intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng ngủ an toàn cho trẻ sơ sinh

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

332
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngủ là một nhu cầu thiết yếu, rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ được ngủ, đúng giờ giấc, tinh thần luôn thoải mái, phát triển tốt. Trung bình trẻ sơ sinh ngủ 16 giờ mỗi ngày. Do đó, trẻ sẽ có 2/3 thời gian của một ngày thuộc về phòng ngủ. Bởi thế, phòng ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với giấc ngủ, sự phát triển của trẻ sơ sinh. Khi chuẩn bị phòng ngủ cho bé, bạn nên chú ý những yêu cầu nào? Sự an toàn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng ngủ an toàn cho trẻ sơ sinh

  1. Phòng ngủ an toàn cho trẻ sơ sinh
  2. Ngủ là một nhu cầu thiết yếu, rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ được ngủ, đúng giờ giấc, tinh thần luôn thoải mái, phát triển tốt. Trung bình trẻ sơ sinh ngủ 16 giờ mỗi ngày. Do đó, trẻ sẽ có 2/3 thời gian của một ngày thuộc về phòng ngủ. Bởi thế, phòng ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với giấc ngủ, sự phát triển của trẻ sơ sinh. Khi chuẩn bị phòng ngủ cho bé, bạn nên chú ý những yêu cầu nào? Sự an toàn Khi còn nằm trong bụng mẹ, bé được bảo vệ an toàn nhưng khi chào đời, bé bắt đầu thở chung bầu không khí với bạn, phải chịu sự tác động của môi trường sống. Vì thế, phòng ngủ của bé phải an toàn, không độc hại và thân thiện với môi trường. - Căn phòng được sơn bằng sơn pha chì sẽ làm hại bé yêu nhà bạn, vì vậy, hãy chọn loại sơn ít mùi, không độc. Bạn nên trang trí căn phòng trước đó sao cho khi đón bé từ bệnh viện về nhà, bé không thể ngửi thấy mùi sơn nữa. - Sóng điện từ có thể làm rối loạn nhịp thở sâu trong giấc ngủ của trẻ. Do đó, bạn nên tránh các sóng điện từ trong phòng ngủ của bé bằng cách đặt
  3. các thiết bị điện cách xa ít nhất 1,8m so với đầu giường trẻ. Không để điện thoại trên giường của trẻ. Điều này dễ tạo ra các dao động sóng gây khó chịu trong tiềm thức. Trẻ rất dễ thức giấc vì dao động sóng kích thích hưng phấn khi đang ngủ. - Tã vải, quần áo và đồ chơi cũng phải lựa những loại không độc hại, giặt thảm lót sàn thường xuyên. - Vì trẻ còn rất nhỏ, bạn không nên bày quá nhiều đồ chơi, đặc biệt là những đồ đạc có cạnh sắc và nhọn, dễ gây nguy hiểm cho bé. Ánh sáng, màu sắc - Theo các chuyên gia về trẻ em thì nguyên nhân khiến trẻ thường hay thức vào đêm là căn phòng đó quá sáng. Vì vậy, bạn nên cài đặt hệ thống chiếu sáng trong phòng bé đủ dịu, đủ tiết kiệm năng lượng để giúp bé dễ ngủ. - Tránh ánh sáng trực tiếp chiếu thẳng vào giường khi bé ngủ. Bạn hãy chọn cách che bớt ánh sáng hợp lý cho căn phòng của bé. - Hãy sơn nhưng bức tường thấp màu dịu và thân thiện
  4. - Nếu bạn không có thời gian trang trí, sơn sửa lại căn phòng thì bạn có thể dùng báo hoặc giấy dán tường. Sự yên tĩnh - Hạn chế các tiếng động mạnh, tiếng cười nói, la hét, tiếng động cơ xe máy, không nên mở Ti-vi hay mở nhạc quá to. - Bé sẽ rất dễ bị giật mình vì những âm thanh ồn ào, bạn nên làm phòng cách âm để bé có thể được ngon giấc suốt đêm, như thế bố mẹ cũng đỡ vất vả hơn. Giường ngủ - Việc cho bé ngủ riêng giường ngay từ đầu sẽ tạo cho bé một thói quen ngủ ở không gian của riêng mình. - Nên chọn cho bé một chiếc giường cũi bằng gỗ nhưng là gỗ không chứa formaldehyde như các loại gỗ dán và ép thông thường. Bạn cũng nên chọn chiếc giường có chiều cao phù hợp với mình… - Giường ngủ nên đặt ở vị trí thoáng nhất trong phòng, đặt song song với bức tường chính, nhưng tránh thẳng cửa ra vào, đầu giường nên kê sát
  5. tường. Không kê giường sát tường kề phòng tắm- nơi vì như vậy không thoáng khí. Cũng không nên đặt giường của bé gần cửa sổ và lò sưởi vì hai vị trí này sẽ làm khô da bé. - Nhiều bà mẹ thường muốn trang trí cho giường ngủ của mình thật đáng yêu. Tuy nhiên, việc đặt vào giường bé những món đồ chơi, gối và chăn có thể sẽ là chướng ngại vật khiến cho hoạt động hô hấp của bé gặp khó khăn. - Trẻ rất dễ bị ốm nếu khí năng lượng (nguồn khí lưu thông bên dưới giường ngủ hay nôi) bị cản trở. Vì vậy, đừng cố tận dụng khoảng gầm giường để xếp đồ đạc và không nên để trẻ ngủ trên đệm trải trực tiếp xuống sàn nhà. - Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý đến chiếc giường nhỏ của bé. Đừng để bé ngủ trong một chiếc giường có cạnh sắc hay nhiều dây nhỏ rối rắm. Bé có thể bị chui đầu vào dây hay va đầu vào cạnh giường rất nguy hiểm. Không gian, đồ đạc trong phòng - Phòng ngủ của bé phải sạch sẽ, thoáng khí để bé dễ ngủ. Bạn xác định vị trí để giường cũi, đồ chơi, sao cho hợp lý nhất. Đối với phòng hẹp nên hạn chế đồ đạc
  6. - Thật đáng ngạc nhiên, khi một điều tra xã hội cho thấy rằng, nhiều bà mẹ bày trí phòng ngủ và đồ đạc cho bé sơ sinh không khoa học. Bạn cứ nghĩ rằng phòng càng nhiều đồ chơi, nhiều vật dụng thì càng làm trẻ ”vui mắt” và dễ ngủ. Thực ra, phòng ngủ quá bừa bộn đồ đạc sẽ hạn chế sự lưu thông không khí. Hãy cất đồ chơi gọn gàng vào một chỗ, tốt hơn cả là để ở một phòng riêng, nếu có thể. - Mua một chiếc tủ quần áo đắt tiền thực ra không cần thiết. Bạn có thể để quần áo của bé trong hộp, trên giá hoặc treo mắc nơi bạn dễ lấy. - Hãy để một cái ghế tiện dụng cho bạn ngồi để cho bé bú. Chiếc ghế này có thể di chuyển được khắp phòng. Chiếc ghế bành có tay đỡ và phần lưng thoải mái là gợi ý tốt cho bạn. - Chọn thảm lót sàn bền, và tự nhiên, ưu tiên những loại sàn tre, gỗ. Không khí, nhiệt độ trong phòng - Đối với trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh thì nhiệt độ phòng thích hợp là khoảng 28 độ C. Không nên để nhiệt độ phòng quá thấp vì có thể làm bé cảm lạnh dù được quấn khăn và đắp chăn đầy đủ.
  7. - Nếu thời tiết tốt và không khí xung quanh nhà bạn trong lành, yên tĩnh, bạn nên mở cửa sổ và cả cửa ra vào trong phòng ngủ của bé. Bé phải được giữ ấm, nhưng không nóng. Một bát nước nhỏ trong phòng giúp giữ độ ẩm tự nhiên. - Nếu mùa hè quá nóng nực, bạn có thể sử dụng điều hòa cho bé, tuy nhiên cần lưu ý để nhiệt độ trong phòng chênh lệch quá nhiều so với ngoài trời (nhiệt độ chênh lệch khoảng từ 7 đến 10). Không nên để quạt thốc trực tiếp vào người bé vì khi ngủ, thân nhiệt của bé sẽ giảm, dẫn tới sốt, viêm họng. - Dù là mùa đông, bạn cũng chú ý không đắp quá nhiều chăn hay bịt kín các loại cửa trong phòng bé. Nếu trời không có gió mạnh, bạn có thể mở cửa sổ. Còn không, nên mở cửa ra vào để phòng bé luôn thoáng khí. - Nhiều bà mẹ cho con nằm trong một căn phòng thật kín gió, không có một chút gió hay ánh sáng nào lọt vào. Như vậy thật sai lầm. Lý do đơn giản là khi thở trẻ sẽ thải ra nhiều khí Cacbornic (CO2). Khí thải không phân tán ra xung quanh được vì trong phòng quá kín, không khí không lưu thông được, khí thải sẽ tập trung nhiều quanh miệng và mũi của bé làm bé thiếu oxi (O2), hậu quả nghiêm trọng nhất là gây nên hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh. Một nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy nếu trẻ nằm trong phòng
  8. ngủ có sử dụng một chiếc quạt máy hoặc mở cửa sổ thì giảm được 27% nguy cơ đột tử khi ngủ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2