Giáo trình Tâm lý học người trưởng thành
lượt xem 78
download
Giáo trình cung cấp những hiểu biết cơ bản về điều kiện phát triển tâm lý và những đặc điểm tâm lý đặc trưng của người trưởng thành để có cách nhìn đúng về các thuận lợi và khó khăn của người trưởng thành, và có cách ứng xử phù hợp với họ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Tâm lý học người trưởng thành
- GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TS. TRẦN THỊ THU MAI Chỉ đạo tổ chức biên soạn giáo trình: TS. Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giáo trình: Số 1267/QĐĐHSPdo Hiệu Trưởng PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng kí ngày 27 tháng 5 năm 2013 Quyết định phê duyệt sử dụng giáo trình: số 1333/QĐĐHSP do Hiệu Trưởng PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng kí ngày 06 tháng 6 năm 2013 Mã số sách chuẩn quốc tế ISBN: 9786049180491 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Tâm lí học người trưởng thành là một môn học cung cấp một số hiểu biết cơ bản về điều kiện phát triển tâm lí và những đặc điểm tâm lí đặc trưng của người trưởng thành. Từ đó, có cách nhìn đúng về các thuận lợi và khó khăn của người trưởng thành, và có cách ứng xử phù hợp với họ. Qua môn học này người học được hình thành những kiến thức: hiểu được các điều kiện phát triển tâm lí của người trưởng thành, nhận diện và giải thích được sự phát triển nhận thức, tình cảm, nhân cách… của người trưởng thành; những kĩ năng: vận dụng những nét tâm lí đặc trưng của người trưởng thành để giải thích các vấn đề ở lứa tuổi trưởng thành trẻ tuổi, trung niên và người cao tuổi, tìm được các giải pháp thích hợp giải quyết các hiện tượng đặc trưng của từng lứa tuối, sử dụng một số trắc nghiệm trong nghiên cứu về người trưởng
- thành; và đồng thời hình thành thái độ yêu thích tìm hiểu tâm lí người trưởng thành, có sự quan tâm và thái độ tích cực như là một nhà Tâm lí học khi nghiên cứu, giao tiếp, ứng xử với người trưởng thành. Quyển giáo trình Tâm lí học người trưởng thành này là sản phẩm kế thừa các tư liệu của những nhà khoa học nghiên cứu về Tâm lí học người trưởng thành và nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy, nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh các trường Đại học đối với môn Tâm lí học người trưởng thành. Cấu trúc của giáo trình bao gồm 4 chương: Chương 1: Lí luận chung về Tâm lí học người trưởng thành Chương 2: Tâm lí học người trưởng thành trẻ tuổi Chương 3: Tâm lí học người trung niên Chương 4: Tâm lí học người cao tuổi Lần đầu tiên, giáo trình Tâm lí học người trưởng thành được biên soạn theo chương trình và phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và chia sẻ của các nhà khoa học, quý đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình tiếp tục được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn. Tác giả CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÂM LÍ HỌC NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH 1.1. Đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa của Tâm lí học người trưởng thành Từ khi Tâm lí học lứa tuổi trở thành một ngành khoa học độc lập vào cuối thế kỉ thứ XIX, đầu thế kỉ XX đã xuất hiện những quan điểm nghiên cứu về thanh niên: quan
- điếm phát sinh sinh học về sự phát triển chú ý chủ yếu đến những yếu tố quyết định sinh học của sự phát triển, mà từ đó các thuộc tính tâm lí xã hội xuất phát hoặc tương hợp (S. Holl, A. Gezell), quan điểm phát sinh xã hội hướng sự chú ý chủ yếu vào các quá trình xã hội hóa và vào những nhiệm vụ mà xã hội đặt ra trong một giai đoạn đường đời phù hợp (K. Levin), quan điểm phát sinh tâm lí lấy sự phát triển của các quá trình và chức năng tâm lí riêng của học thuyết động thái tâm lí của Erik Erikson. [2, 2643] Các nhà Tâm lí học nghiên cứu người trưởng thành có xu hướng làm sáng tỏ những đặc điểm tâm lí lứa tuổi trưởng thành và tiến trình phát triển nhân cách cá nhân qua các giai đoạn của người trưởng thành. 1.1.1. Đối tượng của Tâm lí học người trưởng thành Đối tượng nghiên cứu của Tâm học người trưởng thành là các hiện tượng tâm lý (quá trình tâm trạng thái tâm lí, thuộc tính tâm lí – phẩm chất tâm trong từng giai đoạn lứa tuổi người trưởng thành. Cụ thể, Tâm lí học người trưởng thành nghiên cứu: Động lực của sự phát triển tâm lí người trưởng thành, làm rõ nguyên nhân, điều kiện, các nhân tố gây ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến sự hình thành và phát triển tâm lí con người trong mỗi giai đoạn của lứa tuổi trưởng thành, chỉ ra nhân tố nào đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển tâm lí. Cụ thể, đó chính là những điều kiện về thể chất, điều kiện sống và các dạng hoạt động, những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình sống và hoạt động của cá nhân trong từng giai đoạn của lứa tuổi trưởng thành. Những đặc điểm của các quá trình tâm lí và phẩm chất tâm lí của cá nhân ở các giai đoạn khác nhau của người trưởng thành. Đây là cơ sở quan trọng để từ đó, có cách nhìn đúng về các thuận lợi và khó khăn của người trưởng thành, và có cách ứng xử phù họp với họ. Những quy luật hình thành và phát triển của các quá trình tâm lí và nhân cách người trưởng thành, xem xét sự phát triển tâm lí của người trưởng thành được phát triển ra sao. Việc tìm ra các quy luật phát triển tâm lí sẽ giúp chúng ta thấy rõ được quá
- trình nảy sinh, hình thành và phát trien của các hiện tượng tâm lí người trưởng thành, từ đó dự đoán trước được sự phát triển hoặc lí giải được nhiều hiện tượng tâm lí khác nhau trong từng giai đoạn của lứa tuổi trưởng thành. 1.1.2. Nhiệm vụ của Tâm lí học người trưởng thành Nhiệm vụ của Tâm lí học người trưởng thành là nghiên cứu những đối tượng trên, từ đó rút ra những quy luật chung của sự phát triển nhân cách người trưởng thành, những nhân tố chỉ đạo sự phát triển nhân cách người trưởng thành; những biến đổi tâm lí của người trưởng thành dưới ảnh hưởng của hoạt động học tập, lao động và cuộc sống của chính họ… Từ đó cung cấp những kết quả nghiên cứu về mặt lí luận và ứng dụng cần thiết, để có sự quan tâm thích đáng và thái độ phù hợp, tích cực khi nghiên cứu, giao tiếp, ứng xử với người trưởng thành. 1.1.3. Ý nghĩa của Tâm lí học người trưởng thành Việc nghiên cứu của Tâm lí học người trưởng thành có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực tiễn cuộc sống. Việc hiểu biết những đặc điểm tâm lí con người ở từng giai đoạn khác nhau của lứa tuổi trưởng thành giúp chúng ta biết cách cư xử, có thái độ thích hợp khi giao tiếp với họ. Nắm bắt được những quy luật phát triển tâm lí sẽ giúp chúng ta theo dõi được sự phát triển, dự tính trước sự phát triển, đồng thời phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất bình thường ở người trưởng thành, lí giải được nguyên nhân, từ đó có sự hỗ trợ cần thiết để giúp đỡ họ. Những kiến thức về Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học Sư phạm cũng sẽ giúp chúng ta lí giải được những nguyên nhân thành công hay thất bại trong giao tiếp, ứng xử với người trưởng thành, đặc biệt trong các quá trình dạy học và giáo dục thanh niên, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục kịp thời, giúp chúng ta xây dựng được những phương pháp giáo dục hiệu quả, thích ứng với thanh niên. Trở thành người lớn (người trưởng thành) là một trong những chuyển tiếp quan trọng nhất trong các giai đoạn lứa tuổi của đời người, nhưng thật khó ấn định chính xác sự chuyển tiếp này diễn ra khi nào. Các nghiên cứu về tuổi trưởng thành sẽ định nghĩa về tuổi trưởng thành và các dấu hiệu của tuổi trưởng thành.
- 1.2. Lí luận về tuổi trưởng thành 1.2.1. Khái niệm về tuổi trưởng thành Khi nào thì một người đạt đến trưởng thành? Tính theo năm tuổi không giúp ích gì trong trường hợp này, bởi vì một người có thể được xem là trưởng thành ở tuổi 20 nhưng người khác mãi đến tuổi 40 vẫn không có hi vọng gì về việc trưởng thành. Người trưởng thành là một khái niệm tổng hợp được xem xét cả trên bình diện Sinh học, Tâm lí học, Xã hội học. Các nhà nghiên cứu dựa trên khả năng tính dục cho rằng, “nhận” và “trao” tình yêu một cách đích thực và sâu sắc hoặc biết biểu lộ hành vi âu yếm hay nhu cầu bản năng tính dục là biểu hiện của sự trưởng thành. Họ cho rằng những cá nhân trưởng thành phải có ý thức về mục đích cuộc sống của mình và khả năng duy trì nòi giống. Các nghiên cứu nhấn mạnh yếu tố xã hội lại cho rằng, kết bạn, bị thu hút bởi người khác hay chăm sóc bản thân trong mối quan hệ tâm lí là biểu hiện của sự trưởng thành. Một cách xem xét sự trưởng thành nữa là sự vận dụng khả năng để đương đầu tốt với những biến cố hay những quyết định mà hầu hết ai cũng phải đối mặt cụ thế vài lần trong đời. Trong những giai đoạn của thuyết Erikson, sự trưởng thành ở tuổi vị thành niên phải bao gồm việc hoàn thành khi giải quyết các khủng hoảng tăng trưởng ở tuổi ấu thơ và thiếu niên, khả năng tiến tới kết thân với người khác (khả năng tính dục), một vài người thì lo lắng về vấn đề hướng dẫn con cái hay vấn đề truyền sinh (Whitboume và Waterman, 1979). [32] L. Hoffman & Manis (1979) xem xét sự trưởng thành là sự tự nhận thức. Cái gì khiến con người ta cảm thấy mình trưởng thành? L. Hoffman và Manis đã khảo sát với hơn 2.000 nam nữ có gia đình về đề tài: Đâu là sự kiện quan trọng nhất trong đời mà làm họ cảm thấy họ thật sự trưởng thành. Trở thành cha mẹ và việc nâng đỡ ai đó là dấu hiệu được họ thừa nhận nhiều nhất cho sự trưởng thành (L. Hoffman và Manis, 1979). [32]
- Thật khó khi định nghĩa về tuổi trưởng thành vì nó luôn biến đổi và phức tạp. Sự trưởng thành cần đến một tiến trình điều chỉnh liên tục những thay đổi không ngừng nơi ước muốn và tính trách nhiệm. Một người có thể trưởng thành cho dù họ không lập gia đình, không con cái hoặc không công việc nghề nghiệp. Người trưởng thành biết họ là ai, họ muốn đi đâu, họ hướng đến mục đích gì. Theo nghiên cứu của nhiều nhà Tâm lí học, Xã hội học, khái niệm tuổi trưởng thành được xác định dựa theo một tổ họp các tiêu chí sau đây (Theo Vũ Thị Nho, 2000): Sự chín muồi, về mặt sinh lí, thể chất nghĩa là sự hội tụ đầy đủ những điều kiện sinh học để làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ, cũng như làm một người lao động thực sự trong gia đình và xã hội. Có đầy đủ những quyền hạn và nghĩa vụ của một người công dân như đi bầu cử, ứng cử, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi, hoạt động của mình. Đã kết thúc việc học tập ở những mức độ khác nhau. Có nghề nghiệp ổn định. Có lao động để nuôi sống bản thân và gia đình. Đã xây dựng gia đình riêng (lấy vợ, lấy chồng). Có cuộc sống kinh tế độc lập không phụ thuộc vào cha mẹ hoặc người đỡ đầu [12]. Người trưởng thành là một khái niệm tổng hợp được xem xét cả trên bình diện Sinh học, Tâm lí học, Xã hội học. Những công trình nghiên cứu cho thấy sự chín muồi sinh học thường đi trước, sớm hơn tuổi chín muồi về tâm lí và xã hội khá nhiều. Bởi vậy, dưới góc độ Tâm lí học mà xét, tuổi trưởng thành toàn diện của con người thường đến chậm hơn 2, 3 năm. Không những thế, khái niệm tuổi trưởng thành cũng còn tùy thuộc vào thời gian đào tạo và trình độ học vấn. Đó cũng chính là lí do giai đoạn “người
- trưởng thành trẻ tuổi” thường được lấy mốc từ 20 tuổi trở lên, chậm hơn chút ít so với tuổi công dân (18 tuổi). Dựa vào những tiêu chuẩn trên, những người không học lên Cao đẳng, Đại học thì độ tuổi trưởng thành của họ thường từ 20 tuổi. Giai đoạn người trưởng thành trẻ tuổi từ 1820 đến 40 tuổi. Tóm lại, người trưởng thành là những người có độ tuổi từ 20 trở lên và hiểu về chính mình một cách tương đối cũng như xác lập mục tiêu cuộc đời trong một cái nhìn tổng thể. 1.2.2. Một số thuyết về tuổi trưởng thành 1.2.2.1. Thuyết động thái tâm lí của Erik Erikson Theo Erik Erikson (1982) người trưởng thành trẻ tuổi là quãng đời tương ứng với giai đoạn thứ 6 trong 8 giai đoạn phát triển của đời người: Giai đoạn được đặc trưng bằng sự xuất hiện nhu cầu và năng lực gần gũi thân thiết về mặt tâm lí với người khác, bao gồm cả sự gần gũi tình dục. Đối lập với nó là tình cảm ẩn dật và thích cô độc (xem bảng 1). Khi người thanh niên thắng được những đối chọi, thì họ có thể tự mình tiến tới đòi hỏi bản thân sự hi sinh và chấp nhận. Họ có thể yêu người khác một cách không vị kỉ nhiều hoặc ít hơn. Nấu mà sự "cô lập" thống trị trong sự tương quan với thân mật thì mối quan hệ tình cảm sẽ trở nên lãnh đạm và gượng ép, và cũng chẳng có sự giao lưu tình cảm thực sự nào. Con người ta có thể quan hệ tình dục không phải với mục đích phát triển sự thân mật, đặc biệt khi anh ta hay cô ta sợ rằng sợi dây tình cảm sẽ dẫn đến một quan hệ cam kết gò bó. Khi hình thái quan hệ tình dục buông thả này định hình nên cuộc sống của một người nào đó thì có lẽ vì họ cảm thấy tự do (Erikson & Hall, 1987). Erikson cho rằng những khác biệt văn hóa ảnh hưởng đến tiến trình tăng trưởng trong từng giai đoạn gặp phải. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu đã tiến hành cuộc điều tra theo cơ cấu chiều dọc về tiến trình trưởng thành tin rằng kết quả nghiên cứu của Erikson chỉ ảnh hưởng trên những nền văn hóa nơi mà chủ nghĩa cá nhân được đề cao nhưng trách nhiệm công dân thì không được xã hội lưu tâm một cách chặt chẽ (Vaillant & Milofsky, 1980).
- Bảng 1. Các giai đoạn khủng hoảng của Erỉk Erikson [Theo Nguyễn Văn Đồng 4, 172173] Khủng hoảng Kết quả mong đợi Kết quả không mong đợi Năm thứ nhất Hi vọng. Tin vào môi trường và Sợ tương lai. Nghi ngờ. Tin không tin tương lai. Năm thứ hai Mong muốn. Khả năng thực thi Cảm giác mất tự chủ hoặc bị Tự trị xấu hỗ, sự lựa chọn như sự tự kiềm chế, người ngoài kiểm soát, kết nghi ngờ cảm giác tự kiểm soát và tự quả là xấu hổ và nghi ngờ trọng dẫn đến mong muốn tốt và việc liệu cá nhân có thể làm tự hào. cái mình muốn hoặc muốn cái mình đã làm. Năm thứ ba Nguyên nhân. Khả năng chủ Sợ trừng phạt. Tự hạn chế đến năm thứ động hành động, chỉ ra phương hoặc phô trương sự bù trừ năm hướng và thưởng thức sự đồng vượt mức. Chủ động hành được dẫn dắt Năm thứ sáu Năng lực. Khả năng liên hệ với Cảm giác không tương xứng đến tuổi dậy thế giới kĩ năng và kĩ xảo, thực và thấp kém thì thi sự khéo léo và trí tuệ nhằm Cần cù kém làm được việc và làm tốt cỏi. Thanh niên Sự chuẩn xác. Khả năng nhìn Lúng túng về việc mình là ai. Nhận dạng nhận bản thân như một cá nhân lúng túng vai duy nhất và tích hợp để duy trì trò xã hội của tính kiên định. cá nhân Người trưởng Tình yêu. Khả năng đem bản Lẩn tránh tình yêu và lẩn tránh thành trẻ tuổi thân và nhận dạng bản thân cống hiến cho tình yêu. Xa Gần gũi cô cống hiến cho người khác. lánh người khác. đơn Người trung Chăm sóc. Mở rộng khái niệm về Sống buông thả, buồn tẻ và niên những gì do tình yêu, nhu cầu và kiệt quệ trong quan hệ liên Sinh lực tai nạn tạo ra. Vì con cái, công nhân cách. ngưng trệ việc hoặc lí tưởng. Người cao tuổi Sự thông thái. Phân tích được Ghê tởm cuộc sống, tuyệt Sự sung mãn nội dung của bản thân cuộc vọng vì phải chết. nỗi tuyệt vọng sống, hiểu được ý nghĩa và chân giá trị của cuộc sổng, chấp nhận
- thực tế là ai cũng phải chết. 1.2.2.2. Thuyết về những “mùa vụ” của Levinson Một thuyết khác về các giai đoạn phát triển trưởng thành đã được lập ra bởi Daniel Levinson (Levinson & cộng sự, 1978). Ông nói rằng thuyết này miêu tả một cách sống động những “mùa của cuộc sống con người”. Ông nhấn mạnh thuyết của mình được xây dựng trên thuyết tâm lí của Erikson. Thuyết Levinson miêu tả sự tăng trưởng của người nam từ khoảng giữa tuổi 17, chú ý tới chuỗi trật tự luân phiên giữa giai đoạn định vị và giai đoạn biến đổi. Trong những giai đoạn định vị, người nam ít nhiều có thể đạt những đích điểm (của từng giai đoạn) một cách thanh thản bởi vì quá trình phát triển thích hợp đã được giải quyết. Giai đoạn biến đổi có thể dẫn đến những thay đổi chính yếu trong cấu trúc đời sống của họ. Vào những thời điểm này, người nam đang có những khát vọng đến khuôn mẫu lí tưởng của đời sổng họ, cũng như khám phá ra những khả năng mới nơi họ. Levinson đặt thuyết của ông trên nền một chuỗi nghiên cứu sâu kín nơi 40 người nam (người Mĩ da trắng cũng như người da đen, tầng lớp lao động cũng như tầng lóp trung lưu). Levinson thấy rằng lứa tuổi từ 17 đến 22 là giai đoạn của những thay đổi hướng đến sự trưởng thành ban đầu. Trong tiến trình tăng trưởng, cũng tựa như sự trưởng thành tính cách của Erikson, người nam không ngừng tiến tới trong việc phát triển tâm lí độc lập với cha mẹ…Vào tuổi 22, họ độc lập hoàn toàn và chuyển vào giai đoạn định vị khi họ ra sức đặt mình vào thế giới tuổi trưởng thành. Cùng lúc này họ quan tâm đến việc thiết lập mối quan hệ với người khác phái và dần kiến thiết một mái ấm; một gia đình giai đoạn phát triển tương giao thân mật, theo như các giai đoạn của Erikson. Trong vòng 6 năm sau, lúc họ khoảng 28 tuổi, họ tiến vào một giai đoạn biến đổi khác. Đây là thời khắc họ thấy được những lỗ hổng trong khung hình mẫu của đời sống họ và họ tiến hành những chọn lựa mới. Rồi vào khoảng tuổi 33, họ sẵn sàng yên vị. Có nghề nghiệp vững chắc là mục đích chính của họ và người đàn ông tập trung vào phát triển những kĩ năng cũng như đào sâu vốn kinh nghiệm. Đồng thời, họ cũng hoạt động
- để đạt đến những ước vọng lớn lao mà họ đã từng đặt ra cho mình hoặc nồ lực đạt đến một tổ chức liên doanh hay làm chủ một công ti nào đó… Những cố gắng trong việc áp dụng thuyết của Levinson cho người nữ cũng thu được những kết quả tương tự. Một vài thực nghiệm chỉ ra rằng người phụ nữ cũng trải qua những giai đoạn như người nam ở tuổi thiếu niên, và cũng vào cùng những thời điểm nhưng có một vài khác biệt. Sự thay đổi của phụ nữ ở tuổi 30 thể hiện hình thức một khẳng định mới, khi họ có khuynh hướng chuyển sang chú tâm đến việc chăm sóc gia đình (hoặc ngược lại). Thay vì yên vị, ở tuổi 30 người phụ nữ nỗ lực hòa hợp những quyết định mới vào guồng máy cuộc sống của họ. 1.2.2.3. Thuyết về “những biến động” của Gould Roger L. Gould (1975, 1978) với thuyết phát triển ở tuổi trưởng thành dành cho cả hai giới dựa trên số liệu nghiên cứu từ 524 người đàn ông và phụ nữ được thực nghiệm thuộc tầng lớp trung lưu, da trắng ở Mĩ. Từ những câu trả lời của họ trong bảng câu hỏi ở mọi khía cạnh, Gould kết luận rằng tiến trình tăng trưởng ở tuổi trưởng thành phải trải qua một chuỗi những biến động. Ở mỗi giai đoạn, con người phải khẳng định ý niệm phản thân, đối mặt với khủng hoảng ấu thơ và giải quyết những xung đột. Trong thuyết của Gould, người thành niên trải qua bốn giai đoạn. Ở giai đoạn thứ nhất, bắt đầu trong khoảng từ lứa tuổi thiếu niên cho đến tuổi 22, con người đang dần hình thành tính cách và dần rời xa vòng tay của bố mẹ. Với ý chí tự khẳng định, con người bước vào giai đoạn thứ hai, trong suốt giai đoạn này thường chịu ảnh hưởng để đạt đến những mục đích của mình. Giữa khoảng tuổi 28 34, con người phải trải qua giai đoạn chuyển mình, trong giai đoạn này chúng gợi lại những mục đích khi xưa và thực hiện việc lập gia đình. Vào tuổi 35, họ có những mâu thuẫn sâu sắc cùng với nhận thức ra ngưỡng cửa của tuổi trung niên đang tiến gần họ một cách dữ dội. Cuộc sống dường như đầy khó khăn, đau khổ và phiêu lưu. Trong suốt giai đoạn bấp bênh có khi kéo dài cho đến sau tuổi 40, dường như, có cái gì đó đã “xé toang” một phần đời
- sống của họ và buộc họ phải đặt nó vào một lộ trình mới. Người độc thân có thể lấy vợ, người có gia đình lại muốn li hôn, người mẹ muốn đến trường hoặc trở lại làm việc, những cặp đôi luống tuổi quyết định thành thân. Thuyết của Gould tương đương với thuyết “mùa vụ cuộc đời” của Levinson mà đặc biệt giống nhau khi áp dụng cho người phụ nữ. Cả hai thuyết đều được triển khai cùng một thời điểm thập niên 1970 Levinson nghiên cứu về người đàn ông ở vùng Tây Bắc Hoa Kì còn Gould thì lại nghiên cứu nam nữ ở California [35]. 