intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi nào không nên tiêm vaccin phòng bệnh cho trẻ?

Chia sẻ: Gai Gai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

184
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để tiêm vaccin phòng bệnh được an toàn và hiệu quả, tốt nhất trước khi tiêm nên tham khảo ý kiến bác sĩ Tiêm vaccin cho trẻ là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh, nhất là các bệnh như: Lao, bạch hầu - ho gà - uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan B... Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào cũng có thể tiêm vaccin phòng bệnh cho trẻ bởi với từng loại vaccin phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe của trẻ... Vì vậy,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi nào không nên tiêm vaccin phòng bệnh cho trẻ?

  1. Khi nào không nên tiêm vaccin phòng bệnh cho trẻ? Để tiêm vaccin phòng bệnh được an toàn và hiệu quả, tốt nhất trước khi tiêm nên tham khảo ý kiến bác sĩ Tiêm vaccin cho trẻ là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh, nhất là các bệnh như: Lao, bạch hầu - ho gà - uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan B... Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào cũng có thể tiêm vaccin phòng bệnh cho trẻ
  2. bởi với từng loại vaccin phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe của trẻ... Vì vậy, để tiêm vaccin được an toàn và hiệu quả các bậc phụ huynh cần biết rõ khi nào không nên cho trẻ tiêm vaccin phòng bệnh. Tiêm vaccin phòng bệnh lao: Việc ngừa lao cho trẻ sơ sinh được thực hiện bằng cách tiêm vaccin BCG khi trẻ được một tháng tuổi. Thuốc được tiêm trong da. Sau khi tiêm, có thể nổi mẩn đỏ, sưng tấy nhẹ, hoặc loét tại chỗ tiêm. Do vậy, không nên tiêm cho trẻ bị viêm da có mủ, đang bị sốt trên 37,5oC, bị tiêu chảy, viêm phổi, vàng da,... và nhất là trẻ bị nhiễm HIV. Bạch hầu, uốn ván, ho gà: Việc tiêm vaccin phòng bệnh này được thực hiện cùng một lúc khi trẻ đã được 2 tháng tuổi. Thuốc chủng ngừa được pha trộn chung và được tiêm vào bắp thịt của trẻ. Tại chỗ tiêm trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ, sưng đau nhẹ, gây sốt. Trong trường hợp trẻ
  3. đang mắc bệnh nhiễm khuẩn, sốt cao, rối loạn thần kinh (co giật, viêm não và các bệnh về não)... không nên tiêm. Bại liệt: Trẻ sẽ được phòng bệnh bại liệt bằng thuốc dạng uống (vaccin Sabin). Sau khi uống thuốc phòng bệnh, trẻ có thể bị nhức đầu, đau cơ hoặc tiêu chảy. Tuyệt đối không được cho uống vaccin phòng bại liệt khi trẻ đang bị sốt, bị nôn, tiêu chảy, đang điều trị thuốc corticoid, mắc bệnh ác tính (u lympho, bạch cầu cấp...) hoặc bị nhiễm HIV. Sởi: Tiêm vaccin phòng bệnh sởi khi trẻ hơn 9 tháng tuổi. Thuốc được tiêm dưới da. Sau khi tiêm, có thể có phản ứng tại chỗ tiêm: sưng đỏ, nổi mụn nước. Trẻ cũng có thể bị sốt, ho, sổ mũi và nhức đầu. Khi trẻ đang sốt cao, bị suy giảm miễn dịch nhiễm HIV cần hoãn tiêm vaccin phòng bệnh sởi.
  4. Viêm gan B: Sau khi tiêm vaccin viêm gan B, một số ít các trường hợp có thể bị sốt nhẹ, đau chỗ tiêm, nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi, đau cơ. Trong trường hợp với trẻ sinh ra nhẹ cân (dưới 1,5kg) có thể chờ cho đến khi trẻ được 2kg hoặc từ 2 tháng tuổi mới bắt đầu tiêm, khi trẻ đang sốt cũng không nên tiêm. Viêm não Nhật Bản: Sau khi tiêm, ngay tại chỗ tiêm có thể bị đỏ, sưng tấy. Đôi khi trẻ bị ớn lạnh, đau đầu, sốt sau khi tiêm. Không được tiêm khi trẻ đang sốt cao, mắc bệnh tim, thận, gan, đái tháo đường, đang mắc bệnh ung thư máu và nhất là trẻ đã từng bị dị ứng với vaccin phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Ngoài những vaccin phòng các bệnh trên còn có nhiều loại khác như: thủy đậu, quai bị, cúm, viêm màng não...
  5. Tuy nhiên, để tiêm vaccin phòng bệnh được an toàn và hiệu quả, tốt nhất trước khi tiêm nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2