Khoa học luận và một số vấn đề cơ bản (dành cho hệ cử nhân chính trị): Phần 2
lượt xem 3
download
Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Một số vấn đề cơ bản và Khoa học luận (dành cho hệ cử nhân chính trị) phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: phương pháp luận nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn; các phương pháp nghiên cứu khoa học; thông tin, thu thập và xử lý thông tin trong nghiên cứu khoa học; lựa chọn và thực hiện một đề tài khoa học; trình bày kết quả nghiên cứu khoa học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoa học luận và một số vấn đề cơ bản (dành cho hệ cử nhân chính trị): Phần 2
- Chương V CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC I. KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA HỌC 1. Định nghĩa Phương p h á p có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ. Phương pháp gắn liền với hoạt động có ý thức, phản ánh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Trước khi hành động, con người thường phân tích hoàn cảnh, đề ra mục tiêu tương ứng; xác định các phương thức và phương tiện để đạt được mục tiêu đó rồi mới tác động lên sự vật, hiện tượng theo hệ thống những nguyên tắc nhất định. Hệ thống những nguyên tắc đó tạo nên phương pháp để đạt được mục tiêu đã đề ra. Như vậy, phương pháp bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh những quy luật khách quan đã được nhận thức để định hướng hoạt động có mục đích của con người. Theo Páplốp Ivan Pêtrôvích, phương pháp nghiên cứu khoa học là những quy luật nội tại của sự vận động của tư duy vối tư cách là sự phản ánh chủ quan của thế 85
- giới khách quan... là những quy luật khách quan được chuyển dịch trong ý thức của con người, được sử dụng một cách có ý thức và có hệ thông như một phương tiện để giải thích và cải tạo thê giới. Bản chất của phương pháp nghiên cứu khoa học chính là việc con người sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu như một phương tiện để khám phá chính đối tượng đó. Đồng thời, các phương pháp nghiên cứu phải thực hiện được những mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thê của mỗi đê tài và công trình nghiên cứu đã đê ra. Trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân vàn, bản chất của phương pháp được hiểu theo các khía cạnh sau: - Phương p h á p là công nghệ, con đường, cách thức do con người đưa ra nhằm cải tạo thê giối khách quan trên cơ sở nhận thức được quy luật khách quan của thê giới đó. - Phương p h á p nghiên cứu là tổ hợp cách thức mà nhà khoa học sử dụng để tác động khám phá đổi tượng. - Phương p h á p nghiên cứu k h o a học là những cách thức, lề lối, thao tác, thủ đoạn... được nhà nghiên cứu lựa chọn, sử dụng để khai thác thu thập thông tin về đối tượng khảo sát, xử lý các thông tin đó nhằm sáng tạo ra những giá trị tri thức mới về đối tượng nghiên cứu... 2. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học - Phương p h á p nghiên cứu được nhìn n h ận ở cả h a i m ặt là : m ặt chủ qu an và m ặt k h á c h qu an . M ặt chủ 86
- quan là ý thức của chủ thể. Nhà nghiên cứu lựa chọn phương pháp này hay phương pháp kia, điêu đó phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và khả năng thực hành của họ và sẽ cho một kết quả phù hợp với khả năng chủ quan của nhà nghiên cứu. Mặt khách quan là sự phản ánh quy luật khách quan của hiện thực vào ý thức của nhà khoa học. Các quy luật tự chúng chưa thành phương pháp nhưng nhờ có các quy luật mà tìm ra được phương pháp phù hợp. Ý thức về sự sáng tạo của con người phải tiếp cận các quy luật khách quan của thế giối. - Phương p h á p nghiên cứu kh oa học còn có tính mục đích vì mọi hoạt động của con người đêu có mục đích, mục đích nghiên cứu các đề tài khoa học chỉ đạo việc tìm tòi, lựa chọn phương pháp nghiên cứu và ngược lại, nếu lựa chọn được phương pháp chính xác, phù hợp thì sẽ làm cho mục đích nghiên cứu đạt tối nhanh hơn và có thể vượt qua yêu cầu mà mục đích dự kiến ban đầu. - Phương p h á p nghiên cứu k h oa học gắn chặt với nội dung của các vấn đ ề cần nghiên cứu. Phương pháp là hình thức vận động của nội dung, nội dung công việc quy định phương pháp làm việc. Trong mỗi đê tài khoa học có phương pháp cụ thể, trong^ mỗi ngành khoa học có hệ phương pháp đặc trưng. - Phương p h á p nghiên cứu k h oa học có một câu trúc đặc biệt, đó là một hệ thống các thao tác được sắp xêp theo một chương trình tối ưu. Sự thành công nhanh hay chậm của một hệ thống nghiên cứu chính là phát hiện 87
- ra sớm hay muộn lô gíc tối ưu đó đồng thời sử dụng nó một cách có ý thức. - Phương p h á p là công cụ là m việc củ a các n h à kh oa học và p h ụ thuộc vào k h ả n ăn g sử dụ n g củ a chủ th ể nghiên cứu k h o a học. Nó vừa là công cụ, vừa là sản phẩm của hoạt động nghiên cứu khoa học. - Phương p h á p nghiên cứu k h o a học luôn cần có các công cụ h ỗ trợ, cần có các phư ơng tiện h iện đ ạ i với độ ch ín h xác cao. Phương tiện và phương pháp là hai phạm trù khác nhau, nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ vối nhau căn cứ vào đối tượng nghiên cứu mà chọn ra phương pháp nghiên cứu, theo yêu cầu của phương pháp chúng ta sẽ chọn ra các phương tiện phù hợp và nhiều khi phải cải tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu một đôi tượng cụ thể nào đó. Chính các phương tiện kỹ thuật hiện đại bảo đảm cho quá trình nghiên cứu đạt tới độ chính xác cao. Khoa học càng phát triển thì phương pháp nghiên cứu càng phong phú, đa dạng. Có những phương pháp cho nhiều lĩnh vực khoa học; có những phương pháp đặc thù cho từng ngành, từng lĩnh vực. Việc lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ và đặc điểm của đối tượng mà ta cần khám phá. II. PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Phương pháp nghiên cứu khoa học là một hệ thông phong phú. Vì vậy, người ta phân loại chúng để dễ dàng 88
- trong sử dụng. Trong thực tế có nhiều cách phân loại các phương pháp nghiên cứu khoa học: Cách 1: P hân loại theo loại hình nghiên cứu Theo cách này người ta chia phương pháp nghiên cứu thành: - Phương p h á p nghiên cứu cơ bản ; - Phương p h á p nghiên cứu ứng dụng. Phương pháp nghiên cứu cơ bản là loại phương pháp nghiên cứu khám phá ra các quy luật vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng trong thê giới khách quan. Các quy luật mới đó có thể được trình bày dưới dạng công thức, biểu đồ, sơ đồ, V . V . . Phương pháp nghiên cứu ứng dụng là loại hình phương pháp nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu cơ bản để ứng dụng vào một ngành khoa học cụ thể nhằm phục vụ đáp ứng nhu cầu của một ngành hay một bộ môn khoa học. Cách 2: Dựa theo phương thức quan sát sự kiện, chúng ta có t h ể ch ia phương p h á p nghiên cứu k h oa học thành các nhóm : - Phương p h á p nghiên cứu tài liệu; - Phương p h á p nghiên cứu thực nghiệm ; - Phương p h á p nghiên cứu p h i thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp nghiên cứu được thực hiện mà không có bất kỳ sự quan sát trực tiếp nào lên đối tượng nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu được thực hiện bởi những quan sát 89
- trong điểu kiện có gây biến đổi đối tượng nghiên cứu một cách có chủ định. Phương pháp này nhằm mục đích tìm kiếm môi trường, điều kiện, phương pháp thực hiện các kết quả nghiên cứu ứng dụng. Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm cũng là phương pháp dựa trên sự quan sát những sự kiện đã và đang tồn tại, trên cơ sở đó phát hiện ra những quy luật của sự vật. ở phương pháp này, người nghiên cứu chỉ quan sát những gì đã và đang tồn tại, không có bất cứ sự can thiệp nào gây biến đổi trạng thái của đối tượng nghiên cứu. Cách 3: Dựa trên cơ sở có tính nguyên tắc củ a chủ n g h ĩa duy vật biện chứng, củ a lôgíc biện chứ ng người ta ch ia th àn h các phư ơng p h á p sau : - Phương p h á p p h â n tích - tổng hợp; ■Phương p h á p lịch sử - lôgíc; - Phương p h á p quy nạp - diễn g iả i ... III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u TRONG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 1. Phương pháp phân tích và tổ n g h ợp1 Phân tích và tổng hợp là một phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng phổ biến trong khoa học xã 1. Xem PGS. TS. Lê Ngọc Tòng: Phương pháp luận nghiên cứu các quan hệ và quy luật xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2008, tr.102. 90
- hội và nhân văn. sở dĩ như vậy là vì khi ta đứng trước một đối tượng nghiên cứu, chúng ta cảm giác được nhiều hiện tượng đan xen nhau, chồng chéo làm lu mờ bản chất của nó, làm khó khăn trong việc nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, thậm chí có khi đưa đến nhận định sai lầm về bản chất của đối tượng. Để hiểu được bản chất của đối tượng nghiên cứu, ta phải tiến hành phân chia nó ra thành những bộ phận, những mặt, những yếu tô nhỏ hơn, đơn giản hơn để nghiên cứu cụ thê từng bộ phận, từng mặt, từng yếu tố. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về các mặt, các bộ phận, các yếu tô cấu thành, sẽ tiến hành tổng hợp, khái quát hóa để tìm ra cái chung, cái khái quát về đối tượng nghiên cứu. Phương pháp phân tích và tổng hợp gồm hai nội dung cơ bản, đó là: phân tích và tổng hợp. P hăn tích là việc phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tô cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, từ đó có thể dễ dàng hơn trong việc phát hiện ra thuộc tính và bản chất của từng bộ phận, từng mặt, từng yêu tố, giúp hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách rõ ràng, hiểu cái chung phức tạp từ những bộ phận, những mặt, những yếu tó cấu thành. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phô biến. Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải: + Xác định tiêu thức để phân chia; 91
- + Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu; + Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung. Tổng hợp là từ sự phân tích từng yếu tố bộ phận của đối tượng khái quát lại để tìm ra cái chung, bản chất và quy luật vận động của đối tượng. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ đắc lực cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, từng bộ phận, từng yếu tố của đối tượng, phải tiến hành tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của tổng thể đôi tượng nghiên cứu. Phân tích và tổng hợp là hai mặt, hai nội dung công việc khác nhau của một phương pháp nhưng lại gắn bó chặt chẽ vối nhau, quy định và bổ sung lẫn nhau. Thông qua phân tích mà hiểu rõ về các mặt, các bộ phận, các yếu tố cấu thành nên tổng thể và mối liên hệ giữa chúng. Nhưng nếu chỉ thông qua phân tích thì chưa thấy được cái bản chất và tổng thể của đối tượng nghiên cứu. Việc tổng hợp phải dựa vào kết quả phân tích các mặt, các bộ phận của đối tượng nghiên cứu. Chẳng hạn, để đánh giá một cán bộ nào đó, trước hết phải định ra những tiêu chí đánh giá về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công tác. Trên cơ sở kết quả đánh giá về từng tiêu chí của người cán bộ đó, sẽ tiến hành tổng hợp, đánh giá chung về người cán bộ này. Việc tổng hợp đánh giá dựa trên kết quả của các 92
- bước phân tích, tuy nhiên để có kết luận phù hợp, cần thiết phải xác định được mức độ (hệ số) quan trọng của từng yếu tố. 2. Phương pháp quy nạp và diển giải Phương p h á p quy nạp là phương pháp đi từ những hiện tượng riêng lẻ rời rạc, độc lập ngẫu nhiên rồi liên kết các hiện tượng ấy với nhau để tìm ra bản chất của một đối tượng nào đó. Từ những kinh nghiệm, hiểu biết các sự vật riêng lẻ người ta tổng kết quy nạp thành những nguyên lý chung. Cơ sở khách quan của phương pháp quy nạp là sự lặp lại của một số hiện tượng này hay hiện tượng khác do chỗ cái chung tồn tại, biểu hiện thông qua cái riêng. Nếu như phương pháp phân tích - tổng hợp đi tìm mối quan hệ giữa hình thức và nội dung thì phương pháp quy nạp đi sâu vào mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng. Một hiện tượng bộc lộ nhiều bản chất. Nhiệm vụ của khoa học là thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, cuối cùng đưa ra giải pháp. Phương pháp quy nạp đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện ra các quy luật, rút ra từ những kết luận tổng quát khi đưa ra các giả thuyết. Phương p h á p diễn g iả i ngược lại với phương pháp quy nạp. Đó là phương pháp đi từ cái bản chất, nguyên tắc, nguyên lý đã được thừa nhận để tìm ra các hiện tượng, các biểu hiện, cái trùng hợp cụ thể trong sự vận động của đối tượng. 93
- Quy nạp và diễn giải là hai phương pháp nghiên cứu theo chiều ngược nhau song liên hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Nhờ có những kết quả nghiên cứu theo phương pháp quy nạp trước đó mà việc nghiên cứu có thể tiếp tục, phát triển theo phương pháp diễn giải. Phương pháp diễn giải, do vậy mở rộng giá trị của những kêt luận quy nạp vào việc nghiên cứu đối tượng. 3. Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc Phương p h á p lịch sử và phư ơng p h á p lôgíc là hai mặt biểu hiện của phương pháp biện chứng mácxít. Tính thống nhất và tính khác biệt của nó cũng bắt nguồn từ tính thống nhất và tính khác biệt của hai phạm trù lịch sử và lôgíc. a) Phương p h á p lịch sử: Là phương pháp thông qua miêu tả tái hiện hiện thực vói sự hỗn độn, lộn xộn, bể ngoài của các yếu tố, sự kiện kê tiếp nhau, để nêu bật lên tính quy luật của sự phát triển. Hay nói cách khác, phương p h á p lịch sử là phư ơng p h á p nghiên cứu bằn g cá ch đ i tìm nguồn g ốc p h á t sinh, qu á trình p h á t triển và biến h o á củ a đôi tượng, đ ể p h á t hiện ra bản chất và quy luật của đối tượng. Do đó phương pháp lịch sử có những đặc điểm sau: - Nó phải đi sâu vào tính muôn màu muôn vẻ của lịch sử, tìm ra cái đặc thù, cái cá biệt ở trong cái phổ biến. Và trên cơ sở nắm được những đặc thù cá biệt đó mà trình bày thể hiện cái phổ biến của lịch sử. 94
- - Phương pháp lịch sử còn yêu cầu chúng ta phải tìm hiểu cái không lặp lại bên cái lặp lại. Các hiện tượng lịch sử thường hay tái diễn, nhưng không bao giò diễn lại hoàn toàn như cũ. Phương pháp lịch sử phải chú ý tìm ra cái khác trước, cái không lặp lại để thấy những nét đặc thù lịch sử. - Phương pháp lịch sử lại yêu cầu chúng ta phải theo dõi những bước quanh co, thụt lùi tạm thòi... của phát triển lịch sử. Bởi vì lịch sử phát triển muôn màu muôn vẻ, có khi cái cũ chưa đi hẳn, cái mới đã nảy sinh. Hoặc khi cái mối đã chiếm ưu thế, nhưng cái cũ hãy còn có điều kiện và nhu cầu tồn tại trong một chừng mực nhất định. - Phương pháp lịch sử yêu cầu chúng ta đi sâu vào ngõ ngách của lịch sử, đi sâu vào tâm lý, tình cảm của quần chúng, hiểu lịch sử cả về điểm lẫn về diện, hiểu từ cá nhân, sự kiện, hiện tượng đến toàn bộ xã hội. - Phương pháp lịch sử phải chú ý những tên người, tên đất, không gian, thời gian cụ thể, nhằm dựng lại quá trình lịch sử đúng như nó diễn biến. Phương pháp lịch sử yêu cầu làm rõ quá trình phát triển cụ thể của đối tượng, phải nắm được sự vận động cụ thể-trong toàn bộ tính phong phú của nó, phải bám sát sự vật, theo dõi những bưốc quanh co, những ngẫu nhiên của lịch sử, phát hiện sợi dây lịch sử của toàn bộ sự phát triển. Từ cái lịch sử chúng ta sẽ phát hiện ra cái quy luật phát triển của đối tượng. Tức là tìm ra cái 95
- lôgíc của lịch sử, đó chính là mục đích của mọi hoạt động nghiên cứu khoa học1. b) Phương p h á p lôgíc Nếu phương pháp lịch sử là nhằm diễn lại toàn bộ tiến trình của lịch sử thì phương pháp lôgic nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử, nghiên cứu các hiện tượng lịch sử trong hình thức tổng quát, nhằm mục đích vạch ra bản chất quy luật, khuynh hướng chung trong sự V vận động của chúng. Phương p h á p lôgíc có những đ ặc đ iểm sau : - Phương pháp lôgic nhằm đi sâu tìm hiểu cái bản chất, cái phổ biến, cái lặp lại của các hiện tượng. Muốn vậy, nó phải đi vào nhiều hiện tượng phân tích, so sánh tổng hợp ... để tìm ra bản chất của hiện tượng. - Nếu phương pháp lịch sử đi sâu vào cả những bưốc đường quanh co, thụt lùi tạm thòi của lịch sử, thì phương pháp lôgic lại có thể bỏ qua những bưốc đường đó, mà chỉ nắm lấy bước phát triển tất yếu của nó, nắm lấy cái xương sống phát triển của nó, tức là nắm lấy quy luật của nó. Nhờ những đặc điểm đó mà phương pháp lôgic có những khả năng riêng là: - Phương p h á p lôgíc giú p chúng ta nhìn n h ận ra cái mới. Bởi vì, lôgíc là sự phản ánh của th ế giới khách quan vào ý thức con ngươi, mà th ế giới khách quan thì 1. Xem: PGS.TS. Lê Ngọc Tòng: Phương pháp luận nghiên cứu các quan hệ và quy luật xã hội, Sđd, tr. 116-118. 96
- không ngừng phát triển, cái mới luôn luôn nảy sinh. Do luôn luôn chú ý đến cái phổ biến, cái bản chất mà tư duy lôgíc dễ nhìn thấy những bước phát triển nhảy vọt và thấy cái mới đang nảy sinh và phát triển như thế nào, vì đặc điểm của cái mới là có sự khác biệt về chất với cái cũ. Mặc dù hình thức thì chưa thay đổi, nhưng chất mới đã nảy sinh. - Do thấy được mầm mống của cái mới mà phương pháp lôgic có t h ể giúp ta thấy được hướng đ i củ a lịch sử, nhằm chỉ đ ạo thực tiễn, cải tạo t h ế giới. - Phương p h á p lôgic còn có ưu điểm là giúp chúng ta tác động tích cực vào hiện thực, nhằm tái sản sinh ra lịch sử ở một trình đ ộ cao hơn, nghĩa là chủ động cải tạo, cải biến lịch sử, nhờ đó nắm được những quy luật khách quan. Trong thực tế nghiên cứu, không bao giờ có phương pháp lịch sử hay phương pháp lôgic thuần tuý tách rời nhau, mà là trong cái này có cái kia, hai cái thâm nhập vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và giới hạn giữa chúng chỉ là tương đối1. 4. Phương pháp điều t r a 2 Điều tra bằng phiếu hỏi là một phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm thường được áp dụng trong các 1. Xem PGS.TS. Lê Ngọc Tòng: Phương pháp luận nghiên cứu các quan hệ và quy luật xã hội, Sđd, tr. 118-120. 2. Xem TS. Phương Kỳ Sơn: Phương pháp nghiên cứu khoa học, Sđd, tr. 68. 97
- nghiên cứu xã hội. Thông qua việc phát và thu phiếu điều tra, các nhà nghiên cứu thu được những thông túi từ khách thể về nhận thức, thái độ, hành vi, trạng thái tồn tại các sự kiện có liên quan đến tri thức và phạm vi nghiên cứu. Phương pháp này cần tuân thủ các bước sau đây: Bước 1: C huẩn bị điều tra Chọn địa bàn khảo sát, chọn mẫu điểu tra, thòi gian khảo sát, thiết kê mẫu hỏi. Việc lựa chọn địa bàn khảo sát phải mang tính đại diện, tính đặc trưng, thể hiện ở các đặc điểm địa lý, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội... Mẫu khảo sát bảo đảm tính ngẫu nhiên và tính đại diện. Việc thiết kê mẫu hỏi phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, phù hợp vối đối tượng, các câu hỏi cần bảo đảm tạo ra sự chú ý, kích thích sự hợp tác trong trả lòi. Phiếu hỏi phải có đủ các biến số độc lập phản ánh các quan hệ nhiều chiều, đa dạng của tập hợp mẫu được khảo sát. Sau khi thiết kê xong phiếu hỏi, có thể phải tiến hành khảo sát định tính, kết hợp phỏng vấn sâu, tham vấn chuyên gia... Bước 2: Tiên h à n h điều tra Để công tác điều tra được tốt, các điều tra viên (nếu có) cần phải được tập huấn để quán triệt mục đích, yêu cầu điều tra, thống nhất các biện pháp phù hợp với từng nhóm mẫu và từng địa bàn điều tra. Trong quá trình điều tra, ngưòi nghiên cứu cần tuân thủ những yêu cầu đề ra. Nếu cần sử dụng cộng 98
- tác viên, điều tra viên, nhà nghiên cứu cần tiến hành các biện pháp giám sát điều tra, với mục đích thu được thông tin một cách khách quan, tin cậy. Bư ớc 3: X ử lý kết qu ả điều tra Việc xử lý kết quả điều tra được tiến hành như sau: phân tích tư liệu, tổng hợp và phân loại tư liệu. Tuy nhiên, trước hết cần phải tiến hành các thao tác "làm sạch" số liệu, sau đó các nhà nghiên cứu tiến hành xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh... theo các biến số độc lập để rút ra những thuộc tính chung của các tập hợp mẫu nhằm hình thành luận cứ cho giả thuyết nghiên cứu. 5. Phương pháp khảo sát thực tiễn 1 Phương pháp này thường áp dụng đối với các đề tài mang tính tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn nhằm tìm ra các hạt nhân hợp lý của quá trình phát triển một số lĩnh vực nào đó của xã hội. Để thực hiện phương pháp này, người ta phải xác định rõ các vấn đề chung sau đây: - Mục tiêu khảo sát là gi? Làm rõ mục tiêu cụ thể vối các mức độ yêu cầu cụ thể, thòi gian và địa bàn cụ thể. - Địa bàn khảo sát ở đâu? Cần cân nhắc các cơ sở điển hình có thể cung cấp nhiều thông tin tin cậy nhiều chiều. - Nội dung khảo sát là gì? Các vấn đề khảo sát nên 1. Xem TS. Phương Kỳ Sơn: Phương pháp nghiên cứu Khoa học, Sđd, tr. 77. 99
- cụ thể, phù hợp với thực tiễn, tránh tràn lan, tránh quá trừu tượng và chung chung. - Đối tượng khảo sát là ai? Tùy thuộc vào nội dung nghiên cứu để lựa chọn thành phần (cán bộ, thanh niên, phụ nữ...) hoặc ngành nghề để trao đổi tìm hiểu nắm bắt tình hình, sô" liệu hoặc phong trào, cơ sở sản xuất, V.V.. Kết quả thu được ỏ phương pháp này còn phải trải qua việc phân tích, xử lý, chọn lọc các thông tin có được, đối chiếu với cơ sở lý luận khoa học mà đề tài khoa học đang nghiên cứu mới có thể rút ra các giá trị khoa học bổ ích và cần thiết cho bộ môn khoa học và thực tiễn xã hội. 6. Phương pháp tham vấn chuyên gia Đây là cách khai thác thông tin nhằm kiểm chứng các giả thuyết được đề xuất. Tuy nhiên, đối tượng khảo sát ở đây là các nhà khoa học, các chuyên gia có trình độ am hiểu ở những mức độ khác nhau, trên các khía cạnh, các mặt khác nhau của vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thông tin thu được từ tham vấn chuyên gia không thay th ế được nhà nghiên cứu; mặc dù, thông tin thu được từ tham vấn chuyên gia là chỗ dựa đáng tin cậy, bổ ích và cần thiết cho nhà nghiên cứu. Phương pháp tham vấn chuyên gia cần thiết cho nhà nghiên cứu không chỉ trong quá trình nghiên cứu mà còn cả trong quá trình nghiệm thu, đánh giá kết quả, hoặc trong quá trình đề xuất các giả thuyết nghiên cứu lựa chọn phương pháp nghiên cứu, củng cô' các luận cứ... 100
- Tiến hành tham vấn chuyên gia có thể bằng nhiều hình thức phong phú: trao đổi, trò chuyện, tổ chức hội thảo khoa học, lấy nhận xét phản biện hoặc phỏng vấn... Để có thể áp dụng có hiệu quả phương pháp này, nhà nghiên cứu cần chủ động tìm kiếm, đề xuất và thực hiện những điều kiện bảo đảm: lựa chọn chuyên gia, lựa chọn vấn đề tham vấn, sử dụng tài chính và phải tạo lập cho được môi trường giao tiếp cởi mở, chân thành trong quá trình tham vấn, V.V.. 7. Phương pháp xây dựng mô hình thực nghiệm Phương pháp thực nghiệm là phương pháp thu thập thông tin được thực hiện bởi những quan sát trong điều kiện có gây biến đổi đối tượng nghiên cứu một cách chủ định. Phương pháp này có thể được thực hiện trên đối tượng thực hoặc trên các mô hình do ngươi nghiên cứu tạo ra với những tham số do người nghiên cứu khống chế (ít nhất có một tham sô). Phương pháp thực nghiệm thường được áp dụng phổ biến không chỉ trong khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, y học mà cả trong khoa học xã hội và các lĩnh vực khoa học khác. Khi nói đến phương pháp thực nghiệm cần phải đề cập đến những tham sô' bị khống chế bởi ngưòi nghiên cứu. Ví dụ: khi làm thực nghiệm về một phản ứng hóa học, ngưòi nghiên cứu cần khống chê các các tham số như thành phần, các chất tham gia phản ứng... Phương p h á p xây dựng m ô hìn h thực nghiệm trong lĩn h vực xã hội thường được áp dụng cho các loại hình 101
- nghiên cứu triển khai. Thông qua các kết quả nghiên cứu lý thuyết, hay những nguyên lý và giải pháp ứng dụng, người nghiên cứu có thể lựa chọn mẫu (một tổ chức) lý tưởng, nơi có được gần đúng những điều kiện đã được tính toán trên lý thuyết, tiến hành thực nghiệm những kiến nghị được đề xuất. Trải qua một thời gian vừa đủ, có thể điều chỉnh những tính toán ban đầu để đề xuất phương pháp, cách thức thực hiện trên diện rộng, bao gồm cả những đê xuất về điều kiện, môi trường bảo đảm cho việc thực hiện những kiến nghị, giải pháp đã đê xuất. L à m th í điểm là một phương pháp thường được các nhà nghiên cứu khoa học xã hội nhất là nhà quản lý xã hội áp dụng để đề xuất chủ trương, chính sách hoặc xây dựng các nội quy, quy chế tổ chức quản lý xã hội, quản lý đô thị hoặc nông thôn. Việc xây dựng mô hình thực nghiệm là một phương pháp vừa kết hợp lý luận với thực tiễn nhằm tạo ra hiệu quả cụ thể trong lao động sản xuất, trong quản lý. Xét về bản chất, phương pháp nghiên cứu xây dựng mô hình thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học xã hội cũng tương tự như quá trình làm thí nghiệm, làm thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Tuy nhiên, đặc điểm của nghiên cứu khoa học xã hội là không dễ dàng mang lại kết quả ngay, không đơn giản xóa bỏ những cái cũ để làm lại cho dù có tốn kém tiền của. Vì vậy, làm thí điểm trong xã hội phải rất thận trọng, tỉ mỉ, không nên chủ quan duy ý chí, nóng 102
- vội để lấy kết quả, lấy thành tích rồi để lại hậu quả về kinh tế - xã hội... 8.Phương pháp thông kê1 Phương pháp thống kê được vận dụng nhiều trong nghiên cứu các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Nó thường được tiến hành theo ba giai đoạn: - Điều tra thống kê: Nhà nghiên cứu tiến hành thu thập các số liệu phản ánh các mặt, các yếu tố khác nhau có liên quan trực tiếp và phản ánh sự vận động và biến đổi về lượng của sự vật, hiện tượng được nghiên cứu. Việc điều tra thu thập số liệu thống kê có thể dựa vào các báo cáo thống kê định kỳ, các điều tra và khảo sát chuyên môn. Tùy theo tính chất, mục tiêu của từng công trình, có thể tiến hành điều tra toàn bộ hay điều tra chọn mẫu. Trong quá trình điều tra thống kê, nhà nghiên cứu có thể sử dụng nhiều biện pháp cụ thể nhằm thu thập số liệu thống kê: đăng ký trực tiếp, phỏng vấn, điều tra bằng phiếu hỏi... Dù tiến hành bằng biện pháp nào cũng cần lưu ý rằng, các số liệu đưa vào thống kê phải chính xác, khách quan và cập nhật. - Tổng hợp thống kê: Nhà nghiên cứu phải điều tra, chỉnh lý, hệ thông hóa các sô liệu đã thu thập trong giai đoạn thứ nhất. Sau đó, tiến hành phân loại các sô liệu 1. Xem PGS. TS. Lê Ngọc Tòng: Phương pháp luận nghiên cứu các quan hệ và quy luật xã hội, Sđd, tr. 134. 103
- theo các biến số, các tiêu thức thống kê, tiến hành xây dựng các bảng thống kê, các sơ đồ, biểu đồ thống kê theo tiến trình thời gian hoặc giữa các sự vật khác nhau trong cùng một thòi điểm thống kê. - P h ẫ n tích thống kê: Đó là việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khoa học kết hợp vối các thao tác tư duy nhằm đưa ra những kết luận định tính về mức độ, xu hướng, tính chất, mối quan hệ giữa các biến sô" nói lên bản chất của sự vật, hiện tượng được nghiên cứu. Trong giai đoạn này, nhà nghiên cứu phải vận dụng nhiều phương pháp cụ thể: tính các giá trị tuyệt đối, giá trị tương đối, giá trị bình quân phản ánh mặt lượng của một hệ các biến số; phương pháp dãy số biến động theo thời gian thông qua các bảng, các sơ đồ, các biểu đồ thống kê; phương pháp phân tích tương tự, so sánh. Các giai đoạn của phương pháp thống kê có mối quan hệ mật thiết vối nhau và mỗi giai đoạn có một vị trí, vai trò khác nhau. Sai lầm của bất kỳ giai đoạn nào cũng có thể dẫn đến những nhận thức sai lầm về sự vật, hiện tượng được nghiên cứu. 9. Phương pháp so sánh1 Phương pháp này có liên quan đến phương pháp thống kê, xác suất, phương pháp phân tích tổng hợp. Khi so sánh bao giờ cũng có giai đoạn tổng hợp số liệu 1. Xem PGS. TS. Lê Ngọc Tòng: Phương pháp luận nghiên cứu các quan hệ và quy luật xã hội, Sđd, tr. 136. 104
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Tập 1): Phần 2 - GS.TSKH. Lê Huy Bá (chủ biên)
346 p | 653 | 262
-
Cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu - Chỉ số phát triển kinh tế trong HDI
232 p | 230 | 58
-
Phân loại khoa học của Charles Sanders Pierce: Lịch sử, nội dung và ý nghĩa
11 p | 70 | 7
-
Một số phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 2
96 p | 26 | 7
-
Phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên trong dạy học kĩ thuật
5 p | 96 | 6
-
Khoa học chính sách xã hội nhìn từ lăng kính xã hội học – Nghiên cứu và một vài luận bàn
8 p | 52 | 5
-
Dạy học giải tích bằng hình thức tranh luận khoa học giúp phát triển năng lực giao tiếp toán học của học sinh
6 p | 23 | 4
-
Bạo lực ngôn từ qua không gian mạng: Thực trạng và một số giải pháp
6 p | 168 | 4
-
Một số đặc điểm của mạch lạc trong quan hệ lập luận ở văn bản nghị luận tiếng Việt
11 p | 94 | 4
-
Nghiên cứu khoa học luận: Phần 1
67 p | 16 | 3
-
Khoa học luận - Một số vấn đề cơ bản (Dành cho hệ cử nhân chính trị): Phần 2
73 p | 9 | 3
-
Nghiên cứu khoa học luận: Phần 2
92 p | 10 | 3
-
Khoa học và sáng tạo - xu hướng năng lực mới của người công nhân Việt Nam thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
5 p | 8 | 2
-
Khoa học luận - Một số vấn đề cơ bản (Dành cho hệ cử nhân chính trị): Phần 1
86 p | 5 | 2
-
Khoa học luận và một số vấn đề cơ bản (dành cho hệ cử nhân chính trị): Phần 1
86 p | 16 | 2
-
Giáo dục ý thức khoa học và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục sinh viên Đại học ở Việt Nam hiện nay
9 p | 34 | 2
-
Một số vấn đề tâm lý - xã hội trong tổ chức lao động khoa học thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam
9 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn