intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi bé sơ sinh ngủ ít, ngủ chập chờn

Chia sẻ: Lovely Baby | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

108
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Bé nhà mình mới chưa đầy 2 tháng tuổi mà mình cảm giác như kiệt sức và stress quá. Bé ngủ hay uốn éo và giật mình. Mỗi lần bé giật mình thức dậy, ru bé là bé ngủ ngay nhưng chỉ khoảng 10 – 15 phút sau là mắt bé lại mở ‘thao láo’ (dù mẹ vẫn đang bế trên tay). Lại ru bé, bé lại ngủ nhưng cứ thế, cứ chốc lại tỉnh làm mình vô cùng mệt mỏi và lo lắng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi bé sơ sinh ngủ ít, ngủ chập chờn

  1. Giấc ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. (Ảnh minh họa). Khi bé sơ sinh ngủ ít, ngủ chập chờn - Bé nhà mình mới chưa đầy 2 tháng tuổi mà mình cảm giác như kiệt sức và stress quá. Bé ngủ hay uốn éo và giật mình. Mỗi lần bé giật mình thức dậy, ru bé là bé ngủ ngay nhưng chỉ khoảng 10 – 15 phút sau là mắt bé lại mở ‘thao láo’ (dù mẹ vẫn đang bế trên tay). Lại ru bé, bé lại ngủ nhưng cứ thế, cứ chốc lại tỉnh làm mình vô cùng mệt mỏi và lo lắng.
  2. Mình có nhờ bác sĩ ở viện khám và kê đơn cho bé, thì bác sĩ kê canxi và vitamin D nhưng bé vẫn ngủ chập chờn và hay dậy quấy. Giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh. Khi trẻ mất ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không đủ giấc… sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn, cân nặng và chiều cao phát triển chậm. Vì vậy, để bé ngon giấc, các bậc cha mẹ cần lưu ý: Bé thường hay quấy khóc khi ngủ ít, ngủ chập chờn. (Ảnh minh họa). 1. Đảm bảo bé được bú đủ khi ngủ Khi được bú đủ, giấc ngủ của bé sẽ sâu và không bị gián đoạn. Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, nên mỗi lần bạn chỉ nên cho bé bú 1 lượng nhất định và cứ sau vài giờ thì lại cho bé bú (đa số cữ bú của bé sơ sinh cách nhau 3 – 4 tiếng). Bé sẽ tự tỉnh giấc và đòi bú mẹ, sau khi đã no nê bé sẽ ngủ tiếp. Tuy nhiên,
  3. các bậc cha mẹ cần nhớ là không để trẻ sơ sinh ngủ liên tục lâu hơn 5 tiếng mà không dậy bú. 2. Bọc trong chăn mỏng Quấn bé trong một chiếc chăn mỏng khi ngủ, giúp bé có cảm giác an toàn và được che chở như khi còn nằm trong tử cung của mẹ. Cách này tuy đơn giản nhưng lại rất hiệu quả, khiến bé ngủ sâu hơn và không còn giật mình khi ngủ. 3. Cho bé giấc ngủ khô ráo Nếu bỉm của bé bị ướt, bé sẽ cảm thấy bứt rứt không yên và khó có thể ngon giấc. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý để đảm bảo cho bé có một chỗ nằm êm ái, gọn gàng, khô ráo. Ban ngày, bạn nên chơi với bé nhiều hơn. (Ảnh minh họa). 4. Chú ý giấc ngủ ngắn
  4. Để bé phân biệt được ngày và đêm nhanh hơn và để giấc ngủ đêm của bé kéo dài lâu và sâu hơn thì bạn cần giới hạn giấc ngủ ban ngày của bé, không quá 3 giờ đồng hồ cho một giấc ngủ ngày. 5. Cho bé chơi sau khi bú Ban ngày, bạn nên vui chơi với bé nhiều hơn. Bạn có thể cho bé nghe nhạc hoặc rung những chiếc lục lạc để khiến bé vui vẻ. Bé sẽ cảm nhận được rằng, ban ngày là khoảng thời gian để vui chơi. 6. Ru bé bằng âm nhạc Các bé rất thích nghe giọng nói của cha mẹ, nhất là khi những giọng điệu này lên - xuống theo lời một ca khúc. Bạn có thể chọn nhiều bài hát ru khác nhau để ngân nga cho bé nghe. Bé sẽ nhận biết được tín hiệu hát ru từ mẹ đồng nghĩa với việc phải đi ngủ. Hoặc, Bạn có thể cho bé nghe những bản nhạc dành cho bé sơ sinh. Bạn nhớ chọn thể loại nhạc êm dịu và vặn nhỏ âm thanh để tránh gây ồn ào cho bé.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2