intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi mẹ cưng con gái

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

75
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có vẻ câu nói cũ "thập nữ viết vô" (mười con gái cũng bằng không) bây giờ hơi bị "lỗi thời". Thời hiện đại, với nhiều bà mẹ, con gái lúc nhỏ là "công chúa", lớn lên là "bà hoàng", và tương lai luôn là "trứng mỏng... bằng vàng". Thế nên mẹ thành người phục vụ tự nguyện, vô điều kiện của con gái. Linh hai mươi tuổi, xinh tươi như hoa. Học hành cố mãi mới hết lớp 12, Linh ở nhà, không học nghề, cũng không làm gì ngoài việc chat, làm đẹp và chạy theo mốt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi mẹ cưng con gái

  1. Khi mẹ cưng con gái Có vẻ câu nói cũ "thập nữ viết vô" (mười con gái cũng bằng không) bây giờ hơi bị "lỗi thời". Thời hiện đại, với nhiều bà mẹ, con gái lúc nhỏ là "công chúa", lớn lên là "bà hoàng", và tương lai luôn là "trứng mỏng... bằng vàng". Thế nên mẹ thành người phục vụ tự nguyện, vô điều kiện của con gái. Linh hai mươi tuổi, xinh tươi như hoa. Học hành cố mãi mới hết lớp 12, Linh ở nhà, không học nghề, cũng không làm gì ngoài việc chat, làm đẹp và chạy theo mốt thời trang. Mục đích của cô là làm quen với một anh chàng Việt kiều khá giả (Việt kiều "bèo" thì "chấm than" chấm dứt ngay). Tất nhiên cô có "cách thử" của mình, từ "cẩm nang" của một hội những cô gái có mục đích giống như cô, và có
  2. họ hàng "ở bển". Cô thường xuyên nhận được quà cáp từ "bốn phương" gửi về. Dịp Noel năm ngoái, một chàng Việt kiều "độc thân chưa vợ" tuổi khoảng bốn mươi thuê một ông già Noel đem đến cho cô một con gấu bông to đùng bằng y người thật, cổ gấu đeo sợi dây chuyền lấp lánh khiến cả phố xuýt xoa mãi. Mẹ Linh ra sức phục vụ, chăm chút cho cô con gái cưng, bỏ mặc cậu con trai lêu lổng đến nỗi cậu sa vào nghiện hút phải gửi lên trung tâm cai nghiện. Sinh nhật con gái thì tổ chức linh đình, con trai thì "bày đặt" làm gì. Quần áo phấn son cho con gái - thì là lẽ đương nhiên phải thế. Con gái xin tiền - có ngay, vì con gái "ngoan", chỉ xin tiền để ăn quà, để mua quần áo đẹp, để dự sinh nhật bạn, đi ca nhạc, cà phê, chứ đâu có phải rượu bia thuốc lá "ba thứ lăng nhăng nó hại ta" như con trai. Trong thâm tâm, mẹ Linh hy vọng mai mốt con gái đi Mỹ, đi Úc sẽ đền đáp cho mình lúc tuổi già. Bà không tiếc công tiếc của. Linh không phải đụng tay vào việc nhà để da tay khỏi bị khô, bị chai... Trong lúc mẹ Linh bận rộn túi bụi với cửa hàng tạp hóa, cơm nước, dọn dẹp, thì Linh còn mải làm tóc, hấp dầu, đắp móng, đi spa, mát-xa chân, đắp mặt nạ... Bà
  3. mẹ thì lốc xốc lôi thôi như vịt bầu, còn cô con gái thì óng ả mượt mà như thiên nga. Còn Mỹ Phượng, có chút tài hát múa và cũng khá xinh xắn nên từ nhỏ Phượng đã là nàng công chúa được cưng chiều. Mẹ cho Phượng học đủ thứ, học đàn, học hát, học diễn kịch, tham gia lớp người mẫu nhí... Gia đình có "tài trợ" từ ông bà ngoại ở nước ngoài nên mẹ Phượng không phải làm gì kiếm sống, chỉ có mỗi một việc là đi theo con gái mọi lúc mọi nơi. Khi cô học đàn, học hát thì mẹ ngồi chờ ở ngoài cửa, hết mấy tiếng đồng hồ rồi mẹ chở về, lại đi học lớp khác. Phượng được mẹ cho dự thi đủ hết các cuộc thi "hoa hậu" nhí, hoa khôi học đường, hoa khôi qua ảnh, thi hát các cấp quận, thành phố... Đi đâu bà cũng khoe con gái như một ngôi sao ở tất cả mọi lĩnh vực. Nhiều người đã quá quen với cảnh một bà mẹ lúc nào cũng lấp ló sau cánh gà sân khấu. Mẹ theo để trang điểm, để giữ đồ, để cầm sẵn nước trái cây đưa lên miệng cho con uống... Mẹ mồ hôi nhễ nhại, tay xách nách mang, trong khi cô con gái cáu gắt um sùm mỗi khi không ưng ý hay mẹ sơ sót điều gì. Ra các cuộc thi Phượng vẫn nói trơn tru rằng: "Em rất hạnh phúc vì có mẹ luôn theo sát từng bước đi của em", nhưng nếu ai
  4. từng chứng kiến cô trừng mắt với mẹ khi bà lỡ tay làm rớt chút xíu nước cam vào chiếc áo đầm của cô mới biết... Cũng rất nhiều lần cô la lối mẹ như la người giúp việc. Ở nhà, chỉ cần trái ý là Phượng dỗi, và cũng chỉ cần Phượng từ chối những chuyện cỏn con như không chịu đắp dưa leo lên mặt hay không ăn sữa chua là mẹ cô đã hoảng hốt năn nỉ, sợ con bị... xấu đi (!). Nhiều người mẹ phản đối kiểu "cúc cung tận tụy" quá đáng với con như trên, nhưng tình yêu thương và sự dạy dỗ, làm thế nào để đem "trái ngọt" đúng nghĩa cho con không phải dễ dàng phân biệt. Chuyện nhỏ của một bà mẹ dưới đây rất đáng để nhiều người mẹ suy nghĩ: "Tôi có một cô con gái duy nhất, năm nay mười ba tuổi. Cũng như nhiều bà mẹ khác, tôi luôn chiều theo sở thích ăn uống của con, tôi chỉ làm những món nó thích, thấy con ăn được nhiều, ngon miệng là tôi vui. Mới đây, tôi bỗng thèm một món ăn mà biết rõ là cháu không thích. Tôi "phá lệ", cất công hì hục làm, với ý định thuyết phục cháu. Món ăn ấy cũng rất bình thường, không phải khó ăn gì. Không ngờ cháu kiên quyết từ chối, nhất định không ăn. Bình thường cháu là một đứa trẻ rất ngoan, cháu không ăn chỉ vì không thích, nhưng sự
  5. kiên quyết của cháu làm tôi rất buồn, tủi thân. Tôi chột dạ. Tại sao dù không thích cháu cũng không thử một miếng cho mẹ vui lòng? "Nếu con ích kỷ như vậy, liệu mẹ có thể trông chờ gì ở con sau này?", tôi nói với con gái điều đó. Nó dụi đầu vào lòng tôi. Nó hiểu ra một điều gì đó. Và tôi cũng vậy"
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0