KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI HỌ<br />
TÔM HE (PENAEIDAE) Ở VÙNG VEN BIỂN NGHỆ AN - HÀ TĨNH<br />
LÊ THỊ THU HUỆ<br />
Trường Đại học Thủ Dầu Một<br />
NGUYỄN VĂN THUẬN<br />
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Trong bài báo này, dựa trên các đặc điểm hình thái chúng tôi xây<br />
dựng khóa định loại đến giống cho họ tôm he (Penaeidae) và khóa định loại<br />
đến loài cho 5 giống (Penaeus, Metapenaeus, Parapenaeopsis,<br />
Trachypenaeus, Metapenaeopsis) thuộc họ tôm he (Penaeidae) ở vùng ven<br />
biển Nghệ An-Hà Tĩnh.<br />
Từ khóa: khóa định loại họ tôm he, Nghệ An, Hà Tĩnh<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Trong động vật giáp xác (Crustacea) ở biển, họ tôm he (Penaeidae) được quan tâm<br />
nhiều do sự đa dạng về thành phần loài, có ý nghĩa kinh tế, quan trọng đối với nghề nuôi<br />
và khai thác thủy sản ở vùng ven biển nước ta. Nghiên cứu về nguồn lợi tôm làm cơ sở<br />
khoa học cho các giải pháp khai thác, bảo vệ và nuôi trồng thủy sản là cần thiết. Vì vậy,<br />
trong bài báo này chúng tôi dựa trên kết quả nghiên cứu thành phần loài họ tôm he<br />
(Penaeidea) ở vùng ven biển Nghệ An-Hà Tĩnh [3] để xây dựng khóa định loại các loài<br />
thuộc họ tôm he (Penaeidae) ở vùng nghiên cứu.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Mẫu vật được thu ở 6 điểm: Cửa Khẩu, Kỳ Anh, Hà Tĩnh; Cửa Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà<br />
Tĩnh; Cửa Sót, Lộc Hà, Hà Tĩnh; Cửa Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh; Vịnh Diễn Châu, Diễn<br />
Châu, Nghệ An và Cửa Tráp, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Mẫu được bảo quản bằng cồn 700 và<br />
lưu trữ tại Phòng thí nghiệm Động vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Huế.<br />
Các chỉ tiêu dùng trong định loại gồm: Hình dạng chủy và công thức chủy (CR); các<br />
gai, gờ, rãnh hiện diện trên vỏ đầu ngực (Carapace), trên các đốt bụng; cấu tạo của chân<br />
ngực và các đốt trên chân ngực, gai ở chân ngực, đốt đuôi; hình dạng cơ quan sinh dục<br />
cái (thelycum) và cơ quan sinh dục đực (petasma) (Hình 1, 2, 3, 4).<br />
Định loại các loài thuộc họ tôm he (Penaeidae) dựa vào khoá định loại của Kubo I.<br />
(1949) [5]; Holthuis L.B. (1980) [4]; Starobogatov Y.I. (1972) [7]; Nguyễn Văn Chung,<br />
Đặng Ngọc Thanh, Phạm Thị Dự (2000) [2].<br />
Việc xây dựng khóa định loại các giống, loài thuộc họ tôm he (Penaeidae) ở vùng<br />
nghiên cứu chúng tôi sử dụng các đặc điểm hình thái điển hình, dễ phân biệt như hình<br />
dạng và công thức chuỷ (CR), các gai, gờ, rãnh hiện diện trên vỏ đầu ngực, cấu tạo chân<br />
ngực, đốt đuôi, cấu tạo cơ quan sinh dục, đồng thời dựa vào khóa định loại họ tôm he<br />
(Penaeidae) của Pérez Farfante I. và Kensley B. (1997) [6].<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(36)/2015: tr. 56-62<br />
<br />
KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI TÔM HE (PENAEIDAE) Ở VÙNG VEN BIỂN NGHỆ AN…<br />
<br />
57<br />
<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Thành phần loài họ tôm he (Penaeidae) ở vùng ven biển Nghệ An-Hà Tĩnh<br />
Qua nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được 25 loài, thuộc 6 giống (Penaeus,<br />
Metapenaeus, Parapenaeopsis, Trachypenaeus, Metapenaeopsis và Litopenaeus) của họ<br />
tôm he (Penaeidae) ở vùng ven biển Nghệ An-Hà Tĩnh (Bảng 1). Trong đó giống tôm he<br />
(Penaeus) có số loài phong phú nhất (7 loài, chiếm 28%), giống tôm he chân trắng<br />
(Litopenaeus) chỉ có 1 loài (chiếm 4%).<br />
<br />
Hình 1. Cấu tạo ngoài của tôm he [1]. 1. Răng dưới chủy, 2. Răng trên chủy, 3. Rãnh râu hốc mắt, 4. Gai<br />
gan, 5. Rãnh dọc, 6. Đốt bụng I, 7. Đốt bụng VI, 8. Đốt đuôi, 9. Nhánh đuôi, 10. Chân bơi, 11. Chân bò<br />
V, 12. Chân bò I, 13. Râu II, 14. Vẩy râu, 15. Râu I , 16. Rãnh bên chủy, 17. Gờ sau chủy.<br />
<br />
3<br />
1<br />
<br />
2<br />
8<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
9<br />
10<br />
11<br />
<br />
Hình 2. Chân ngực tôm he [1]. 1. Đốt ngón (Dactylus), 2. Đốt bàn (Propodus), 3. Đốt ống (Garpus), 4.<br />
Đốt đùi (Endopod), 5. Đốt tiếp gốc (Ischium), 6. Đốt gốc (Basic), 7. Đốt đế (Coxa), 8. Nhánh ngoài<br />
(Exopodite), 9. Mang khớp (Arthrobranchs), 10. Mang bên (Pleurobranch), 11. Mang nhánh<br />
(Mastigobranch).<br />
<br />
58<br />
<br />
LÊ THỊ THU HUỆ - NGUYỄN VĂN THUẬN<br />
<br />
Hình 3. Chân đuôi và đốt đuôi tôm he [1]. 1. Nhánh trước chân đuôi, 2. Đốt đuôi, 3. Rãnh trên đốt đuôi, 4.<br />
Nhánh đuôi, 5. Gai hoạt động, 6. Gai bất động.<br />
<br />
6<br />
<br />
1<br />
7<br />
<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
Hình 4. Cơ quan sinh dục ngoài của Penaeus monodon [2]. A. Petasma (cơ quan sinh dục đực):<br />
1. Chân bò IV, 2. Tấm giữa hay tấm trước (Median or anterior plate), 3. Chân bò V, 4. Tấm bên<br />
hay tấm sau (Lateral or posterior plate), 5. Đốt ngực cuối (Last thoracic sternite); B. Thelycum<br />
(cơ quan sinh dục cái): 6. Phần lồi của tấm giữa (Distomedian projection), 7. Phần lồi của tấm<br />
bên (Distolateral projection).<br />
Bảng 1. Thành phần loài họ tôm he (Penaeidae) ở vùng ven biển Nghệ An-Hà Tĩnh<br />
Stt<br />
I<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
Tên khoa học<br />
Penaeus Fabricus, 1798<br />
Penaeus (Melicertus ) canaliculatus (Olivier, 1811)<br />
P. (Fennreopenaeus) indicus H. Milen-Edwards, 1837<br />
P. (Marsupenaeus) japonicus Bate, 1888<br />
P. (Melicertus) latisulcatus Kishinouye, 1896<br />
P. (Penaeus) monodon Fabricus, 1798<br />
P. (Fennreopenaeus) penicillatus Alcock, 1905<br />
P. (Penaeus) semisulcatus de Haan, 1850<br />
<br />
Tên Việt Nam<br />
Giống tôm he<br />
Tôm he rãnh sâu<br />
Tôm he Ấn Độ<br />
Tôm he Nhật Bản<br />
Tôm gân<br />
Tôm sú<br />
Tôm he lông dài<br />
Tôm vằn<br />
<br />
KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI TÔM HE (PENAEIDAE) Ở VÙNG VEN BIỂN NGHỆ AN…<br />
<br />
II<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
III<br />
14<br />
15<br />
16<br />
17<br />
18<br />
IV<br />
19<br />
20<br />
21<br />
22<br />
V<br />
23<br />
24<br />
VI<br />
25<br />
<br />
Metapenaeus Wood- Mason et Alcock, 1891<br />
M. affinis (H.M.Edwards, 1837)<br />
M. ensis (de Haan, 1850)<br />
M. moyebi (Kishinouye, 1896)<br />
M. papuensis Racek et Dall, 1965<br />
M. dobsoni (Miers, 1978)<br />
M. joyneri (Miers, 1880)<br />
Parapenaeopsis Alcock, 1901<br />
P. hardwickii (Miers, 1878)<br />
P. cultrirostri Alcock, 1906<br />
P. hungerfordi Alcock, 1905<br />
P. amicus N.V.Chung, 1971<br />
P. maxillipedo Alcock, 1905<br />
Trachypenaeus Alcock, 1901<br />
T. curvirostris (Stimpson, 1860<br />
T. longipes (Paulson, 1875)<br />
T. malaianus Balls, 1933<br />
T. pescadoreensis Schmitt, 1931<br />
Metapenaeopsis Bouvier, 1905<br />
M. stridulan (Alcock, 1905)<br />
M. dalei (Rathbun, 1902)<br />
Litopenaeus Farfante I.P. and Kensley, 1997<br />
L. vannamei (Boone, 1931)<br />
<br />
59<br />
<br />
Giống tôm rảo<br />
Tôm bộp<br />
Tôm rảo đất<br />
Tôm rảo cát<br />
Tôm rảo đầm<br />
Tôm rảo cađan<br />
Tôm rảo vàng<br />
Giống tôm sắt<br />
Tôm sắt cứng<br />
Tôm sắt rằn<br />
Tôm sắt hoa<br />
Tôm sắt Bắc Bộ<br />
Tôm sắt choán<br />
Giống tôm đanh<br />
Tôm đanh móc<br />
Tôm đanh chân dài<br />
Tôm đanh Mã Lai<br />
Tôm đanh vòng<br />
Giống tôm vỏ đỏ<br />
Tôm gỏ<br />
Tôm đỏ đali<br />
Giống tôm he chân trắng<br />
Tôm he chân trắng<br />
<br />
3.2. Khóa định loại<br />
3.2.1. Khóa định loại đến giống thuộc họ Penaeidae ở vùng ven biển Nghệ An - Hà Tĩnh<br />
1(2) Cơ quan sinh dục đực không đối xứng; chân hàm III có 1 gai đốt gốc….<br />
Metapenaeopsis<br />
2(1) Cơ quan sinh dục đực đối xứng; chân hàm III không có gai đốt gốc........................3<br />
3(6) Vỏ đầu ngực không có rãnh dọc……………………………………………………4<br />
4(5) Đốt ngực cuối có 1 mang bên; chân hàm III có 1 mang nhánh; có gờ dạ dày mắt;<br />
mép trên và dưới chủy đều có gai………………………………………………...Penaeus<br />
5(4) Đốt ngực VII có 1 mang bên; chân bò V không có nhánh ngoài; chủy bình thường,<br />
mép trên có răng………………………………………………………….....Metapenaeus<br />
6(3) Vỏ đầu ngực có rãnh dọc…………………………………………………………...7<br />
7(8) chân bò I không có gai đốt đùi; mép trên chủy không có răng; vỏ đầu ngực có rãnh<br />
dọc kéo dài đến mép sau vỏ đầu……………………………………...…. Parapenaeopsis<br />
8(7) Chân bò I có gai đốt gốc và gai đốt đùi; vỏ đầu ngực có gai...................Litopenaeus<br />
<br />
60<br />
<br />
LÊ THỊ THU HUỆ - NGUYỄN VĂN THUẬN<br />
<br />
3.2.2. Khóa định loại đến loài thuộc giống Penaeus Fabricus, 1798 ở vùng ven biển<br />