1.2.2.4. Thuyết “nhu cầu làm cha mẹ” của Gutmann Trong những năm gần đây, một vài nhà nghiên cứu về sự phát triển đã đưa ra một số thuyết về sự tăng trưởng ở thanh niên đặt nền trên mối liên hệ giữa thuyết tiến hóa sinh học và hình thái âu yếm và nuôi nấng con cái. Phần đông việc làm này tập trung vào ý kiến cho rằng sự sống sót của loài phụ thuộc vào sự bảo tồn và nuôi nấng thế hệ sau cho tới khi chúng vào tuổi sinh sản, sự tăng trưởng của con người có lẽ cũng ảnh hưởng theo qui luật này. Theo thuyết tăng trưởng của David Gutmann (1987), sự tăng trưởng xét cho cùng cũng xoay quanh nhu cầu làm cha mẹ của con người. Ông ta cho ràng mọi thế hệ đã tiến hóa sinh ra những trẻ nam nữ với tính cách đảm bảo được độ hoàn thiện về thể chất và tình cảm nơi con cháu. Trong xã hội sơ khai, người cha với uy lực, độc đoán, giáo dục con cái mình theo một cách áp đặt. Với sự chăm sóc, đồng cảm, dịu hiền và thông hiểu khiến cho người mẹ dễ gần con cái và luôn đạt được độ tin cậy thân tình. Theo Gutmann, sự tiến triển chỉ thể hiện tiềm năng trong những vai trò của từng giới. Qua những năm tháng sống trong cộng đồng, người nam hay người nữ sẽ trở nên tự nhiên với đặc điểm bề ngoài và cảm thấy thú vị về chính họ. Khi họ trở thành cha mẹ thì những ông bố sẽ có nét gia trưởng hơn, quan tâm của họ là sự yên ổn cho gia đình (thể chất và kinh tế). Vì một ông bố ỷ lại, thụ động, nhu nhược sẽ gây khó khăn trong khả năng mang lại cho gia đình những nhu cầu cần thiết hoặc trong việc nuôi dưỡng con cái, người đàn ông phải loại trừ mọi nguy cơ dẫn đến sự lệ thuộc và nhu nhược. Những bà mẹ mới cũng trở nên hiền mẫu đích thực, mối bận tâm của họ là
- chăm sóc và nuôi nấng đàn con. Vì một người mẹ dữ dằn, thiếu lòng yêu thương sẽ gây tổn thương cho con cái hoặc trấn áp chồng mình. Người mẹ phải ra sức loại bỏ những nguy cơ trở thành một bà mẹ quyết đoán, khắt khe và nóng nảy cho đến khi con cái họ trở thành thanh niên rời bỏ gia đình để khẳng định vai trò của mình mà bấy lâu nay vốn bị chôn vùi trong những quan tâm của cha mẹ. Mặc dù thuyết của Gutmann có ý dùng cho mọi chế độ xã hội trong mọi giai đoạn lịch sử, nhưng quả thực nó giới hạn trong xã hội hiện đại nơi mà vai trò cha mẹ không còn quan trọng nữa. Khi những ông bố bà mẹ chia sẻ cùng con cái trong việc cung cấp những nâng đỡ vật chất, sự chăm sóc cũng như sự an toàn tâm lí, tình cảm; tuổi làm cha mẹ có lẽ yêu cầu những thay đổi lớn trong trách nhiệm và cá nhân ít hơn như theo đề nghị của thuyết Gutmann. Các quan điểm của các lí thuyết được nêu ở trên nói lên sự bắt đầu của tuổi trưởng thành tùy thuộc nhiều vào yếu tố văn hóa và tâm, sinh lí, trong đó việc tự xác định mình như người lớn dựa vào nhận thức của cá nhân, liệu cá nhân có đáp ứng các tiêu chuẩn quan trọng liên quan hay không trở thành một tiêu chí cực kì quan trọng. 1.3. Sự phân chia giai đoạn lứa tuổi người trưởng thành 1.3.1. Các tiêu chí phân chia lứa tuổi người trưởng thành Các nhà Xã hội học thường phân chia giai đoạn lứa tuổi chủ yếu dựa trên sự thay đổi vị trí xã hội và hoạt động xã hội của cá nhân, đồng thời chú ý nhiều vào những thuộc tính (phẩm chất) của từng giai đoạn của lứa tuổi người trưởng thành với tư cách là một nhóm dân cư xã hội. Các giai đoạn lứa tuổi của con người còn chửa đựng sự kế thừa tâm lí xã hội. Sự kế thừa tâm lí là sự tiếp nhận các kinh nghiệm xã hội, các đặc điểm tâm lí của thể hệ hiện tại đối với các thế hệ trước đó. Sự kế thừa tâm lí giúp cho cá nhân thích nghi với các nhóm xã hội tốt hơn và nó cũng chính là biểu hiện của sự điều chỉnh xã hội. Các giai đoạn lứa tuổi không những chỉ ra lứa tuổi tính theo thời gian và mức độ phát triển nhất định của cá thể về mặt sinh lí và tâm lí mà còn chỉ ra vị thế xã hội nhất định, địa vị và hoạt động xã hội, đặc trưng cho một lóp lứa tuổi nào đó. Ở đây ta thấy
- có mối liên hệ ngược. Một mặt, con người ở lứa tuổi khác nhau (đằng sau đó là trình độ phát triển tương ứng) sẽ khác nhau về năng lực thực hiện các chức năng xã hội (vai trò). Ví dụ, thời hạn trưởng thành về mặt sinh học và về mặt xã hội quyết định lứa tuổi kết hôn theo luật pháp, quyết định tuổi trưởng thành của người công dân… Mặt khác, các quyền lợi và nghĩa vụ, tính chất của những hoạt động gắn liền với một giai đoạn lứa tuổi nào đó sẽ quyết định vị trí xã hội thực tế của những người đang ở giai đoạn lứa tuổi đó, sự tự ý thức của họ và mức độ của những khát vọng. Việc phân chia cuộc đời người ra từng giai đoạn bao giờ cũng bao gồm yếu tố định mức giá trị, việc chỉ ra những nhiệm vụ nào mà cá thể đã đạt tới một lứa tuổi nào đó phải giải quyết nhàm di chuyển một cách kịp thời và có kết quả sang một giai đoạn sống tiếp theo và một giai đoạn lứa tuổi tiếp sau. [2, 9] Như vậy, dựa vào khái niệm tuổi trưởng thành và các thuyêt tâm lí về tuổi trưởng thành chúng ta có thể dựa vào các tiêu chí về sự trưởng thành về mặt sinh lí, tâm lí và xã hội của cá nhân để phân chia lứa tuổi người trưởng thành theo các giai đoạn lứa tuổi khác nhau. 1.3.2. Các giai đoạn lứa tuồi người trưởng thành Nghiên cứu lứa tuổi người trưởng thành chúng ta phải xem xét sự phát triển các hiện tượng tâm lí của người trưởng thành trong mối liên hệ với quá trình thực tế của đời sống và hoạt động của cá nhân trong những điều kiện xã hội lịch sử và những điều kiện khác của sự phát triển cá thể Dựa vào các tiêu chí trưởng thành về mặt sinh lí, tâm lí và xã hội có thể phân chia tuổi người trưởng thành theo các giai đoạn sau: Người trưởng thành trẻ tuổi early adulthood (20 40 tuổi), Người trung niên middle age (40 60 tuổi), Người lớn tuổi later maturiti (60 tuổi + ).
- PHẦN TÓM TẮT Người trưởng thành là một khái niệm tổng hợp được xem xét cả trên bình diện sinh học, Tâm lí học, Xã hội học. Các quan điểm của các lí thuyết về tuổi trưởng thành nói lên sự bắt đầu của tuổi trưởng thành tùy thuộc nhiều vào yếu tố văn hóa và tâm, sinh lí. Trong đó việc tự xác định mình như người lớn, dựa vào nhận thức của cá nhân, liệu cá nhân có đáp ứng các tiêu chuẩn quan trọng liên quan hay không. Dựa vào các tiêu chí trưởng thành về mặt sinh lí, tâm lí và xã hội có thể phân chia tuổi trưởng thành theo các giai đoạn sau: 1. Người trưởng thành trẻ tuổi early adulthood (20 40 tuổi) 2. Người trung niên middle age (40 60 tuổi) 3. Người cao tuổi later maturiti (60 tuổi +). Câu hỏi thảo luận 1. Tại sao nói đối tượng nghiên cứu của Tâm lí học người trưởng thành là các hiện tượng tâm lí (quá trình tâm lí, trạng thái tâm lí, thuộc tính tâm lí phẩm chất tâm lí) trong từng giai đoạn lứa tuổi người trưởng thành? 2. Phân tích nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lí học người trướng thành 3. Nêu điểm khác nhau cơ bản của các thuyết tâm lí của tuổi trưởng thành. 4. Dựa vào đâu để phân chia giai đoạn lứa tuổi người trưởng thành. Bài tập thực hành Tìm hiểu những quan niệm của sinh viên về tuổi trưởng thành, các tiêu chí phân chia giai đoạn lứa tuổi người trưởng thành. Khách thể: Chọn sinh viên trong những lớp mà anh chị đang giảng dạy, hoặc sinh viên trong các cơ sở Giáo dục Đại học (trên 30 sinh viên).
- Yêu cầu: Nêu được những quan niệm của sinh viên lựa chọn về tuổi trưởng thành, các tiêu chí phân chia giai đoạn lứa tuổi người trưởng thành Cách thực hiện: Xây dựng phiếu câu hỏi lấy ý kiến sinh viên. Có thể sử dụng thêm các phương pháp điều tra khác như phương pháp quan sát, đàm thoại, sưu tầm tài liệu…. Thu thập và xử lí số liệu để viết báo cáo. Rút ra các kiến nghị và đề xuất có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Câu hỏi ôn tập 1. Đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa của tâm lí học người trưởng thành là gì? 2. Trình bày tóm tắt các lí thuyết về tuổi trưởng thành và chỉ ra những mặt ưu điểm và hạn chế của các lí thuyết đó. 3. Trình bày quan niệm về tuổi trưởng thành và sự phân chia giai đoạn lứa tuổi người trưởng thành CHƯƠNG 2: TÂM LÍ HỌC NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TRẺ TUỔI Bắt đầu tuổi trưởng thành là một thời điểm trong đời khi chúng ta giã từ thời thơ ấu và khát khao được trở thành người lớn. Đầu tuổi trưởng thành là đỉnh điểm của quá trình phát triển cơ thể và sức khỏe. Đây cũng là thời gian đánh dấu đỉnh điểm của một số khả năng nhận thức, và sự tiếp tục phát triển của những khả năng khác. Người trưởng thành trẻ tuổi bao gồm 2 thời kì: Thời kì đầu người trưởng thành trẻ tuổi (18 đến 25 tuổi), thời kì này thanh niên bước vào học nghề ở các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học nên còn được gọi tên là thời kì thanh niên sinh viên. Đây là thời điểm chúng ta hoạch định, mơ ước về tương lai và suy nghĩ cuộc sống trong tư cách người lớn phải là cuộc sống như thế nào.
- Thời kì thứ hai của người trưởng thành trẻ tuổi còn được gọi là thời kì thành niên (sau 25 tuổi đến 40 tuổi) là thời kì lập thân và lập nghiệp cho cuộc đời của mỗi người. 2.1. Một số điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí của người trưởng thành trẻ tuổi 2.1.1. Đặc điểm sự phát triển thể chất Vào thời gian đầu của tuổi trưởng thành, hầu hết mọi người đều đạt đến đỉnh điểm của sức khỏe, tốc độ và linh hoạt của thể chất. Đàn ông có khuynh hướng tự hào về thân hình của họ, còn phụ nữ thì không. Khi 300 thanh niên nam nữ tuổi trung học được thăm dò lấy tỉ lệ về thể trạng. Nữ sinh (không quá gầy) thấy họ lớn hơn chuẩn của bạn trai và càng to hơn so với thân hình lí tưởng của chính phái đẹp (Fallon and Rozin, 1985). Nam sinh (những bạn to lớn) th ấy họ theo sau c ả các bạn nữ lẫn hình thể chuẩn của phái mạnh. Và cũng như thế đối với vấn đề thu hút giới tính, trong quan niệm về tiêu chuẩn của giới này đối với giới kia, người nữ lí tưởng của đàn ông thì béo hơn người nừ bên ngoài và người đàn ông lí tưởng trong mắt người nữ thì lại gầy hơn người nam bên ngoài. Lúc người thanh niên đã đạt đến điểm hoàn thiện thể chất ở tuổi trưởng thành, cũng là lúc nhiều dấu hiệu của lão hóa bắt đầu xuất hiện. Trong khoảng tuổi 20, người ta đã có ít nhiều những thay đổi ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể con người (A.Spence, 1989). Đặc điểm của cơ bắp và sức khỏe đạt đến điểm hoàn thiện ở độ tuổi 2030, rồi sau đó giảm xuống dần. Độ tinh nhạy của tai và mắt cũng bẳt đầu giảm xuống ở độ tuổi 20. Nếp nhăn đầu tiên xuất hiện ở đuôi mắt và da bị lão hóa, đặc biệt đổi với những người có nhiều tàn nhang. Tia cực tím tiêu diệt DNA và các tố chất bảo vệ da, và vì thế chúng làm chậm lại tiến trình phục hồi của da, dẫn tới da bị mỏng và nhăn nheo (Perlmutter& Hall, 1992). Những thay đổi cũng xảy ra bên trong cơ thể. Mặc dầu trọng lượng không thay đổi, nhưng qua cuộc điều tra về tuổi thanh niên cho thấy lượng tế bào trong cơ bắp bắt đâu giảm. Ngoài ra lượng khí vận chuyển vào phổi trong mỗi lần hít thở cũng có dấu hiệu giảm sút ở tuổi hai mươi và giảm trung bình 1% mỗi năm; cũng như thế đổi với tỉ
- lệ lọc máu của thận (Vestal & Dawson, 1985). Những dây động mạch cũng bắt đầu già với sự xuất hiện của các màng mỡ thô, vàng nơi thành động mạch nơi những người có hội chứng xơ vữa cứng động mạch. Việc kiêng khem ngặt nghèo hoặc thiếu tập thể dục sẽ thúc đẩy sự phát triển những căn bệnh kinh niên sẽ xuất hiện ở tuổi trung niên và tuổi già. Một vài người trẻ lo lắng về những thay đổi này, khi mà có nhiều người ở tuổi 30 thấy xuất hiện vài sợi tóc bạc. Có lẽ do thiếu quan tâm mà một phần là vì kém hiểu biết về sự phát triển thể chất của con người đã đạt đến mức hoàn thiện ở tuổi 25 26 (nữ sớm hơn nam khoảng 2 năm) như: Trọng lượng não đạt mức tối đa, số lượng nơ ron thần kinh lên tới mức cao nhất (14 16 tỉ), với chất lượng hoàn hảo nhờ quá trình myelin hóa cao độ, số lượng xinap của các tế bào thần kinh đảm bảo cho một sự liên lạc rộng khắp, chi tiết, tinh tế và linh hoạt giữa vô số kênh làm cho hoạt động của não bộ trở nên nhanh, nhạy và chính xác đặc biệt so với các lứa tuổi khác. Những biểu hiện về giai đoạn phát triển ổn định, đồng đều về hệ xương, cơ bắp, tạo ra nét đẹp hoàn mĩ ở người thanh niên; Các tổ chất về thể lực: sức nhanh, sức bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt đều phát triển mạnh và nhìn chung thường kéo dài đến độ tuổi 26. Vì vậy thanh niên thường nổi trội trong những môn thể thao đòi hỏi phản ứng nhanh, tốc độ và khỏe mạnh, chẳng hạn như trong môn chơi bóng rổ, đấu võ đài, tennis, trượt tuyết, bóng chày (Schulz & Cumow, 1988). Sau tuổi 25 26, mọi sự phát triển về thể chất đều dừng lại và khoảng 30 tuổi thì bắt đầu có sự đi xuống, đó là lí do mà hầu hết các vận động viên chuyên nghiệp bắt đầu cảm thấy có tuổi khi họ bước vào tuổi 30. 2.1.2. Điều kiện sống, hoạt động và vai trò xã hội của người trưởng thành trẻ tuổi Xét về các điều kiện sống và hoạt động của người trưởng thành trẻ tuổi cho thấy họ đang đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời, người thì tiếp tục đi học, người thì bắt đầu lao động kiếm sống… Đa số họ đều thiết lập dần dần cuộc sống độc lập. Trong gia đình, họ được xem như là một thành viên chính thức, được đối xử một cách
- công bằng như những người lớn thực thụ. Ngoài xã hội, họ trở thành những thành viên chính thức của xã hội với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ công dân trước pháp luật. Hoạt động chủ yếu ở giai đoạn lứa tuổi này là hoạt động nghề nghiệp. Nếu chưa phải lao động kiếm sống thì sau khi tốt nghiệp phổ thông (trung học cơ sở hay trung học phổ thông) họ thường tiếp tục theo học tại các cơ sở đào tạo hệ Trung cấp, Cao đẳng, hoặc Đại học. Đa số những thanh niên này chưa thể tự lập hoàn toàn. Đây cũng là một hạn chế nhất định ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí của họ. Hoạt động chủ yếu của thanh niên sinh viên là hoạt động học tập chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. Thanh niên sinh viên là những người trưởng thành còn đang theo học ở các trường Đại học và Cao đẳng…, do vậy điều kiện sống và các dạng hoạt động cơ bản của họ có những đặc trưng rất riêng. Trong các trường Đại học và Cao đẳng, họ là đại biêu của một nhóm xã hội đặc biệt gồm những người đang trong quá trình chuẩn bị tri thức đế trở thành chuyên gia ở một lĩnh vực nhất định của xã hội; là những người trẻ tích cực, năng động, nhạy cảm với những thay đối của xã hội và dễ thích nghi với sự thay đổi đó. Khoảng thời gian sinh viên lĩnh hội nền tri thức xã hội trong môi trường Đại học Cao đẳng… là thời điểm diễn ra quá trình xã hội hóa rất nhanh, mạnh và đa dạng. Đây là thời điểm và là cơ hội để họ định hình, phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Cần xenm xét những điều kiện phát triển tâm lý của sinh viên thông qua những hoạt động mà họ tham gia. Hoạt động học tập: + Nội dung học tập Sinh viên phải tải trọng một nội dung học tập rất đáng kể, phong phú. Khối lượng kiến thức chuyên ngành đa dạng, phức tạp (lĩnh hội hệ thống tri thức kĩ năng, kĩ xảo chuyên ngành và phát triển những phẩm chất và năng lực của người làm việc chuyên nghiệp ở tương lai).
- Sự đòi hỏi của thực tiễn cho thấy song song với việc chu ẩn b ị nh ững tri th ức lí thuyết thì việc chuẩn bị những kinh nghiệm thực tiễn và thao tác làm việc là yêu cầu tối quan trọng. Hơn thế nữa, việc tiếp cận những kiến th ức chuyên ngành vẫn chưa đủ nên việc học hỏi những kiến thức liên ngành và xuyên ngành để chuẩn bị làm việc thực tế là một cơ hội đáng quí cho độ tuổi. + Phương pháp học tập Những yêu cầu về học tập ở độ tuổi này đòi hỏi người sinh viên phải độc lập, tự chủ, có ý thức đầy đủ và sáng tạo. Ngoài ra, sự học của sinh viên là loại hoạt động trí tuệ đích thực, căng thẳng, cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt. Hoạt động chính trị xã hội: Các hoạt động chính trị xã hội ở tuổi này là một điều kiện đặc biệt cho sự phát triển tâm lí. Việc tham gia vào tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam đem lại những kinh nghiệm thực sự quí báu để nâng cao tri thức tầm hiểu biết, tích lũy những kinh nghiệm sống và hoàn thiện dần những kĩ năng cũng như xây dựng lí tưởng nghề nghiệp lí tưởng cuộc sống. Ngoài ra, việc tham gia các tổ chức khác, các câu lạc bộ đội nhóm xã hội kĩ năng cũng là một điều kiện thú vị giúp thanh niên sinh viên thể hiện mình và phát triển có định hướng hoặc phát triển toàn diện. Hoạt động nghiên cứu khoa học: Hoạt động nghiên cứu khoa học chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động học tập của sinh viên. Hoạt động này nhằm phát huy những tố chất của một người trí thức lao động chuyên nghiệp với hệ thống quan điểm, phương pháp luận và những phẩm chất năng lực của một con người làm việc có phương pháp và đam mê sáng tạo.
- Đối với sinh viên, việc tham gia nghiên cứu khoa học ở nhiều hình thức khác nhau đem đến những cơ hội mới để nhìn thấy mình và phát triển mình ở đỉnh cao về nhân cách nghề nghiệp. Hoạt động văn thể mĩ: Việc tham gia các câu lạc bộ văn thơ, hội họa, âm nhạc, khiêu vũ, thể hình, các cuộc thi… sẽ trở thành một điều kiện để sinh viên tự thể hiện và điều chỉnh chính mình. Không ít sinh viên đã thực sự phát triển một cách nhanh chóng bằng những bước tiến dài khi có những thành công ban đầu trong hoạt động này. Hoạt động giao tiếp: Hoạt động giao tiếp của thanh niên sinh viên đa dạng với nhiều mối quan hệ đan xen. Trong những mối quan hệ khác nhau, họ trở thành thành viên của các nhóm xã hội khác nhau. Đây cũng là một môi trường giúp sinh viên phát triển các phẩm chất, hình thành những kĩ năng sống, kĩ năng mềm hỗ trợ cho nghề nghiệp và cuộc sống. Xét về vai trò xã hội của người trưởng thành trẻ tuổi có rất nhiều quan niệm khác nhau. Có thể đề cập đến một số quan niệm sau đây: * Robert Havighurst (Mĩ) xác định vai trò xã hội của người trưởng thành dựa trên các nhiệm vụ trọng tâm mà họ sẽ phải thực hiện. Và như vậy theo ông, người trưởng thành trẻ tuổi có các vai trò xã hội sau [31]: Lựa chọn người bạn đời. Học cách sống với người bạn đời. Bắt đầu cuộc sống gia đình. Nuôi dạy con cái. Tổ chức gia đình. Bắt đầu một nghề nghiệp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO - NGUYỄN HỮU LAM
0 p | 878 | 121
-
Giáo trình Tâm lý học quản lý: Phần 2 - Nguyễn Đình Xuân (chủ biên)
182 p | 404 | 109
-
Giáo trình tâm lý học quản lí p1
35 p | 232 | 72
-
Giáo trình tâm lý học quản lí p9
35 p | 368 | 65
-
Giáo trình Tâm lý học phát triển: Phần 2
148 p | 100 | 19
-
Bài giảng chuyên đề Tâm lý giáo dục học đại học
55 p | 78 | 17
-
Tuyển tập công trình nghiên cứu tâm lý học: Phần 1
471 p | 55 | 13
-
Giáo trình Tâm lý học phát triển: Phần 2 - Vũ Thị Nho
103 p | 63 | 11
-
Tham vấn học đường tại Việt Nam, định hướng để phát triển
9 p | 116 | 8
-
PHÂN TÂM HỌC NHẬP MÔN - TÂM LÝ GIA – 3
15 p | 104 | 7
-
Vai trò của giảng viên trong xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu dạy học ở nhà trường hiện nay
10 p | 144 | 7
-
Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của giáo viên mầm non
8 p | 34 | 6
-
Ứng dụng thang nhu cầu của Maslow trong đào tạo đại học – Một số kết quả thực nghiệm tại trường Đại học FPT
6 p | 93 | 3
-
Tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh điếc trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
4 p | 114 | 3
-
Quan niệm về tình bạn khác giới của học sinh lớp 10, trường trung học phổ thông Cẩm Thủy 3, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
7 p | 29 | 3
-
Hoàn thiện tính tự lập cho trẻ để hình thành nguồn nhân lực cho tương lai tại trường mầm non 106 Biên Hòa, Đồng Nai
7 p | 24 | 2
-
Giáo dục giá trị văn hóa quân sự cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội trong bối cảnh hiện nay
6 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn