intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khát vọng & Giới hạn - Đã đến lúc tư duy lại doanh nghiệp!

Chia sẻ: Thanh Vien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

104
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trời Sài Gòn đã bắt đầu se lạnh đủ để cảm nhận không khí chuyển mùa, đón chào một năm mới. Liếc qua các trang báo buổi sáng với nhiều thông tin đan xen lẫn lộn, nhưng tựu trung là sự lo lắng và hỗn độn của doanh nghiệp và nền kinh tế! Từ băn khoăn với chính sách lương thưởng thế nào trong bối cảnh khó khăn, lạm phát, đến không khí ảm đạm của đồng tiền châu Âu và bóng ma khủng hoảng kinh tế thế giới đang chập chờn. Tách café buổi sáng lôi tôi trở lại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khát vọng & Giới hạn - Đã đến lúc tư duy lại doanh nghiệp!

  1. Khát vọng & Giới hạn - Đã đến lúc tư duy lại doanh nghiệp! "Tác giả hy vọng bài viết này sẽ giúp lãnh đạo doanh nghiệp một số gợi ý tư duy lại sứ mệnh của doanh nghiệp từ một góc nhìn...". Trời Sài Gòn đã bắt đầu se lạnh đủ để cảm nhận không khí chuyển mùa, đón chào một năm mới. Liếc qua các trang báo buổi sáng với nhiều thông tin đan xen lẫn lộn, nhưng tựu trung là sự lo lắng và hỗn độn của doanh nghiệp và nền kinh tế! Từ băn khoăn với chính sách lương thưởng thế nào trong bối cảnh khó khăn, lạm phát, đến không khí ảm đạm của đồng tiền châu Âu và bóng ma khủng hoảng kinh tế thế giới đang chập chờn. Tách café buổi sáng lôi tôi trở lại với thực tế, chuẩn bị bài giảng về chủ đề tư duy và sứ mệnh doanh nghiệp cho lớp học dành cho lãnh đạo vào ngày mai. Mình sẽ nói với các học viên điều gì nhỉ?
  2. Khi mà các công ty đang vật lộn với chuyện có tồn tại nổi không trong năm 2012 này? Giúp họ tư duy thế nào để không chỉ vượt khó mà còn phát triển bền vững trong tiềm lực hạn chế của các doanh nghiệp Việt, mà hầu hết họ đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) nhưng tràn đầy nhiệt huyết! Những thông tin kinh tế ảm đạm không cho tôi một ý tưởng và cảm hứng nào để háo hức lên lớp, tôi đành điểm lại những câu chuyện của một vài chủ doanh nghiệp đầy tâm huyết và niềm tin mà tôi có dịp trò chuyện qua. Câu chuyện thứ nhất bắt đầu từ một buổi giảng về chủ đề quản trị chiến lược, chúng tôi bắt đầu bàn luận về sứ mệnh (mission) của doanh nghiệp từ khái niệm ý thuyết đến thực tế Việt Nam. Học viên là giám đốc một công ty xây dựng khá thành công có tuổi đời hơn 10 năm, anh thuộc thế hệ đầu của 7x, đã từng làm việc và tích lũy kinh nghiệm ớ các tập đoàn nước ngoài trước khi khởi nghiệp với nhiều hoài bão, tuy nhiên anh đã trầm ngâm khi được yêu cầu chia sẽ về sứ mệnh của doanh nghiệp! “Đơn giản bởi vì chưa bao giờ tôi nghĩ về nó, mặc dù công ty tôi đã, đang hoạt động mà chưa bao giờ tôi nghĩ và viết về sứ mệnh… nhưng
  3. nay tôi cảm thấy cần phải nghiêm túc để xác định lại sứ mệnh của cá nhân mình và doanh nghiệp mình” anh suy nghĩ và phát biểu. Chúng tôi bắt đầu thảo luận về ý nghĩa tồn tại của doanh nghiệp, tại sao doanh nghiệp của anh lại ra đời? phải chăng vì mục đích kiếm tiền? hơn 10 doanh nhân đủ lứa tuổi, đa văn hóa, đủ trình độ cùng trao đổi sôi nổi. Rất nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên mọi người dường như đông thuận với đúc kết của anh “hạnh phúc lớn nhất của tôi là đi ngang qua những công trình lớn mà công ty tôi đã góp phần xây dựng, tự hào một doanh nghiệp Việt vẫn có thể cùng các nhà thầu Quốc tế cùng hoàn thiện những công trình lớn cho xã hội”. Câu chuyện thứ hai đến từ một công ty phân phối hóa chất, công ty anh vừa kỷ niệm 20 năm thành lập với mức doanh số đã vượt chuẩn của mô hình “tổng công ty”. Xuất thân từ một cán bộ vật tư của doanh nghiệp nhà nước, anh có nhiều kinh nghiệm trong thương mại và cảm thấy kiến thức của mình có thể phát huy được nhiều hơn nếu được tự do vùng vẫy trong thương trường. Anh đã lập công ty riêng và điều hành dẫn dắt một
  4. công ty thương mại uy tín trên thị trường Việt Nam và quốc tế. Tôi hỏi anh công ty vẫn đang tốt tại sao cần thay đổi? anh trả lời “tôi mong muốn công ty cần chuyên nghiệp hóa hơn nữa, nâng tầm để có thể trở thành tập đoàn thương mại hàng đầu khu vực”. Cả hai câu chuyện đều có một điểm chung rằng họ xây dựng và phát triển doanh nghiệp từ những năng lực cốt lõi mà người sáng lập học hỏi và tích lũy được. Trong bối cảnh kinh tế đầy rẫy những cơ hội đầu tư như bất động sản, họ vẫn tập trung vào phát triển sản phẩm và dịch vụ cốt lõi của mình, có thể họ đã đánh mất một số cơ hội đầu tư? Nhưng họ vẫn trụ vững trong thời kinh tế khó khăn và vẫn tiềm kiếm giải pháp tối ưu, không phải để vượt khó mà để vươn xa hơn nữa. Lòng tham hay khát vọng? Ngược lại với hai câu chuyện trên là hiện tượng “tái cấu trúc doanh nghiệp” mà báo chí ngày nào cũng nêu, từ doanh nghiệp nhà nước đến
  5. tập đoàn tư nhân, họ đã đầu tư dàn trải đến mức không thể trả lời được câu hỏi sản phẩm và dịch vụ chính của công ty bạn là gì? Đành rằng đầu tư, đa dạng hóa là những hoạt động bình thường của chiến lược tăng trưởng, tuy nhiên tham vọng tăng trưởng và lòng tham lợi nhuận dường như khó phân biệt! Các chủ doanh nghiệp này đã quên mất sản phẩm cốt lõi từ ngày doanh nghiệp khai sinh, mà cùng theo đuổi động cơ kinh doanh: tham vọng lợi nhuận + nắm bắt cơ hội bên ngoài.Cơ hội bên ngoài có thể là chứng khoán, bất động sản, khoán sản, nguồn vốn vay dể dãi từ ngân hàng, quan hệ...nói tóm lại là những thứ mà doanh nghiệp không tạo ra và vì lý do gì đó có thể có được, nhưng không kiểm soát được. Tham vọng lợi nhuận chỉ quan tâm đến làm sao sinh lãi càng nhiều càng tốt, càng nhanh càng tốt…từ bất cứ nguồn thu gì và có sản phẩm cốt lõi hay không đã không còn quan trọng. Khát vọng tăng trưởng hay lòng tham lợi nhuận? Dường như ranh giới này đã không được các doanh nghiệp nhận rõ và vô hình chung đã trở thành một. Sự cộng hưởng của hai yếu tố này đã dẫn đến rất nhiều doanh nghiệp rơi vào cùng một cảnh ngộ giống nhau: đều ít nhiều có đầu tư chứng khoán,
  6. đầu tư bất động sản, nợ ngân hàng nhiều, sản phẩm cốt lõi không được đầu tư thậm chí còn tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh! Không ít doanh nghiệp đã nhanh chóng trở thành “tập đoàn” nhờ công thức này và dễ nhận thấy các “tâp đoàn” na ná giống nhau này cũng nhanh chóng rơi vào cái vòng lẩn quẩn của bất động sản, nợ ngân hàng và đầu tư tài chính hiện nay, và không ai bảo ai “tái cấu trúc” tình cờ trở thành chiến lược chung doanh nghiệp nào cũng nghĩ đến! Nguồn lực trong hay cơ hội ngoài Những câu chuyện đã cho tôi chất liệu cho buổi giảng. Tôi đã có cảm hứng lên lớp và bắt đầu buổi trao trao đổi với các lãnh đạo doanh nghiệp bằng những chia sẻ học thuật, lý thuyết quản trị dựa trên quan điểm về nguồn lực (Resource-based view, RBV). Theo Barney (1991) và nhiều nhà nghiên cứu khác, tiêu chí VRIN nói rằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có được nhờ doanh nghiệp sở hữu nguồn lực có giá trị (valuable), hiếm (rare), khó bắt chước (in-imitable) và không thể thay thế được (non-substitutable). Ứng dụng lý thuyết trên vào lý giải hiện
  7. tượng các doanh nghiệp đầu tư dàn trải và chiến lược giống nhau như trên, có thể dễ nhận thấy họ đều khai thác nguồn lực bên ngoài (nắm bắt cơ hội ngoài) trong chiến lược phát triển của mình. Các nguồn lực bên ngoài này (bất động sản, chứng khoán, quan hệ ngân hàng) rõ ràng không đáp ứng được tiêu chí VRIN, vì chúng đều có thể dễ bắt chước va không thuộc sở hữu riêng của một doanh nghiệp nào cả…do cùng sử dụng nguồn lực ngoài không thuộc sở hữu riêng, kết quả là đã hình thành các doanh nghiệp “na ná giống nhau” không có lợi thế cạnh tranh khác biệt. Một khi các nguồn lực ngoài không còn, chẳng hạn như sự xì bóng của thị trường BĐS và chứng khoán hiện nay, sự thắt chặt tín dụng của ngân hàng, thì sự phá sản của của các doanh nghiệp này có thể nhìn thấy trước. Điều này càng trở nên rõ nét trong bối cảnh kinh tế của thế giới phẳng hiện nay. Sự bất ổn của đồng tiền Châu Âu và bong ma khủng hoảng kinh tế thế giới đều tác động đến nhà đầu tư quốc tế, nó nhanh chóng ảnh hưởng đến nguồn tiền, đầu tư tại Việt Nam. Sự phát triển của Internet, các hiệp ước thương mại xuyên biên giới (WTO, TPP) sẽ càng
  8. làm giảm nhanh ưu thế địa phương của nguồn lực ngoài. Các nhà đầu tư quốc tế chắc chắn sẽ nhanh chóng nhảy vào nơi sinh lợi cao mà họ có thể thâm nhập, điều này có thể minh chứng qua các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán, tài chính và bất động sản tại Việt Nam trong thời gian qua. Phân tích cho thấy sự phát triển dựa vào nguồn lực bên trong (năng lực R&D, công nghệ, quản trị…) sẽ dễ kiểm soát và bền vững hơn. Sự bất ổn của môi trường ngoài chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chiến lược này, tuy nhiên có thể dễ nhận ra chiến lược phát triển dựa vào nguồn lực bên trong là cách thức tạo nên sự khác biệt và bền vững hơn cho doanh nghiệp. Những bí quyết kinh doanh, năng lực quản trị và nghiên cứu, có thể tạo nên những sản phẩm xuất sắc đóng góp cho xã hội và đặc biệt gắn liền với đam mê và động lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp từ những ngày đầu, và hiển nhiên là một lợi thế cạnh tranh ngay cả trong bối cảnh bất ổn hiện nay. Tư duy lại doanh nghiệp
  9. Triết lý theo đuổi sản phẩm xuất sắc của Steve Job ở Apple, Sony, Toyota, Google... là những ví dụ xuất sắc cho tư duy hình thành và phát triển doanh nghiệp dựa vào nguồn lực bên trong như đã phân tích trên. Ý nghĩa tồn tại của các doanh nghiệp này không chỉ gói gọn trong động cơ kiếm tiền mà là những sản phẩm xuất sắc đóng góp cho xã hội và phục vụ cuộc sống con người mà chỉ có họ mới có thể tạo ra. Họ luôn nghiên cứu cải tiến sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội sao cho tốt hơn mỗi ngày, nếu họ làm được thì hiển nhiên tiền rồi cũng sẽ đến. Như vậy doanh nghiệp cần tư duy lại sứ mệnh ra đời của công ty mình là gì trong thế giới phẳng hiện nay? Nắm bắt cơ hội và nguồn lực ngoài để kiếm tiền và chấp nhận sự phụ thuộc thời thế? hay xây dựng một tổ chức với năng lực lõi (VRIN) bên trong cho ra đời những sản phẩm xuất sắc cho mục tiêu phát triển bền vững? hay kết hợp cả hai? Một khảo sát nhanh được tôi thực hiện ngay tại lớp học! kết quả ngạc nhiên vì vẫn có nhiều ý kiến trái chiều! đơn giản như phát biểu của một chủ doanh nghiệp “thật sự là công ty tôi chưa có được một năng lực cốt lõi nào để
  10. cho ra đời sản phẩm xuất sắc, tuy nhiên chúng tôi vẫn phát triển dựa vào cơ hội thị trường, chắc có lẽ chúng tôi chưa đủ lớn để trả lời vấn đề này, tuy nhiên câu hỏi này chắc sẽ theo tôi suốt đời doanh nhân”. Còn rất nhiều câu hỏi phản biện nữa, chẳng hạn như “nhiều doanh nghiệp xem nhẹ sản phẩm cốt lõi và nắm bắt cơ hội ngoài nhưng vẫn thành công thì sao? Doanh nghiệp Việt vừ trẻ vừa yếu làm sa mà có được năng lực cốt lõi mạnh hơn công ty nước ngoài?”. Trong phạm vi của trang báo xuân, bài viết này không có ý định nghiên cứu và phân tích và kiến nghị một chiến lược mô hình quản trị cho doanh nghiệp Việt, mà chỉ chia sẻ về tư duy và sứ mệnh của doanh nghiệp Việt qua góc nhìn của mô hình quản trị dựa trên nguồn lực (RBV) và những tranh luận tại một lớp học về tư duy và sứ mệnh doanh nghiệp dành cho lãnh đạo. Chọn sự phát triển dựa trên nguồn lực ngoài thì cần nhận biết tính bất ổn và tính không thể sở hữu riêng của nó, chọn năng lực bên trong thì dễ khác biệt và bền vững tuy nhiên có thể không nhanh chóng giàu có, đôi khi đòi hỏi sự kiên nhẫn va kiên định! Tuy nhiên những thành công của Vinamilk, Viettel, FPT… là những ví dụ đầy thuyết
  11. phục. Chiến lược là một sự chọn lựa, bối cảnh, nguồn lực của mỗi doanh nghiệp mỗi khác, động cơ kinh doanh của chủ doanh nghiệp cũng khác và điều đó sẽ dẫn đến một chọn lựa. Không tồn tại lý thuyết, mô hình quản trị nào đúng cho mọi doanh nghiệp. Tác giả hy vọng bài viết này sẽ giúp lãnh đạo doanh nghiệp một số gợi ý tư duy lại sứ mệnh của doanh nghiệp từ một góc nhìn, có thêm niềm tin hơn để dẫn dắt công ty phát triển bền vững trong một năm mới tràn đầy thách thức.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2