intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi trẻ khóc và mút tay

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

70
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nên có sự hiểu biết về hành vi mút tay của trẻ. Cuốn sách “Nuôi nấng và sự phát triển của trẻ” giải thích rằng khóc và mút tay chính là bản năng của trẻ. Còn có một nghiên cứu chứng minh được rằng: thai nhi khi còn trong bụng mẹ đã bắt đầu ngậm tay. Ngậm ngón tay cái thật ra là một thói quen của trẻ tự vỗ về mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi trẻ khóc và mút tay

  1. Khi trẻ khóc và mút tay Nên có sự hiểu biết về hành vi mút tay của trẻ. Cuốn sách “Nuôi nấng và sự phát triển của trẻ” giải thích rằng khóc và mút tay chính là bản năng của trẻ. Còn có một nghiên cứu chứng minh được rằng: thai nhi khi còn trong bụng mẹ đã bắt đầu ngậm tay. Ngậm ngón tay cái thật ra là một thói quen của trẻ tự vỗ về mình. Các nhà y học cho rằng: khi còn nhỏ, hành động này là giúp cho trẻ đạt đến sự thích thú. Khi không được thỏa mãn nhui cầu này, sự phát triển
  2. tinh thần, tình cảm của trẻ có thể bị ảnh hưởng, khiến trẻ trở nên chậm chạp. Thói quen mút tay ở trẻ Có người cho rằng, trong giai đoạn này, trẻ mút ngón tay là một tín hiệu của sự phát triển năng lực trí tuệ. Khi trẻ mới sinh, do vỏ não chưa phát triển, chúng vẫn chưa thể huơ tay. Đến khi được 2 – 3 tháng, tùy theo sự phát triển của lớp vỏ ngoài đại não, ở trẻ sẽ xuất hiện động tác mút ngón tay. Đây là biểu hiện sự phát triển tâm lí ở trẻ bước sang một giai đoạn mới. Cha mẹ nên hiểu rõ về hành vi bình thường này, không nhất thiết phải lo lắng và ngăn cản. Có nghiên cứu cho rằng: trẻ em mút tay lúc 2-3 tháng tuổi là một hiện tượng có tính tạm thời. Theo thời gian, tính thích khám phá tăng dần, trẻ sẽ tự nhiên bỏ được tật mút tay. Khi đó, trẻ thích sờ vào các vật thể khác xung quanh và nhiều thứ đồ chơi đa dạng hơn. Vì vậy, có người cho rằng: mút tay ở trẻ không phải là cái gì đó không đẹp mắt hay kém vệ sinh. Đây là một
  3. sự thỏa mãn khoái cảm tâm lí còn sót lại từ trong bụng mẹ, là hành vi tự nhiên chính đáng, không có gì sai trái. Nếu sau 1 tuổi, trẻ vẫn không bỏ được hành vi này đi, thì đó mới là điều mẹ cần chú ý . Biện pháp giải quyết không phải là đánh vào tay hay vả vào miệng trẻ, mà nên tìm ra nguyên nhân, hiểu rõ nó. Nguyên nhân mút tay thành tật của trẻ có khi là do cha mẹ ít quan tâm thương yêu trẻ. Biện pháp giải quyết là cha mẹ phải nghĩ ra cách nào đó để làm bạn cùng trẻ, cho trẻ ra ngoài hoạt động vui chơi, dùng các trò chơi thú vị để thu hút sự chú ý của trẻ, làm trẻ quên đi thói quen mút tay, rồi từ từ bỏ hẳn. Khóc là nhu cầu ngôn ngữ Khóc đối với một đứa trẻ là sự bắt đầu biểu thị nhu cầu ngôn ngữ. Nó không chỉ thay thế cho lời nói, nhu cầu biểu đạt, mà còn là sự chuyển đổi nhu cầu tâm lí xã hội. Đứa trẻ khóc là một bản năng, phản xạ vô
  4. điều kiện. Khi một đứa trẻ khóc, người dỗ trẻ đầu tiên không nên bực bội, không nên ghét, đánh, phạt trẻ. Phải sáng suốt và bình tĩnh với cách phản ứng của trẻ, thì mới có thể giải quyết tvấn đề. Quan trọng nhất là việc đáp ứng nhu cầu của trẻ không chỉ khiến trẻ ngưng khóc nhanh mà còn có thể cho trẻ cảm giác yên tâm. Vì thế, người dỗ trẻ nên tìm cách cảm nhận và đáp ứng đầy đủ những nhu cầu về tâm lý, sinh lý của trẻ lúc này. Có tài liệu nghiên cứu cho rằng: tiếng khóc inh ỏi của trẻ, thường là để biểu hiện nhu cầu ăn uống của trẻ (biểu thị rằng trẻ đang đói, khát); tiếng khóc tấm tức thường là sự phản ứng của cơ thể rằng trẻ đang bị bệnh, sốt, người bị yếu, tiêu hóa không tốt, cơ thể khó chịu; tiếng khóc nhè nhẹ, dai dẳng, là biểu thị trẻ đang cảm thấy bị lẻ loi, vắng người và yên tĩnh, trẻ hi vọng nhận được sự chú ý của người lớn, được người lớn ẵm bồng, nựng nịu.
  5. Bạn có thường xuyên quan sát các “kiểu” khóc của trẻ? Hi vọng rằng từ đây, bạn sẽ tìm ra được nguyên nhân, tìm được cách giải quyết khi trẻ khóc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2