Nghệ An-Hà Tĩnh<br />
1(8) Gờ bên chủy không đạt đến giữa vỏ đầu ngực, không có gờ trán vị.........................2<br />
2(5) Rãnh bên chủy đầu tương đối sâu, kéo dài đến phía dưới hoặc phía sau gai trên vị.3<br />
3(4) Gờ sau chủy cao, chân bò V có nhánh ngoài…...P. (penaeus) semisulcatus de<br />
Haan, 1850<br />
4(3) Gờ sau chủy thấp, chân bò V không có nhánh ngoài……..P. (penaeus) monodon<br />
Fabricius, 1798<br />
5(2) Rãnh bên chủy nông, kéo dài đến phía trước gai trên vị............................................6<br />
6(7) Gờ vị mắt chiếm 2/3 độ dài khoảng cách giữa gai gan và hốc mắt, đốt ngón chân<br />
hàm III ở con đực trưởng thành gần bằng độ dài đốt bàn, mặt lưng phần gốc chủy hơi<br />
cao.................................................P.(Fenneropenaeus) indicus H. Milne – Ewards, 1837<br />
7(6) Gờ vị mắt không có hoặc có chỉ chiếm gần một nửa khoảng cách giữa gai gan và<br />
hốc mắt, đốt ngón chân hàm III ở con đực trưởng thành gấp 1,5 – 2,7 lần độ dài đốt<br />
bàn..............................................................P.(Fenneropenaeus) penicilatus Alcock, 1905<br />
8(1) Gờ bên chủy đạt đến mép sau vỏ đầu ngực, gờ trán vị phát triển..............................9<br />
9(10) Mép đốt đuôi không có gai.............................P.(Melicertus) canliculatus (Olivier), 1811<br />
10(9) Mép đốt đuôi có 3 đôi gai 11<br />
<br />
11(12) Rãnh bên chủy hơi hẹp hơn gờ sau chủy, chân bò I không có gai đốt đùi, cơ quan<br />
sinh dục cái có đỉnh phiến trước tròn....................................P(Marsupenaeus) japonicus<br />
Bate, 1888<br />
12(11) Rãnh bên chủy và gờ sau chủy rộng bằng nhau, cơ quan sinh dục cái có đỉnh<br />
phía trước phân chạc.....................................P.(Melicertus) latisucatus Kishinouye, 1996<br />
3.2.3. Khóa định loại đến loài thuộc giống tôm rảo Metapenaeus Wood-Mason et<br />
Alcock, 1891 ở vùng ven biển Nghệ An-Hà Tĩnh<br />
1(8) Chân bò I có gai đốt gốc............................................................................................2<br />
2(5) Gai trên đốt đùi và đốt gốc chân bò I dài bằng nhau.................................................3<br />
3(4) Tấm trước Thelycum hình tam giác, thùy đỉnh giữa Petasma có dạng 4 cạnh và nhô<br />
cao hơn các thùy đỉnh bên.............................................M. papuensis Racek et Dall, 1965<br />
4(3) Tấm trước Thelycum hình chữ nhật, các thùy đỉnh giữa Petasma thu hẹp lại về phía<br />
cuối, đỉnh hướng về phía trước....................................................M. ensis (de Haan, 1850)<br />
5 (2) Ở chân bò I gai trên đốt đùi dài hơn gai trên đốt gốc<br />
6(7) Petasma có thùy đỉnh giữa hẹp và nhô cao hơn các thùy đỉnh bên, tấm trước<br />
Thelycum tròn..............................................................................M. joyneri (Miers, 1880)<br />
<br />