Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
KHẢO SÁT SỰ HIỂU BIẾT SỬ DỤNG CÁC LOẠI THUỐC XỊT MŨI<br />
Ở BỆNH NHÂN VIÊM MŨI XOANG MẠN<br />
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH<br />
Phạm Thị Xuân Thư*, Lâm Huyền Trân**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Viêm mũi xoang đang trở thành một bệnh lý chiếm tỉ lệ cao trong chuyên khoa Tai mũi họng. Điều trị nội<br />
khoa chiếm vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Để điều trị đạt hiệu quả đòi hỏi bệnh nhân cần có kiến<br />
thức hiểu biết về các thuốc xịt mũi đang dùng cũng như sử dụng đúng cách.<br />
Mục tiêu: Khảo sát sự hiểu biết sử dụng các loại thuốc xịt mũi trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tại<br />
Bệnh viện Đại học Y Dược.<br />
Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả.<br />
Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân viêm mũi xoang mạn đến khám tại khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đại<br />
học Y dược từ tháng 1/2012 đến tháng 7/2012. Mẫu thu thập được 200 bệnh nhân bằng cách phỏng vấn trực tiếp<br />
dựa trên bảng câu hỏi thu thập số liệu.<br />
Kết quả: Độ tuổi mắc bệnh là tuổi lao động. Hai loại thuốc xịt mũi được sử dụng nhiều nhất là thuốc kháng<br />
viêm steroid và nước muối xịt rửa mũi. Về hiểu biết tác dụng của thuốc: 43% bệnh nhân không có kiến thức về<br />
tác dụng của thuốc đang sử dụng. Nhóm ngành nghề lao động trí óc và nhóm trình độ học vấn cao có kiến thức<br />
hiểu biết cao hơn nhóm lao động chân tay, trình độ học vấn thấp. Về cách thức sử dụng thuốc, 70% bệnh nhân sử<br />
dụng thuốc theo toa bác sĩ, tuy nhiên có khoảng ½ số lượng bệnh nhân dùng thuốc thời gian kéo dài không theo<br />
chỉ định của bác sĩ. Hầu hết bệnh nhân không có kiến thức hiểu biết đúng về tác dụng phụ của thuốc.Về cách sử<br />
dụng thuốc của bệnh nhân, 75% bệnh nhân không sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi trước khi xịt thuốc và<br />
cũng không có ý thức về tầm quan trọng của việc này. Và hầu hết bệnh nhân đều có tư thế xịt thuốc và động tác<br />
cầm bình xịt sai. Về các nguồn thông tin tìm hiểu, nguồn thông tin hiểu biết của bệnh nhân chủ yếu là bác sĩ và<br />
đọc tờ hướng dẫn. Khoảng ½ số lượng bệnh nhân không được hướng dẫn cách xịt mũi đúng. Vướng mắc bệnh<br />
nhân gặp phải là tác dụng phụ của thuốc, sau đó là tác dụng và cách sử dụng đúng. Khoảng ½ số lượng bệnh<br />
nhân không có ý thức tìm hiểu những thông tin để giải quyết các vướng mắc của mình.<br />
Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức hiểu biết của bệnh nhân về thuốc xịt mũi còn thấp, ý<br />
thức về tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc đúng cách còn chưa cao. Chúng tôi mong rằng nghiên cứu có thể<br />
đem đến cho các bác sĩ lâm sàng và các nhà dịch tễ học cái nhìn tổng quát về tình hình sử dụng thuốc của bệnh<br />
nhân, từ đó có những phương pháp để việc sử dụng thuốc của bệnh nhân hiệu quả và an toàn hơn.<br />
Từ khóa: Viêm mũi xoang mạn, xịt mũi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ASSESSMENT OF CHRONIC SINUSITIS PATIENTS ‘KNOWLEDGE OF NASAL SPRAY TREATMENT<br />
AT THE UNIVERSITY MEDICAL CENTER IN HOCHIMINH CITY<br />
Pham Thi Xuan Thu, Lam Huyen Tran<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 66 - 71<br />
<br />
* Lớp Y2006 ĐHYD tpHCM,<br />
** Bộ môn Tai Mũi Họng Đại học Y Dược TP. HCM<br />
Tác giả liên lạc: SV Phạm Thị Xuân Thu<br />
ĐT: 0906490234<br />
Email: phamxuanhuyenlinh@yahoo.com<br />
<br />
66<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Rhinosinusitis is becoming a highly prevalent disease in otorhinolaryngology nowadays. Medical treatment<br />
plays an important role in the disease therapy; so patients suffer from the condition should have basic knowledge<br />
about the nasal spray treatment as well as proper usage to ensure effective therapy.<br />
Objective: A study was conducted to assess chronic sinusitis patients’ knowledge of nasal spray treatment at<br />
the University Medical Center in Ho Chi Minh city.<br />
Method: The study was designed as a cross-sectional investigation. Objects of the study are chronic sinusitis<br />
patients who were hospitalized at University Medical Center HCMC’s Department of Otorhinolaryngology from<br />
1/2012 to 7/2012. Samples of 200 patients were collected from direct questionnaire-based interviews.<br />
Results: The study found that the illness most commonly appears in the working-age group. In addition, the<br />
two most popular treatments among the patients are nasal steroid sprays and saline nasal sprays. Alarming fact<br />
from the study is that 43 percent of sampled patients didn’t know or understand the effects of the drugs they were<br />
using. Intellectual labor and highly-educated patients were more knowledgeable than manual labor and loweducated groups however. Regarding treatment recommendation, 70 percent of patients visited doctor to have<br />
prescription. However, about 50 percent of them took longer treatment than doctor’s direction. The study also<br />
found that most patients are not aware of drug side effects. Regarding proper drug usage, 75 percent of patients<br />
did not use normal saline before using their sprays and did not understand how important that was. Moreover,<br />
most patients took the spray and held the spray tube in the wrong way. According to the study, patients’<br />
knowledge of drug usage came mostly from doctor guidance and reading drug instruction enclosed in the package.<br />
Around 50 percent of patients were not shown how to hold the nasal spray properly. Last but not least, many<br />
patients ran into troubles of drug side effect, drug effect as well as proper drug usage. However, 50 percent of<br />
sampled patients did not have the desire to solve their problems through looking for information.<br />
Conclusion: From what the research shows, we can illustrate the general picture of patient knowledge of<br />
rhinosinusitis treatment. Most have limited knowledge of nasal spray treatment and lack awareness of the<br />
importance of using drugs properly. Through the study, we hope we could give clinicians and epidemiologists an<br />
overview of the current situation of nasal spray treatment usage among patients and ensure more effective ways to<br />
cure patients in the future.<br />
Key words: Chronic sinusitis, nasal spray<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Trong điều kiện sinh hoạt xã hội và môi<br />
trường hiện nay, tình hình bệnh lý viêm mũi<br />
xoang đang có xu hướng ngày càng tăng và trở<br />
thành một bệnh chiếm tỷ lệ cao trong chuyên<br />
khoa Tai Mũi Họng, gây tốn kém cho bản thân<br />
người bệnh và cho xã hội. Tại Mỹ, thống kê năm<br />
1997 cho thấy số người khám bệnh vì viêm mũi<br />
xoang chiếm tỉ lệ 15% số người tới khám, bao<br />
gồm cả viêm mũi xoang cấp và viêm mũi xoang<br />
mạn(6). Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu<br />
Khôi, tỉ lệ viêm mũi xoang chiếm 5% dân số(6,7).<br />
Việc điều trị nội khoa trong viêm mũi xoang góp<br />
phần rất quan trọng trong đó có việc sử dụng các<br />
loại thuốc xịt mũi. Các loại thuốc xịt mũi thường<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
được sử dụng hiện nay như: thuốc kháng sinh<br />
dạng xịt, thuốc co mạch, thuốc steroids và các<br />
dung dịch bơm rửa(7). Việc sử dụng các thuốc<br />
xịt mũi tại chỗ giúp phát huy tác dụng của<br />
thuốc và hạn chế được những tác dụng phụ<br />
toàn thân. Mỗi loại thuốc có những công dụng,<br />
chỉ định và chống chỉ định khác nhau, để sử<br />
dụng hiệu quả đòi hỏi bệnh nhân cần có kiến<br />
thức về tác dụng và cách sử dụng của thuốc<br />
đang dùng, cũng như hiểu rõ về những tác<br />
dụng phụ, tránh lạm dụng thuốc.<br />
<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Khảo sát sự hiểu biết sử dụng các loại thuốc<br />
xịt mũi trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tại<br />
Bệnh viện Đại học Y Dược.<br />
<br />
67<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
1. Khảo sát các đặc điểm của mẫu nghiên<br />
cứu.<br />
2. Khảo sát kiến thức hiểu biết của bệnh<br />
nhân viêm mũi xoang về thuốc xịt mũi.<br />
3. Khảo sát cách sử dụng thuốc xịt mũi của<br />
bệnh nhân viêm mũi xoang mạn.<br />
4. Khảo sát nguồn thông tin bệnh nhân tìm<br />
hiểu, những vướng mắc khó khăn trong quá<br />
trình sử dụng thuốc xịt mũi và cách giải quyết<br />
thắc mắc.<br />
<br />
Tổng quan<br />
Thuốc kháng sinh dạng xịt (8)<br />
Thành<br />
phần:<br />
Kháng<br />
sinh<br />
nhóm<br />
aminoglycosides, moxifloxacin, tobramycin.<br />
Tác dụng: Diệt khuẩn tại chỗ, chỉ định trong<br />
viêm mũi xoang do vi khuẩn, nấm hay viêm mũi<br />
xoang dị ứng bội nhiễm.<br />
Tác dụng phụ: Kháng thuốc, dị ứng thuốc,<br />
rối loạn tiêu hóa, suy gan, điếc …<br />
<br />
Thuốc co mạch<br />
Thành phần: Ephedrine, oxymetazoline,<br />
xylometazoline…<br />
Tác dụng: Giảm triệu chứng nghẹt mũi, khó<br />
thở khó chịu do tác dụng làm co thắt mạch máu,<br />
thông thoáng đường thở.<br />
Tác dụng phụ: Dị ứng, phù nề niêm mạc,<br />
đau rát, phù da phù mặt…<br />
Thận trọng: Khuyến cáo không nên sử dụng<br />
thuốc co mạch kéo dài quá 7 ngày vì có thể gây<br />
“hội chứng dội ngược” (rhinitis medicamentosa)<br />
làm niêm mạc mũi sung huyết trở lại và triệu<br />
chứng nặng nề hơn (8).<br />
<br />
Thuốc steroids<br />
Thành phần: Chứa corticosteroids như<br />
beclomethasone, diproprionate, fluticasone<br />
propionate, fluticasone furoate, budesonide…<br />
Tác dụng: Giảm các triệu chứng viêm, tắc<br />
nghẽn mũi, hắt hơi.<br />
<br />
68<br />
<br />
Tác dụng phụ: Nhiễm trùng nhiễm nấm,<br />
giảm sức đề kháng, loãng xương, béo phì, tăng<br />
huyết áp, đái tháo đường… (3,8)<br />
<br />
Dung dịch bơm rửa mũi<br />
Có nhiều loại dung dịch bơm rửa mũi như<br />
dung dịch nước muối NaCl sinh lý, dung dịch<br />
ưu trương, nước biển sâu Xisat…<br />
Tác dụng: Làm sạch các dịch niêm dính, rửa<br />
sạch các vùng mũi xoang, se niêm mạc, giúp cho<br />
việc hấp thu các thuốc điều trị tốt hơn.<br />
Các dung dịch bơm rửa mũi không có tác<br />
dụng phụ (1,8).<br />
<br />
Cách sử dụng thuốc xịt mũi<br />
Có 2 cách sử dụng:<br />
Cách 1: Cách sử dụng thuốc steroids dạng<br />
xịt. Ngồi hơi cúi đầu về phía trước. Dùng tay trái<br />
cho mũi phải. Ngược lại dùng tay phải cho mũi<br />
trái (2).<br />
Cách 2: cách sử dụng dung dịch bơm rửa<br />
mũi. Ngồi hơi cúi đầu về phía trước. Dùng tay<br />
trái cho mũi trái và tay phải cho mũi phải (4).<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh nhân viêm mũi xoang mạn đến khám<br />
và điều trị tại bệnh viện đại học Y dược.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
Công thức ước lượng tỉ lệ của dân số:<br />
N = Z21-α/2 P (1-P) / d2<br />
Z: Trị số phân phối chuẩn. α = 0.05 Z0.975 =<br />
1,96.<br />
α: xác suất sai lầm loại I.<br />
P: tỉ lệ theo y văn là 15%.<br />
d: độ chính xác, d = 0,05.<br />
N = 195<br />
Cỡ mẫu ít nhất là 195 trường hợp.<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán viêm mũi xoang<br />
mạn trên lâm sàng và cận lâm sàng<br />
Các triệu chứng cơ năng: nhức đầu, đau<br />
nhức vùng mặt, vùng trán, thái dương, sau<br />
gáy, chảy nước mũi sau, nghẹt mũi, giảm/mất<br />
khứu giác.<br />
Nội soi chẩn đoán: hình ảnh sung huyết phù<br />
nề, chất tiết nhầy đặc, chất tiết nhầy mủ, chất tiết<br />
toàn mủ.<br />
Hình ảnh CT-Scan: tắc nghẽn tại phức hợp lỗ<br />
thông mũi xoang, dày niêm mạc ở các xoang.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại ra<br />
Tuổi < 16.<br />
Bệnh nhân bị bệnh lý tâm thần hoặc sa sút<br />
trí tuệ.<br />
Bệnh nhân<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
không đồng ý tham gia<br />
<br />
Bệnh nhân không trả lời đầy đủ các thông tin<br />
trong bảng thu thập.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BẢN LUẬN<br />
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu<br />
Giới<br />
Nam chiếm 47,5%, nữ chiếm 52,5%. Tỉ lệ<br />
nam nữ xấp xỉ ngang nhau. So sánh với nghiên<br />
cứu của Lê Minh Tâm cũng cho kết quả phân bố<br />
giới tính đồng đều nhau nam: nữ = 1:1(1). Điều<br />
này phù hợp với phân bố tỉ lệ bệnh viêm mũi<br />
xoang không phân biệt theo giới tính.<br />
Tuổi<br />
Tuổi trung bình = 38,17 ± 13,08. Tuổi lớn nhất<br />
là 72 tuổi. Tuổi nhỏ nhất là 16 tuổi. Kết quả phù<br />
hợp với nghiên cứu của các tác giả Nguyễn<br />
Phạm Trung Nghĩa, Lê Minh Tâm và Nguyễn<br />
Hữu Khôi(6,5,1).<br />
Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 36 – 55 tuổi.<br />
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của<br />
tác giả Lê Minh Tâm, nhóm tuổi mắc bệnh nhiều<br />
nhất là 31 – 45 tuổi (1). Điều này cho thấy viêm<br />
mũi xoang chủ yếu xảy ra ở độ tuổi lao động, có<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
thể do tác động nhiều của môi trường lao động<br />
dẫn đến bệnh viêm xoang.<br />
Nghề nghiệp: 2 nhóm ngành nghề chiếm tỉ lệ<br />
cao nhất là nông dân (22%) và buôn bán (21%),<br />
kế đó là công nhân viên (14%) và công nhân<br />
(6%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của<br />
tác giả Lê Minh Tâm, bệnh xảy ra chủ yếu ở<br />
bệnh nhân tiếp xúc với bụi công nghiệp và nông<br />
nghiệp (53,3%), và ở bệnh nhân làm việc trong<br />
môi trường máy lạnh lâu dài(1).<br />
Trình độ học vấn: cấp 3 chiếm tỉ lệ cao nhất<br />
(34,5%), kế đó là đại học 28,5%.<br />
Hoàn cảnh kinh tế: hoàn cảnh kinh tế trung<br />
bình chiếm tỉ lệ cao nhất (76,5%), kế đến là khágiàu chiếm 19%.<br />
Triệu chứng lâm sàng: nhức đầu chiếm tỉ<br />
lệ cao nhất 75,5%, sau đó đến nghẹt mũi 71,5%<br />
và chảy mũi 67%. So sánh với kết quả nghiên<br />
cứu của các tác giả khác như Nguyễn Phạm<br />
Trung Nghĩa, Nguyễn Hữu Khôi, Lê Minh<br />
Tâm cho thấy nhức đầu, nghẹt mũi và chảy<br />
mũi là 3 triệu chứng chính bệnh nhân than<br />
phiền nhiều nhất, trong đó nhức đầu là triệu<br />
chứng thường gặp nhất(,1,56,).<br />
Thời gian bệnh: thời gian mắc bệnh kéo dài ><br />
2 năm, chiếm 73,5%. Kết quả này cũng phù hợp<br />
với tác giả Lê Minh Tâm có số bệnh nhân có thời<br />
gian mắc bệnh kéo dài > 2 năm chiếm đến 70%(1)<br />
<br />
Kiến thức hiểu biết về thuốc xịt mũi<br />
Bảng 1: Các thuốc xịt mũi đang sử dụng.<br />
Thuốc<br />
Ca (%)<br />
<br />
Kháng sinh<br />
4,5%<br />
<br />
Co mạch Kháng viêm<br />
10%<br />
62,5%<br />
<br />
NaCl<br />
66%<br />
<br />
Hai nhóm thuốc xịt mũi được sử dụng<br />
nhiều nhất là dung dịch bơm rửa mũi và thuốc<br />
steroids. Điều này phù hợp với tình hình sử<br />
dụng thuốc hiện nay. Thuốc kháng sinh ít<br />
được sử dụng do tỉ lệ kháng thuốc cao nên<br />
dùng đường toàn thân hiệu quả hơn. Thuốc co<br />
mạch ít dùng do thuốc có nhiều tác dụng phụ<br />
và dễ bị lạm dụng.<br />
<br />
69<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 2: Hiểu biết tác dụng của thuốc và các mối liên<br />
quan.<br />
<br />
83% bệnh nhân không biết tác dụng phụ của<br />
thuốc co mạch.<br />
<br />
Giảm<br />
Kháng<br />
triệu<br />
Không<br />
khuẩn<br />
chứng<br />
9%<br />
1,5%<br />
43%<br />
<br />
81% bệnh nhân không biết tác dụng phụ của<br />
thuốc kháng viêm steroid.<br />
<br />
Tác Thông Sạch Chống<br />
dụng mũi<br />
mũi<br />
viêm<br />
Ca (%) 17%<br />
<br />
31,5%<br />
<br />
9,5%<br />
<br />
43% bệnh nhân không biết tác dụng của<br />
thuốc đang sử dụng. Hai tác dụng được bệnh<br />
nhân ghi nhận chủ yếu là sạch mũi và thông mũi<br />
(31,5% và 17%). Có thể đây là tác dụng bệnh<br />
nhân cảm nhận rõ ràng nhất nên được các bệnh<br />
nhân ghi nhận nhiều nhất.<br />
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong mối<br />
liên quan giữa nghề nghiệp và hiểu biết tác dụng<br />
của thuốc p = 2,05. 10-5 (p < 0,05). Nhóm lao động<br />
trí óc có kiến thức hiểu biết cao hơn nhóm lao<br />
động chân tay.<br />
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trình<br />
độ học vấn và kiến thức hiểu biết tác dụng của<br />
thuốc p = 8,99. 10-8 (p < 0,05). Nhóm trình độ học<br />
vấn cao có kiến thức hiểu biết cao hơn nhóm<br />
trình độ học vấn thấp.<br />
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê trong<br />
liên quan giữa hoàn cảnh kinh tế và kiến thức<br />
hiểu biết về tác dụng của thuốc p = 0,547 (p ><br />
0,05).<br />
<br />
Cách thức sử dụng thuốc<br />
70% bệnh nhân dùng thuốc theo chỉ định bác<br />
sĩ. 30% còn lại tự mua thuốc ở ngoài về dùng.<br />
Bảng 3: Thời gian sử dụng thuốc.<br />
Thời gian dùng thuốc Bác sĩ Hết triệu chứng Liên tục<br />
Ca (%)<br />
50,5%<br />
41,5%<br />
8%<br />
<br />
Gần ½ bệnh nhân sử dụng thuốc thời gian<br />
quá chỉ định của bác sĩ. Điều này là không tốt do<br />
thuốc điều trị viêm mũi xoang thường là kháng<br />
sinh, kháng viêm steroid, thuốc co mạch, kháng<br />
anhistamine… những loại thuốc này sử dụng<br />
kéo dài sẽ để lại nhiều tác dụng phụ không tốt<br />
cho sức khoẻ của bệnh nhân(8)<br />
Hiểu biết về tác dụng phụ của các loại thuốc<br />
xịt mũi<br />
73% bệnh nhân không biết tác dụng phụ của<br />
thuốc kháng sinh.<br />
<br />
70<br />
<br />
Cách sử dụng thuốc xịt mũi<br />
Sử dụng dung dịch bơm rửa mũi: ¾ bệnh<br />
nhân không hiểu biết về tác dụng của dung dịch<br />
bơm rửa mũi, từ đó chứng tỏ nhận thức của<br />
bệnh nhân về vai trò của việc rửa mũi bằng nước<br />
muối sinh lí còn thấp.<br />
Bảng 4: Tư thế xịt thuốc.<br />
Tư thế<br />
<br />
Ngồi,sau<br />
<br />
Ca (%)<br />
<br />
45,5%<br />
<br />
Ngồi, Ngồi, Ngồi, Nằm, Đứng,<br />
bên thẳng cúi<br />
sau<br />
sau<br />
1% 22,5% 9,5% 13,5% 8%<br />
<br />
Tư thế ghi nhận nhiều nhất là ngồi, ngửa ra<br />
sau. 90,5% bệnh nhân có tư thế xịt thuốc sai.<br />
Bảng 5: Động tác cầm bình xịt.<br />
Động tác cầm Phải, 2<br />
bình xịt<br />
bên<br />
Ca (%)<br />
76%<br />
<br />
Trái, 2 2 tay, cùng 2 tay, trái<br />
bên<br />
bên<br />
bên<br />
7,5%<br />
8%<br />
8,5%<br />
<br />
Động tác ghi nhận nhiều nhất là tay phải, xịt<br />
2 bên (76%). 91,5% bệnh nhân cầm bình xịt sai.<br />
Tư thế xịt thuốc và động tác cầm bình xịt<br />
đúng sẽ giúp thuốc đi vào các xoang nhiều hơn<br />
và tốt hơn, giúp cho hiệu quả của thuốc xịt mũi<br />
cao hơn và hạn chế được tác dụng phụ tại chỗ<br />
của steroid. Tỉ lệ đúng còn thấp cho thấy việc sử<br />
dụng thuốc không hiệu quả. Có thể bệnh nhân<br />
chưa được hướng dẫn cách xịt đúng hoặc tuy đã<br />
được hướng dẫn nhưng chủ quan nên vẫn làm<br />
theo thói quen của mình.<br />
<br />
Nguồn thông tin, vướng mắc và cách giải quyết<br />
Nguồn thông tin của bệnh nhân<br />
Nguồn thông tin chiếm tỉ lệ cao nhất là từ<br />
bác sĩ (32,5%), kế tiếp là từ tờ hướng dẫn sử<br />
dụng thuốc (19,5%). Đáng lưu ý là có 22,5% bệnh<br />
nhân không có nguồn thông tin tìm hiểu nào.<br />
Về nguồn thông tin hướng dẫn cách xịt, hơn<br />
½ số lượng bệnh nhân khảo sát không được<br />
hướng dẫn cách xịt đúng mà tự xịt (53,5%). Chỉ<br />
có 34,5% số bệnh nhân được bác sĩ hướng dẫn<br />
cách xịt.<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />