intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí quyết dạy trẻ ưa vận động

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

58
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu con bạn không ngồi yên khi học trong vòng 10 phút, hay táy máy hoặc ngọ nguậy khiến bạn đôi khi phát cáu, thì con bạn đã thuộc nhóm trẻ ưa vận động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí quyết dạy trẻ ưa vận động

  1. Bí quyết dạy trẻ ưa vận động Nếu con bạn không ngồi yên khi học trong vòng 10 phút, hay táy máy hoặc ngọ nguậy khiến bạn đôi khi phát cáu, thì con bạn đã thuộc nhóm trẻ ưa vận động. Theo Tomson Nguyễn, giảng viên chuyên nghiên cứu về các phương pháp học tập đỉnh cao, từng tốt nghiệp MBA tại Stanford (Mỹ), có 3 loại tiếp thu cơ bản là nghe, đọc và vận động sẽ theo suốt cuộc đời chúng ta từ nhỏ đến khi trưởng thành. Thường cứ 10 em thì 3 em sẽ tiếp thu bằng kênh vận động. Các bé này thích sử dụng tay để học hoặc các bé nhớ thông tin bằng cách xem người khác làm, sau đó thử lại. Các bé này sẽ gặp khó khăn khi phải ngồi im trong lớp. Vậy cách tốt nhất để dạy là cho bé viết ra hoặc cho bé dùng tay sờ vào đồ vật.
  2. Đối với trẻ ưa vận động, bạn chỉ nên cho những bài học thật ngắn và luôn nghỉ giải lao giữa các phần và đúng vào phần bé hào hứng nhất. Vì như vậy, bé sẽ bắt nhịp được ngay khi tiếp tục trở lại Đôi khi chúng ta thường quan niệm sai lệch là những đứa trẻ này thích hoạt động hay chạy nhảy mà không biết lắng nghe. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ, các bậc phụ huynh sẽ giúp chúng học tốt hơn nếu như các em được sử dụng tay, hoạt động, vẽ tranh hay viết xuống. Ngoài ra, sự phối hợp của phụ huynh hiệu quả nhất là khi cùng tham gia với con trong các hoạt động học tại nhà. "Đặc biệt với trẻ em ưa vận động, thầy cô, các bậc cha mẹ nên khuyến khích trẻ sẽ đem lại hiệu quả rất lớn lao", Tomson chia sẻ. Sau đây là một số hoạt động cho các em tiếp thu bằng kênh vận động, bạn có thể dạy trẻ bằng cách chỉ cho các em cách làm như thế nào.
  3. Dạy toán: Dạy cho trẻ phép chia khi bạn cắt một chiếc bánh và rồi yêu cầu các em gấp tờ giấy và học rất nhanh theo cách này. Khi dẫn trẻ đi mua sắm bạn có thể giải thích cho bé hoa quả và rau thường được bán theo cân và cho cháu đi chọn và tự cân. Hãy hỏi bé ước tính số quả bé chọn trọng lượng bao nhiêu và gợi ý cho trẻ tự thêm vào và bớt ra cho đủ số cân trẻ muốn mua. Dạy đọc: Bạn hãy dùng các tiêu đề sách báo hay các bộ chữ có đính nam châm để dạy đánh vần. Trẻ học theo kênh vận động sẽ nhớ từ khi tự tay bé làm hay vừa đọc vừa chỉ vào dòng chữ đó. Khi đọc chuyện, bạn hãy phân vai cho các cháu đóng một vai tích cực khi đó bạn có thể ghi âm cho cháu nghe lại hay đóng lại vai với các thành viên khác trong gia đình.
  4. Nghỉ giải lao: Bạn chỉ nên cho những bài học thật ngắn và luôn nghỉ giải lao giữa các phần. Những bé ưa vận động này cần nghỉ và chạy nhảy. Bạn nên cho bé nghỉ giải lao vào đúng phần bé hào hứng nhất và khi bắt đầu quay trở lại cháu lại bắt nhịp được ngay. Học bằng chơi: Bạn có thể dạy thông qua các trò chơi đánh vần, lên bảng làm cô giáo, hay dùng các thẻ nhớ. Bạn có thể dùng máy tính để dạy ngôn ngữ và toán vì những đứa trẻ được dùng tay và chúng sẽ hứng thú học tập. Dạy viết: Dùng các tiêu đề theo A,B,C để tạo ra từ, dùng các từ chính để tạo ra câu, sử dụng các câu để ghép lại thành đoạn văn. Thay vì cho các cháu đọc truyện tranh bạn hãy cắt những cụm từ ra khỏi tranh cho trẻ ghép vào cho đúng trật tự và điền chữ vào cho đúng văn cảnh. Hay cho trẻ bút lông và bột màu và cho trẻ viết những thông điệp trên đường đi.
  5. Học thuộc lòng: Cho trẻ những thẻ có tranh, chữ (flashcard) hay thẻ trắng yêu cầu các em tự viết lên. Viết thông tin lên thẻ giúp học sinh nhớ rất dễ dàng. Theo VnExpress
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2