Khi lưng "giở chứng"
lượt xem 7
download
Đau lưng là biểu hiện thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp. Đau lưng có nhiều mức độ khác nhau, trong đó, 80% không rõ nguyên nhân. Còn lại là dấu hiệu của những bệnh lý từ nhẹ đến nặng. Người ta thấy rằng người béo phì thường đau lưng hơn người bình thường vì phần thắt lưng chịu sức nặng phía trên. Việt Nam là nước nông nghiệp, cơ giới hóa chưa cao. Việc truyền thông về bệnh lý cột sống và cách phòng tránh còn hạn chế, nên "không đau lưng không...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khi lưng "giở chứng"
- Khi lưng "giở chứng" Đau lưng là biểu hiện thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp. Đau lưng có nhiều mức độ khác nhau, trong đó, 80% không rõ nguyên nhân. Còn lại là dấu hiệu của những bệnh lý từ nhẹ đến nặng. Người ta thấy rằng người béo phì thường đau lưng hơn người bình thường vì phần thắt lưng chịu sức nặng phía trên.
- Việt Nam là nước nông nghiệp, cơ giới hóa chưa cao. Việc truyền thông về bệnh lý cột sống và cách phòng tránh còn hạn chế, nên "không đau lưng không phải người Việt Nam". Đau lưng không do thận Đau lưng có nhiều mức độ khác nhau, trong đó, 80% không rõ nguyên nhân Trẹo gân lưng: Do cử động bất thường của cột sống, các bắp thịt hoặc dây chằng bị căng quá độ. Nguyên nhân là khuân vác đồ nặng, vặn mình, khom lưng lâu hoặc đi, đứng, ngồi, nằm không đúng cách. Đồng thời, khi làm việc trong một tư thế cố định cột sống, khối cơ lưng và dây chằng ít hoạt động. Điều này dẫn đến ứ động chất trung gian hóa học trong cơ, mạch máu kém lưu thông nên cột sống không được nuôi dưỡng đầy đủ. Vận động hoặc làm việc trong tư thế cột sống sai lệch, các khớp cột sống và đĩa đệm trượt nhẹ cũng gây đau lưng cấp.
- Người bệnh có cảm giác đau nhức âm ỉ dọc cột sống. Khi cúi, ngửa, xoay người rất khó khăn, sờ nắn có cảm giác đau. Nằm nghỉ ngơi sau ba ngày, bệnh sẽ khỏi. Chườm nóng lạnh, xoa bóp hoặc kéo giãn trong 24 giờ đầu, tình trạng đau sẽ giảm. Tổn thương các đĩa sụn: Thường xảy ra ở người có tuổi. Bề mặt đĩa sụn bị mòn, biến dạng, trở nên gồ ghề. Mặt khớp xương sống dễ đụng chạm nhau, gây đau nhức, khó chịu. Đôi khi, chúng đè lên các sợi thần kinh, gây đau lan xuống mông, bắp đùi và tận bàn chân (thường gọi là đau thần kinh tọa). Bệnh xốp xương (loãng xương): Xảy ra ở thời kỳ mãn kinh, khi các nội tiết tố sụt giảm, làm mất một số chất tạo xương. Lúc này, xương trở nên xốp, đau và dễ gãy. Thoái hóa cột sống: Là nguyên nhân hay gặp nhất. Cơn đau tăng khi mệt, tiến triển từng đợt, dài hoặc ngắn. Bệnh thoát vị đĩa đệm: Thường xảy ra ở tuổi trung niên trở lên. Chất nhầy thoát qua điểm yếu của dây chằng, gây chèn ép rễ thần kinh bên cạnh. Bệnh nhân thường đau dọc thần kinh tọa. Phát hiện được nhờ chụp X-quang tủy sống. Thời tiết thay đổi đột ngột khiến các cơ, dây chằng, mạch máu và thần kinh vùng lưng co giãn quá mức. Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, đau lan tỏa hai bên
- sống lưng. Nếu được chườm nóng lạnh hoặc xoa bóp, cảm giác đau sẽ giảm dần và khỏi sau một ngày. Đau lưng còn do viêm xương khớp, gãy xương sống, gai đôi thắt lưng cùng, bệnh Pots (lao cột sống). Bên cạnh đó, nguyên nhân có thể do bệnh viêm cột sống, chấn thương do chơi thể thao, tai nạn, bệnh nghề nghiệp... Cuối cùng, làm đẹp cũng có thể gây ra tình trạng này. Đi giày, dép cao gót khiến trọng lực cơ thể dồn về phía trước, đốt sống lưng L4 và L5 dễ bị trượt ra trước, gây chèn ép mạch máu và thần kinh, đau lưng cấp. Nếu tổn thương nhẹ, kéo giãn cột sống có thể khỏi sau ba ngày. Đau lưng do thận Cơn bão thận: Xuất phát từ góc xương sườn cuối và cột sống (vùng thận), lan xuống hông, góc phải của bụng trước đến vùng kín. Nguyên nhân do vỏ bọc thận căng cứng đột ngột vì sạn bị nghẽn ở niệu quản. Bệnh nhân đau lăn lộn, nằm, đứng không yên. Nước tiểu có máu do sỏi cọ xát vào nhu mô thận. Viêm bể thận - thận cấp tính: Thường xảy ra ở phụ nữ có thai. Tử cung đè lên niệu quản, làm ứ đọng nước tiểu, gây nhiễm trùng thận, đau cùng triệu chứng nóng sốt, ớn lạnh, nôn mửa, đi tiểu buốt, nước tiểu đục...
