Khó khăn tâm lí của người đồng tính nam
lượt xem 4
download
Bài viết phân tích những thách thức và khó khăn tâm lí của người đồng tính nam ở độ tuổi từ 25 đến 35 và chỉ ra những vấn đề gây nên khó khăn tâm lí của người đồng tính nam trong 4 lĩnh vực: Tình yêu; giao tiếp ứng xử với người khác; mối quan hệ với cha mẹ và định hướng phát triển bản thân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khó khăn tâm lí của người đồng tính nam
- JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0209 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 200-207 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn KHÓ KHĂN TÂM LÍ CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NAM Trần Thanh Hằng Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết phân tích những thách thức và khó khăn tâm lí của người đồng tính nam ở độ tuổi từ 25 đến 35 và chỉ ra những vấn đề gây nên khó khăn tâm lí của người đồng tính nam trong 4 lĩnh vực: Tình yêu; Giao tiếp ứng xử với người khác; Mối quan hệ với cha mẹ và Định hướng phát triển bản thân. Ngoài ra, chúng tôi tiến hành so sánh và tìm hiểu mối tương quan giữa sự công khai hay giấu kín về xu hướng giới tính với khả năng gặp khó khăn tâm lí trong 4 lĩnh vực kể trên. Trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến về trợ giúp tâm lí cho người đồng tính nam ở độ tuổi từ 25 đến 35. Từ khóa: Khó khăn tâm lí, người đồng tính nam, tình yêu, giao tiếp ứng xử, mối quan hệ với cha mẹ, định hướng phát triển bản thân. 1. Mở đầu Người đồng tính là nhóm tồn tại tự nhiên trong bất cứ xã hội nào, nhưng sự công khai xu hướng tình dục của những người đồng tính hiện nay còn gặp nhiều rào cản. Không phải người đồng tính nào cũng đủ can đảm để thừa nhận: “Tôi là người đồng tính”. Sự nhận thức về đồng tính chưa đầy đủ, những quan điểm về tôn giáo, định kiến xã hội, sức ép từ phía gia đình hay chính sự mặc cảm của những người đồng tính về sự khác biệt của mình đều có thể là nguyên nhân khiến người đồng tính e ngại bộc lộ xu hướng tình dục đồng tính của mình. Nghiên cứu của nhà tâm lí học xã hội Gregory M.Herek thực hiện trong 2 năm (từ 1990 đến 1992) trên 538 người đồng tính tại Mĩ đã chỉ ra có sự khác biệt tâm lí rất lớn giữa những người đồng tính (cả nam và nữ) đã công khai và người đồng tính kín: Những người đồng tính đã công khai có xu hướng suy nghĩ tích cực hơn; đồng thời, những người thân và bạn bè của họ cũng có suy nghĩ tích cực hơn về vấn đề đồng tính sau khi biết con em hoặc bạn thân của mình là người đồng tính. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người đồng tính sau khi công khai có xu hướng chấp nhận một cách tích cực thái độ kì thị, phân biệt đối xử của cộng đồng với họ. Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp người đồng tính khi công khai gặp phải những vấn đề liên quan đến bạo lực do người kì thị đồng tính gây ra [5]. Khó khăn tâm lí của người đồng tính nam là những cản trở, vướng mắc trong cuộc sống của bản thân họ và biểu hiện đa dạng trong từng lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, sự hiểu biết về đồng tính còn hạn chế, tài liệu và nghiên cứu về đồng tính Ngày nhận bài: 17/07/2015. Ngày nhận đăng: 10/10/2015. Liên hệ:, e-mail: hang.tran0512@gmail.com 200
- Khó khăn tâm lí của người đồng tính nam nói chung và khó khăn tâm lí của người đồng tính nam nói riêng còn chưa sâu sắc và phổ biến khiến cộng đồng chưa quan tâm và hiểu về đồng tính, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người đồng tính e ngại trong việc công khai. Bất cứ cá nhân nào trong xã hội cũng có thể gặp phải những vấn đề khó khăn tâm lí, đặc biệt là ở người đồng tính. Việc tìm ra những tác động gây nên khó khăn tâm lí sẽ góp phần xây dựng chương trình phòng ngừa và can thiệp tâm lí cho nhóm này. Bài viết tổng hợp và giới thiệu kết quả nghiên cứu khó khăn tâm lí của người đồng tính nam ở độ tuổi từ 25 đến 35 và chỉ ra những vấn đề gây nên khó khăn tâm lí của người đồng tính nam trong 4 lĩnh vực: Tình yêu; Giao tiếp ứng xử với người khác; Mối quan hệ với cha mẹ và Định hướng phát triển bản thân. Ngoài ra, chúng tôi tiến hành so sánh và tìm hiểu mối tương quan giữa sự công khai hay giấu kín về xu hướng giới tính với khả năng gặp khó khăn tâm lí trong 4 lĩnh vực kể trên. Trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến về trợ giúp tâm lí cho người đồng tính nam ở độ tuổi từ 25 đến 35. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đặc điểm nhóm mẫu và các phương pháp nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 117 khách thể là người đồng tính nam ở độ tuổi từ 25 đến 35 đang sinh sống tại thành phố Hà Nội. Trong số 117 khách thể, có 5 khách thể đã hoàn toàn công khai việc bản thân là người đồng tính (chiếm 4,5%); 45 khách thể “lúc công khai, lúc bí mật” việc bản thân là người đồng tính (chiếm 40,9%); 60 khách thể hoàn toàn bí mật việc bản thân là người đồng tính (chiếm 54,5%), 7 khách thể không trả lời ở mục này. Tất cả các khách thể đều chưa kết hôn dị tính. Nghiên cứu đồng thời tập trung nghiên cứu 2 trường hợp, trong đó khách thể A - 27 tuổi, đã công khai xu hướng tình dục, đang là chuyên viên trang điểm tự do và khách thể B - 30 tuổi, chưa công khai xu hướng tình dục và đang là công chức nhà nước. Trong số 117 khách thể, có 85 khách thể đang có mối quan hệ yêu đương với bạn cùng giới, chiếm 72,6%; 32 khách thể đang không có mối quan hệ cùng giới, chiếm 27,4%. Các phương pháp chính sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn và phương pháp nghiên cứu trường hợp. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu. Trong quá trình xây dựng bảng hòi, chúng tôi xây dựng 60 tình huống cụ thể liên quan đến khó khăn tâm lí trong từng lĩnh vực, sau khi thu được kết quả khảo sát, chúng tôi tiến hành phân tích nhân tố và thu được 4 nhân tố với 37 items. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Đời sống tâm lí của người đồng tính nam ở độ tuổi từ 25 đến 35 Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tổng quan về đời sống tâm lí của các khách thể thông qua câu hỏi: “Nhìn chung đời sống tâm lí của bạn hiện nay là”. Kết quả cho thấy, trong 117 khách thể tham gia trả lời bảng hỏi, có 17 khách thể (chiếm 14,5%) cho rằng đời sống tâm lí của mình bình yên, không có vấn đề gì; 40 khách thể (chiếm 34,2%) cho biết mình có những lo lắng bất an, nhưng không rõ ràng cụ thể là gì và thuộc lĩnh vực nào; 41 khách thể (chiếm 35%) cho biết mình thỉnh thoảng cảm thấy lo lắng và bất an ở một số lĩnh vực cụ thể; 19 khách thể (chiếm 16,2%) cho biết 201
