intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát tình hình tương tác thuốc tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2017

Chia sẻ: Manoban Lisa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày xác định tỷ lệ và mức độ tương tác thuốc trên bệnh nhân điều trị tại BVĐKKV tỉnh An Giang; Xác định mối liên quan giữa tương tác thuốc và tuổi bệnh nhân, nội trú - ngoại trú, khối nội - khối ngoại, nhóm bệnh, số lượng thuốc/đơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát tình hình tương tác thuốc tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2017

  1. Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TƢƠNG TÁC THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TỈNH AN GIÁNG NĂM 2017 BS.Ngô Hùng Sơn, DS. Lê Thị Thủy DS CKI. Trần Kim Sơn, DS. Trần Trí Thẩm I. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc phối hợp thuốc là không thể tránh khỏi, nhất là trong điều kiện đa bệnh lý, đa triệu chứng.Phối hợp thuốc chính là nguyên nhân làm cho nguy cơ tương tác thuốc bất lợi dễ dàng xảy ra. Tỷ lệ tương tác tăng theo cấp số nhân với lượng thuốc phối hợp. Một thống kê cho thấy tỷ lệ ADR là 7% ở bệnh nhân dùng phối hợp 6-10 loại thuốc, nhưng tỷ lệ này sẽ là 40% khi dùng phối hợp 16-20 loại. Theo những nghiên cứu ở Mỹ, mỗi năm có hơn 100.000 người phải nhập viện tại Mỹ vì những tương tác và phản ứng có hại mà thuốc gây ra, trong số đó có những trường hợp phải tử vong. Về mặt lâm sàng, các tương tác thuốc có thể đưa đến hậu quả giảm hoạt tính đồng nghĩa với giảm hiệu quả hoặc giảm tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, tương tác thuốc cũng có thể gây ra tăng hoạt tính quá mức dẫn đến độc tính hoặc tăng tác dụng dược lý.Nói cách khác, tương tác thuốc như một con dao hai lưỡi, vừa có lợi vừa có hại [1], [2], [4]. Nhằm phản ánh trình trạng tương tác thuốc và góp phầnđiều trị vừa đạt hiệu quả, nhưng tránh được các tương tác bất lợi, đảm bảo an toàn cho người bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát tình hình tương tác thuốc tại bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2017”với 2 mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ và mức độ tương tác thuốc trên bệnh nhân điều trị tại BVĐKKV tỉnh An Giang. 2. Xác định mối liên quan giữa tương tác thuốc và tuổi bệnh nhân, nội trú - ngoại trú, khối nội - khối ngoại, nhóm bệnh, số lượng thuốc/đơn. II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU A. Đối tƣợng nghiên cứu: hồ sơ bệnh án nội trú của khoa Nội tổng hợp và khoa Ngoại tổng hợp tháng 1 năm 2017, đơn thuốc ngoại trú của phòng khám Nội và phòng khám Ngoại tháng 1 và tháng 2 năm 2017. - Tiêu chuẩn lựa chọn: bệnh án và đơn thuốc có bảo hiểm y tế. B. Phƣơng pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang, thông tin thu thập từ hồ sơ bệnh án nội trú và đơn thuốc ngoại trú. - Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. - Cỡ mẫu: 320 hồ sơ bệnh án và đơn thuốc (80 hồ sơ bệnh án nội trú của khoa Nội tổng hợp tháng 1 năm 2017, 80 hồ sơ bệnh án nội trú của khoa Ngoại tổng hợp tháng 1 năm 2017, 80 đơn thuốc ngoại trú của phòng khám Nội tháng 1 và tháng 2 năm 2017, 80 đơn thuốc ngoại trú của phòng khám Ngoại tháng 1 và tháng 2 năm 2017). - Xử lý và phân tích số liệu: thống kê và phân tích số liệu bằng phần mềm - SPSS 16.0 và Excel 2010. - Tra cứu tương tác thuốc trên trang web thongtinthuoc.com. - Các biến số: + Tuổi Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang 201
  2. Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017 + Nội trú - ngoại trú + Khối nội - khối ngoại + Nhóm bệnh + Số lượng thuốc/đơn + Tương tác thuốc III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi Tuồi Số lƣợng BN Tỷ lệ (%) ≥ 60 tuổi 123 38,4% < 60 tuổi 197 61,6% Tổng cộng 320 100,0% Nhận xét: nhóm bệnh nhân < 60 tuổi chiếm tỷ lệ (61,6%) cao gần gấp đôi nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi (38,4%). Số tuổi bệnh nhân thấp nhất: 2 Số tuổi bệnh nhân cao nhất: 97 Số tuổi trung bình của các bệnh nhân: 52,6 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm bệnh Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm bệnh Nhóm bệnh Số lƣợng BN Tỷ lệ (%) Bệnh hệ tuần hoàn 50 15,63% Bệnh hệ sinh dục - tiết niệu 24 7,50% Bệnh của hệ cơ xương khớp và mô liên kết 34 10,63% Bệnh nội tiết dinh dưỡng và chuyển hóa 14 4,38% Bệnh hệ tiêu hóa 86 26.88% Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng 11 3.44% Bệnh hệ hô hấp 16 5.00% Bệnh khác 85 26.56% Tổng cộng 320 100,0% Nhận xét: bệnh nhân được chẩn đoán bệnh chính cao nhất là bệnh hệ tiêu hóa với 26,88%, xếp thứ 2 là bệnh hệ tuần hoàn (15,63%), xếp thứ 3 là bệnh của hệ cơ xương khớp và mô liên kết (10,63%). 3.3. Phân bố bệnh nhân theo số lƣợng thuốc/đơn Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo số lượng thuốc/đơn Số lƣợng thuốc/đơn Số lƣợng BN Tỷ lệ (%) ≤ 2 thuốc 27 8,4% > 2 – 4 thuốc 118 36,9% > 4 – 7 thuốc 164 51,3% > 7 thuốc 11 3,4% Tổng cộng 320 100,0% Nhận xét: nhóm thuốc > 4 – 7 thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất với 51,3%, nhóm thuốc > 7 thuốc chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,4%. Số thuốc thấp nhất trên đơn: 1 Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang 202
  3. Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017 Số thuốc cao nhất trên đơn: 9 Số thuốc trung bình của các đơn: 4,64 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân có tƣơng tác thuốc Bảng 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân có tương tác thuốc Tƣơng tác thuốc Số lƣợng BN Tỷ lệ (%) Có tương tác 49 15,3% Không có tương tác 271 84,7% Tổng cộng 320 100,0% Nhận xét: kết quả phân tích 320 bệnh án và đơn thuốc có 49 bệnh án và đơn thuốc xuất hiện ít nhất 1 cặp TTT chiếm tỷ lệ 15,3%. Điều này có nghĩa là cứ 100 bệnh án và đơn thuốc thì có khoảng 15 bệnh án và đơn thuốc xuất hiện TTT và các bệnh nhân đó có thể phải chịu tác hại từ những TTT gặp phải. Trong đó tuỳ trường hợp mà 1 bệnh án hoặc đơn thuốc có thể xuất hiện từ 1 đến 5 cặp TTT. Những hậu quả này không hẳn đã biểu hiện hoặc có biểu hiện nhưng bác sĩ không nhận ra, không theo dõi được hoặc không biết rõ nguyên nhân dẫn đến hậu quả đó. 3.5. Tỷ lệ các cặp tƣơng tác thuốc Bảng 3.5. Tỷ lệ các cặp tương tác thuốc Mức độ Số Tỷ lệ STT Cặp TTT TTT lƣợng (%) 1 Diclofenac- Ofloxacin Vừa phải 5 7.1% 2 Atorvastatin- Clopidogrel Vừa phải 4 5.7% 3 Celecoxib- Losartan Vừa phải 4 5.7% 4 Omeprazol- Vitamin b12 Nhẹ 3 4.3% 5 Bisoprolol- Celecoxib Vừa phải 2 2.9% 6 Celecoxib- Nebivolol Vừa phải 2 2.9% 7 Clopidogrel- Simvastatin Vừa phải 2 2.9% 8 Diclofenac- Levofloxacin Vừa phải 2 2.9% 9 Enalapril- Furosemid Vừa phải 2 2.9% 10 Furosemid- Propranolol Nhẹ 2 2.9% 11 Ginkgo biloba- Omeprazol Vừa phải 2 2.9% 12 Hydrocortison - Levofloxacin Vừa phải 2 2.9% 13 Losartan - Spironolacton Vừa phải 2 2.9% 14 Alendronat- Calci carbonat Vừa phải 1 1.4% 15 Aspirin- Bisoprolol Vừa phải 1 1.4% 16 Aspirin- Celecoxib Vừa phải 1 1.4% 17 Aspirin- Ginkgo biloba Nặng 1 1.4% 18 Aspirin- Hydrochlorothiazid Vừa phải 1 1.4% 19 Aspirin- Prednisolol Vừa phải 1 1.4% 20 Atorvastatin- Colchicin Nặng 1 1.4% 21 Atorvastatin- Ginkgo biloba Nhẹ 1 1.4% 22 Bismuth succitrate- Bisoprolol Vừa phải 1 1.4% Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang 203
  4. Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017 23 Captopril- Diclofenac Vừa phải 1 1.4% 24 Captopril- Furosemid Vừa phải 1 1.4% 25 Captopril- Insulin Vừa phải 1 1.4% 26 Celecoxib- Enalapril Vừa phải 1 1.4% 27 Celecoxib - Furosemid Vừa phải 1 1.4% 28 Celecoxib- Ginkgo biloba Nặng 1 1.4% 29 Celecoxib- Hydrochlorothiazid Vừa phải 1 1.4% 30 Celecoxib- Perindopril Vừa phải 1 1.4% 31 Celecoxib- Spironolacton Vừa phải 1 1.4% 32 Celecoxib- Valsartan Vừa phải 1 1.4% 33 Ciprofloxacin- Prednisolon Vừa phải 1 1.4% 34 Clopidogrel- Ginkgo biloba Vừa phải 1 1.4% 35 Clopidogrel – Omeprazol Nặng 1 1.4% 36 Diazepam- Nhôm hydroxid Nhẹ 1 1.4% 37 Diclofenac- Furosemid Vừa phải 1 1.4% 38 Diclofenac- Metronidazol Vừa phải 1 1.4% 39 Diclofenac- Ranitidin Nhẹ 1 1.4% 40 Digoxin- Spironolacton Nặng 1 1.4% 41 Enalapril- Insulin Vừa phải 1 1.4% 42 Gliclazid- Nebivolol Vừa phải 1 1.4% 43 Hydrocortison- Meloxacam Vừa phải 1 1.4% 44 Ibuprofen- Prednisolon Vừa phải 1 1.4% 45 Kali clorid- Spironolacton Nặng 1 1.4% Levofloxacin - 46 Methylprednisolon Vừa phải 1 1.4% 47 Ofloxacin- Prednisolon Vừa phải 1 1.4% 48 Perindopril- Spironolacton Nặng 1 1.4% 49 Propranolol- Propylthiuracil Vừa phải 1 1.4% Tổng cộng 70 100% Nhận xét: kết quả phân tích 320 bệnh án và đơn thuốc có 49 loại cặp TTT với tổng số lượt xuất hiện là 70. Tác động của 5 loại cặp TTT xuất hiện nhiều nhất: Diclofenac – Ofloxacin: có thể làm tăng nguy cơ co giật. Atorvastatin – Clopidogrel: có thể làm giảm sự hình thành chất chuyển hóa có hoạt tính của Clopidogrel, làm giảm phản ứng tiểu cầu cao trong điều trị. Celecoxib – Losartan: có thể gây suy thận hoặc làm giảm hiệu lực hạ huyết áp. Omeprazol - Vitamin b12: có thể làm giảm sự hấp thu Vitamin B12. Bisoprolol – Celecoxib: có thể làm giảm tác động hạ huyết áp. 3.6. Tỷ lệ các mức độ tƣơng tác thuốc Bảng 3.6. Tỷ lệ các mức độ tương tác thuốc Mức độ tƣơng tác thuốc Số lƣợng lƣợt TTT Tỷ lệ (%) Nặng 7 10,0% Vừa phải 55 78,6% Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang 204
  5. Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017 Nhẹ 8 11,4% Tổng cộng 70 100,0% Nhận xét: mức độ TTT vừa phải chiếm tỷ lệ cao nhất với 55 lượt xuất hiện (chiếm tỷ lệ 78,6%), còn lại lần lượt là mức độ nhẹ và nặng chiếm tỷ lệ 11,4% và 10%. 3.7. Mối liên quan giữa tuổi và tƣơng tác thuốc Bảng 3.7. Mối liên quan giữa tuổi và tương tác thuốc Tuổi Có TTT Không có TTT Tổng cộng ≥ 60 tuổi 25 (20,3%) 98 (79,7%) 123 (100%) < 60 tuổi 24 (12,2%) 173 (87,8%) 197 (100%) Tổng cộng 49 (15,3%) 291 (84,7%) 320 (100%) (  = 3,871 , p = 0.049, OR = 1,839, KTC 95% = 0,997–3,393 ) 2 Nhận xét: Nhóm tuổi ≥ 60 có tỷ lệ TTT (20,3%) cao hơn nhóm tuổi < 60 có tỷ lệ TTT (12,2%) một cách có ý nghĩa thống kê (p = 0,049). Lý do giải thích cho kết quả này là bệnh nhân càng lớn tuổi thường mắc nhiều bệnh (chủ yếu là bệnh tim mạch) nên sử dụng nhiều loại thuốc và các loại thuốc tim mạch dễ tương tác, do đó tỷ lệ TTT cũng tăng theo. 3.8. Mối liên quan giữa nội trú - ngoại trú và tƣơng tác thuốc Bảng 3.8. Mối liên quan giữa nội trú - ngoại trú và tương tác thuốc Nội trú - ngoại trú Có TTT Không có TTT Tổng cộng Ngoại trú 27 (16,9%) 133 (83,1) 160 (100%) Nội trú 22 (13,8%) 138 (86,2) 160 (100%) Tổng cộng 49 (15,3%) 271 (84,7%) 320 (100%) (  =0,602 , p = 0,438, OR = 1,273, KTC 95% = 0,691–2,347 ) 2 Nhận xét: bệnh nhân ngoại trú có tỷ lệ TTT (16,9%) cao hơnbệnh nhân nội trú (13,8%), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,438). 3.9. Mối liên quan giữa khối nội - khối ngoại và tƣơng tác thuốc Bảng 3.9. Mối liên quan giữa nội trú - ngoại trú và tương tác thuốc Khối Có TTT Không có TTT Tổng cộng Nội 33 (20,6%) 127 (79,4%) 160 (100%) Ngoại 16 (10%) 144 (90%) 160 (100%) Tổng cộng 49 (15,3%) 271 (84,7%) 320 (100%) (  2 = 6,964, p = 0,008, OR = 2,339, KTC 95% = 1,229–4,448 ) Nhận xét: bệnh nhân khối nội có tỷ lệ TTT (20,6%) cao hơn khối ngoại (10%) một cách có ý nghĩa thống kê (p = 0,008). 3.10.Mối liên quan giữa nhóm bệnh và tƣơng tác thuốc Bảng 3.10. Mối liên quan giữa nhóm bệnh và tương tác thuốc Nhóm bệnh Có TTT Không có TTT Tổng cộng Bệnh hệ tuần hoàn 17 (34,0%) 33 (66,0%) 50 (100%) Bệnh hệ sinh dục - tiết niệu 8 (33,3%) 16 (66,7%) 24 (100%) Bệnh của hệ cơ xương khớp 6 (17,6%) 28 (82,4%) 34 (100%) Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang 205
  6. Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017 và mô liên kết Bệnh nội tiết dinh dưỡng và chuyển hóa 2 (14,3%) 12 (85,7%) 14 (100%) Bệnh hệ tiêu hóa 9 (10,5%) 77 (89,5%) 86 (100%) Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng 1 (9,1%) 10 (90,9%) 11 (100%) Bệnh hệ hô hấp 1 (6,3%) 15 (93,8%) 16 (100%) Bệnh khác 5 (5,9%) 80 (94,1%) 85 (100%) Tổng cộng 49 (15,3%) 271 84,7%) 320 (100%) Nhận xét: nhóm bệnh hệ tuần hoàn có tỷ lệ TTT cao nhất (34%), xếp thứ 2 là nhóm bệnh hệ sinh dục tiết niệu (33,3%), xếp thứ 3 là nhóm bệnh của hệ cơ xương khớp và mô liên kết (17,6%). 3.11.Mối liên quan giữa số lƣợng thuốc trên đơn và tƣơng tác thuốc Biểu đồ 3.13. Mối liên quan giữa số lượng thuốc trên đơn và tương tác thuốc Nhận xét: kết quả cho thấy tỷ lệ gặp TTT nhiều nhất ở nhóm bệnh nhân có số thuốc trung bình/đơn > 7 thuốc (36,36%), kế đến là nhóm > 4 – 7 thuốc và nhóm > 2 – 4 thuốc với tỷ lệ TTT lần lượt là 23,17% và 5,93%, nhóm ≤ 2 thuốc không có TTT. Sự khác nhau về tỷ lệ gặp TTT ở các nhóm này có ý nghĩa thống kê (  2 = 24,457; p
  7. Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017 giữa các thuốc dự kiến chỉ định cho bệnh nhân. Nếu bắt buộc phối hợp các thuốc có thể xảy ra tương tác phải theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh nhân, đặc biệt là tương tác mức độ nặng. 2. Cần tiến hành những đề tài sâu hơn về tương tác thuốc, khi đó các biểu hiện và hậu quả trên lâm sàng của những tương tác thuốc thường gặp sẽ được theo dõi, đánh giá và đưa ra những kiến nghị để rút kinh nghiệm một cách thực tế hơn trong việc sử dụng thuốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2006), Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định. 2. Hoàng Thị Kim Huyền, J.R.B.J. Brouwers (2012), Dược lâm sàng –Những nguyên lý cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị, tập 1. 3. Trương Thị Thái Phương (2014), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Nội và Khoa Ngoại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2013, Luận văn tốt nghiệp dược sĩ đại học, trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 4. Ashraf M. and Lionel P.R. (2004), Handbook of drug interactions – A clinical and Forensic guide, Humana Press. Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang 207
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2