intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giúp trẻ bỏ những thói quen xấu

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

94
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu con hay nhì nhèo, rên rỉ, thay vì quát mắng bé, bạn hãy lơ đi hoặc thỉnh thoảng có thể nhại lại giọng điệu để bé thấy điều đó chẳng dễ thương chút nào và nên học cách nói khác. Khi 4-5 tuổi, bé rất thích được là người lớn. Bé không thích bị sai khiến hay quát nạt. Những bé ở tuổi này lại hay mắc lại những thói quen lúc còn bé xíu như mút tay, khóc nhè, gặm ống tay áo... khi gặp căng thẳng, chẳng hạn như bố mẹ có em bé hay bắt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giúp trẻ bỏ những thói quen xấu

  1. Giúp trẻ bỏ những thói quen xấu Nếu con hay nhì nhèo, rên rỉ, thay vì quát mắng bé, bạn hãy lơ đi hoặc thỉnh thoảng có thể nhại lại giọng điệu để bé thấy điều đó chẳng dễ thương chút nào và nên học cách nói khác. Khi 4-5 tuổi, bé rất thích được là người lớn. Bé không thích bị sai khiến hay quát nạt. Những bé ở tuổi này lại hay mắc lại những thói quen lúc còn bé xíu như mút tay, khóc nhè, gặm ống tay áo... khi gặp căng thẳng, chẳng hạn như bố mẹ có em bé hay bắt đầu đi học.
  2. Tuy nhiên, có những cách rất đơn giản để bạn giúp bé từ bỏ những thói quen này và xây dựng sự tự tin cho con. Mút ngón tay Mút ngón tay nhiều thường khiến răng cửa của bé mọc hô về phía trước. Cách sửa: Nhẹ nhàng nhắc nhở khi bạn nhìn thấy bé cho ngón tay vào miệng. Bạn phải nói bằng giọng bình tĩnh và không được chì chiết hay tỏ ra coi thường bé. Việc mút tay ở tuổi này thường là một cách trấn an với bé, vì thế nếu bạn la hét chỉ làm cho con cảm thấy căng thẳng và muốn mút tay thêm. Thay vào đó, hãy khuyến khích bé giữ cho tay luôn bận rộn (như viết nguệch ngoạc lên giấy chẳng hạn) hay ở xa miệng (trong túi quần, túi áo) khi bé "thèm". Cách khen thưởng (như món đồ chơi, một lần đi xem xiếc...) cũng có thể giúp sửa tật xấu này. Nếu tất cả những cách trên đều thất bại, bạn hãy quấn băng quanh ngón tay bé để giúp con dần bỏ thói quen này.
  3. Tè dầm Việc này liên quan đến lòng tự trọng của bé, thậm chí còn hơn những thói quen khác. Và vì lý do đó, không chỉ bạn mà cả bé cũng muốn từ bỏ tật xấu này. Cách sửa: Các chuyên gia tâm lý trẻ em khuyên rằng bạn chớ làm cho điều này trở thành việc gì ghê gớm lắm. Nhiều bé chưa có khả năng điều khiển được bọng đái để giữ chúng suốt đêm hay không tự thức giấc khi đang ngủ sâu khi cần đi tè. May thay, hầu hết các bé bỏ được tật xấu này khi lớn hơn, khoảng 6-7 tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể giúp bỏ khắc phục tật này ngay bằng cách cho chỉ cho bé uống ít nước trước một hay hai giờ trước khi đi ngủ, tránh những thứ có caphein. Bạn cũng nên nhắc con đi tè hai lần trước khi đi ngủ (một lần lúc bé đánh răng và một lần sau đó). Rên rỉ Những âm thanh nhì nhèo của bé gây cho bạn - người rất yêu bé - cảm giác thật khó chịu. Vì thế, thử
  4. tưởng tượng người khác còn cảm thấy phiền phức thế nào với chúng. Cách sửa: Thử phớt lờ bất cứ khi nào bé nói bằng giọng rên rỉ và không bao giờ đáp ứng những yêu cầu đó. Nếu những âm thanh này tiếp tục, bạn thử "chuyển vai" với con. Bạn có thể hỏi bé: "Con có biết mẹ cảm thấy thế nào khi nghe con nói bằng giọng đó không?" hay "Con có thể nghĩ một cách khác để nói với mẹ điều con muốn không?". Những bé 4-5 tuổi có thể trả lời những câu hỏi này và sẽ nhận ra hành vi đó của chúng là không chấp nhận được. Điều quan trọng nhất là bạn phải giữ được sự bình tĩnh và hài hước. Bất cứ khi nào bé rên rỉ, hãy nói lại với giọng khôi hài hay làm một bộ mặt thật ngớ ngẩn. Điều này sẽ khiến bé phải dừng ngay lập tức. Và bạn nhớ rằng những lời động viên tích cực rất tốt cho các bé mầm non, và bạn có thể chỉ cần nói đơn giản: "Mẹ cảm ơn vì con đã biết nói năng như một cô gái lớn rồi". Khóc lóc
  5. Hầu như đứa trẻ nào cũng khóc nhưng có một số bé hơi tí là chảy nước mắt khi gặp một vấn đề rất nhỏ hay lúc chán nản. Cách khắc phục: Cực kỳ nhạy cảm có thể là một phần tính cách của bé. Nhưng bạn cần giúp con học thể hiện cảm xúc của mình bằng cách khác, hữu ích hơn. Bạn hãy bắt đầu bằng việc thường xuyên trò chuyện về việc bé cảm thấy thế nào và nói về những lần bé muốn khóc cũng như cách bạn xử lý tình huống thay cho việc đó. Thêm vào đó, bạn có thể đóng vai bé trong những tình huống dễ khiến bé khóc, chẳng hạn như một trẻ khác thắng bé trong một trò chơi. Bằng cách này, bé sẽ biết chính xác cái muốn nói và làm, hơn là chỉ ngồi khóc. Những thói quen xấu khác Cắn móng tay Bạn nên giữ móng tay bé ngắn và sạch sẽ. Đưa cho bé một đồng xu hay con thú nhồi bông nhỏ mà bé có thể cất trong túi quần hay túi áo để bé mân mê khi cảm thấy muốn cắn móng tay. Nếu bé là con gái, hãy
  6. sơn móng tay, bé sẽ không muốn làm xấu đi lớp sơn bóng đẹp đẽ đó. Gặm ống tay hay cổ áo Khi có thể, mặc cho bé quần áo làm từ hợp chất nhân tạo, chúng khó co giãn và đưa tới mồm hơn. Bạn cũng có thể chọn cho bé những áo tay ngắn, cổ chữ V khi thời tiết phù hợp. Ngoáy mũi Mẹ có thể để một chiếc khăn tay vào túi hay ba lô của con và khuyến khích bé sử dụng khi cần. Bạn cũng đừng bao giờ khiến con ngượng khi chỉ ra tật xấu này trước mặt những trẻ khác hay nói kiểu như: "Thật là gớm giếc". Thay vào đó, mẹ có thể hỏi: "Con có thể nghĩ ra một cách khác để giữ mũi sạch không?"
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2