intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi trẻ "táy máy" tay

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

54
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số trẻ lấy cắp vì cảm thấy thiếu thốn cái gì đó trong cuộc sống của chúng. Có thể là thiếu tình thương yêu, sự chú ý hay những thứ đơn giản như đồ ăn, quần áo. Con bạn đã bao giờ chơi trò công an bắt cướp chưa? Thật là vui khi chơi trò này, vì con bạn được làm chú công an để đuổi bắt thằng ăn cắp. Thậm trí đóng vai một người ăn cắp rồi chạy trốn cũng thật vui, vì không phải là ăn cắp thật, chỉ là giả vờ thôi. Tại sao trẻ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi trẻ "táy máy" tay

  1. Khi trẻ "táy máy" tay. Một số trẻ lấy cắp vì cảm thấy thiếu thốn cái gì đó trong cuộc sống của chúng. Có thể là thiếu tình thương yêu, sự chú ý hay những thứ đơn giản như đồ ăn, quần áo. Con bạn đã bao giờ chơi trò công an bắt cướp chưa? Thật là vui khi chơi trò này, vì con bạn được làm chú công an để đuổi bắt thằng ăn cắp. Thậm trí đóng vai một người ăn cắp rồi chạy trốn cũng thật vui, vì không phải là ăn cắp thật, chỉ là giả vờ thôi. Tại sao trẻ ăn cắp? Trẻ khoảng 4 tuổi trở xuống có thể không hiểu được là chúng không nên lấy những gì không phải của chúng. Đến
  2. 5-6 tuổi, trẻ bắt đầu nhận thức được sai và đúng. Nhưng một số trẻ thiếu tính tự chủ. Chúng lấy một cách tự nhiên mà không nghĩ điều gì sẽ xảy ra. Một số trẻ lấy cắp vì có những người trong gia đình làm thế hoặc vì chúng dám làm thế. Có khi chúng tin rằng bạn bè sẽ thích chúng hơn nếu chúng ăn cắp. Đây là một dạng hành vi khi trẻ gặp phải áp lực ngang hàng. Một số trẻ lấy cắp vì cảm thấy thiếu thốn cái gì đó trong cuộc sống của chúng. Có thể là thiếu tình thương yêu, sự chú ý hay những thứ đơn giản như đồ ăn, quần áo. Chúng có thể buồn, giận, sợ hãi hoặc ghen tuông do có những vấn đề riêng như gia đình không yên ấm, chúng cảm thấy không được yêu thương, cảm thấy bế tắc. Và lấy cắp để giải quyết những bức xúc này. Điều gì xảy ra sau khi ăn cắp? Kẻ ăn cắp thường bị trừng phạt bằng nhiều hình thức. Sau khi ăn cắp kẻ đó thường bị cắn rứt là mình làm sai, rồi sợ mọi người phát hiện, sẽ xấu hổ, sẽ bị khinh thường, sẽ bị phạt, do đó phải chối cãi.
  3. Hậu quả của việc ăn cắp rất nặng nề, nó làm tổn thương tất cả mọi người. Nó dẫn tới sự nghi kỵ lẫn nhau, sự đề phòng, sự sợ hãi mất an toàn, thậm trí dẫn tới bạo lực vì trẻ có thể tự trang bị vũ khí để bảo vệ vì sợ những đứa trẻ khác lấy đi những thứ của mình. Hệ quả này kéo theo hệ quả khác, và vấn đề trở nên trầm trọng hơn rất nhiều. Làm gì khi biết có người ăn cắp? Hãy dạy cho trẻ biết cách xử lý khi thấy có người (bạn của chúng) ăn cắp. Trẻ không được lờ đi, vì thế khác nào bảo ăn cắp không sao. Nếu trẻ nói với bạn của chúng là không nên làm vậy có thể kẻ ăn cắp sẽ nổi giận và làm hại trẻ. Cách tốt nhất là nói với cha mẹ của chúng, thầy cô, người chịu trách nhiệm hoặc ai đó mà trẻ tin tưởng. Và sau đó để kẻ ăn cắp tự quyết định phải làm gì. Hãy dạy trẻ không được bao che chỉ vì kẻ đó là bạn bè hoặc sợ bị gạt ra ngoài không cho chơi cùng. Khuyến khích trẻ mạnh dạn làm những gì cảm thấy đúng và nhấn mạnh rằng, trẻ có thể gặp rắc rối nếu hùa theo hoặc bao che cho kẻ khác. Khi ăn cắp trở thành thói quen
  4. Một số trẻ khi ăn cắp một lần sẽ tiếp tục có lần thứ hai, thứ ba cho đến khi thành thói quen. Hậu quả là hành xử một cách tồi tệ như nói dối, đánh lại, phản bội, … Chúng có thể lờ đi mọi luật lệ, không tôn trọng người khác cũng như những thứ thuộc về họ. Tuy vậy, ngay cả khi đã trở thành thói quen thì trẻ vẫn có thể thay đổi được. Người lớn, cha mẹ, thầy cô có thể giúp cho trẻ vượt qua rắc rối ngay từ lần bắt gặp đầu tiên. Hãy dạy cho trẻ hiểu phải trái, biết tự chủ, và quan trọng nhất là luôn mở đường cho trẻ sửa sai, học cách giải quyết vấn đề mà không phải dùng hành động ăn cắp. Khi trẻ trung thực và làm những điều chúng cho là đúng, chúng sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2