- Trần Thanh Hằng mình thường xuyên cảm thấy lo lắng và bất an. Có thể thấy đa số khách thể (chiếm 85,5%) đang gặp phải những vấn đề khó khăn tâm lí ở các mức độ khác nhau, chỉ có 14,5% khách thể cảm nhận cuộc sống của mình bình yên, không gặp vấn đề khó khăn gì. 2.2.2. Tần suất gặp khó khăn tâm lí ở người đồng tính nam ở độ tuổi từ 25 đến 35 Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát mức độ và tần suất gặp phải khó khăn tâm lí của các khách thể trong từng lĩnh vực cụ thể, bao gồm 6 lĩnh vực: Định hướng phát triển bản thân, Tình yêu, Giao tiếp với người khác, Mối quan hệ với cha mẹ và người thân, Hôn nhân và Công việc, nghề nghiệp thông qua câu hỏi: “Tần suất gặp phải khó khăn tâm lí của bạn trong các lĩnh vực cụ thể” với 3 mức độ: (1) Thường xuyên, (2) Thỉnh thoảng, (3) Không bao giờ. Kết quả thu được cho thấy có tỉ lệ cao khách thể tự đánh giá mình gặp phải khó khăn tâm lí chủ yếu ở lĩnh vực “Tình yêu”, tiếp sau đó là các lĩnh vực khác.lần lượt là: “Công việc, nghề nghiệp”, “Mối quan hệ với cha mẹ”, “Hôn nhân”, “Giao tiếp ứng xử với người khác”.Lĩnh vực “Định hướng sự phát triển bản thân” được các khách thể tự đánh giá ít gặp phải. 2.2.3. Mức độ nghiêm trọng của các lĩnh vực đến đời sống tâm lí của người đồng tính nam ở độ tuổi từ 25 đến 35 Kết quả khảo sát mức độ nghiêm trọng của từng lĩnh vực đến đời sống tâm lí các khách thể cho thấy các khách thể tự đánh giá những vấn đề trong lĩnh vực “Mối quan hệ với cha mẹ, người thân” nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến đời sống tâm lí của họ, thể hiện qua điểm trung bình (ĐTB) = 2,75, cao nhất trong các lĩnh vực khác. Tiếp sau đó là các lĩnh vực khác bao gồm “Tình yêu” (ĐTB =2,63); “Hôn nhân” (ĐTB = 2,6); “Công việc, nghề nghiệp” (ĐTB = 2,58); “Định hướng phát triển bản thân” (ĐTB = 2,51); “Giao tiếp ứng xử với người khác” (ĐTB = 2,35). Bảng 1. Khó khăn tâm lí liên quan tới lĩnh vực định hướng phát triển bản thân Số lượng Điểm Các item (phần trăm) trung bình Băn khoăn về những lựa chọn của bản thân đối với công việc, tình 55,6% 0,56 yêu hoặc cả hai Không xác định được phương hướng lâu dài cho cuộc đời 64,1% 0,64 Hay suy nghĩ mông lung, triền miên về mọi việc 76,1% 0,76 Mong muốn được kết hôn, chung sống với người yêu của mình 46,2% 0,46 nhưng pháp luật và gia đình không cho phép Lo sợ cha mẹ sẽ suy sụp và buồn bã khi biết mình là người đồng 63,2% 0,63 tính Đang tính đến chuyện kết hôn để làm hài lòng gia định mặc dù 12,8% 0,13 cảm thấy có lỗi với bản thân và người khác Mong muốn có con nhưng không muốn kết hôn với người khác giới 54,7% 0,55 Lo lắng cho tương lai phía trước nếu như mình không công khai 44,8% 0,45 giới tính cũng không kết hôn Có tình cảm với một đồng nghiệp nhưng sợ bị mọi người trêu chọc 31,6% 0,32 nên không dám biểu lộ tình cảm 202
- Khó khăn tâm lí của người đồng tính nam Khó khăn tâm lí trong lĩnh vực định hướng phát triển bản thân Trong 9 item liên quan đến vấn đề định hướng phát triển bản thân, chúng tôi nhận thấy sự định hướng có liên quan chặt chẽ đến những lĩnh vực khác, bao gồm định hướng về công việc, hôn nhân, tình yêu, công khai giới tính, mối quan hệ với cha mẹ (Bảng 1.). Có thể thấy, có tỉ lệ cao khách thể không xác định được kế hoạch cuộc đời của mình một cách lâu dài trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Việc sống không mục đích, không lí tưởng và không có định hướng có thể gây nên nhiều vấn đề trong cuộc sống của người đồng tính nam ở độ tuổi từ 25 đến 35. Khó khăn tâm lí trong lĩnh vực giao tiếp và quan hệ với người khác Ở độ tuổi từ 25 đến 35, thanh niên nói chung và thanh niên đồng tính nói riêng đang trong quá trình xây dựng và phát triển những mối quan hệ cá nhân. Những mối quan hệ này có thể liên quan trực tiếp đến sự phát triển nghề nghiệp hoặc các mối quan hệ tình cảm. Trong 13 item liên quan đến lĩnh vực giao tiếp và quan hệ với người khác, chúng tôi nhận thấy chúng có liên quan chặt chẽ đến các lĩnh vực khác như kĩ năng sống, vấn đề lòng tự tôn của bản thân hoặc các vấn đề liên quan đến công việc, nghề nghiệp. Cụ thể: Bảng 2. Khó khăn tâm lí liên quan tới lĩnh vực định hướng phát triển bản thân Số lượng Điểm Các item (phần trăm) trung bình Thiếu tự tin trong giao tiếp 38,5% 0,38 Cảm thấy khó khăn trong việc giao tiếp để làm vừa lòng người 21,4% 0,21 khác Không biết ứng xử thế nào cho phù hợp với tình huống 30,2% 0,3 Khó kéo dài câu chuyện khi nói chuyện với mọi người 36,8% 0,37 Không thấy thoải mái, tự nhiên khi tiếp xúc với người lạ 44,4% 0,44 Khó giao tiếp với đồng nghiệp vì khác biệt tư tưởng và quan 24,8% 0,25 điểm Luôn phải nói những lời không thật lòng khi giao tiếp với đồng 27,4% 0,27 nghiệp hoặc người khác để không làm mất lòng họ Không biết cách bắt đầu/gợi mở câu chuyện khi nói chuyện 36,8% 0,37 với người lạ Không dám/khó từ chối những yêu cầu vô lí từ người khác 19,7% 0,2 Không tự tin vào những quyết định của bản thân 50,4% 0,5 Mặc dù không thích môi trường làm việc và đồng nghiệp xung quanh nhưng phải chịu đựng và không thể nghỉ việc vì nhiều 22,2% 0,22 lí do Khó diễn đạt ý kiến/ý tưởng của mình trong công việc 22,2% 0,22 Cảm thấy mệt mỏi và ức chế với một số đồng nghiệp mà không 19,7% 0,2 thể tháo gỡ được Như vậy, có thể thấy có tỉ lệ cao khách thể không tin tưởng vào sự lựa chọn và những quyết 203
- Trần Thanh Hằng định của bản thân. Điều này có thể đến từ nhiều nguyên nhân như sự tự tin, khả năng độc lập, tự chủ trong các vấn đề, kế hoạch và xác định phương hướng đường đời của khách thể. Ngoài ra, các khách thể gặp phải một số vấn đề trong giao tiếp liên quan đến một số vấn đề như thiếu hụt kĩ năng giao tiếp, yếu tố văn hóa và định hướng sự phát triển của bản thân. Tuy chỉ chiếm ở mức độ trung bình và thấp trong từng tình huống, nhưng đây là vấn đề cần được quan tâm do vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, quan hệ với người khác và sự tự tin của khách thể. Khó khăn tâm lí trong lĩnh vực tình yêu Chúng tôi đã tiến hành phân tích những khía cạnh trong lĩnh vực tình yêu gây nên khó khăn tâm lí cho khách thể. Chúng tôi thu được kết quả với tỉ lệ khá phân tán và không quá cao. Bảng 3. Khó khăn tâm lí trong lĩnh vực tình yêu Số lượng Điểm Các item (phần trăm) trung bình Không tin tưởng vào người yêu 14,5% 0,15 Bị phụ thuộc vào người yêu (về tâm lí, vật chất,...) 10,3% 0,1 Hay cãi nhau với người yêu 10,3% 0,1 Cảm thấy người yêu không xác định một mối quan hệ nghiêm 23,1% 0,23 túc với mình Mất quá nhiều thời gian cho tình yêu 17,9% 0,18 Bị người yêu lạm dụng 16,2% 0,16 Thanh niên ở độ tuổi từ 25 đến 35 là độ tuổi tìm kiếm và xác định cho mình những mối quan hệ gắn bó lâu dài; đây cũng là độ tuổi mà vấn đề tình yêu ảnh hưởng nhiều đến đời sống tâm lí. Những người đồng tính nam trong quá trình tìm kiếm và yêu đương có thể gặp một số vấn đề liên quan đến sự kì thị, vấn đề lạm dụng hoặc một số vấn đề liên quan đến sự gắn kết trong tình yêu, điều này ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến đời sống tâm lí của khách thể. Có 46,2% khách thể mong muốn được chung sống và kết hôn với người yêu của mình nhưng pháp luật và gia đình không cho phép. Việc không được sống chung một cách hợp pháp và được công nhận với người mình yêu có thể là một trong những nguyên nhân khiến người đồng tính nam không tin tưởng vào tình yêu trong giới, bên cạnh nguyên nhân đến từ nguyên nhân thiếu sự gắn kết và ràng buộc bởi con cái. Mối quan hệ với cha mẹ và người thân Chúng tôi tiến hành phân tích những khía cạnh ảnh hưởng tới khó khăn tâm lí ở 117 khách thể trong lĩnh vực mối quan hệ giữa cha mẹ và người thân. Kết quả cụ thể được thể hiện ở Bảng 4. Có thể thấy chiếm tỉ lệ cao nhất là khía cạnh: “Cha mẹ kì thị người đồng tính nên không dám chia sẻ với cha mẹ”. Ở độ tuổi từ 25 đến 35, mặc dù đã là người trưởng thành, nhưng không ít thanh niên vẫn cần đến sự trợ giúp của cha mẹ và người thân về tinh thần hoặc vật chất và cần đến sự tư vấn, đưa ra lời khuyên từ phía cha mẹ. Sự e dè, không dám chia sẻ với cha mẹ mình, đặc biệt là ở vấn đề rất quan trọng là vấn đề giới tính thật của mình có thể gây nên những căng thẳng và khó khăn tâm lí ở khách thể. Ngoài ra, có một số ít khách thể cảm thấy: “Cha mẹ, người thân xa lánh (ĐTB =0,15), dù tỉ lệ này không cao nhưng nên lưu tâm đến hoạt động hỗ trợ phòng ngừa khó khăn tâm lí có thể xảy ra ở đối tượng này. 204
- Khó khăn tâm lí của người đồng tính nam Bảng 4. Khó khăn tâm lí liên quan tới lĩnh vực mối quan hệ với cha mẹ và người thân Điểm Độ lệch Các item trung bình chuẩn Cha mẹ can thiệp quá nhiều vào những vấn đề cá nhân 0,23 0,424 Cha mẹ hay trách mắng 0,23 0,443 Cha mẹ đề ra yêu cầu quá cao 0,25 0,434 Gia đình có những bất hòa 0,25 0,982 Cha mẹ/người thân xa lánh 0,15 0,354 Cha mẹ kì thị người đồng tính nên không dám chia sẻ với 0,42 0,495 cha mẹ Cha mẹ liên tục nhắc nhở đến chuyện cần phải có bạn gái và 0,28 0,452 kết hôn Cha mẹ hay so sánh bạn với những người khác 0,4 0,49 Luôn bị gia đình hoặc những người xung quanh thúc ép chuyện 0,19 0,392 kết hôn 2.3. So sánh giữa các lĩnh vực gây khó khăn tâm lí ở người đồng tính nam ở độ tuổi từ 25 đến 35 Chúng tôi tiến hành so sánh điểm trung bình giữa 4 lĩnh vực có ảnh hưởng đến đời sống tâm lí của khách thể và tạo nên những khó khăn tâm lí ở họ. Kết quả so sánh cụ thể dưới bảng sau: Bảng 5. So sánh giữa các lĩnh vực gây khó khăn tâm lí ở khách thể Điểm Độ lệch Các item trung bình chuẩn Giao tiếp và quan hệ với người khác 0,303 0,204 Quan hệ với cha mẹ và người thân 0,264 0,279 Tình yêu 0,154 0,129 Xác định phương hướng cho tương lai 0,501 0,22 Khách thể nằm trong độ tuổi từ 25 đến 35 - là độ tuổi đang tìm kiếm và khẳng định “cái tôi” của bản thân, việc xác định đường hướng cho cuộc đời là việc rất quan trong đối với bản thân mỗi người và có thể phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc băn khoăn giữa những lựa chọn của bản thân về công việc, nghề nghiệp, tình yêu, sự công khai xu hướng tình dục của bản thân. . . có thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên khó khăn tâm lí ở khách thể. Ngoài ra, việc chưa xác định được kế hoạch đường đời một cách cụ thể là lâu dài có thể khiến các khách thể lo lắng và căng thẳng khi cảm thấy mông lung về cuộc đời phía trước. Việc không xác định rõ ràng và cụ thể về bản thân có thể lại là nguyên nhân khiến khách thể gặp khó khăn tâm lí trong những lĩnh vực khác. 2.3.1. Xem xét tương quan giữa trạng thái công khai và khó khăn tâm lí ở các lĩnh vực Chúng tôi tiến hành xem xét tương quan giữa các lĩnh vực gây nên khó khăn tâm lí ở người đồng tính nam (Bảng 6). 205
- Trần Thanh Hằng Bảng 6. Bảng tương quan giữa các lĩnh vực gây khó khăn tâm lí (1) (2) (3) (4) Giao tiếp ứng xử với Tương quan Pearson 1 người khác (1) Sig. (2-tailed) Quan hệ với cha mẹ, Tương quan Pearson 0,196* 1 người thân (2) Sig. (2-tailed) 0,034 Tương quan Pearson 0,167 0,368** 1 Tình yêu (3) Sig. (2-tailed) 0,071 0,000 Xác định phương hướng Tương quan Pearson 0,294** 0,334** 0,241** 1 cho bản thân (4) Sig. (2-tailed) 0,001 0,000 0,009 Theo bảng trên, chúng ta có thể thấy sự tương quan trung bình giữa lĩnh vực mối quan hệ với cha mẹ, người thân với lĩnh vực tình yêu (r = 0,368) và tương quan trung bình giữa mối quan hệ với cha mẹ, người thân với lĩnh vực xác định phương hướng cho bản thân (r = 0,334). Sự tương quan này cho thấy nếu khách thể có mối quan hệ với cha mẹ, người thân ít gặp khó khăn thì lĩnh vực tình yêu và xác định phương hướng cho bản thân cũng ít gặp khó khăn. 3. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu trên, có thể thấy đa số người đồng tính nam ở độ tuổi từ 25 đến 35 đang gặp phải những vấn đề khó khăn tâm lí ở các mức độ khác nhau và ở cả 6 lĩnh vực khảo sát. Có số ít người đồng tính nam cảm nhận cuộc sống của mình bình yên, không gặp vấn đề khó khăn gì. Trong đó, người đồng tính nam tính nam ở độ tuổi từ 25 đến 35 cho rằng vấn đề khiến mình gặp khó khăn tâm lí nhiều nhất là vấn đề “Tình yêu”và vấn đề gây ảnh hưởng nặng nề nhất là “Mối quan hệ với cha mẹ, người thân”. Người đồng tính nam ở độ tuổi từ 25 đến 35 gặp khó khăn tâm lí nhiều nhất là lĩnh vực (1) Xác định phương hướng cho bản thân, (2) Giao tiếp, ứng xử với người khác, (3) Mối quan hệ với cha mẹ, người thân và (4) Tình yêu. Đặc biệt, trong nhóm mẫu nghiên cứu này có tương quan giữa mối quan hệ với cha mẹ, người thân với lĩnh vực công việc, nghề nghiệp và tình yêu. Về nhân tố chủ yếu gây nên khó khăn tâm lí của người đồng tính nam ở độ tuổi từ 25 đến 35. Từ phía khách quan là do mối quan hệ với cha mẹ, người thân và bạn bè; nhân tố chủ quan là do tính cách của bản thân. Nhân tố phương tiện truyền thông rất ít tác động đến khó khăn tâm lí ở người đồng tính nam ở độ tuổi từ 25 đến 35. Có thể thấy đa số người đồng tính nam ở độ tuổi từ 25 đến 35 mong muốn nhận được sự trợ giúp tâm lí chuyên nghiệp bởi nhà tâm lí học. Đa số người đồng tính còn e dè trong việc sử dụng dịch vụ vì nhiều lí do. Khuyến nghị dành cho các đối tượng có liên quan đến người đồng tính nam: Đối với bản thân người đồng tính nam: Với những người đồng tính nam đang “thường xuyên lo lắng và bấtan” nên tự tìm cách vượt qua hoặc tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ phù hợp. Tìm cách mở rộng kiến thức, kĩ năng, hiểu bản thân và tự nhận diện được vấn đề/khó khăn của mình. Chuẩn bị tâm thế trước những vấn đề có thể gặp phải trong các hoàn cảnh khác nhau. Đối với cha mẹ, người thân của đồng tính nam: Nên tự tìm hiểu những thông tin cập nhật và khoa học về vấn đề đồng tính, thông cảm và tôn trọng và học cách chấp nhận con mình là người đồng tính. Tìm đến các dịch vụ trợ giúp tâm lí khi cần thiết. 206
- Khó khăn tâm lí của người đồng tính nam Đối với bạn bè: Nên tìm hiểu những thông tin khoa học về đồng tính, tôn trọng và chia sẻ với bạn bè. Có hành vi đúng đắn và định hướng đúng đắn khi biết bạn mình là người đồng tính. Đối với các chuyên gia tâm lí: Ngoài việc mỗi cá nhân thực hành nghề đúng đắn và chuyên nghiệp, cần có những quy định và tiêu chuẩn đạo đức nghề rõ ràng và cần tuân thủ. Đồng thời, cần có hình thức tiếp cận đến cộng đồng chuyên nghiệp và rộng rãi hơn để giúp cộng đồng có thể được tiếp cận dịch vụ tâm lí chuyên nghiệp. Nên có những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này để khắc phục những điểm hạn chế trong nghiên cứu: “Khó khăn tâm lí của ngườ đồng tính nam” và bổ sung cơ sở lí luận cũng như góp phần nâng cao hiểu biết của mọi người về đồng tính. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Thanh Hằng, 2012. Nghiên cứu về stress của sinh viên đồng tính nam ở độ tuổi từ 18 đến 25. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Tâm lí học đường, lí luận, thực tiễn và định hướng phát triển, tr.108-114. [2] Trần Thanh Hằng, 2014. Nghiên cứu thái độ đối với bản thân của người đồng tính nam ở độ tuổi từ 18 đến 25. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Toàn quốc Sức khỏe Tâm thần trong trường học, tr.450-458. [3] Trần Thị Lệ Thu, Phan Trọng Ngọ, 2014. Khó khăn tâm lí của trẻ em – thanh thiếu niên qua từng giai đoạn phát triển và vai trò của các nhà tâm lí học trẻ tuổi trong hệ thống học đường. Kỉ yếu hội thảo khoa học toàn quốc Sức khỏe tâm thần trong trường học, tr.18-36. [4] Gonsiorek, J.C. Homosexuality, 2007. Research Implications for Public Policy. The empirical basis for the demise of the illness model of homosexuality, tr.115-136. [5] Gregory M.H, 2001. Heterosexual’s Attitudes toward Lesibian and Gay men: Does coming out Make a Difference. University of California at Davis. [6] Vivienne Cass, 1990. Handbook of Affirmative Psychotherapy with Lesbians and Gay Men. In Ritter and Terndrup. ABSTRACT Psychology difficuties among those who are gay In this article we analyzed the psychological challenges and difficulties of gay people who are 25 to 35 years old. We looked at the difficulties gay people encountered in four domains: Love, Communication, Relationship with parents and Self-development. We then looked for a correlation between coming out or not in the four domains. After gathering this information, we proposed how gay people who are 25 to 35 years old could obtain support from family, friends and from themselves. Keywords: Psychological difficulties, gay, love, communication, relationship with parents, self-development 207
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Tâm lý học người trưởng thành
99 p | 1528 | 78
-
Module bồi dưỡng thường xuyên TH - Module 2: Đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc ít người, học sinh có nhu cầu đặc biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn
78 p | 728 | 58
-
Module bồi dưỡng thường xuyên Tiểu học - Module 2: Một số vấn đề về tâm lí học dạy học ở tiểu học Đặc điểm tâm lí của học sinh yếu kém, học sinh cá biệt, học sinh giỏi và học sinh năng khiếu
78 p | 265 | 21
-
cha mẹ nhật dạy con tự lập: phần 1 - sugahara yuko
145 p | 108 | 15
-
Khó khăn tâm lí và thực trạng hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh
12 p | 137 | 15
-
Một số đặc điểm tâm lí và những vấn đề khó khăn của người cao tuổi
11 p | 108 | 10
-
Các yếu tố liên quan đến khủng hoảng tuổi về hưu ở người cao tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 156 | 9
-
Tự đánh giá về lo lắng của sinh viên trường Đại học Sư phạm TPHCM trong quá trình học tập theo hệ thống tín chỉ
8 p | 88 | 4
-
Sức khoẻ tâm lí của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Hà Nội
8 p | 83 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn