TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 42 - 47<br />
<br />
KHÓ KHĂN TÂM LÍ CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC<br />
KHI ĐÁNH GIÁ BẰNG NHẬN XÉT CHO HỌC SINH<br />
Ở MỘT SỐ TRƢỜNG TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ SƠN LA<br />
Lê Thị Thu Hà<br />
Trường Đại học Tây Bắc<br />
Tóm tắt: Đánh giá học sinh bằng nhận xét đã được nhiều trường học ở các quốc gia trên thế giới áp<br />
dụng. Ở Việt Nam, xu thế này đã bắt đầu được áp dụng từ năm học 2014 - 2015 khi Thông tư 30/2014/TT BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực. Tuy nhiên, khi đánh giá theo hướng này, giáo viên gặp phải<br />
không ít khó khăn và thách thức. Với bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến thực trạng khó khăn tâm lí của giáo<br />
viên tiểu học khi đánh giá học sinh bằng nhận xét ở một số trường tiểu học tại thành phố Sơn La. Khó khăn đó<br />
được biểu hiện cụ thể trong các mặt nhận thức, thái độ, hành vi của giáo viên khi tiến hành đánh giá bằng nhận<br />
xét. Các biểu hiện của các khó khăn xuất hiện với những mức độ khác nhau và chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên<br />
nhân khác nhau.<br />
Từ khóa: Đánh giá bằng nhận xét, giáo viên tiểu học, khó khăn tâm lí.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Khó khăn tâm lí là những nét tâm lí cá nhân nảy sinh trong quá trình hoạt động của chủ<br />
thể, gây cản trở, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình và hiệu quả hoạt động của chủ thể.<br />
Vấn đề khó khăn tâm lí (KKTL) đã được các nhà nghiên cứu xem xét dưới nhiều góc<br />
độ, nhiều khách thể với nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu phát hiện ra KKTL<br />
trong việc đánh giá (ĐG) bằng nhận xét (NX) cho học sinh tiểu học (HSTH) thì còn ít được đi<br />
sâu tìm hiểu, nhất là với học sinh tiểu học ở thành phố trẻ ở vùng Tây Bắc nói chung và Sơn<br />
La nói riêng. Ở Việt Nam, các tác giả chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các KKTL trong giao<br />
tiếp, trong hoạt động học tập của học sinh, sinh viên.<br />
Về đánh giá bằng nhận xét, thông tư 30/2014/TT - BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
có ghi rõ: “Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi những lời nhận xét đáng chú ý nhất<br />
vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hay chưa đạt được;<br />
biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; các biểu hiện cụ<br />
thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; những điều cần đặc biệt<br />
lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm học sinh trong học tập,<br />
rèn luyện”. [1]<br />
Thực tiễn cho thấy, “Việc đánh giá bằng nhận xét có tác động mạnh mẽ đến các mặt<br />
tâm lí của học sinh tiểu học. Nó có thể thúc đẩy sự hình thành và phát triển nhân cách lành<br />
mạnh cho học sinh nhưng cũng có thể gây cản trở, gây khó khăn cho quá trình này, nếu như<br />
giáo viên không biết cách nhận xét” [3]. Hơn nữa, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng<br />
nhận xét là một hoạt động khá phức tạp, đòi hỏi những người đánh giá phải có cái nhìn sâu<br />
sắc và cần có căn cứ cụ thể. Những phản hồi về kết quả học tập của học sinh phải thật sự có ý<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài: 26/9/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2017<br />
Liên lạc: Lê Thu Hà, e - mail: lehatbu@gmail.com<br />
<br />
42<br />
<br />
nghĩa đối với bản thân mỗi học sinh vì có như vậy mới tác động đến nhận thức và hành vi của<br />
học sinh. [5].<br />
Thông tư 30/2014/TT - BGDĐT của Bộ Giáo dục - Đào tạo đã tạo nên một sự<br />
chuyển biến trong kiểm tra, đánh giá ở bậc tiểu học. Thông tư thể hiện quan điểm giáo dục<br />
toàn diện trong giáo dục tiểu học, tạo điều kiện để học sinh phát triển các năng lực, phẩm<br />
chất và kĩ năng sống. Tuy nhiên, nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện đòi hỏi<br />
giáo viên, các cấp quản lý và cả xã hội cần có những giải pháp để hoàn thiện nhằm t hực<br />
hiện việc đánh giá học sinh bằng nhận xét đạt được hiệu quả cao nhất. Những khó khăn<br />
mà giáo viên gặp phải là khối lượng công việc quá tải về thời gian và công sức b ỏ ra khi<br />
đánh giá theo nhận xét [6].<br />
Thành phố Sơn La có 14 trường tiểu học, việc ĐG học sinh tiểu học được thực hiện theo<br />
những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sự thay đổi đánh giá học sinh thường xuyên bằng<br />
điểm số sang đánh giá bằng NX cũng gây không ít khó khăn cho giáo viên tiểu học. Bài viết đề<br />
cập đến thực trạng KKTL của giáo viên tiểu học ở một số trường tiểu học tại thành phố Sơn La<br />
khi ĐG bằng NX cho học sinh tiểu học. Không chỉ là những khó khăn về nhận thức, thái độ mà<br />
còn là những khó khăn về thói quen, hành vi khi đánh giá học sinh bằng nhận xét.<br />
2. Nội dung<br />
2.1. Thực trạng KKTL của giáo viên khi ĐG học sinh bằng NX ở một số trường tiểu học tại<br />
TP Sơn La<br />
Xoay quanh vấn đề đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT - BGDĐT của<br />
Bộ giáo dục và Đào tạo, có rất nhiều thắc mắc - hỏi đáp của giáo viên tiểu học về mục đích,<br />
nội dung, nguyên tắc, phương pháp đánh giá.... Trong đó, giáo viên gặp nhiều khó khăn trong<br />
việc đánh giá bằng nhận xét. Chẳng hạn, giáo viên băn khoăn về vấn đề: “Trong đánh giá<br />
thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập, khi nào giáo viên dùng lời nói,<br />
khi nào thì nên viết vào vở, phiếu học tập của học sinh?” hay “Giáo viên bộ môn dạy nhiều<br />
lớp, nhiều học sinh nên việc nhận xét rất mất nhiều thời gian. Vậy giáo viên bộ môn sẽ thực<br />
hiện việc đánh giá như thế nào cho hiệu quả?”[4].<br />
Chúng tôi tiến hành khảo sát KKTL của 89 giáo viên tiểu học. Trong đó, bao gồm 58<br />
giáo viên chủ nhiệm, 22 giáo viên chuyên và 09 cán bộ quản lí của 3 trường tiểu học: Trường<br />
Tiểu học Ngọc Linh, Trường Tiểu học Quyết Tâm, Trường Tiểu học Hua La. KKTL của họ<br />
được biểu hiện trên 3 mặt: Nhận thức, thái độ và hành vi.<br />
Với câu hỏi: Anh (chị) thường gặp những khó khăn tâm lí sau ở những mức độ nào khi<br />
đánh giá học sinh bằng nhận xét? Tương ứng với mỗi khó khăn tâm lí của GV chúng tôi liệt<br />
kê một số biểu hiện và đề nghị GV đánh dấu vào các mức độ “thường xuyên”, “thỉnh thoảng”,<br />
“không bao giờ”. Sau đó chúng tôi cho điểm theo mức 3đ - 2đ - 1đ; Với thang đánh giá là:<br />
<br />
2 X 3: Khó khăn; 1 X 2 : Có khó khăn nhưng không nhiều; X 1: Không khó khăn.<br />
Chúng tôi đã tiến hành xử lí số liệu và kết quả thu được ở các Bảng 1, 2, 3 như sau:<br />
43<br />
<br />
Bảng 1. KKTL của giáo viên qua biểu hiện về nhận thức khi ĐG bằng NX<br />
Mức độ<br />
<br />
STT<br />
<br />
Biểu hiện<br />
<br />
∑<br />
<br />
X<br />
<br />
Thứ bậc<br />
<br />
1<br />
<br />
Chưa có hiểu biết nhiều về ĐG bằng NX.<br />
<br />
153<br />
<br />
1,72<br />
<br />
4<br />
<br />
2<br />
<br />
Nhận thức về động cơ ĐG học sinh bằng NX chưa rõ ràng.<br />
<br />
219<br />
<br />
2,46<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của ĐG học sinh bằng NX<br />
<br />
213<br />
<br />
2,39<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
Chưa có hiểu biết đầy đủ về kĩ thuật ĐG bằng NX<br />
<br />
237<br />
<br />
2,66<br />
<br />
1<br />
<br />
Hầu hết giáo viên đều gặp khó khăn “Chưa có hiểu biết về kĩ thuật đánh giá bằng nhận<br />
xét” ( X 2, 66 ). Để nhận xét học sinh bằng lời và bằng chữ theo đúng tinh thần “vì sự tiến<br />
bộ của người học”, “không so sánh học sinh này với học sinh khác” thì giáo viên còn tỏ ra<br />
thiếu hiểu biết về các kĩ thuật như: Dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, câu từ...mang tính<br />
chất tích cực khi nhận xét học sinh. Mục đích của đánh giá bằng nhận xét là giảm áp lực về<br />
điểm số cho học sinh, hình thành “động cơ bên trong” cho học sinh trong quá trình học tập.<br />
Song không phải thầy cô nào cũng hiểu được điều ấy. Chính vì thế mà giáo viên gặp khó khăn<br />
“Nhận thức về động cơ đánh giá bằng nhận xét chưa rõ ràng”, và “Chưa nhận thức sâu sắc vai<br />
trò của đánh giá học sinh bằng nhận xét”.<br />
Bảng 2. KKTL của giáo viên qua biểu hiện về thái độ khi ĐG bằng NX<br />
STT<br />
<br />
Mức độ<br />
Biểu hiện<br />
<br />
∑<br />
<br />
X<br />
<br />
Thứ bậc<br />
<br />
1<br />
<br />
Chán nản khi phải NX quá nhiều<br />
<br />
245<br />
<br />
2,75<br />
<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
Chủ quan trong ĐG học sinh bằng NX<br />
<br />
131<br />
<br />
1,47<br />
<br />
6<br />
<br />
3<br />
<br />
Thiếu kiên nhẫn trong NX học sinh<br />
<br />
199<br />
<br />
2,24<br />
<br />
5<br />
<br />
4<br />
<br />
Mệt mỏi vì phải ghi quá nhiều NX vào hồ sơ, sổ sách<br />
<br />
263<br />
<br />
2,95<br />
<br />
1<br />
<br />
5<br />
<br />
Cảm thấy nhiều áp lực trong việc ĐG bằng NX<br />
<br />
205<br />
<br />
2,3<br />
<br />
4<br />
<br />
6<br />
<br />
Không hứng thú với việc ĐG bằng NX<br />
<br />
258<br />
<br />
2,89<br />
<br />
2<br />
<br />
Những khó khăn tâm lí được biểu hiện về mặt thái độ của giáo viên khi ĐG bằng NX<br />
cũng khá đa dạng. Có thể thấy, khó khăn “Mệt mỏi vì phải ghi quá nhiều nhận xét vào hồ sơ,<br />
sổ sách” là khó khăn lớn nhất ( X 2,95 ). Thay vì việc chấm điểm như trước đây, giáo viên<br />
phải nhận xét học sinh, phải ghi lời nhận xét hàng tháng về các mặt: Môn học và hoạt động<br />
giáo dục; phẩm chất; năng lực của học sinh vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Ngoài ra,<br />
hàng ngày, hàng tuần cũng phải ghi những lời nhận xét cụ thể về ưu nhược điểm của học sinh<br />
vào vở bài tập để các em biết hướng sửa chữa. Điều này đã khiến cho khối lượng công việc<br />
của giáo viên rất lớn, nên họ luôn cảm thấy chán nản, mệt mỏi... Vì công việc này đòi hỏi cần<br />
nhiều thời gian, tâm huyết... chính vì thế đa phần giáo viên thích đánh giá bằng điểm số hơn.<br />
Cho nên họ “Không hứng thú với đánh giá bằng nhận xét”; “Chán nản khi phải nhận xét quá<br />
nhiều”. Khó khăn “Chủ quan trong đánh giá học sinh bằng nhận xét” ở mức độ thấp nhất<br />
44<br />
<br />
( X 1, 47 ). Đa số giáo viên đều nhận thức được việc đánh giá trách nhiệm của mình nên họ<br />
ít chủ quan trong đánh giá học sinh.<br />
Bảng 3. KKTL của giáo viên qua các biểu hiện về hành vi khi ĐG bằng NX<br />
STT<br />
<br />
Mức độ<br />
Biểu hiện<br />
<br />
∑<br />
<br />
X<br />
<br />
Thứ bậc<br />
<br />
1<br />
<br />
Lúng túng, thiếu linh hoạt khi đưa ra lời NX phù hợp với HS<br />
<br />
247<br />
<br />
2,77<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
Chưa thích ứng với phương thức ĐG HS bằng NX<br />
<br />
171<br />
<br />
1,92<br />
<br />
6<br />
<br />
3<br />
<br />
Khó đưa ra những câu từ NX mang tính tích cực đối với HS một<br />
cách thường xuyên<br />
<br />
261<br />
<br />
2,93<br />
<br />
1<br />
<br />
4<br />
<br />
Chưa từ bỏ thói quen “so sánh học sinh” trong NX bằng lời<br />
<br />
186<br />
<br />
2,09<br />
<br />
5<br />
<br />
5<br />
<br />
Chưa quen với việc NX vì sự tiến bộ của học sinh<br />
<br />
221<br />
<br />
2,48<br />
<br />
4<br />
<br />
6<br />
<br />
NX một cách “hình thức” để hoàn thiện hồ sơ cho HS<br />
<br />
234<br />
<br />
2,63<br />
<br />
3<br />
<br />
KKTL của giáo viên khi ĐG bằng NX được biểu hiện sinh động nhất qua “hành vi” của<br />
họ. Giáo viên gặp khó khăn lớn nhất là “Khó đưa ra những câu từ nhận xét mang tính tích cực<br />
đối với học sinh một cách thường xuyên” ( X 2,93 ). Những lời nhận xét mang tính tích<br />
cực như “Cô tin là con sẽ làm được!”, “Cô rất vui vì con đã làm xong bài tập”, “Cô nghĩ sẽ tốt<br />
hơn nếu con...”,... thì không phải giáo viên nào cũng có thói quen dùng để nhận xét học sinh.<br />
2.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến KKTL của giáo viên khi ĐG bằng NX<br />
Những KKTL mà giáo viên gặp phải khi đánh giá bằng NX chịu ảnh hưởng bởi nhiều<br />
nguyên nhân kể cả chủ quan lẫn khách quan. Với câu hỏi: Theo anh (chị), những nguyên nhân<br />
sau ảnh hưởng đến KKTL của giáo viên khi đánh giá bằng NX ở những mức độ nào? Chúng tôi<br />
liệt kê một số nguyên nhân và đề nghị GV đánh dấu vào các mức độ “Nhiều”, “ít”, “không ảnh<br />
hưởng”. Sau đó chúng tôi cho điểm theo mức 3đ - 2đ - 1đ; Với thang đánh giá là: 2 X 3:<br />
Ảnh hưởng nhiều; 1 X 2 : Có ảnh hưởng nhưng không nhiều; X 1: Không ảnh hưởng.<br />
Chúng tôi đã tiến hành xử lí số liệu và thu được kết quả thu được ở Bảng 4, 5 như sau:<br />
Bảng 4. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến KKTL của giáo viên khi ĐG bằng NX<br />
STT<br />
<br />
Mức độ<br />
Nguyên nhân<br />
<br />
∑<br />
<br />
X<br />
<br />
Thứ<br />
bậc<br />
<br />
1<br />
<br />
Do thiếu kinh nghiệm ĐG bằng NX<br />
<br />
233<br />
<br />
2,62<br />
<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
Do bản thân chưa quen với việc ĐG thường xuyên bằng NX<br />
<br />
179<br />
<br />
2,01<br />
<br />
5<br />
<br />
3<br />
<br />
Do bản thân chưa tích cực với việc ĐG<br />
<br />
203<br />
<br />
2,28<br />
<br />
4<br />
<br />
4<br />
<br />
Do khả năng thích ứng của bản thân với cách ĐG bằng NX chưa cao<br />
<br />
177<br />
<br />
1,98<br />
<br />
6<br />
<br />
5<br />
<br />
Do không hứng thú với việc ĐG bằng NX<br />
<br />
265<br />
<br />
2,98<br />
<br />
1<br />
<br />
6<br />
<br />
Do chịu ảnh hưởng nặng nề của ĐG truyền thống<br />
<br />
242<br />
<br />
2,72<br />
<br />
2<br />
<br />
45<br />
<br />
Bảng 5. Nguyên nhân khách quan dẫn đến KKTL của giáo viên khi ĐG bằng NX<br />
STT<br />
<br />
Mức độ<br />
Nguyên nhân<br />
<br />
∑<br />
<br />
X<br />
<br />
Thứ bậc<br />
<br />
1<br />
<br />
Do thiếu tài liệu liên quan đến ĐG bằng NX<br />
<br />
132<br />
<br />
1,48<br />
<br />
10<br />
<br />
2<br />
<br />
Do ĐG bằng NX khó<br />
<br />
189<br />
<br />
2,12<br />
<br />
7<br />
<br />
3<br />
<br />
Do chưa được hướng dẫn cách ĐG bằng NX một cách cụ thể<br />
<br />
155<br />
<br />
1,74<br />
<br />
8<br />
<br />
4<br />
<br />
Việc tuyên truyền, giải thích hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục<br />
chưa hiệu quả, chưa tường minh<br />
<br />
135<br />
<br />
1,52<br />
<br />
9<br />
<br />
5<br />
<br />
Chưa có bộ chuẩn chung hay bộ tiêu chí chung để ĐG<br />
<br />
255<br />
<br />
2,86<br />
<br />
3<br />
<br />
6<br />
<br />
Do ĐG bằng NX tốn nhiều thời gian<br />
<br />
258<br />
<br />
2,9<br />
<br />
2<br />
<br />
7<br />
<br />
Do cấp trên yêu cầu phải hoàn thành nhiều sổ sách<br />
<br />
235<br />
<br />
2,64<br />
<br />
5<br />
<br />
8<br />
<br />
Do nhận thức của phụ huynh về ĐG bằng NX còn hạn chế<br />
<br />
210<br />
<br />
2,35<br />
<br />
6<br />
<br />
9<br />
<br />
Do sự thiếu hợp tác của phụ huynh trong việc ĐG bằng NX<br />
<br />
245<br />
<br />
2,75<br />
<br />
4<br />
<br />
10<br />
<br />
Do phải NX quá nhiều HS<br />
<br />
264<br />
<br />
2,97<br />
<br />
1<br />
<br />
Như vậy, có thể thấy nguyên nhân ảnh hưởng nhiều nhất đến KKTL của giáo viên là<br />
“Do phải nhận xét quá nhiều HS”, “Do ĐG bằng NX tốn nhiều thời gian”; “Do không hứng<br />
thú với ĐG bằng NX”, bởi giáo viên “chịu ảnh hưởng nặng nề của cách đánh giá truyền<br />
thống”. Một số giáo viên Trường Tiểu học Ngọc Linh cho rằng: “Nếu như sĩ số lớp học là 25<br />
học sinh/lớp thì dường như đánh giá bằng nhận xét sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Lớp chúng tôi<br />
dạy có đến 40 học sinh thì việc nhận xét thường xuyên cho từng em học sinh là rất khó”<br />
Dường như giáo viên vẫn thích hướng đánh giá cũ tức là đánh giá thường xuyên bằng điểm số<br />
với các môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lí. Họ cho rằng, đánh giá bằng nhận<br />
xét tốn nhiều thời gian, công sức nên giáo viên vất vả hơn. Chấm điểm dù đông học sinh<br />
nhưng vẫn nhanh hơn đánh giá bằng NX. Hơn nữa, giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong<br />
việc ĐG bằng NX. Chính vì thế đánh giá bằng nhận xét đôi khi còn “hình thức” thậm chí<br />
“chống đối” để phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra của cấp trên.<br />
3. Kết luận<br />
Việc ĐG học sinh tiểu học bằng NX là việc làm rất cần thiết đối với nền giáo dục hiện<br />
đại. Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng có thể “sẵn sàng” trong việc ĐG học sinh theo<br />
hướng này. Giáo viên tiểu học của một số trường tiểu học ở thành phố Sơn La khi ĐG học<br />
sinh theo hướng này cũng gặp muôn vàn khó khăn về mặt tâm lí, được biểu hiện qua các mặt:<br />
nhận thức, thái độ, hành vi. Mỗi biểu hiện khó khăn được xếp theo các thứ bậc khác nhau.<br />
Những khó khăn lớn nhất mà giáo viên gặp phải đó là: chưa có hiểu biết về kĩ thuật ĐG học<br />
sinh bằng nhận xét; chán nản khi phải NX quá nhiều; Chính vì thế mà “khó quan tâm đến tất<br />
cả học sinh trong lớp”. Các khó khăn này do nhiều nguyên nhân từ phía giáo viên, các cấp<br />
quản lí, học sinh... Năm học 2016 - 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai chỉnh sửa một<br />
số nội dung trong Thông tư 30/2014/TT - BGDĐT thành Thông tư 22/2016/TTBGDĐT và<br />
chính thức có hiệu lực từ 06/11/2016. Trong đó có sự thay đổi cơ bản về việc giảm tải hồ sơ<br />
46<br />
<br />