intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát ý kiến về các phương pháp chẩn đoán hiện tại và giá trị của bộ câu hỏi GERDQ trong chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày - thực quản

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

59
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu thực hiện những mục tiêu sau (1) khảo sát các phương pháp hiện hành được dùng để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày - thực quản; và (2) khảo sát ý kiến của các bác sĩ tiêu hóa và nội tổng quát về giá trị và khả năng ứng dụng bộ câu hỏi GERDQ trong thực hành lâm sàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát ý kiến về các phương pháp chẩn đoán hiện tại và giá trị của bộ câu hỏi GERDQ trong chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày - thực quản

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN HIỆN TẠI<br /> VÀ GIÁ TRỊ CỦA BỘ CÂU HỎI GERDQ TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH<br /> TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY – THỰC QUẢN<br /> Quách Trọng Đức*, Phan Thanh Hương**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: (1) Khảo sát các phương pháp hiện hành được dùng để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày – thực<br /> quản (BTNDD-TQ); và (2) khảo sát ý kiến của các bác sĩ tiêu hóa và nội tổng quát về giá trị và khả năng ứng<br /> dụng bộ câu hỏi GERDQ trong thực hành lâm sàng.<br /> Đối tượng và phương pháp: Một bộ câu hỏi về phương pháp sử dụng để chẩn đoán BTNDD-TQ hiện tại<br /> và giá trị của GERDQ trong chẩn đoán BTNDD-TQ và ý định sử dụng GERDQ trong tương lai được gởi đến<br /> các bác sĩ làm việc trong hai lĩnh vực nêu trên ở Hà Nội, TP. HCM và Cần Thơ. Mỗi bác sĩ sẽ đánh giá GERDQ<br /> trên 5 – 10 bệnh nhân đã được xác định BTNDD-TQ dựa trên phương pháp chẩn đoán hiện hành và sau đó trả<br /> lời bộ câu hỏi thăm dò ý kiến.<br /> Kết quả: 79 bác sĩ (46 tiêu hóa, 33 nội tổng quát) tham gia nghiên cứu. Hai phương pháp chính được sử<br /> dụng để chẩn đoán BTNDD-TQ là nội soi và triệu chứng trào ngược điển hình. Chỉ có 30,4% bác sĩ tiêu hóa và<br /> 21,2% bác sĩ nội tổng quát chẩn đoán BTNDD-TQ mà không cần yêu cầu nội soi. 50,1% (219/437) bệnh nhân<br /> được chẩn đoán BTNDD-TQ theo các phương pháp hiện hành được yêu cầu nội soi. Trên 90% các bác sĩ cho<br /> rằng GERDQ giúp chẩn đoán BTNDD-TQ chính xác, nhanh chóng, đánh giá mức độ nặng của bệnh và dự định<br /> sử dụng GERDQ trong thời gian tới. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý kiến giữa bác sĩ làm việc<br /> trong lĩnh vực tiêu hóa và nội tổng quát.<br /> Kết luận: Nội soi dạ dày vẫn còn được sử dụng khá phổ biến trong chẩn đoán BTNDD-TQ. Có một nhu<br /> cầu sử dụng GERDQ rất lớn nhằm chẩn đoán BTNDD-TQ trong cả lĩnh vực nội tổng quát và tiêu hóa. Cần có<br /> nghiên cứu tại chỗ để xác định giá trị của bộ câu hỏi GERDQ khi ứng dụng vào thực tế Việt Nam.<br /> Từ khóa: Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, GERDQ<br /> <br /> ABSTRACT<br /> A SURVEY ON THE CURRENT METHODS FOR GERD DIAGNOSIS AND THE VALUE OF GERDQ<br /> QUESTIONAIRE<br /> Quach Trong Duc, Phan Thanh Huong<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 23 - 29<br /> Aims: (1) To investigate the current methods for GERD diagnosis (2) to investigate the comments of doctors<br /> working at Departments of Gastroenterology and Departments of Internal Medicine in several cities in Vietnam<br /> on the value and the potential role of GERDQ in clinical practice.<br /> Subjects and methods: A questionaire which includes questions about the current GERD diagnosis<br /> methods and comments regarding the value of GERDQ on GERD diagnosis accuracy, rapidity, severity and<br /> doctors’ intention to use GERDQ in the future was sent to doctors working in the two above-mentioned<br /> departments in Hanoi, Hochiminh and Cantho. Each doctor firstly used the GERDQ questionaire to evaluate 5 to<br /> <br /> <br /> Bộ môn Nội, Đại học Y Dược TP. HCM,  Bộ phận Y khoa, Astra Zeneca Việt Nam<br /> <br /> Tác giả liên lạc: TS BS Quách Trọng Đức<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa I<br /> <br /> ĐT: 091.8080225,<br /> <br /> email: drquachtd@ump.edu.vn<br /> <br /> 23<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> 10 patients who had diagnosed with GERD based on their current diagnostic practice and then answered the<br /> questionaire.<br /> Results: There were 79 doctors (46 gastroenterologists, 33 internists) in this survey. Upper gastrointestinal<br /> endoscopy and typical reflux symptoms are the two main methods which were used for GERD diagnosis. Only<br /> 30.4% gastroenterologists and 21.2% internists used reflux symptoms alone for GERD diagnosis. 50.1%<br /> (219/437) patients with GERD who were evaluated with GERDQ in our survey were required endoscopy. More<br /> than 90% of doctors agreed that GERDQ could help to diagnose GERD accurately, quickly, to assess the severity<br /> of GERD and intend to use it in the future. There were no significant differences in the comments between<br /> gastroenterologists and internists.<br /> Conclusions: Upper gastrointestinal endoscopy was requested very often in the work-up for GERD<br /> diagnosis. There was an emerging need for GERDQ use among gastroenterologists and internists. A local study<br /> is required in order to validate the role of GERDQ in clinical practice.<br /> Keywords: GERDQ, GERD<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản<br /> (BTNDD-TQ) có tần suất ngày càng tăng ở các<br /> nước Châu Á. Tại Việt Nam, BTNDD-TQ ngày<br /> càng được nhận biết nhiều hơn, thực sự là một<br /> bệnh phổ biến cần được sự quan tâm chẩn đoán<br /> và quản lý đúng mức. Nghiên cứu của chúng tôi<br /> tại bệnh viện ĐHYD TP. Hồ Chí Minh năm 2005<br /> trên hơn 3,000 trường hợp liên tiếp được nội soi<br /> tiêu hóa trên cho thấy tỉ lệ viêm trào ngược dạ<br /> dày – thực quản (VTNDD-TQ) là 15,4%, cao hơn<br /> so với tỉ lệ loét dạ dày – tá tràng ở cùng thời<br /> điểm; trên 95% trường hợp VTNDD-TQ trên nội<br /> soi là ở mức độ nhẹ (độ A hoặc B theo phân loại<br /> Los – Angeles) và không kèm các biến chứng<br /> nghiêm trọng(5). Điều này cho thấy việc xử trí<br /> bệnh lý này nên được triển khai an toàn ở các cơ<br /> sở chăm sóc sức khỏe ban đầu. Bộ câu hỏi<br /> GERDQ hiện nay đang được đề cao ở các nước<br /> phương Tây với vai trò là một công cụ chẩn<br /> đoán BTNDD-TQ đơn giản nhưng tương đối<br /> chính xác, phù hợp trong chẩn đoán và quản lý<br /> bệnh ở các tuyến y tế cơ sở. Tuy nhiên, bảng câu<br /> hỏi này hiện vẫn còn mới mẻ và chưa được ứng<br /> dụng rộng rãi trên thực tế lâm sàng tại Việt<br /> Nam. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm: (1)<br /> khảo sát các phương pháp chẩn đoán BTNDDTQ hiện đang được sử dụng tại một số thành<br /> phố lớn ở Việt Nam, và (2) khảo sát ý kiến các<br /> bác sĩ làm việc ở hai chuyên ngành nội tổng<br /> <br /> 24<br /> <br /> quát và tiêu hóa về giá trị và khả năng ứng dụng<br /> GERDQ trong chẩn đoán BTNDD-TQ.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Thiết kế nghiên cứu & các bước tiến hành<br /> Đây là nghiên cứu cắt ngang. Một mẫu<br /> thăm dò ý kiến thống nhất được gởi đến các bác<br /> sĩ thuộc hai chuyên ngành tiêu hóa và nội tổng<br /> quát tại các bệnh viện công lập và bệnh viện tư<br /> tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh<br /> và Cần Thơ. Mẫu thăm dò ý kiến này được đính<br /> kèm với 5 – 10 bệnh án chẩn đoán GERD. Trình<br /> tự các bước tiến hành nghiên cứu như sau:<br /> Bước 1: Mỗi bác sĩ tham gia nghiên cứu sẽ<br /> thực hiện việc đánh giá thang điểm GERDQ trên<br /> các bệnh nhân đã được chẩn đoán BTNDD-TQ<br /> theo các phương pháp chẩn đoán hiện hành.<br /> Mỗi bác sĩ sẽ đánh giá GERDQ cho 5 – 10 trường<br /> hợp. Bộ câu hỏi GERDQ được Việt hóa và sử<br /> dụng trong điều tra này do công ty AstraZeneca cung cấp (bảng 1). Bảng Việt hóa này đã<br /> được xác định là đảm bảo được ý nghĩa của bản<br /> GERDQ gốc bằng tiếng Anh khi kiểm tra bằng<br /> phương pháp dịch ngược.<br /> Bước 2: Mỗi bác sĩ tham gia nghiên cứu sẽ<br /> điền vào phiếu thăm dò ý kiến bác sĩ. Nội dung<br /> của mẫu phiếu thăm dò này bao gồm: thông tin<br /> về chuyên khoa hiện đang công tác và 4 câu hỏi<br /> thăm dò về về giá trị của GERDQ về khả năng:<br /> giúp chẩn đoán BTNDD-TQ chính xác, giúp<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa I<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> chẩn đoán bệnh nhanh hơn, giúp đánh giá mức<br /> độ nặng BTNDD-TQ và ý định của bác sĩ về việc<br /> sử dụng GERDQ trong thời gian tới. Mỗi câu<br /> hỏi nêu trên gồm có 4 cấp độ: hoàn toàn đồng ý,<br /> đồng ý, hơi đồng ý và không đồng ý.<br /> <br /> Quản lý và phân tích số liệu<br /> Sử dụng phần mềm SPSS 15.0 để quản lý số<br /> liệu và phân tích thống kê. Sử dụng thống kê<br /> mô tả để tính tần suất, trung tình và tỉ lệ. Phép<br /> kiểm 2 và Fisher exact để kiểm định sự khác<br /> biệt về phương pháp chẩn đoán BTNDD-TQ<br /> hiện đang được sử dụng, và ý kiến về bảng<br /> GERDQ giữa các bác sĩ thuộc hai chuyên ngành<br /> tiêu hóa và nội tổng quát.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian<br /> từ tháng 11/2010 đến tháng 04/2011. Có 79 bác sĩ<br /> tại 31 bệnh viện công lập và bệnh viện tư tham<br /> gia vào nghiên cứu, trong đó có 58,2% (46/79)<br /> bác sĩ làm việc tại các khoa / phòng khám tiêu<br /> hóa và 41,8% (33/79) làm việc tại các khoa /<br /> phòng khám nội tổng quát. Có 437 bệnh nhân<br /> được hoàn thành phiếu đánh giá thang điểm<br /> GERDQ. Số bệnh nhân nam chiếm tỉ lệ 42,5%<br /> (186/437) và nữ chiếm 57,5% (251/437). Tuổi<br /> trung bình của bệnh nhân là 43,4 ± 14,9. Có 26%<br /> (114/437) bệnh nhân được chẩn đoán BTNDDTQ trước khi được khảo sát trong nghiên cứu<br /> này. Phương pháp được sử dụng để chẩn đoán<br /> BTNDD-TQ ở các bệnh nhân trong khảo sát này<br /> được trình bày ở bảng 2.<br /> <br /> Bảng 1. Bộ câu hỏi GERDQ trong chẩn đoán BNTDD-TQ<br /> Số ngày có triệu chứng / tuần qua<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2–3<br /> <br /> 4–7<br /> <br /> Điểm GERDQ<br /> Ống / bà có thường cảm thấy nóng rát vùng giữa ngực sau xương ức hay<br /> không? (ợ nóng)<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> Ông / bà có thường bị ợ nước chua hoặc thức ăn từ dạ dày lên cổ họng hoặc<br /> miệng hay không? (ợ trớ)<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> Ông / bà có thường bị đau ở vùng giữa bụng trên hay không?<br /> <br /> 3<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0<br /> <br /> Ông / bà có thường bị buồn nôn hay không?<br /> <br /> 3<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0<br /> <br /> Ông / bà có thường bị khó ngủ về đêm vì cảm giác nóng rát sau xương ức và /<br /> hoặc ợ trớ hay không?<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> Ông / bà có thường phải uống thêm thuốc khác ngoài thuốc bác sĩ đã kê toa để<br /> trị chứng ợ nóng và / hoặc ợ hay không?<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> Bảng 2. Phương pháp được sử dụng để chẩn đoán BTNDD-TQ<br /> PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN<br /> BTNDD-TQ<br /> <br /> LẦN KHÁM TRƯỚC<br /> (BN có tiền căn đã được chẩn đoán<br /> BTNDD-TQ) n = 114<br /> <br /> LẦN KHÁM<br /> HIỆN TẠI<br /> (n = 437)<br /> <br /> Tiền sử bị BTNDD-TQ<br /> Triệu chứng trào ngược điển hình hoặc điều trị thử<br /> Nội soi tiêu hóa trên<br /> <br /> 76,3% (86/114)<br /> 65,8 % (75/114)<br /> <br /> 15,1 % (66/437)<br /> 89 % (389/437)<br /> 50,1 % (219 / 437)<br /> <br /> Nhận xét: Có hơn 50% bệnh nhân được<br /> khảo sát trong nghiên cứu này được nội soi<br /> tiêu hóa trên.<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa I<br /> <br /> Phương pháp chẩn đoán BTNDD-TQ hiện<br /> hành vẫn là nội soi tiêu hóa trên và dựa trên<br /> triệu chứng (TC) hoặc điều trị thử (ĐT thử). Biểu<br /> đồ 1 cho thấy tỉ lệ sử dụng các phương pháp<br /> chẩn đoán bệnh theo chuyên khoa lâm sàng.<br /> <br /> 25<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Nhận xét: Tỉ lệ đồng ý và hoàn toàn đồng ý<br /> tính chung đạt trên 90% và không có sự khác<br /> biệt giữa hai nhóm bác sĩ làm việc trong lĩnh vực<br /> tiêu hóa và nội tổng quát (Kiểm Fisher, p = 1)<br /> Bảng 5. Khảo sát ý kiến “GERDQ hữu ích để đánh<br /> giá mức độ nặng của BTNDD-TQ”<br /> Ý KIẾN<br /> <br /> Biểu đồ 1. Phương pháp chẩn đoán BTNDD-TQ<br /> theo chuyên khoa<br /> Nhận xét: Phần lớn các bác sĩ chỉ định nội<br /> soi tiêu hóa trên ở các trường hợp nghi ngờ<br /> BTNDD-TQ. Tỉ lệ này cao hơn ở nhóm bác sĩ<br /> công tác trong chuyên ngành nội tổng quát<br /> nhưng sự khác biệt giữa hai chuyên khoa không<br /> có ý nghĩa thống kê (Kiểm 2, p = 0,36).<br /> Có 95,2% (416/437) bệnh nhân được hoàn<br /> thành bảng đánh giá triệu chứng theo bộ câu hỏi<br /> GERDQ. 28,1% (117/416) có điểm ảnh hưởng<br /> GERDQ ở mức độ nặng. Phân bố tổng điểm<br /> GERDQ được trình bày theo bảng 2.<br /> Bảng 3. Phân bố tổng điểm GERDQ của bệnh nhân<br /> trong nghiên cứu<br /> ĐIỂM GERDQ<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> % TÍCH<br /> LŨY<br /> <br /> 0–2<br /> 3–7<br /> 8 – 10<br /> 11 – 18<br /> <br /> 5<br /> 97<br /> 197<br /> 117<br /> <br /> 1,2%<br /> 23,3%<br /> 47,4%<br /> 28,1%<br /> <br /> 1,2%<br /> 24,5%<br /> 71,9%<br /> 100%<br /> <br /> TỔNG CỘNG<br /> <br /> 416<br /> <br /> 100%<br /> <br /> Nhận xét: 75,5% trường hợp bệnh nhân<br /> được chẩn đoán BTNDD-TQ theo phương pháp<br /> thực hành hiện tại có điểm GERDQ ≥ 8.<br /> Bảng 4. Khảo sát ý kiến “GERDQ giúp tăng độ<br /> chính xác trong chẩn đoán BTNDD-TQ”<br /> Ý kiến<br /> <br /> tính chung tiêu hóa Nội tổng quát<br /> (n, %)<br /> (n, %)<br /> (n, %)<br /> Hoàn toàn đồng ý 28 (35,5%) 15 (33%)<br /> 13 (39,5%)<br /> Đồng ý<br /> 44 (55,7%) 27 (59%)<br /> 17 (51,5%)<br /> Hơi đồng ý<br /> 04 (5%)<br /> 2 (4%)<br /> 2 (6%)<br /> Không đồng ý<br /> 03 (3,8%)<br /> 2 (4%)<br /> 1 (3%)<br /> Tổng cộng<br /> 79 (100%) 46 (100%) 33 (100%)<br /> <br /> 26<br /> <br /> TÍNH CHUNG<br /> (n, %)<br /> 35 (44,3%)<br /> <br /> Hoàn toàn<br /> đồng ý<br /> Đồng ý<br /> 38 (48,1%)<br /> Hơi đồng ý<br /> 5 (6,3%)<br /> Không đồng ý 1 (1,3%)<br /> Tổng cộng<br /> 79 (100%)<br /> <br /> TIÊU HÓA<br /> (n, %)<br /> 18 (39 %)<br /> <br /> NỘI TỔNG<br /> QUÁT (n, %)<br /> <br /> 26 (57 %)<br /> 2 (4 %)<br /> 0<br /> 46 (100%)<br /> <br /> 12 (36,5%)<br /> 3 (9%)<br /> 1 (3%)<br /> 33 (100%)<br /> <br /> 17 (51,5%)<br /> <br /> Nhận xét: Tỉ lệ đồng ý và hoàn toàn đồng ý<br /> tính chung đạt trên 90% và không có sự khác<br /> biệt giữa hai nhóm bác sĩ làm việc trong lĩnh vực<br /> tiêu hóa và nội tổng quát (Kiểm Fisher, p = 0,23)<br /> Bảng 6. Khảo sát ý kiến “GERDQ giúp chẩn đoán<br /> BTNDD-TQ nhanh hơn”<br /> Ý KIẾN<br /> Hoàn toàn<br /> đồng ý<br /> Đồng ý<br /> Hơi đồng ý<br /> Không đồng ý<br /> Tổng cộng<br /> <br /> TÍNH CHUNG TIÊU HÓA NỘI TỔNG<br /> QUÁT (n, %)<br /> (n, %)<br /> (n, %)<br /> 35 (44,3%)<br /> 19 (41,3%) 16 (48,5%)<br /> 37 (46,9%)<br /> 5 (6,3%)<br /> 2 (2,5%)<br /> 79 (100%)<br /> <br /> 23 (50%)<br /> 3 (6,5%)<br /> 1 (2,2%)<br /> 46 (100%)<br /> <br /> 14 (42,5%)<br /> 2 (6%)<br /> 1 (3%)<br /> 33 (100%)<br /> <br /> Nhận xét: Tỉ lệ đồng ý và hoàn toàn đồng ý<br /> tính chung đạt trên 90% và không có sự khác<br /> biệt giữa hai nhóm bác sĩ làm việc trong lĩnh vực<br /> tiêu hóa và nội tổng quát (Kiểm Fisher, p = 1).<br /> Bảng 7. Khảo sát ý định sử dụng GERDQ trong thời<br /> gian tới<br /> Ý KIẾN<br /> Hoàn toàn<br /> đồng ý<br /> Đồng ý<br /> Hơi đồng ý<br /> Không đồng ý<br /> Tổng cộng<br /> <br /> TÍNH CHUNG TIÊU HÓA NỘI TỔNG<br /> (n, %)<br /> QUÁT (n, %)<br /> (n, %)<br /> 27 (34,2%)<br /> 13 (28,3%) 14 (42,5%)<br /> 46 (58,3%)<br /> 4 (5%)<br /> 2 (2,5%)<br /> 79 (100%)<br /> <br /> 29 (63%)<br /> 3 (6,5%)<br /> 1 (2,2%)<br /> 46 (100%)<br /> <br /> 17 (51,5%)<br /> 1 (3%)<br /> 1 (3%)<br /> 33 (100%)<br /> <br /> Nhận xét: Tỉ lệ đồng ý và hoàn toàn đồng ý<br /> tính chung đạt trên 90% và không có sự khác<br /> biệt giữa hai nhóm bác sĩ làm việc trong lĩnh vực<br /> tiêu hóa và nội tổng quát (Kiểm Fisher, p = 1).<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa I<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> BÀN LUẬN<br /> Cho đến này vẫn chưa có tiêu chuẩn vàng<br /> để chẩn đoán BTNDD-TQ (kể cả khi đo pH thực<br /> quản 24 giờ)(2). Tuy nhiên, các đồng thuận trên<br /> thế giới cho phép xác định chẩn đoán BTNDDTQ dựa trên triệu chứng trào ngược điển hình (ợ<br /> nóng và ợ trớ).(1,7) Phương pháp nội soi tiêu hóa<br /> trên tuy có độ chuyên biệt cao nhưng độ nhạy<br /> chỉ đạt 30 – 40% do đó có thể bỏ sót chẩn đoán<br /> nếu chỉ đơn thuần dựa trên kết quả nội soi.<br /> Trong 60 – 70% các trường hợp còn lại, bệnh<br /> nhân vẫn có thể bị BNTDD-TQ ở thể bệnh<br /> không kèm tổn thương viêm trên nội soi (Non<br /> Erosive Reflux Disease – NERD).<br /> Một điều tra về các phương pháp được sử<br /> dụng để chẩn đoán BTNDD-TQ ở 6 nước thuộc<br /> khu vực Đông Á (gồm Nhật, Hàn Quốc, Trung<br /> Quốc, Philippines, Indonesia và Thái Lan) vào<br /> năm 2009 cho thấy phương pháp chẩn đoán phổ<br /> biến biến nhất vẫn là dựa trên triệu chứng lâm<br /> sàng (60%) và kế đến là nội soi dạ dày (30%). Tỉ<br /> lệ bác sĩ yêu cầu nội soi tiêu hóa trên khi chẩn<br /> đoán BTNDD-TQ ở Nhật và Hàn Quốc là các<br /> quốc gia có tỉ lệ ung thư dạ dày thuộc hàng cao<br /> nhất thế giới, cao hơn rõ rệt so với các nước còn<br /> lại nhưng cũng chỉ vào khoảng 50%(3).<br /> Thực tế kết quả của nghiên cứu này cho thấy<br /> nội soi tiêu hóa trên được sử dụng khá nhiều<br /> trong chẩn đoán BTNDD-TQ ở nước ta: hơn<br /> 50% trên tổng số 437 bệnh nhân được khảo sát<br /> trong nghiên cứu này được nội soi. Khi khảo sát<br /> riêng ý kiến của các bác sĩ theo chuyên ngành<br /> làm việc về các phương pháp dùng để chẩn<br /> đoán BTNDD-TQ trong thực hành lâm sàng, chỉ<br /> có 30,4% bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và 21,2%<br /> các bác sĩ nội tổng quát sử dụng đơn thuần triệu<br /> chứng lâm sàng hoặc phương pháp điều trị thử<br /> để chẩn đoán BNTDD-TQ. Tỉ lệ này hơi cao hơn<br /> ở chuyên khoa tiêu hóa nhưng sự khác biệt cũng<br /> không có ý nghĩa thống kê (p = 0,36). Kết quả<br /> của điều tra này cho thấy có thể có hai vấn đề có<br /> thể gây ra khó khăn cho việc chẩn đoán<br /> BTNDD-TQ ở nước ta là: (1) tỉ lệ bệnh nhân<br /> BTNDDTQ có triệu chứng trào ngược điển hình<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa I<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ở nước ta không đủ cao để nhận diện bệnh trên<br /> lâm sàng và / hoặc (2) thầy thuốc quá lo ngại về<br /> nguy cơ ung thư dạ dày và các bệnh lý thực thể<br /> đường tiêu hóa trên phối hợp với BTNDD-TQ<br /> nên cần đề nghị nội soi để loại trừ.<br /> Liên quan đến vấn đề thứ nhất đã nêu ở<br /> trên, nghiên cứu của chúng tôi trước đây trên<br /> 510 bệnh nhân VTNDD-TQ cho thấy than phiền<br /> chính của bệnh nhân là đau thượng vị và đầy<br /> hơi; các triệu chứng trào ngược điển hình (ợ<br /> nóng hoặc ợ trớ) chỉ chiếm khoảng 20% nếu để<br /> bệnh nhân tự khai.(5) Tuy nhiên khi bệnh nhân<br /> được được hỏi kỹ và mô tả chi tiết để hiểu rõ<br /> đặc điểm của triệu chứng trào ngược điển hình,<br /> tỉ lệ phát hiện triệu chứng ợ nóng / ợ trớ gây khó<br /> chịu tăng lên đến trên 60%. Kết quả của nghiên<br /> cứu này cho thấy rằng bệnh nhân Việt Nam có<br /> vẻ như dung nhận khá tốt với triệu chứng trào<br /> ngược điển hình, tuy nhiên độ nhạy của lâm<br /> sàng trong phát hiện BTNDD-TQ vẫn có thể cải<br /> thiện đáng kể nếu ta đầu tư thời gian cho việc<br /> khai thác bệnh sử về các triệu chứng trào ngược.<br /> Do có độ nhạy thấp trong chẩn đoán<br /> BTNDD-TQ như đã nói trên, trên thế giới<br /> phương pháp chẩn đoán bằng nội soi được sử<br /> dụng chủ yếu là nhằm xác định tình trạng và<br /> mức độ viêm trào ngược cũng như các biến<br /> chứng loét, hẹp hoặc ung thư hóa của BTNDDTQ; đồng thời xác loại trừ các bệnh lý thực thể<br /> nghiêm trọng kèm theo như loét dạ dày tá tràng<br /> và ung thư dạ dày. Nghiên cứu tại Việt Nam<br /> cho thấy trên 510 bệnh nhân bị VTNDD-TQ liên<br /> tiếp thì có đến 95% trường hợp VTNDD-TQ ở<br /> bệnh nhân Việt Nam là ở mức độ nhẹ với rất<br /> hiếm trường hợp bị biến chứng: nghi ngờ thực<br /> quản Barrett’s trên nội soi (1,6%), loét thực quản<br /> (1,4%), không có trường hợp nào bị hẹp thực<br /> quản hoặc ung thư hóa. Cũng trong nghiên cứu<br /> này, có 17,8% VTNDD-TQ kèm loét dạ dày tá<br /> tràng và có 0,4% kèm ung thư dạ dày.(5) Kết quả<br /> này cũng tương đồng như các nghiên cứu tại các<br /> quốc gia châu Á khác.(6,8) Điều này cho thấy để<br /> chẩn đoán và quản lý tốt bệnh nhân BTNDDTQ, cần phải xác định được các yếu tố lâm sàng<br /> có thể tiên đoán nguy cơ VTNDD-TQ trên nội<br /> <br /> 27<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0