Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
KHẢO SÁT TỶ LỆ SUY YẾU VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA SUY YẾU<br />
VỚI KẾT CỤC LÂM SÀNG NGẮN HẠN Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI<br />
ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN BÀ RỊA<br />
Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên*, Thân Hà Ngọc Thể*, Nguyễn Thị An**<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Trong hoàn cảnh lão hóa của dân số toàn cầu, tỷ lệ suy yếu trong dân số ngày càng tăng<br />
và suy yếu dự báo nguy cơ cao những bất lợi về sức khỏe như: tình trạng té ngã, khuyết tật, sống phụ thuộc,<br />
tăng số lần nhập viện, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, suy yếu chưa được quan tâm đúng mức trong thực<br />
hành lâm sàngLão khoa.<br />
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ suy yếu theo thang điểm đánh giá suy yếu lâm sàng CFS (Clinical Frailty Scale).<br />
Mối liên quan giữa suy yếu với kết cục lâm sàng ngắn hạn ở người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại khoa Nội<br />
Tổng Hợp và khoa Nội Tim Mạch Lão học Bệnh viện Bà Rịa.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, theo dõi dọc, tiến hành trên 370 người bệnh cao<br />
tuổi (≥ 65 tuổi) điều trị nội trú tại khoa Nội Tổng Hợp và khoa Nội Tim Mạch Lão Học, Bệnh viện Bà Rịa, trong<br />
thời gian 6 tháng, từ tháng 10/2017 đến 3/2018. Dùng thang suy yếu lâm sàng CFS để đánh giá suy yếu.<br />
Kết quả: Tỷ lệ suy yếu của người bệnh cao tuổi theo CFS là 66,2% (suy yếu nhẹ - trung bình 53,2%; tỷ lệ<br />
suy yếu nặng – rất nặng 13%). Có mối liên quan giữa mức độ suy yếu với kết cục lâm sàng ngắn hạn: thời gian<br />
nằm viện, tái nhập viện tại thời điểm 3 tháng sau xuất viện, tử vong chung tăng theo mức độ suy yếu.<br />
Kết luận: CFS đơn giản, dễ thực hiện, tiên đoán được kết cục lâm sàng Lão khoa.<br />
Từ Khóa: Clinical Frailty Scale, Suy yếu, người bệnh cao tuổi<br />
ABSTRACT<br />
ASSESSMENT OF PREVALENCE OF FRAILTY AND SHORT-TERM CLINICAL OUTCOME OF<br />
FRAILTY IN THE OLDER INPATIENTS AT BA RIA HOSPITAL<br />
Nguyen Ngoc Hoanh My Tien, Than Ha Ngoc The, Nguyen Thi An<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 9-14<br />
Background: In the context of global population aging, the rate of frailty in the population is increasing and<br />
frailty predicts high-risk health disabilities such as falls, disabilities, dependence, number of hospitalizations, even<br />
death. However, frailty has not been properly addressed in Geriatric clinical practice.<br />
Objectives: To investigate the prevalence of frailty and factors associated with frailty.<br />
Methods: Descriptive, cross-sectional, and longitudinal follow-up of 370 elderly patients (≥ 65 years-old),<br />
treated inpatient at the department of General Medicine and Cardiology Department at Ba Ria hospital, from<br />
October 2017 to March 2018. Using the CFS to assess frailty.<br />
Results: The prevalence of frailty elderly patients assessed by the CFS was 66.2%. In which, mild – average<br />
frailty was 53.2%, severe - very severe frailty was 13%. There was a correlation between severity and short-term<br />
clinical outcomes: duration of hospitalization, re-hospitalization at 3 months post-discharge and general mortality<br />
increased with decreasing levels.<br />
Conclusions: CFS is simple, easy to practice, predicts clinical gerontological outcomes.<br />
Keywords: clinical frailty scale, frailty, elderly patient<br />
<br />
*Bộ môn Lão khoa, Khoa Y, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Bệnh viện Bà Rịa<br />
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị An ĐT: 0988862005 Email: nguyenan0574@gmail.com<br />
Chuyên Đề Nội Khoa 9<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ Thiết kế nghiên cứu<br />
Có hơn 20 công cụ chẩn đoán suy yếu khác Nghiên cứu mô tả cắt ngang, theo dõi dọc,<br />
nhau, việc chọn một công cụ giúp chẩn đoán chọn mẫu thuận tiện.<br />
nhanh suy yếu và có khả năng dự báo các kết Các biến số<br />
quả bất lợi về sức khỏe của người cao tuổi (NCT) Suy yếu<br />
là rất cần thiết trong thực hành lâm sàng. biến định tính, 2 giá trị: Không suy yếu, CFS<br />
Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về 1 – 4, Có suy yếu, CFS 5 – 8.<br />
suy yếu ở người bệnh cao tuổi nằm viện. Các<br />
Mức độ suy yếu<br />
nghiên cứu này hoặc sử dụng công cụ chẩn<br />
Phân thành 3 nhóm(4): Nhóm 1: không suy<br />
đoán suy yếu tương đối phức tạp, tốn nhiều<br />
yếu, CFS từ mức 1-4. Nhóm 2: suy yếu nhẹ đến<br />
thời gian như Fried, đánh giá lão khoa toàn<br />
trung bình, CFS từ mức 5-6 . Nhóm 3: suy yếu<br />
diện (CGA) hoặc sử dụng công cụ tầm soát<br />
nặng đến rất nặng, CFS từ mức 7-8.<br />
suy yếu khá đơn giản và chủ quan như<br />
chương trình nghiên cứu triển khai các dịch vụ CFS 9 điểm loại khỏi nghiên cứu vì đây là<br />
duy trì tính tự chủ của người cao tuổi bệnh giai đoạn cuối hơn là suy yếu.<br />
PRISMA-7, GFI (Groningen Frailty Indicator) Tái nhập viện<br />
trong khi công cụ thang suy yếu lâm sàng CFS Biến nhị giá có/không.<br />
(Clinical Frailty Scale) chưa được sử dụng Bệnh nhân nhập viện ở bất cứ bệnh viện nào<br />
trong nghiên cứu nào mặc dù thường được các sau xuất viện và lưu lại bệnh viện ít nhất một<br />
bác sĩ lâm sàng sử dụng(1,3). Do đó, chúng tôi đêm do mọi nguyên nhân. Theo CMS (Centers<br />
thực hiện nghiên cứu này để tìm hiểu tình for Medicare and Medicaid Services) ngoại trừ<br />
hình suy yếu của người bệnh cao tuổi điều trị các trường hợp sau(3):<br />
nội trú như thế nào và suy yếu có liên quan ra Ngày nhập viện lại cùng ngày với ngày xuất<br />
sao với kết cục lâm sàng ở người bệnh cao tuổi viện và lý do nhập viện cũng là lý do nhập viện<br />
với công cụ chẩn đoán suy yếu là CFS. của lần trước.<br />
ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU Nhập vào để điều trị phục hồi chức năng.<br />
Đối tượng nghiên cứu Được chẩn đoán tâm thần lần đầu.<br />
Dân số mục tiêu Nhập vào để điều trị bệnh ung thư hoặc theo<br />
NCT (≥ 65 tuổi) điều trị tại các khoa Nội: lịch hẹn để tiến hành các thủ thuật, phẫu thuật.<br />
Tổng Hợp, Tim Mạch Lão Học, Bệnh viện Bà Rịa, Tử vong<br />
từ tháng 10/2017 đến 03/2018. Biến nhị giá có/không.<br />
Đối tượng chọn mẫu Tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào ngoại<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh trừ tử vong do tai nạn giao thông, tai nạn sinh<br />
Người cao tuổi có khả năng giao tiếp hoặc có hoạt, do thiên tai.<br />
thân nhân nắm rõ tình trạng bệnh. Biến tử vong gồm tử vong nội viện và tử<br />
Đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. vong tại thời điểm 3 tháng sau xuất viện. Do<br />
Tiêu chuẩn loại trừ biến tử vong nội viện chỉ gồm 2 trường hợp: 1<br />
Hôn mê, ra viện còn hôn mê và không có bệnh nhân 76 tuổi tử vong do xuất huyết não<br />
hoặc thân nhân không biết rõ về tình trạng bệnh (CFS: 4) và 1 bệnh nhân 80 tuổi tử vong do hội<br />
Bệnh nhân cụt hai tay hoặc cụt hai chân hoặc chứng Stevens-Johnson (CFS: 5) nên chúng tôi<br />
mù hai mắt. gộp biến tử vong tại thời điểm tháng sau xuất<br />
<br />
<br />
<br />
10 Chuyên Đề Nội Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
viện và biến tử vong nội viện thành biến tử biến để khử yếu tố gây nhiễu ảnh hưởng liên<br />
vong chung. quan mức độ suy yếu với kết cục lâm sàng. Sự<br />
Bộ câu hỏi thu thập số liệu khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.<br />
<br />
Đánh giá suy yếu theo CFS. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Phương pháp xử lý số liệu Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2017<br />
Nhập số liệu Epidata 3.1 và xử lý số liệu đến 03/2018, chúng tôi thu thập được 370 bệnh<br />
Stata 14. So sánh biến định tính: phép kiểm chi nhân NCT thỏa các tiêu chí chọn mẫu, kết quả<br />
bình phương. So sánh biến định lượng: phép được trình bày trong các bảng 1 – bảng 6.<br />
kiểm t – test, Anova. Dùng hồi quy Logistic đa<br />
Bảng 1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu (n = 370)<br />
Biến số Tần số Tỷ lệ %<br />
Nam 130 35,1<br />
Giới<br />
Nữ 240 64,9<br />
Tuổi trung bình (trung bình ± độ lệch chuẩn) 76,7 ± 7,6<br />
60-69 86 23,2<br />
Nhóm tuổi 70-79 131 35,4<br />
≥ 80 153 41,4<br />
Chỉ số BMI (trung bình ± độ lệch chuẩn) 21,3 ± 3,4<br />
Thiếu cân (BMI ≤ 18,5) 79 21,4<br />
BMI Bình thường (18,5 < BMI < 23) 186 50,2<br />
Thừa cân, béo phì (BMI ≥ 23) 105 28,4<br />
Chưa kết hôn/ly dị/góa 193 52,2<br />
Tình trạng hôn nhân<br />
Đang sống bạn đời 177 47,8<br />
Sống một mình 18 4,8<br />
Hoàn cảnh sống<br />
Sống cùng người thân 352 95,2<br />
Thành thị 129 34,9<br />
Nơi sống<br />
Nông thôn 241 65,1<br />
Chế độ ăn Nghèo nàn 99 26,8<br />
Đầy đủ 271 73,2<br />
Không biết chữ 67 18,1<br />
Trình độ học vấn Chưa tốt nghiệp PTTH 278 75,1<br />
Tốt nghiệp PTTH, cao đẳng, đại học 25 6,8<br />
Không/uống mức độ vừa phải 352 95,1<br />
Rượu, bia<br />
Uống nhiều 18 4,9<br />
Không hút/đã bỏ 319 86,2<br />
Thuốc lá<br />
Hiện đang hút 51 13,8<br />
Có 134 36,2<br />
Tình trạng đa thuốc<br />
Không 236 63,8<br />
Tình trạng đa bệnh (trung bình ± độ lệch chuẩn) 3,2 ± 2,1<br />
Bảng 2. Tỷ lệ mức độ suy yếu<br />
Không suy yếu Suy yếu nhẹ - trung bình Suy yếu nặng – rất nặng<br />
n (%) 125 (33,8) 197 (53,2) 48 (13)<br />
Bảng 3. Kết cục lâm sàng<br />
Không suy yếu Suy yếu nhẹ - Suy yếu nặng –<br />
P<br />
n = 125 trung bình n = 197 rất nặng n = 48<br />
Số ngày nằm viện (Trung vị, khoảng tứ phân vị) 4 (3 – 5) 5 (3 – 7) 7 (5 – 9) < 0,001<br />
Tái nhập viện n (%) 25 (20) 86 (43,7) 22 (45,8) < 0,001<br />
Tử vong chung n (%) 3 (2,4) 12 (6,1) 6 (12,5) < 0,05<br />
* Số ngày nằm viện bị phân phối lệch<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa 11<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
Bảng 4. Các yếu tố liên quan thời gian nằm viện bệnh nhân ≥ 75 tuổi tại một bệnh viện Anh quốc<br />
Thời gian nằm viện ghi nhận tỷ lệ suy yếu nhẹ - trung bình là<br />
P<br />
Hệ số KTC 95% 47,67%; suy yếu nặng – rất nặng 27,7%(4), tỷ lệ<br />
Không suy yếu 1 suy yếu nặng – rất nặng trong nghiên cứu này<br />
Suy yếu nhẹ - trung bình 1,6 0,5 – 2,7 < 0,05<br />
cũng cao hơn chúng tôi. Kết quả này là bằng<br />
Suy yếu nặng – rất nặng 4,1 2,5 – 5,7 < 0,001<br />
Tuổi - 0,02 - 0,08 – 0,04 > 0,05<br />
chứng giúp cũng cố mối liên quan giữa suy yếu<br />
Giới 0,97 0,02 – 1,9 < 0,05 và tuổi.<br />
Tình trạng đa thuốc - 0,1 -1,1 – 0,8 > 0,05 Mối liên quan giữa mức độ suy yếu với kết cục<br />
Tình trạng đa bệnh 0,1 - 0,1 – 0,4 > 0,05 lâm sàng ngắn hạn<br />
Bảng 5. Các yếu tố liên quan tái nhập viện Thời gian nằm viện<br />
Tái nhập viện<br />
P Chúng tôi ghi nhận thời gian nằm viện của<br />
OR KTC 95%<br />
Không suy yếu 1 bệnh nhân có liên quan đến mức độ suy yếu:<br />
Suy yếu nhẹ - trung bình 4,1 2,2 – 7,5 < 0,001 nhóm suy yếu nặng có thời gian nằm viện dài<br />
Suy yếu nặng – rất nặng 4,9 2,1 – 11,2 < 0,001 nhất, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê P < 0,001.<br />
Giới 1,3 0,8 – 2,1 > 0,05<br />
Vậy thời gian nằm viện trong nghiên cứu<br />
Tuổi 0,95 0,92 – 0,99 < 0,05<br />
của chúng tôi ngắn hơn so với tác giả Juma, điều<br />
Tình trạng đa thuốc 1,1 - 0,7 – 1,8 > 0,05<br />
Tình trạng đa bệnh 1 0,9 – 1,1 > 0,05 này có thể do tình trạng bệnh đông, chật chội,<br />
chúng tôi phải cho xuất viện sớm. Tuy nhiên cả<br />
Bảng 6. Các yếu tố liên quan tử vong<br />
Tử vong<br />
hai nghiên cứu đều cho thấy khi bệnh nhân có<br />
P suy yếu thì thời gian nằm viện sẽ dài hơn.<br />
OR KTC 95%<br />
Không suy yếu 1 Sau phân tích hồi qui đa biến để khử các yếu<br />
Suy yếu nhẹ - trung bình 6,8 1,5 – 29,8 < 0,05 tố có thể ảnh hưởng lên thời gian nằm viện (tuổi,<br />
Suy yếu nặng – rất nặng 15,2 2,7 – 85,6 < 0,05<br />
giới, tình trạng đa thuốc và đa bệnh) chúng tôi<br />
Tuổi 0,9 0,8 – 0,98 > 0,05<br />
ghi nhận mức độ suy yếu có ảnh hưởng lên thời<br />
Giới 4,3 1,6 – 11,7 < 0,05<br />
Tình trạng đa thuốc 0,6 0,2 – 1,6 > 0,05 gian nằm viện: thời gian nằm viện của nhóm suy<br />
Tình trạng đa bệnh 1,0 0,8 – 1,3 > 0,05 yếu nặng lớn hơn thời gian nằm viện của nhóm<br />
suy yếu nhẹ - trung bình và lớn hơn thời gian<br />
BÀN LUẬN<br />
nằm viện của nhóm không suy yếu.<br />
Tỷ lệ suy yếu ở người cao tuổi<br />
Khandelwal D và cộng sự (2012) nghiên cứu<br />
Chúng tôi nghiên cứu trên 370 bệnh nhân trên 250 người bệnh cao tuổi nhập viện và cũng<br />
ghi nhận có 125 bệnh nhân không suy yếu đã ghi nhận những bệnh nhân suy yếu có thời<br />
(33,8%); bệnh nhân suy yếu nhẹ - trung bình là gian nằm viện dài hơn(6).<br />
197 (53,2%); suy yếu nặng – rất nặng 48 (13%).<br />
Wallis S.J và cộng sự (2015) ghi nhận mức độ<br />
Juma S và cộng sự (2016) nghiên cứu 75 bệnh suy yếu có ảnh hưởng tới thời gian nằm viện với<br />
nhân ≥ 65 tuổi (tuổi trung bình 81.3 ± 8.8) tại OR 1,19; khoảng tin cậy 95% 1,14 – 1,23;<br />
bệnh viện Ontario, Canada ghi nhận tỷ lệ không P 4) 56% cao hơn nhóm (suy yếu nhẹ - trung bình 53,2%; tỷ lệ suy yếu<br />
không suy yếu (CFS ≤ 4) 39% với OR 1,98; nặng – rất nặng 13%). Có mối liên quan giữa<br />
khoảng tin cậy: 95% 1,22 – 3,23(2). mức độ suy yếu với kết cục lâm sàng ngắn hạn:<br />
Vậy đánh giá suy yếu theo CFS có khả thời gian nằm viện, tái nhập viện tại thời điểm 3<br />
năng dự báo nguy cơ tái nhập viện ở người tháng sau xuất viện, tử vong chung tăng theo<br />
bệnh cao tuổi. mức độ suy yếu.<br />
Tử vong chung Tỷ lệ tái nhập viện của bệnh nhân trong<br />
Conroy và cộng sự (2013) khảo sát trên nghiên cứu tăng ở nhóm có suy yếu, sự khác<br />
người bệnh cao tuổi nhập viện vì các bệnh nội biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,001). Sau<br />
khoa ghi nhận suy yếu theo CFS có liên quan tử khi hiệu chỉnh với các yếu tố tuổi, giới, tình<br />
vong sau 3 tháng với OR 1,4; khoảng tin cậy<br />
trạng đa thuốc và đa bệnh thì mức độ suy yếu<br />
95%: 1,3 – 1,5(2).<br />
có ảnh hưởng đến tỷ lệ tái nhập viện: nhóm<br />
Nghiên cứu của Basic D và cộng sự (2015)<br />
suy yếu nhẹ - trung bình, nhóm suy yếu nặng<br />
trên 2.125 người bệnh cao tuổi nhập viện ghi<br />
– rất nặng tăng nguy cơ tái nhập viện hơn<br />
nhận thang suy yếu CFS có khả năng tiên đoán tử<br />
nhóm không suy yếu với OR lần lượt là 4,1<br />
vong (OR = 2,97; khoảng tin cậy 95%: 2,11 - 4,17)(1).<br />
(KTC 95% 2,2 – 7,5); 4,9 (KTC 95% 2,1 – 11,2),<br />
Tác giả Wallis S.J và cộng sự (2015) khảo sát<br />
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê P< 0,001.<br />
5.764 bệnh nhân tuổi ≥ 75 nhập viện vì các bệnh<br />
nội khoa đã kết luận rằng suy yếu theo CFS có Có mối liên quan giữa mức độ suy yếu và tử<br />
khả năng tiên đoán độc lập tử vong ở bệnh nhân vong chung: nhóm suy yếu nhẹ - trung bình, suy<br />
nội trú với OR = 1,60; khoảng tin cậy 95%: 1,48 – yếu nặng - rất nặng tăng nguy cơ tử vong so với<br />
1,74; P < 0,001 (sau khi hiệu chỉnh các yếu tố tuổi, nhóm không suy yếu OR lần lượt 6,8 (KTC 95%:<br />
giới, chỉ số đa bệnh lý Charlson)(7). 1,5 – 29,8); 15,2 (KTC 95%: 2,7 – 85,6); sự khác<br />
Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có mối liên biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa 13<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
5. Juma S, Taabazuing MM, Montero-Odasso M (2016). “Clinical<br />
-TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Frailty Scale in an Acute Medicine Unit: a Simple Tool That<br />
1. Basic D, Shanley C (2015). “Frailty in an older inpatient Predicts Length of Stay”. Can Geriatr J, 19(2):34-9<br />
population: using the clinical frailty scale to predict patient 6. Khandelwal D, Goel A, Kumar U et al (2012). “Frailty is<br />
outcomes”. J Aging Health, 27(4):670-85. associated with longer hospital stay and increased mortality in<br />
2. Conroy S, Dowsing T (2013). “The Ability of Frailty to Predict hospitalized older patients”. J Nutr Heatlh Aging, 16(8):732–35.<br />
Outcomes in Older People Attending an Acute Medical Unit”. 15<br />
Acute Medicine ; 12(2): 74-76 7. Wallis SJ, Wall J, Biram RWS et al (2015). “Association of the<br />
3. Gregorevic KJ, Hubbard RE, Lim WK (2016). “The clinical clinical frailty scale with hospital outcomes”. An International<br />
frailty scale predicts functional decline and mortality when used Journal of Medicine, Volume 108, Issue 12, 943-949. 32.<br />
by junior medical staff: a prospective cohort study”. BMC<br />
Geriatr, 16: 117.<br />
4. Hartley P, Adamson J, Cunningham C et al (2017). “Clinical<br />
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018<br />
frailty and functional trajectories in hospitalized older adults: A Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/12/2018<br />
retrospective observational study”. Geriatr Gerontol Int,<br />
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019<br />
17(7):1063-1068.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14 Chuyên Đề Nội Khoa<br />