intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi trẻ "vượt rào"

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

49
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có thể nói trong những năm đầu đời, vai trò của cha mẹ quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách, để lại dấu ấn rõ nét trong cả cuộc đời của con. Chênh lệch thế hệ khiến nhiều bậc cha mẹ xử trí sai trong cách dạy con.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi trẻ "vượt rào"

  1. Khi trẻ "vượt rào" Có thể nói trong những năm đầu đời, vai trò của cha mẹ quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách, để lại dấu ấn rõ nét trong cả cuộc đời của con. Chênh lệch thế hệ khiến nhiều bậc cha mẹ xử trí sai trong cách dạy con.
  2. Tuy nhiên, thực tế hiện nay một bộ phận trẻ đã vượt qua sự tác động của gia đình để từng bước hoàn thiện nhân cách. Phải chăng vai trò giáo dục của gia đình đang bị coi nhẹ? Chúng tôi đã tiến hành điều tra 100 gia đình có con dưới 18 tuổi ở Long Thành, Đồng Nai, kết quả thu được: có đến 60% phụ huynh cho rằng, cha mẹ quyết định trực tiếp nhân cách của trẻ, 20% phụ huynh lại thừa nhận nhà trường, xã hội quyết định và 20% cá nhân trẻ quyết định. Con số 20% này dẫn đến những phản ứng đa chiều, chứng minh cho "hiện tượng" trẻ càng ngày vượt ra khỏi tầm kiểm soát, khỏi những chuẩn mực của gia đình. Cha mẹ không phải lúc nào cũng đúng! Chênh lệch thế hệ: Nhiều nguyên nhân khác nhau đã dẫn đến vai trò của cha mẹ ngày càng bị hạ thấp. Sự chênh lệch giữa các thế hệ khiến một số bậc cha mẹ có quan niệm lỗi thời, lạc hậu so với thế hệ trẻ. Hiện nay, các bậc phụ huynh có con trẻ chủ yếu là thế hệ
  3. 6X, 7X, 8X nên vẫn chịu ảnh hưởng không nhỏ của cơ chế cũ, tồn tại những tư tưởng bảo thủ, áp đặt, lỗi thời trong cách giáo dục con cái. Thậm chí, có bậc cha mẹ còn bắt buộc con trẻ phải tuân theo những yêu cầu của mình theo kiểu "ngày xưa bằng tuổi con mẹ (cha) thường hành động như thế này (thế kia)", bất chấp sự phù hợp hay không. Sự chênh lệch thế hệ còn thể hiện ở chỗ cha mẹ có xu hướng lạc hậu hơn con cái khi tiếp cận một số kiến thức khoa học, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Chị Thảo Hương (giáo viên mầm non, Long Thành, Đồng Nai) thú nhận: "Trong khi tôi chưa biết khởi động máy vi tính, thì thằng út trong nhà mới sáu tuổi đã thành thạo với các trò chơi điện tử trên máy". Chị Hoàng Mai chia sẻ: "Dường như lúc nào tôi cũng phải quát tháo vì con gái không chịu nghe lời, cho là cha mẹ cổ hủ, lỗi thời, cấm đoán con cái một cách vô lý, ngăn cấm con trẻ khám phá ra những điều mới lạ”. Thiếu kỹ năng chăm sóc, giáo dục: Không ít bậc phụ
  4. huynh không được trang bị một cách cơ bản, khoa học những kiến thức làm cha, làm mẹ. Ngoài ra, một bộ phận cha mẹ tuy có kiến thức, có trình độ học vấn nhưng lại yếu về kỹ năng chăm sóc, giáo dục con. Những bậc cha mẹ được tìm hiểu đều thừa nhận bản thân rất mâu thuẫn khi đối xử với con cái: một mặt mong con trẻ biết tự lập, chủ động trước mọi hoàn cảnh; mặt khác lại mong chúng tuân theo những khuôn khổ cha mẹ vạch sẵn. Chẳng hạn, khi nghe đến game online, hầu hết các phụ huynh đều cho là không tốt cho sự phát triển của trẻ nên tìm mọi cách để cấm đoán. Có được mấy người hiểu cho con trẻ là nếu không biết chơi bất kỳ một trò chơi điện tử nào đó thì chúng sẽ bị bạn bè cho là lạc hậu, bị tẩy chay. Và thực tế, nếu nhận thức đầy đủ thì có thể thấy một số lợi ích của trò chơi điện tử, nếu thỏa mãn một cách hợp lý sẽ hình thành cho trẻ tính linh hoạt về tư duy, ghi nhớ, giảm stress...
  5. Đồng hành cùng con, đừng để mình quá tụt hậu. Hãy đồng hành cùng trẻ Hiện nay, với sự tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ, giới trẻ tiếp nhận nhanh chóng nhiều thông tin, hình thành những kỹ năng mới mà cha mẹ không thể cung cấp. Vì vậy, một số trẻ đã vượt ra ngoài vòng kiểm soát của gia đình, chiếm lĩnh các giá trị mà trẻ thấy phù hợp. Vấn đề này có thể ảnh hưởng đến quan điểm, thái độ của một số phụ huynh. Chính vì vậy, theo các chuyên gia tâm lý, cha mẹ cần lưu ý trong cách giáo dục con cái và nắm vững một số kỹ
  6. năng cần thiết: 1. Kỹ năng khám phá đời sống: Tùy vào mỗi lứa tuổi khác nhau mà trẻ có những biến đổi quan trọng trong đời sống tình cảm, giao tiếp. Cha mẹ phải đứng ở vị trí của con cái để chia sẻ, làm điểm tựa tinh thần cho con trong lúc khó khăn, đặc biệt là những giai đoạn biến đổi quan trọng của dấu mốc cuộc đời, như khủng hoảng ở tuổi lên ba, tuổi dậy thì, hướng nghiệp... 2. Kỹ năng giải quyết các tình huống: Không ít trẻ có thể giải quyết các tình huống hợp lý, vì các em ngày càng va chạm nhiều với thực tế cuộc sống, qua đó trẻ có nhiều cơ hội để cọ xát và hình thành sự trải nghiệm. 3. Kỹ năng kiểm soát: Càng có cơ hội tiếp nhận nhiều thông tin trẻ sẽ hình thành những kiểu hành vi mới, trong đó có những tác động tiêu cực mà trẻ chưa hoặc khó kiểm soát. Các bậc phụ huynh hãy là nhà tư
  7. vấn, định hướng cho trẻ, giảng giải cho trẻ nhận thức đầy đủ các tác động có hại. Hãy dành những tình cảm yêu thương của cha mẹ cho con và dùng những hành động mẫu mực để giúp trẻ nhận ra lẽ phải, loại trừ những tác động tiêu cực. Như vậy, khi trẻ vượt qua sự kiểm soát của gia đình, mỗi bậc phụ huynh hãy giúp trẻ lĩnh hội và hình thành kỹ năng mới phù hợp, tránh những biểu hiện gia trưởng, bảo thủ... ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành, phát triển nhân cách của trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2