- Đau lưng còn gặp trong áp-xe quanh thận, u thận, viêm tuyến tiền liệt, rối loạn kinh nguyệt, các bệnh về thần kinh như hội chứng yên ngựa, viêm màng nhện... Phải làm gì khi đau lưng Nằm nghỉ ngơi: Khi đứng, các cơ cạnh cột sống phải làm việc để chịu đựng sức nặng cơ thể và giữ vững tư thế. Do đó, bạn nên nằm nghỉ trên phản cứng có lót nệm mỏng, co hai chân lại. Gối lót dưới cột sống cổ phải mềm và thấp, đồng thời, lót chiếc gối nhỏ dưới lưng, chân để các cơ cạnh cột sống và dây chằng được nghỉ ngơi. Sau 30 phút, bạn nhẹ nhàng xoay người để thay đổi tư thế. Kéo giãn cột sống: Bằng áo treo cột sống hoặc đu treo trong 5 - 10 phút. Phương pháp này áo dụng trong 2 ngày. Xoa bóp: Dùng tay xoa, bóp, day, đấm, chặt nhẹ nhàng hai bên cột sống khoảng 30 phút. Chườm nóng: 1 - 2 ngày sau cơn đau đầu tiên, bạn dùng khăn tẩm nước nóng vừa phải đắp lên cột sống khoảng 30 phút để làm giãn cơ, dây chằng, mạch máu. Có thể dùng đèn hồng ngoại hoặc chiếu tia laser công suất thấp để giảm đau. Phương pháp này chỉ áp dụng trong 24 giờ đầu tiên. Chườm lạnh: Đắp túi nước đá vào vùng đau trong 24 giờ sau tổn thương. Biện pháp này có tác dụng co mạch, làm giảm đau tức thì, giúp hạn chế tình trạng
- viêm và đau. Thời gian đắp nước đá tổng cộng khoảng 10 phút, mỗi ngày có thể thực hiện 2 - 3 lần. Phương pháp chỉ áp dụng đau trong vòng 24 giờ. Có thể dùng tạm ngay thuốc giảm đau, chống viêm nhiễm nếu không có bệnh về dạ dày. Cần gặp bác sĩ nếu các phương pháp giảm đau như trên không có hiệu quả sau 1, 2 ngày và xuất hiện các triệu chứng khác kèm theo như: - Tê, đau lan xuống mông, chân. - Đau từng cơn dữ dội, chạy lan xuống bộ phận sinh dục. - Sốt, nôn mửa, đi tiểu gắt, nước tiểu đục và đi tiểu vặt liên tục. - Đau âm ỉ, kinh niên ở người có tuổi. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau: - Không dùng thuốc: Tập thể dục, vật lý trị liệu, massage, châm cứu, kích thích điện...
- - Dùng thuốc: Cho bệnh nhân uống thuốc giảm đau kết hợp kháng viêm... Nếu đau nhiều, có thể phải tiêm corticoid tại chỗ, dùng thuốc giãn cơ, sinh tố nhóm B. - Phẫu thuật: Đối với những trường hợp như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống chấn thương hoặc bướu phá hủy một phần hoặc nhiều đốt sống. Ngoài ra, phương pháp này còn áp dụng cho trường hợp viêm xương gây thoái hóa đốt sống. Cách chữa đau lưng hữu hiệu nhất vẫn là phối hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Đó là châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt cộng với thuốc giảm đau, bổ sung sụn. Cách này giúp giải thoát cơn đau nhanh chóng hơn. Phòng ngừa đau lưng Uống sữa đều đặn mỗi ngày giúp củng cố xương chắc hơn và tránh được bệnh đau lưng Khi ngồi: - Tư thế ngồi đúng là cột sống phải thẳng, đùi vuông góc với thân và cẳng chân. Hai vai cân bằng, đầu thẳng với cột sống. - Tránh ngồi chéo chân, lưng cong, cúi đầu về trước hay ngửa ra sau, nghiêng sang một bên.
- - Nếu ngồi lâu, nên thỉnh thoảng đứng dậy đi lại, thay đổi vị trí. - Nếu lái xe lâu trên đường dài, nên nghỉ sau khoảng hai giờ để cơ sống lưng được giãn. - Điều chỉnh ghế ngồi trong xe hơi cho phù hợp. Nên dựa đầu vào miếng đỡ cổ phía trên ghế để đảm bảo tầm nhìn tốt. - Không nên để ví quá dày vào túi quần sau. Vì khi ngồi, vật dụng này sẽ gây chèn ép dây thần kinh chạy qua mông. - Khi làm việc ở tư thế ngồi hoặc đứng, sau hai giờ, bạn nên đi lại, vươn vai tập thể dục để đầu óc thoải mái và cột sống chuyển động nhịp nhàng. Khi đứng: - Tư thế đứng đúng là cột sống phải thẳng và gối thẳng, hai vai song song với mặt đất. - Tránh những tư thế như gù, ưỡn cột sống hoặc vặn vẹo xương sống. Khi đi: - Phải giữ thẳng lưng, không cong hay đi chồm ra phía trước. Giữ cột sống cân bằng.
- - Hạn chế đi giày, guốc cao gót. Nên hạn chế đi giày, guốc cao gót. Nên mang loại đế thấp, vừa vặn, thoải mái. Khi ngủ: - Không nên nằm sấp. Cần thay đổi tư thế thường xuyên nhằm tránh tập trung quá mức vào một điểm nào đó của xương cột sống. - Nếu không thể thay đổi thói quen nằm sấp, nên dùng chiếc gối nhỏ lót ở vùng bụng dưới. - Nệm cao hoặc quá mềm sẽ làm cột sống bị cong, các cơ cạnh cột sống căng, làm tình trạng đau lưng xấu hơn. Khi khuân vác nặng: - Tránh khom lưng, nên ngồi xổm, lưng thẳng, hai đầu gối gặp lại. Dùng sức của đùi để đứng dậy và nâng đồ lên. Nếu đồ quá nặng, tốt nhất, bạn nên sử dụng những dụng cụ đặc biệt để hỗ trợ. - Xoay cơ mông khi nâng vật nặng qua khỏi đầu. Điều này giúp cơ thể thăng bằng, giảm nguy cơ chấn thương lưng. Luyện tập cơ bụng:
- - Khi cơ bụng yếu, cơ mông và bắp chân sau phải chịu một lực lớn để giữ cho xương cột sống cân bằng. Người ta nhận thấy rằng 75% cơn đau lưng dưới có thể ngăn ngừa bằng cách rèn luyện cơ vùng bụng. - Có chế độ tập luyện, ăn uống phù hợp để giảm cân nếu bạn bị béo phì. Uống sữa đều đặn: Thiếu vitamin D gây nguy cơ loãng xương 300% và 80% chứng đau lưng là do thiếu loại vitamin này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh cơ xương khớp Đau cứng khớp vai: di chứng nặng nề thường gặp Sau một
8 p | 285 | 44
-
BỆNH ÁN CƠN ĐAU QUẶN THẬN
5 p | 699 | 30
-
Triệu chứng cơ năng bệnh thận tiết niệu
5 p | 144 | 14
-
Người bệnh đái tháo đường chuẩn bị gì khi đi khám bệnh
7 p | 156 | 9
-
SÁCH KIM QUỸ - THIÊN THỨ CHÍN - MẠCH, CHỨNG VÀ PHÉP TRỊ BỆNH HUNG TÝ, TÂM THỐNG, ĐOẢN KHÍ
7 p | 82 | 8
-
Trà dược phòng chống viêm khớp mùa lạnh
3 p | 96 | 8
-
Lợi ích của móng giò
2 p | 96 | 6
-
Trị chứng khò khè cho trẻCon tôi hiện 5 tháng tuổi
3 p | 154 | 6
-
Giảm đau tự nhiên khi chuyển dạ
3 p | 98 | 4
-
Cách ngăn chặn chứng đau lưng trước khi xuất hiện
4 p | 85 | 4
-
Nhồi máu cơ tim
5 p | 69 | 4
-
Làm sao để trị được chứng đau lưng
2 p | 83 | 3
-
Quy tắc 20-20-20 cho mắt luôn khỏe khi dùng máy tính
5 p | 71 | 3
-
Diên niên, ích thọ từ móng giò
4 p | 62 | 3
-
MIGRAINE VÀ CÁC CHỨNG ĐAU ĐẦU KHÁC - 2
5 p | 66 | 3
-
Công việc "tàn phá" sức khỏe của bạn như thế nào? Phần 1
8 p | 62 | 3
-
Đau thắt lưng không nên nằm đệm mềm
3 p | 89 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn