6 thuốc, trong đó các bệnh Tim mạch với 276 lượt, chiếm HSBA có trên 8 loại thuốc đã giảm có ý 33,29%, là nhóm bệnh thường phải điều nghĩa thống kê từ 32,5% xuống còn 16,8% trị phối hợp nhiều thuốc, đây là yếu tố ảnh (F = 9,31 > F 0,05 = 5,11; p= 0,05). hưởng đến TTT rất rõ. - Tỉ lệ HSBA có TTT đã giảm từ - Các thuốc được chỉ định nhiều nhất khoảng 39,4 - 66,2% xuống còn 24,7 - là nhóm thuốc Tim mạch (31,7%) đây 50,3% (F= 45,33 > Fα = 18,51; p= 0,05). cũng là nhóm thuốc gây ra TTT nhiều Đặc biệt các TTT nặng đã giảm có ý nghĩa nhất, chiếm tới 49,5% tổng số TTT. thống kê. - Cả 3 tài liệu đều cho thấy có sự liên - Tương quan giữa số lượng thuốc và quan từ chặt chẽ đến rất chặt chẽ giữa số tỉ lệ TTT đã giảm có ý nghĩa thống kê (F= lượng thuốc sử dụng càng nhiều thì tần 15,17 > Fα = 4,47; p= 0,05). (Xem tiếp trang 38) 30
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2