intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi trẻ nhiễm thói xấu từ bố mẹ

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

94
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cầm chiếc áo mẹ đưa, Thỏ chun mũi nói: "Cái này cũ rồi, ném mẹ nó đi!". Chưa kịp định thần trước lời "lạ" của con, chị Lan nhăn mặt khi thấy ông xã hưởng ứng: "Ừ, vứt cha nó cái quần kia!" rồi hai bsdố con cười khoái chí. Chị Lan trừng mắt quát Thỏ: "Con học đâu được kiểu nói vớ vẩn đó hả? Lại còn nhăn nhở cười nữa. Có muốn mẹ cho mấy roi không?". Cô bé 6 tuổi đang rất hào hứng vội xị mặt xuồng, lầu bầu: "Bố mẹ vẫn nói thế mà, có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi trẻ nhiễm thói xấu từ bố mẹ

  1. Khi trẻ nhiễm thói xấu từ bố mẹ Cầm chiếc áo mẹ đưa, Thỏ chun mũi nói: "Cái này cũ rồi, ném mẹ nó đi!". Chưa kịp định thần trước lời "lạ" của con, chị Lan nhăn mặt khi thấy ông xã hưởng ứng: "Ừ, vứt cha nó cái quần kia!" rồi hai bsdố con cười khoái chí. Chị Lan trừng mắt quát Thỏ: "Con học đâu được kiểu nói vớ vẩn đó hả? Lại còn nhăn nhở cười nữa. Có muốn mẹ cho mấy roi không?". Cô bé 6 tuổi đang rất
  2. hào hứng vội xị mặt xuồng, lầu bầu: "Bố mẹ vẫn nói thế mà, có sao đâu". Vợ chồng chị Lan đều là người trí thức, rất quan tâm đến việc dạy con và từ trước đến nay cũng hãnh diện về cô con gái ngoan ngoãn, thông minh. Nay, nghe con nói kiểu này với vẻ mặt rất đắc chí, chị Lan lo lắm. Thật ra, lỗi cũng là tại anh chị. Thường hai người luôn dạy con phải ăn nói lịch sử, đúng mực nhưng thỉnh thoảng, vợ chồng lại hay nói đùa với nhau mấy câu “ngoài chuẩn”, không ngờ cô con gái học ngay. Đã thế, chiều con, anh Hoàng không mắng thì chớ lại còn cười và đùa theo, làm con bé cứ tưởng thế là hay lắm, nên càng hay sử dụng. Theo Thạc sĩ Nguyễn Thành Đoàn, hiệu trưởng trường mầm non Hoàng Gia, cơ chế học của trẻ là bắt chước, tập nhiễm, mô phỏng. Hầu như từ khi còn nhỏ đến trưởng thành, lúc nào con người cũng có xu hướng bắt chước nhưng ở tuổi mầm non (từ 2 đến 6 tuổi) điều này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Bởi khi ấy, trẻ thường phản ánh lại bằng
  3. hành vi của mình từ những gì chúng quan sát được từ người xung quanh, nhất là những người gần gũi, tin cậy như bố mẹ. Hơn nữa, lúc này trẻ chưa ý thức được hậu quả của hành vi. Bởi vậy, theo ông Đoàn, điều quan trọng là bố mẹ phải làm gương cho con. Nếu có lỡ trở thành "nguồn" để con bắt chước những lời nói, hành động không hay, các bậc phụ huynh cần nhận lỗi về mình, thừa nhận, câu nói, việc làm đó là sai. Sau đó, họ tuyệt đối không bao giờ được sử dụng chúng trước mặt trẻ nữa. Cũng đồng tình với ý kiến này, tiến sĩ Nguyễn Thị Mùi, giảng viên khoa Tâm lý, Đại học Sư phạm Hà Nội khẳng định: Nếu bố mẹ nói năng lịch sự, có văn hoá thì con cái của họ chắc chắn sẽ có được những ngôn từ phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Ngược lại, nếu bố mẹ luôn văng tục, chửi bậy, nói lóng nói đệm… thì đến một ngày họ sẽ được nghe lại chính những ngôn từ đó từ con cái của mình. Vì thế các cụ ta xưa đã có câu “trẻ lên ba cả nhà học nói” với hàm
  4. ý muốn nhắc nhở ông bà, cha mẹ phải biết giữ gìn lời ăn, tiếng nói của mình để làm gương tốt cho con. Theo tiến sĩ Mùi, nếu do sơ xuất, để trẻ lỡ nhiễm phải cách nói năng không đẹp, không hay, cha mẹ cũng không nên quá hốt hoảng, nhất là đừng vội đánh mắng con vì thực sự là trẻ không có tội, chúng chỉ đang học hỏi để tích luỹ và sử dụng ngôn từ. Bạn hãy tìm hiểu xem trẻ nhiễm cách nói đó từ đâu để cắt đứt nguồn tác động không hợp chuẩn này. Nếu nguồn đó xuất phát từ những người thân trong gia đình mình, bạn nên khéo léo góp ý để mọi người cùng có ý thức cư xử, nói năng đúng mực trước mặt trẻ. Vợ chồng chị Trà thời gian này đang đau đầu vì không biết làm thế nào uốn nắn cách ăn nói của cu Bi. Bi ở nhà, được ông bà chiều chuộng, lại hay cổ vũ cho những câu nói "lạ tai" nên càng không nghe lời bố mẹ. Dù chị cũng đã lựa lời góp ý nhưng ông nội luôn gạt đi: "Chỉ là vài câu nói vui thôi, có hại gì đâu. Anh chị đừng cái gì cũng nguyên tắc quá".
  5. Cho đến hôm qua, khi ông nội có khách đến chơi, cả nhà đang ăn cơm chợt sững lại khi nghe Bi hồn nhiên gọi ơi ới xuống bếp: "Cái con mẹ kia nhanh lấy bát đẹp cho Bi". Thì ra, hằng ngày, ông nội vẫn hay gọi chị giúp việc là "cái nhà mẹ này", "cái con mẹ kia" rồi Bi bắt chước. Những lúc ấy, thường ông bà chỉ nhìn nhau cười. Chưa hết, khi chủ nhà đang cố lái khách sang câu chuyện khác để chữa ngượng thì Bi lại cố tình gây sự chú ý bằng cách đòi ông xúc đồ ăn cho. Thấy ông không thèm nói gì, cố lờ đi, Bi gọi giật giọng: "Ông ơi! Ông hư vừa thôi chứ". Với quan điểm "phòng hơn chống", ông Nguyễn Thành Đoàn cho rằng, tốt nhất, bố mẹ hãy dạy con khả năng phê phán, nhận biết điều gì nên không nên tạo cho bé "kháng sinh miễn nhiễm”, thậm chí góp ý khi người lớn nói sai. Bố mẹ cho con chơi các trò như “đóng vai” hay cùng thảo luận, giải quyết tình huống để trẻ nhận biết những lời nói, hành động nào là không được chấp nhận và hậu quả của nó.
  6. Quan trọng nhất là nếu lần sau bạn vẫn thấy con có những hành vi đó thì đừng la mắng, dọa nạt. Mọi hành động trách phạt, chế nhạo có thể làm các tật xấu phát triển theo chiều hướng xấu đi. Khi bé có bất kỳ một hành vi tốt nào, người lớn cần động viên ngay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2