intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi nào bệnh nhân gout cần dùng colchicine?

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

106
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Colchicine là thuốc trị gout cổ điển nhưng không phải là thuốc được chọn lựa để điều trị gout cấp. Thuốc hiệu quả nhất trong vòng 12 - 24 giờ đầu tiên của cơn gout cấp, nhưng sau đó tác dụng giảm dần theo tình trạng viêm kéo dài. Ngoài ra, khi được dùng để điều trị cơn gout cấp, colchicine gây những phản ứng phụ trên đường tiêu hoá, đặc biệt là nôn và tiêu chảy, ở 80% bệnh nhân. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi nào bệnh nhân gout cần dùng colchicine?

  1. Khi nào bệnh nhân gout cần dùng colchicine? Colchicine là thuốc trị gout cổ điển nhưng không phải là thuốc được chọn lựa để điều trị gout cấp. Thuốc hiệu quả nhất trong vòng 12 - 24 giờ đầu tiên của cơn gout cấp, nhưng sau đó tác dụng giảm dần theo tình trạng viêm kéo dài. Ngoài ra, khi được dùng để điều trị cơn gout cấp, colchicine gây những phản ứng phụ trên đường tiêu hoá, đặc biệt là nôn và tiêu chảy, Tinh thể acid làm sưng các khớp xương. ở 80% bệnh nhân. Để điều trị gout cấp, colchicine được dùng uống với liều 0,5 - 0,6mg mỗi giờ cho đến khi bệnh nhân có tác dụng phụ ở đường tiêu hoá. Liều tổng và số lần uống cần giảm ở bệnh nhân suy gan, suy thận và thông thường thì không nên dùng colchicine trong những trường hợp này. Bệnh nhân có thể phòng tránh một đợt gout cấp bằng cách uống một viên colchicine duy nhất khi xuất hiện triệu chứng đau đầu tiên. Colchicine không được dùng khi độ lọc cầu thận (GFR) dưới 10 ml/phút và nên giảm liều xuống ít nhất một nửa khi GFR thấp hơn 50 ml/phút. Colchicine cũng nên tránh dùng ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan, tắc mật và tiêu chảy nhiều. Đáp ứng lâm sàng khi dùng colchicine không phải là đặc hiệu cho gout và còn có thể gặp ở bệnh nhân giả gout, bệnh lý khớp sarcoid, viêm khớp vảy nến và viêm gân vôi hoá. Colchicine còn dùng tiêm tĩnh mạch. Tuy đường dùng này có thể ngăn chặn được một đợt gout cấp, nhưng chỉ nên sử dụng trong những tình huống thật cần thiết do độc tính của thuốc. Ở một số nước không cho phép dùng tiêm tĩnh mạch nữa vì tỷ lệ tử vong có
  2. thể lên đến 2%. Cần phải sử dụng colchicine tiêm tĩnh mạch rất thận trọng ở bệnh nhân suy gan, suy thận. Khi dùng tiêm tĩnh mạch, pha loãng colchicine trong dung dịch NaCl đẳng trương và bơm chậm trong thời gian 10 - 20 phút, sau đó không tiếp tục dùng colchicine nữa trong ít nhất 1 tuần. Nếu thuốc thoát khỏi thành mạch, nó có thể gây hoại tử mô. Trong mạch máu, nó có thể gây viêm tắc tĩnh mạch. Mất bạch cầu hạt là biến chứng quan trọng nhất khi dùng colchicine tĩnh mạch. Cần đếm bạch cầu hạt trước khi tiêm truyền. Các biến chứng khác bao gồm đông máu nội mạc rải rác (DIC), suy thận, độc tế bào gan, co giật và shock. Điều trị phòng ngừa đợt gout cấp Giảm lượng uric acid bằng allopurinol hoặc probenecid có thể làm bùng phát đợt gout cấp. Khi sử dụng dự phòng, colchicine có thể làm giảm đợt cấp xuống 85%. Liều dự phòng colchicine tiêu chuẩn là 0,6mg ngày 2 lần. Khi suy thận cần giảm liều hoặc dùng cách nhật. Nếu so sánh với 80% bệnh nhân có nguy cơ tác dụng phụ trên đường tiêu hoá khi dùng colchicine cho đợt gout cấp thì liều lượng colchicine dự phòng chỉ gây tác dụng phụ trên 4% bệnh nhân mà thôi. Sử dụng colchicine kéo dài có thể dẫn đến yếu cơ kết hợp với tăng creatine kinase do thuốc gây bệnh lý thần kinh cơ, đặc biệt ở những bệnh nhân suy thận. Nếu bệnh nhân không dùng được colchicine, có thể thay thế bằng NSAID để dự phòng, ví dụ indomethacin 25mg, ngày 2 lần. Dự phòng bằng colchicine có thể bắt đầu ngay ở đợt cấp của gout. Giảm lượng uric acid Trong nhiều trường hợp, các bệnh nhân bị đợt gout cấp lần đầu cần phải được điều trị bằng các thuốc hạ uric acid, do nguy cơ tái phát những đợt cấp về sau và do nguy cơ hình thành những tophi phá huỷ ở xương và bao hoạt dịch, ngay cả khi không có những đợt viêm cấp.
  3. Một số nhà khớp học cho rằng nên chờ đợt cấp thứ 2 để bắt đầu điều trị giảm mức uric acid vì không phải bệnh nhân nào cũng có đợt viêm cấp thứ 2 và do bệnh nhân cần được thuyết phục phải điều trị suốt đời. Quyết định này còn tuỳ thuộc một phần vào lượng uric trong máu (mức > 9mg/dL là báo hiệu cho thấy khả năng sẽ có tái phát và hình thành tophi). Trong tất cả các trường hợp, nguy cơ và lợi ích cần được cân nhắc dựa trên từng bệnh nhân. Ví dụ, ở một bệnh nhân cao tuổi có nhiều bệnh lý đi kèm và suy thận, nguy cơ khi dùng thuốc để hạ uric acid có thể cao hơn lợi ích mà nó đem lại. Mục tiêu điều trị là giữ mức uric acid ở khoảng 5 - 6mg/dL. Nguy cơ xảy ra đợt gout cấp thứ 2 sau đợt đầu tiên là 62% sau 1 năm, 78% sau 2 năm và 93% sau 10 năm. Điều trị bằng colchicine đơn độc có thể phòng ngừa những đợt gout cấp nhưng không ngăn cản được việc tích luỹ acid uric trong các khớp có thể dẫn đến việc phá huỷ khớp sau này. Mặc dù việc sử dụng các chất làm hạ uric acid là quan trọng, không nên bắt đầu dùng chúng ngay trong đợt gout cấp vì có thể làm cho đợt cấp nặng hơn và kéo dài lâu hơn. Chỉ nên dùng chúng vài tuần sau khi đợt cấp đã lui và dưới sự bảo vệ của colchicine để đề phòng tái phát một đợt cấp mới. Nếu xảy ra một đợt gout cấp khi bắt đầu dùng một loại thuốc hạ uric acid, không nên ngưng thuốc này lại vì điều này sẽ khiến cho lượng uric acid càng tăng nhiều hơn, đồng thời làm đợt gout nặng và kéo dài hơn. BS. Ngọc Khanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2