YOMEDIA
ADSENSE
Khảo sát việc tuân thủ bảng kiểm 5 kỹ thuật cơ bản của điều dưỡng tại Bệnh viện ĐKTT An Giang
52
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết trình bày đánh giá mức độ tuân thủ các quy trình cơ bản theo bảng kiểm của điều dưỡng thực hiện trên bệnh nhân, từ đó có hướng can thiệp làm giảm thiểu các tai biến có thể xảy ra do không bám sát bảng kiểm.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát việc tuân thủ bảng kiểm 5 kỹ thuật cơ bản của điều dưỡng tại Bệnh viện ĐKTT An Giang
- 205 KHẢO SÁT VIỆC TUÂN THỦ BẢNG KIỂM 5 KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐKTT AN GIANG Nguyễn Văn Sinh, Nguyễn Thị Phi Yến, Phạm Thị Hoàng, Phan Thị Mỹ Nhân Tóm tắt Mục tiêu: đánh giá mức độ tuân thủ các quy trình cơ bản theo bảng kiểm của điều dưỡng thực hiện trên bệnh nhân, từ đó có hướng can thiệp làm giảm thiểu các tai biến có thể xẩy ra do không bám sát bảng kiểm Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu Đối tượng nghiên cứu: Tất cả điều dưỡng từ các khoa lâm sàng đang công tác tại bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang năm 2019 được tổ nghiên cứu yêu cầu ngẫu nhiên thực hiện qui trình theo bảng kiểm Kết quả nghiên cứu: Kết quả trong 9 tháng từ tháng 1-9/2019 có tổng cộng 609 điều dưỡng được khảo sát qui trình bao gồm: truyền dịch 96; tiêm tĩnh mạch 92; tiêm bắp 187; thay băng 67; bơm thuốc qua khóa lưu kim 162. Kết quả chung của cả năm qui trình thực hiện theo đúng bảng kiểm còn thấp chỉ đạt 70,06%. Nếu tính luôn điểm 1 có làm bước đó nhưng không đầy đủ cũng chỉ đạt 95,59%, Xét về từng qui trình: Truyền dịch, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, bơm thuốc qua khóa lưu kim, thay băng, điểm 2 lần lượt là: 67,48%; 39,9%; 83,18%; 75,14%; 84%. Bỏ qua bước lần lượt: 8,59%; 4,25%; 1,49%; 6,8%; 1,55%. Kết luận: Qua khảo sát việc tuân thủ 5 qui trình cơ bản theo bảng kiểm, kết quả làm đúng đạt 70,06%. Nếu xét về từng qui trình: Truyền dịch, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, bơm thuốc qua khóa lưu kim, thay băng, điểm 2 lần lượt là: 67,48%; 39,9%; 83,18%; 75,14%; 84%; không có qui trình nào đạt 100%. Bỏ qua bước lần lượt: 8,59%; 4,25%; 1,49%; 6,8%; 1,55%. Các lỗi không thực hiện gặp nhiều: không rửa tay trước khi thực hiện qui trình; không giúp bệnh nhân trở lại tư thế tiên nghi và dặn dò nhưng điều cần thiết. Quên sát trùng ống thuốc trước khi bẻ hoặc rút thuốc; không sát khuẩn kim luồn và thông kim trước khi bơm thuốc. Summary Objective: to evaluate the compliance with basic procedures according to the checklist of nurses performed on the patient, thereby guiding the intervention to minimize the occurrence of complications due to failure to adhere to the checklist. Research methodology: Research Subjects of study: All nurses from clinical departments working at An Giang Central General Hospital in 2019 are randomly requested by the research team to perform the procedure according to the checklist. Research results: In the 9 months from January to September 2019, a total of 609 nurses were surveyed, including: 96 infusion; intravenous injection 92; intramuscular injection 187; dressing 67; pump through the needle lock 162. Overall results of the whole process of complying with the checklist are still low, only 70.06%. If counting point 1, if taking that step, is incomplete and only reaches 95.59%, In terms of each procedure: Infusion, intravenous, intramuscular injection, injection through the needle lock, changing the dressing, point 2: 67.48%; 39.9%; 83.18%; 75.14%; 84%. Skip steps in turn: 8.59%; 4.25%; 1.49%; 6.8%; 1.55%. Conclusion: Through the survey of compliance with 5 basic procedures according to the checklist, the result of correct implementation reaches 70.06%. In terms of each procedure: Infusion, intravenous, intramuscular injection, injection through the needle lock, changing the dressing, point 2: 67.48%; 39.9%; 83.18%; 75.14%; 84%; No process has reached 100%. Skip steps in turn: 8.59%; 4.25%; 1.49%; 6.8%; 1.55%. Uncommon errors: do not wash hands before performing the procedure; Do not return the patient to a suspicious position and give
- 206 instructions but necessary. Forget disinfecting the medicine tube before breaking or withdrawing medicine; Do not disinfect needles and needles before injecting medicine. I/ ĐẶT VẤN ĐỀ Tai biến điều trị là sự cố gây nguy hại cho BN ngoài ý muốn, xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Dù tai biến xảy ra ở bất cứ mức độ và nguyên nhân nào cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và thể chất của người bệnh [1]. Tai biến trong điều trị do rất nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có một nguyên nhân nổi bật đó là không tuân thủ đúng qui trình hay bảng kiểm. Theo WHO nhiều quốc gia trên thế giới công bố số lượng BN bị các tai biến rất lớn, ước tính cứ 10 người nhập viện thì có 1 người bị sự cố y khoa, 1,4 tr người bị nhiễm khuẩn BV. Chỉ tiêm không an toàn đã gây ra cái chết cho 1,3 tr người mỗi năm và 70% xảy ra ở các nước đang phát triển [9]. Tại Việt Nam, các bệnh viện lớn luôn trong tình trạng đông và quá tải BN, áp lực công việc rất lớn, điều dưỡng đôi khi làm việc theo quán tính và thói quen. Nhiều tai biến xảy ra do thiếu sót trong công tác chuẩn bị, chưa bám sát bảng kiểm và kiểm soát người bệnh trước, trong khi thực hiện kỹ thuật [3]. Những tai biến đó hoàn toàn có thể kiểm soát, giảm thiểu được nếu thực hiện chặt chẽ theo bảng kiểm [4]. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành khảo sát điều dưỡng tại các khoa trong việc thực hiện 5 quy trình cơ bản theo bảng kiểm đã có sẵn bao gồm: Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, truyền dịch, bơm thuốc qua khóa lưu kim, thay băng. Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá mức độ tuân thủ bảng kiểm các quy trình cơ bản của điều dưỡng đang thực hiện trên bệnh nhân, từ đó có hướng can thiệp làm giảm thiểu các tai biến có thể xẩy ra do không bám sát bảng kiểm. Chính vì thế mà chúng tôi nghiên cứu đề tài này II/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng: Tất cả điều dưỡng từ các khoa lâm sàng đang công tác tại bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang năm 2019 được tổ nghiên cứu yêu cầu ngẫu nhiên thực hiện qui trình theo bảng kiểm Thời gian thực hiện từ tháng 01- 9/2019 Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu Bảng kiểm các quy trình đã được phòng điều dưỡng biên soạn dựa theo quy trình của bộ cũng như thực tế của bệnh viện, được Hội đồng khoa học bệnh viện chấp thuận gửi đến các khoa, yêu cầu các điều dưỡng khi thực hiện kỹ thuật phải đúng bảng kiểm. Nhóm nghiên cứu kết hợp với phòng điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khoa trong kiểm tra hàng tháng tại các khoa, chỉ định ngẫu nhiên hoặc quan sát điều dưỡng đang thực hiện kỹ thuật tại phòng bệnh, cho điểm vào các ô trong bảng kiểm theo quy định. Bảng kiểm được chia làm ba cột điểm ở mỗi bước của qui trình. Điểm 2 làm tốt, đúng qui trình, đúng thứ tự; điểm 1 có làm bước đó nhưng chưa đầy đủ, điểm 0 là không thực hiện bước đó. Thu thập số liệu: Tất cả những điểm trong bảng kiểm của từng quy trình sẽ được ghi nhận và phân tích tỷ lệ về giới tính, mức độ tuân thủ, những bước dễ bỏ sót, bằng phần mềm SPSS 16.0 III – KẾT QUẢ Kết quả trong 9 tháng từ tháng 1-9/2019 có tổng cộng 609 điều dưỡng được khảo sát qui trình trên tổng số 502 điều dưỡng đang công tác tại bệnh viện. Như vậy có điều dưỡng sẽ được khảo sát 2 lần với 2 qui trình khác nhau, các qui trình bao gồm: truyền dịch 96; tiêm tĩnh mạch 92; tiêm bắp 187; thay băng 67; bơm thuốc qua khóa lưu kim 162. Kết quả chung của cả năm qui trình thực hiện theo bảng kiểm Bảng 1: Kết quả chung của 5 qui trình Điểm 0 (không thực Điểm 1 (có thực hiện bước Điểm 2 (thực hiện tốt) hiện bước này) này nhưng không đầy đủ) 4,53% 25,53% 70,06%
- 207 Biểu đồ 1: BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ CHUNG CỦA 5 QUI TRÌNH 4,53 25,53 điểm 0 điểm 1 70,06 điểm 2 Về qui trình truyền dịch bảng kiểm có 19 bước. 96 điều dưỡng đã thực hiện, nam 44 (45.8%); nữ 52 (54,1%). Làm đúng bảng kiểm đạt điểm 2 chiếm tỷ lệ 67,48%; điểm 1 tỷ lệ 28,41%; không thực hiện đúng theo bảng kiểm 8,59%. Những bước rớt vào điểm 0 cao như: không rửa tay trước và sau khi thực hiện kỹ thuật 9,3%, 12,4%; không cắt băng keo sẵn sàng trước khi chuẩn bị chai dịch truyền 14,4%; Sát khuẩn không đúng cách 23,7%; Không giúp người bệnh trở lại tư thế thoải mái và dặn dò những điều cần thiết 29,9%. Qui trình tiêm tĩnh mạch bảng kiểm có 20 bước. 92 điều dưỡng thực hiện, nam 32 (34.7%); nữ 60 (65,2%). Làm đúng bảng kiểm đạt điểm 2 thấp chiếm tỷ lệ 39,9%; điểm 1 cao tỷ lệ 52,04%; không thực hiện đúng theo bảng kiểm 4,25%. Những bước rớt vào điểm 0 cao như: Không sát khuẩn đầu ống thuốc trước, không dùng gòn khô bẻ ống thuốc, kiểm tra thuốc 2 lần trong bước này 15,1%; không kiểm tra ống thuốc lần 3 trước khi bỏ vỏ thuốc 7,5%; không quan sát sắc mặt bệnh nhân khi bơm thuốc 5,4%; khi tiêm xong rút kim ra không dùng gòn khô ấn vào vị trí tiêm mà dùng cục gòn ban đầu sát khuẩn 11,8%; Không giúp người bệnh trở lại tư thế thoải mái và dặn dò những điều cần thiết 9,7%. Tiêm bắp bảng kiểm có 20 bước. Qui trình này được làm nhiều nhất 186 điều dưỡng vì hầu hết các khoa bệnh nhẹ chủ yếu là tiêm bắp, nam 59 (31,7%); nữ 127 (68,27%). Làm đúng bảng kiểm đạt điểm 2 cao chiếm tỷ lệ 83,18%; điểm 1 tỷ lệ 15,33%; không thực hiện đúng theo bảng kiểm 1,49%. Những bước rơi vào điểm 0: Không rửa tay trước khi soạn dụng cụ 3,2%; không sát khuẩn tay lại trước khi tiêm thuốc cho bệnh nhân 8,5%%; không rút nhẹ nòng tiêm kiểm tra để loại trừ tiêm vào tĩnh mạch 4,3%; Về qui trình bơm thuốc qua khóa lưu kim bảng kiểm có 15 bước. 162 điều dưỡng đã thực hiện, nam 66 (40.74%); nữ 96 (59,25%). Làm đúng bảng kiểm đạt điểm 2 chiếm tỷ lệ 75,74%; điểm 1 tỷ lệ 17,46%; không thực hiện đúng theo bảng kiểm 6,8%. Những bước rớt vào điểm 0: không rửa tay trước khi thực hiện kỹ thuật 8,06%; không sát khuẩn khóa lưu kim trước khi gắn ông tiêm vào 18,2%; không dùng ống tiêm (ống tiêm số 1) có nước muối sinh lý kiểm tra kim còn nằm trong lòng mạch 27,7%; Không dùng ống tiêm (ống tiêm số 3) có nước muối sinh lý tráng khóa lưu kim 20,9%. Không dùng gòn khô vô khuẩn lau khóa lưu kim 23, 9%. Thay băng bảng kiểm có 17 bước. Qui trình này được thực hiện bởi 67 điều dưỡng, nam 19 (28,35%); nữ 48 (71,64%). Làm đúng bảng kiểm đạt điểm 2 cao chiếm tỷ lệ 84%; điểm 1 tỷ lệ 14,45%; không thực hiện đúng theo bảng kiểm 1,55%. Những bước rơi vào điểm 0 cao như: Không tháo băng bẩn bằng kềm sạch 4,4%; không sát khuẩn vùng da chung quanh 4,4%; quên ghi hồ sơ sau khi thay băng xong 4,4%;
- 208 IV-BÀN LUẬN Qua kết quả trên ta thấy mức tuân thủ để làm đúng các qui trình còn thấp chỉ đạt 70,06%. Nếu tính luôn điểm 1 có làm bước đó nhưng không đầy đủ cũng chỉ đạt 95,59%, trong khi đó mục đích bảng kiểm là điều dưỡng phải tuân thủ tuyệt đối để không xảy ra sai sót khi thực hiện qui trình. Nếu xét về từng qui trình: Truyền dịch, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, bơm thuốc qua khóa lưu kim, thay băng điểm 2 lần lượt là: 67,48%; 39,9%; 83,18%; 75,14%; 84%. Bỏ qua bước lần lượt: 8,59%; 4,25%; 1,49%; 6,8%; 1,55%. Qui trình tiêm tĩnh mạch là thấp nhất rớt vào điểm 1 có làm nhưng không đủ 52,04%. Kế đó là truyền dịch điểm 2: 67,48%. 100 Làm đúng (2) 80 60 40 20 0 Truyền T tĩnh dịch Tiêm mạch bắp BTKLK Thay băng Ba trong năm kỹ thuật là truyền dịch, tiêm bắp, bơm thuốc qua khóa lưu kim điều dưỡng không rửa tay trước khi thực hiện kỹ thuật 9,3%; 3,2%; 8,06%. Riêng kỹ thuật truyền dịch ĐD thực hiện xong không rửa tay 12,4%. Điều này cho thấy việc tuân thủ rửa tay của điều dưỡng vào các thời điểm còn kém, có thể xa Lavabo, không đem sẵn dung dịch rửa tay nhanh trên xe tiêm hoặc ý thức rửa tay của điều dưỡng chưa cao hay do thói quen. Tác giả Nguyễn Thị Kim Liên khi nghiên cứu tại bệnh viện Nhi Đồng 2 sự tuân thủ rửa tay chung chỉ đạt 55, 3% và cũng cho rằng ý thức tuân thủ của nhân viên chưa cao [8]. Không giúp người bệnh trở lại tư thế thoải mái sau tiêm và dặn dò những điều cần thiết trong 2 kỹ thuật truyền dịch và tiêm truyền tĩnh mạch 29,9%; 9,7%. Thường là bệnh rất đông trong các phòng bệnh và người bệnh tự xoay trở được, khi tiêm người bệnh này xong sang người bệnh kế bên cùng phòng. Chính vì thế khi vừa tiêm xong bệnh nhân đã tự trở lại tư thế tiên nghi nên điều dưỡng bỏ qua bước dặn dò vì nghĩ mình đang ở đó. Trong kỹ thuật tiêm mạch những bước bị bỏ qua nhiều: Không sát khuẩn đầu ống thuốc trước, không dùng gòn khô bẻ ống thuốc, kiểm tra thuốc 2 lần trong bước này 15,1%; không kiểm tra ống thuốc lần 3 trước khi bỏ vỏ thuốc 7,5%; không quan sát sắc mặt bệnh nhân khi bơm thuốc 5,4%; khi tiêm xong rút kim ra không dùng gòn khô ấn vào vị trí tiêm mà dùng cục gòn ban đầu sát khuẩn 11,8%. Đây là những thói quen không bám vào bảng kiểm, quá tải bệnh nhân, thói quen làm nhanh bỏ bước cần phải chấn chỉnh lại đúng theo bảng kiểm. Trong các khoa hầu như bệnh nhân được lưu kim đường tĩnh mạch chiếm khá đông, mục đích để tiêm thuốc, giữ mạch, lấy máu làm xét nghiệm mà không phải tiêm để giảm đau cho bệnh nhân… vì thế khi thực hiện qui trình qua khóa lưu kim phải đảm bảo vô trùng, thông kim để hạn chế tối đa những tai biến có thể xảy ra. Bơm thuốc qua khóa lưu kim ĐD đã không sát khuẩn khóa lưu kim trước khi gắn ống tiêm vào 18,2%; không dùng ống tiêm (ống tiêm số 1) có nước muối sinh lý kiểm tra kim còn nằm trong lòng mạch 27,7%; Không dùng ống tiêm (ống tiêm số 3) có nước muối tráng khóa lưu kim 20,9%. Không dùng gòn khô vô khuẩn lau khóa lưu
- 209 kim 23, 9%. Đây là những lỗi nặng có thể do quen và quên những bước này, hoặc nghĩ là phía ngoài nắp kim luồn không ảnh hưởng bên trong nên không sát trùng. Nếu thông kim và tráng kim sẽ tốn thêm ống tiêm và thời gian nên bỏ qua để làm nhanh hơn. Qui trình thay băng quên nói bước ghi hồ sơ sau khi thay băng xong 4,4% nhưng thực tế có gi hồ sơ trong bệnh án. V- KẾT LUẬN Qua khảo sát việc tuân thủ 5 qui trình cơ bản theo bảng kiểm, kết quả làm đúng các qui trình còn thấp chỉ đạt 70,06%. Nếu xét về từng qui trình: Truyền dịch, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, bơm thuốc qua khóa lưu kim, thay băng điểm 2 lần lượt là: 67,48%; 39,9%; 83,18%; 75,14%; 84%; không có qui trình nào đạt 100%. Qui trình tiêm tĩnh mạch là thấp nhất rớt vào điểm 1 có làm nhưng không đủ 52,04%. Kế đó là truyền dịch điểm 2: 67,48% và bỏ qua bước lần lượt: 8,59%; 4,25%; 1,49%; 6,8%; 1,55%. Các lỗi không thực hiện gặp nhiều: không rửa tay trước khi thực hiện qui trình; không giúp bệnh nhân trở lại tư thế tiên nghi và dặn dò nhưng điều cần thiết. Quên sát trùng ống thuốc trước khi bẻ hoặc rút thuốc; không sát khuẩn kim luồn và thông kim trước khi bơm thuốc. Nếu tính luôn điểm 1 có làm bước đó nhưng không đầy đủ cũng chỉ đạt 95,59%, trong khi đó mục đích bảng kiểm là điều dưỡng phải tuân thủ tuyệt đối để không xảy ra sai sót khi thực hiện qui trình. VI- KIẾN NGHỊ Phòng điều dưỡng thường xuyên đi kiểm tra thực tế các quy trình theo bảng kiểm bằng cách quan sát ngẫu nhiên điều dưỡng đang thực hiện trên bệnh nhân, ghi nhận, chỉnh sửa và có biện pháp chế tài. Điều dưỡng trưởng khoa đi buồng nhắc nhở, tập huấn liên tục và yêu cầu thực hiện đúng bảng kiểm. Các điều dưỡng viên phải thường xuyên cập nhật và làm đúng các qui trình TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thanh Mai, Nguyễn Thị Hiền. Đánh giá công tác điều dưỡng trong chăm sóc BN trước và sau phẫu thuật tim với tuần hoàn ngoài cơ thể tại khoa phẫu thuật tim mạch - BVTWQĐ 108 năm 2011, Tổng cục hậu cần, Bệnh Viện 354 Hội nghị khoa học điều dưỡng lần thứ 3 tháng 6 năm 2012, trang 138 2. Lê thị Cúc và cộng sự. Đánh giá văn hóa an toàn người bệnh ở một số bệnh viện Việt Nam: Một bằng chứng ở những nước đang phát triển- Hội nghị khoa học điều dưỡng bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức lần thứ VII, trang141 3. Phạm Đức Mục chủ tịch hội điều dưỡng Việt Nam. Tổng quan về an toàn người bệnh và xây dựng hệ thống y tế đảm bảo an toàn cho người 4. Tăng chí Thượng. Làm thế nào hạn chế thấp nhất tai biến điều trị xảy ra trong bệnh viện. Bộ y tế, Cục Quản lý khám chữa bệnh, http://kcb.vn/lam-the-nao-han-che-thap-nhat-tai-bien-dieu-tri-xay-ra-trong-benh-vien.html. 5. Ths Trần Thị Thuận - Điều dưỡng cơ bản II 2007 6. Đoàn Thị Anh Lê. Quy trình kỹ thuật ĐD cơ sở dựa trên chuẩn năng lực cơ bản. Nhà sản xuất y học, 2014. 7. Đỗ Đình Xuân và CS. Hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật ĐD cơ bản, tập 1, 2. Nhà xuất bản giáo dục VN 8. Nguyễn Thị Kim Liên và CS. Đánh giá thực hành rửa tay của nhân viên y tế bệnh viện Nhi đồng 2, 2013 9. WHO Patient Safety Research. World Health Organization, 2009. Available at http://whqlibdoc.who.int/publications/2009/9789241598620_eng.pdf 10. 10 facts on Patient Safety. Available at http://www.who.int/features/factfi les/patient_safety/en/index.html 11. UK Department of Health: An Organization with a Memory. HMSO, 2000. 12. Institute of Medicine: To Err is Human. Kohn LT, Corrigan JM, Donaldson MS; Eds. 1999
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn