Khóa luận Đại học: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý của công ty TNHH MTV nhựa bao bì Việt Phát
lượt xem 16
download
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đều chịu sự tác động của quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu. Do vậy, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp buộc phải phát huy hết năng lực hiện có, đặc biệt là phải xây dựng được đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp và của nền kinh tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận Đại học: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý của công ty TNHH MTV nhựa bao bì Việt Phát
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ * KHÓA LUẬN ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH MTV NHỰA BAO BÌ VIỆT PHÁT Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. Nguyễn Thị Lệ Hương Lê Thị Mãi Lớp: K47 TKKD 1
- Huế, tháng 1 năm 2017 MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................................... 2 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 2 5. Cấu trúc khóa luận: ................................................................................................................ 4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÝ .................... 5 1.1. Doanh nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp ................................................................ 5 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp ................................................................................................. 5 1.1.2. Khái niệm và vai trò của quản lý doanh nghiệp ............................................................. 7 1.1.2.1. Khái niệm quản lý doanh nghiệp ................................................................................. 7 1.1.2.2. Nội dung quản lý doanh nghiệp ................................................................................... 9 1.1.2.3. Vai trò của quản lý doanh nghiệp ................................................................................ 9 1.1.3. Cán bộ quản lý và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cán bộ quản lý doanh nghiệp 11 .... 1.1.3.1. Khái niệm và phân loại cán bộ quản lý doanh nghiệp .............................................. 11 1.1.3.2. Khái niệm chất lượng cán bộ quản lý doanh nghiệp ................................................ 13 1.1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ quản lý doanh nghiệp ................... 15 1.1.3.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về bản thân nguồn nhân lực quản lý .................................... 15 1.1.3.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp ................................ 16 1.1.3.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài doanh nghiệp ................................ 21 1.1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cán bộ quản lý doanh nghiệp ................................ 22 1.1.3.5. Đề xuất các chỉ tiêu đánh giá chất lượng ................................................................. 25 1.2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp .......................... 27 1.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................. 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH MTV NHỰA BAO BÌ VIỆT PHÁT ............................................................................. 31 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì Việt Phát ........................... 31 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì Việt Phát . 31 2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động của Công ty ............................................................. 32 2.1.2.1. Chức năng .................................................................................................................... 32 2.1.2.2. Lĩnh vực hoạt động ..................................................................................................... 32 2.1.3. Một số nguồn lực hoạt động SXKD của Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì Việt Phát ............................................................................................................................................ 32 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ........................................................................ 32 Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty .................................................................................. 33 2.1.3.2. Tình hình lao động của Công ty .................................................................................. 34 Bảng 1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2013 2015) ......................................... 35 2.1.3.3. Tình hình tiền lương của lao động tại Công ty qua 3 năm 20132015 ..................... 37 Bảng 2: Tình hình tiền lương của lao động tại Công ty qua 3 năm ..................................... 37 2013 2015 ............................................................................................................................... 37 % (+/) ................................................................................................................................... 37 2.1.3.4. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 20132015 ........................ 39 2
- Bảng 3: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2013 2015 ...................... 39 2.1.3.5. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2013201 ........................................................................................................................ 41 Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHHMTV Nhựa Bao Bì VIỆT PHÁT qua 3 năm (20132015) ............................................................................................................. 42 2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ quản lý của Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì Việt Phát .............................................................................................................................. 45 2.2.1. Đặc điểm mẫu điều tra .................................................................................................. 45 Bảng 5: Đặt tên các biến ......................................................................................................... 45 2.2.2. Đặc điểm về giới tính .................................................................................................... 46 Biểu đồ 1: Đặc điểm về giới tính ........................................................................................... 46 2.2.3. Đặc điểm về độ tuổi ..................................................................................................... 47 Biểu đồ 2: Đặc điểm về độ tuổi ............................................................................................. 47 2.2.4. Đặc điểm về thời gian làm việc ở Công ty .................................................................. 47 Biểu đồ 3: Thời gian làm việc ở Công ty ............................................................................... 48 2.2.5. Bộ phận đang làm việc .................................................................................................. 48 Biểu đồ 4: Bộ phận làm việc ở Công ty ................................................................................. 48 2.2.6. Trình độ .......................................................................................................................... 49 Biểu đồ 5: Trình độ .................................................................................................................. 49 Bảng 6: Trung bình của các chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng ........................................................ 49 2.2.8. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ................................ 51 Bảng 7: Hệ số Cronbach’s Alpha ............................................................................................ 52 2.2.9. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................................... 53 Bảng 8: Kiểm định KMO ........................................................................................................ 54 Bảng 9: Kết quả phân tích nhân tố EFA lần 3 ....................................................................... 54 2.2.10. Kiểm định sự tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc .............................. 56 Bảng 10: Ma trận tương quan ................................................................................................. 56 2.2.11. Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính ......................................................................... 57 Bảng 11: Kết quả phân tích hồi quy sử dụng phương pháp Enter ........................................ 57 2.2.12. Đánh giá sự phù hợp của mô hình R2: ......................................................................... 59 Bảng 12: Đánh giá sự phù hợp của mô hình R2 ..................................................................... 59 2.2.13. Kiểm định độ phù hợp của mô hình ANOVA: ........................................................... 60 Bảng 13: Bảng ANOVA .......................................................................................................... 60 2.2.14. Đánh giá chung của người lao động về chất lượng cán bộ quản lý của Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì Việt Phát ....................................................................................... 60 Biểu đồ 6: Đánh giá chung về chất lượng cán bộ quản lý .................................................... 61 Bảng 14: Ý kiến đóng góp ....................................................................................................... 61 2.2.15. Đánh giá chung về chất lượng cán bộ quản lý của Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì Việt Phát .............................................................................................................................. 62 2.2.15.1. Kết quả ...................................................................................................................... 62 2.2.15.2. Hạn chế ..................................................................................................................... 63 2.2.15.3. Nguyên nhân của những yếu kém, hạn chế: ........................................................... 64 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................................... 65 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ..................... 66 ĐỘI NGŨ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ............... 66 BAO BÌ VIỆT PHÁT ................................................................................................................ 66 3.1. Những thách thức, yêu cầu mới đối với đội ngũ CBQL của Công ty TNHH Nhựa Bao Bì Việt Phát .............................................................................................................................. 66 3
- 3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý doanh nghiệp của Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì Việt Phát .................................................................................. 68 3.2.1. Đổi mới đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại CBQL ............................................ 68 3.2.2. Đổi mới tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm các chức vụ quản lý của công ty ............ 71 3.2.3. Xây dựng chế độ đãi ngộ, thu hút nhân lực có chất lượng cao : ................................. 74 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 76 1.Kết luận ................................................................................................................................. 76 2.Kiến nghị ............................................................................................................................... 77 2.1. Đối với công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì Việt Phát ..................................................... 77 2.2. Kiến nghị đối với nhà nước ............................................................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 78 PHỤ LỤC .................................................................................................................................. 79 DANH MỤC SƠ ĐỒ & MÔ HÌNH MỤC LỤC ................................................................................................................................... 2 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................................. 2 4
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 2 5. Cấu trúc khóa luận: ................................................................................................................ 4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÝ .................... 5 1.1. Doanh nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp ................................................................ 5 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp ................................................................................................. 5 1.1.2. Khái niệm và vai trò của quản lý doanh nghiệp ............................................................. 7 1.1.2.1. Khái niệm quản lý doanh nghiệp ................................................................................. 7 1.1.2.2. Nội dung quản lý doanh nghiệp ................................................................................... 9 1.1.2.3. Vai trò của quản lý doanh nghiệp ................................................................................ 9 1.1.3. Cán bộ quản lý và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cán bộ quản lý doanh nghiệp 11 .... 1.1.3.1. Khái niệm và phân loại cán bộ quản lý doanh nghiệp .............................................. 11 1.1.3.2. Khái niệm chất lượng cán bộ quản lý doanh nghiệp ................................................ 13 1.1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ quản lý doanh nghiệp ................... 15 1.1.3.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về bản thân nguồn nhân lực quản lý .................................... 15 1.1.3.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp ................................ 16 1.1.3.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài doanh nghiệp ................................ 21 1.1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cán bộ quản lý doanh nghiệp ................................ 22 1.1.3.5. Đề xuất các chỉ tiêu đánh giá chất lượng ................................................................. 25 1.2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp .......................... 27 1.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................. 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH MTV NHỰA BAO BÌ VIỆT PHÁT ............................................................................. 31 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì Việt Phát ........................... 31 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì Việt Phát . 31 2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động của Công ty ............................................................. 32 2.1.2.1. Chức năng .................................................................................................................... 32 2.1.2.2. Lĩnh vực hoạt động ..................................................................................................... 32 2.1.3. Một số nguồn lực hoạt động SXKD của Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì Việt Phát ............................................................................................................................................ 32 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ........................................................................ 32 Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty .................................................................................. 33 2.1.3.2. Tình hình lao động của Công ty .................................................................................. 34 Bảng 1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2013 2015) ......................................... 35 2.1.3.3. Tình hình tiền lương của lao động tại Công ty qua 3 năm 20132015 ..................... 37 Bảng 2: Tình hình tiền lương của lao động tại Công ty qua 3 năm ..................................... 37 2013 2015 ............................................................................................................................... 37 % (+/) ................................................................................................................................... 37 2.1.3.4. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 20132015 ........................ 39 Bảng 3: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2013 2015 ...................... 39 2.1.3.5. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2013201 ........................................................................................................................ 41 Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHHMTV Nhựa Bao Bì VIỆT PHÁT qua 3 năm (20132015) ............................................................................................................. 42 2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ quản lý của Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì Việt Phát .............................................................................................................................. 45 2.2.1. Đặc điểm mẫu điều tra .................................................................................................. 45 Bảng 5: Đặt tên các biến ......................................................................................................... 45 5
- 2.2.2. Đặc điểm về giới tính .................................................................................................... 46 Biểu đồ 1: Đặc điểm về giới tính ........................................................................................... 46 2.2.3. Đặc điểm về độ tuổi ..................................................................................................... 47 Biểu đồ 2: Đặc điểm về độ tuổi ............................................................................................. 47 2.2.4. Đặc điểm về thời gian làm việc ở Công ty .................................................................. 47 Biểu đồ 3: Thời gian làm việc ở Công ty ............................................................................... 48 2.2.5. Bộ phận đang làm việc .................................................................................................. 48 Biểu đồ 4: Bộ phận làm việc ở Công ty ................................................................................. 48 2.2.6. Trình độ .......................................................................................................................... 49 Biểu đồ 5: Trình độ .................................................................................................................. 49 Bảng 6: Trung bình của các chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng ........................................................ 49 2.2.8. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ................................ 51 Bảng 7: Hệ số Cronbach’s Alpha ............................................................................................ 52 2.2.9. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................................... 53 Bảng 8: Kiểm định KMO ........................................................................................................ 54 Bảng 9: Kết quả phân tích nhân tố EFA lần 3 ....................................................................... 54 2.2.10. Kiểm định sự tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc .............................. 56 Bảng 10: Ma trận tương quan ................................................................................................. 56 2.2.11. Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính ......................................................................... 57 Bảng 11: Kết quả phân tích hồi quy sử dụng phương pháp Enter ........................................ 57 2.2.12. Đánh giá sự phù hợp của mô hình R2: ......................................................................... 59 Bảng 12: Đánh giá sự phù hợp của mô hình R2 ..................................................................... 59 2.2.13. Kiểm định độ phù hợp của mô hình ANOVA: ........................................................... 60 Bảng 13: Bảng ANOVA .......................................................................................................... 60 2.2.14. Đánh giá chung của người lao động về chất lượng cán bộ quản lý của Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì Việt Phát ....................................................................................... 60 Biểu đồ 6: Đánh giá chung về chất lượng cán bộ quản lý .................................................... 61 Bảng 14: Ý kiến đóng góp ....................................................................................................... 61 2.2.15. Đánh giá chung về chất lượng cán bộ quản lý của Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì Việt Phát .............................................................................................................................. 62 2.2.15.1. Kết quả ...................................................................................................................... 62 2.2.15.2. Hạn chế ..................................................................................................................... 63 2.2.15.3. Nguyên nhân của những yếu kém, hạn chế: ........................................................... 64 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................................... 65 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ..................... 66 ĐỘI NGŨ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ............... 66 BAO BÌ VIỆT PHÁT ................................................................................................................ 66 3.1. Những thách thức, yêu cầu mới đối với đội ngũ CBQL của Công ty TNHH Nhựa Bao Bì Việt Phát .............................................................................................................................. 66 3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý doanh nghiệp của Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì Việt Phát .................................................................................. 68 3.2.1. Đổi mới đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại CBQL ............................................ 68 3.2.2. Đổi mới tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm các chức vụ quản lý của công ty ............ 71 3.2.3. Xây dựng chế độ đãi ngộ, thu hút nhân lực có chất lượng cao : ................................. 74 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 76 1.Kết luận ................................................................................................................................. 76 2.Kiến nghị ............................................................................................................................... 77 2.1. Đối với công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì Việt Phát ..................................................... 77 2.2. Kiến nghị đối với nhà nước ............................................................................................. 77 6
- TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 78 PHỤ LỤC .................................................................................................................................. 79 7
- PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng đã chỉ rõ: Con người là nguồn nhân lực quan trọng nhất, là nguồn lực của mọi nguồn lực, quyết định sự hưng thịnh của đất nước. Thực tiễn đã cho thấy, một doanh nghiệp hay một tổ chức dù có nguồn lực về tài chính phong phú, nguồn tài nguyên dồi dào với hệ thống máy móc thiết bị, khoa học công nghệ hiện đại hàng đầu cũng trở nên vô nghĩa nếu không có đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi để sử dụng và phát huy tối đa lợi thế sẵn có trong đơn vị. Điều này cho thấy, nguồn nhân lực có chất lượng cao có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định khả năng cạnh tranh phát triển và hội nhập của mỗi quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, đồng thời đã đưa ra nhiều quyết sách về giáo dục đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ nay đến năm 2020 là : “Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức”; “Phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, cán bộ khoa học, công nghệ, văn hóa đầu đàn…” Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đều chịu sự tác động của quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu. Do vậy, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp buộc phải phát huy hết năng lực hiện có, đặc biệt là phải xây dựng được đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng và quyết định. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: ‘Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành hay bại đều do cán bộ tốt hay kém”. 1
- Tuy nhiên, trên thực tế Việt Nam từ trước tới nay, vấn đề chất lượng của đội ngũ quản lý là vấn đề còn nhiều yếu kém và bất cập. Do đó, đánh giá đúng đắn thực trạng chất lượng quản lý, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chất lượng cao đáp ứng yêu phát triển của doanh nghiệp nói riêng và yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nền kinh tế nói chung cần được nghiên cứu sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn để có sự thống nhất trong nhận thức cũng như các thức thực hiện. Đó chính là lý do em đã lựa chọn đề tài “ Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý của Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì Việt Phát” làm nội dung nghiên cứu luận văn tốt nghiệp Đại học của mình. Trên cơ sở đó, em cũng xin đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý doanh nghiệp của Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì Việt Phát. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chất lượng cán bộ quản lý doanh nghiệp. Đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ quản lý của Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì Việt Phát trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý doanh nghiệp của Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì Việt Phát trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng cán bộ quản lý doanh nghiệp. b. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Công Ty TNHH Một Thành Viên Nhựa Bao Bì Việt Phát. Địa chỉ: Đường số 4 Khu công nghiệp Phú Bài Hương Thuỷ Thừa Thiên Huế. Thời gian: + Phân tích thực trạng chất lượng cán bộ giai đoạn 20132015 + Thu thập số liệu sơ cấp : 11/201612/2016 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: 2
- Số liệu thứ cấp được cung cấp chủ yếu từ phòng Kế toán của công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì Việt Phát kết hợp với các số liệu có sẵn trên các phương tiện thông tin đại chúng, các báo, tạp chí, internet.. Số liệu sơ cấp sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi để thu thập thông tin. + Xác định quy mô mẫu: Theo Hoàng Trọng: “Thông thường thì số quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố”. Số biến trong mô hình là 29 biến do đó, tôi sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu với số phiếu phát ra là 120 phiếu. Số phiếu thu về: 120 phiếu; Số phiếu hợp lệ: 116 phiếu. + Phương pháp chọn mẫu: Đây là một trong những bước đầu tiên cần làm khi sử dụng số liệu sơ cấp để tiến hành các bước sau này. Khoa học thống kê chọn theo quy luật số lớn cho nên một mẫu lý tưởng khi bao gồm toàn bộ tổng thể. Tuy nhiên, do giới hạn về nhân lực, thời gian và nguồn kinh phí tôi quyết định tiến hành khảo sát mẫu đại diện thep phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện từ đó suy rộng kết quả cho toàn bộ tổng thể. + Thiết kế bảng hỏi Thực hiện thu thập thông tin bằng phiếu điều tra được phỏng vấn cho đối tượng là người lao động ở Công ty cụ thể là người lao động làm việc ở các phòng ban: Phòng hành chính, phòng kế toán tài vụ, bộ phân KCS, bộ phận cơ điện – kỹ thuật, công nhân phân xưởng … Bảng câu hỏi gồm có 2 phần, ngoài thông tin cá nhân của đối tượng được phỏng vấn là phần nội dung chính được thiết kế chi tiết, mô tả các tiêu chí chất lượng nguồn nhân lực, các thuộc tính được lượng hóa bằng thang đo Likert 8 mức độ nhằm đo lường sự lựa chọn của người được điều tra đối với mỗi thuộc tính. Bên cạnh đó là những câu hỏi được đưa ra nhằm đánh giá chất lượng lao động du lịch. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Dùng phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp và hệ thống hóa số liệu điều tra theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu. 3
- Số liệu được xử lý, tính toán trên máy tính theo phần mềm thống kê SPSS 22.0. Phương pháp đánh giá phân tích: Dãy số thời gian biểu diễn các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối, tương đối liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền kề nhau. Tốc độ phát triển định gốc phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp đánh giá: sau khi đã thu thập được số liệu bằng phương pháp phỏng vấn bảng hỏi, khóa luận đã sử dụng phương pháp này để đưa ra những nhận xét, đánh giá về vấn đề quan tâm. Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha Phương pháp nhân tố phân tích EFA (Explore Factor Analysis) Mô hình hồi quy bội để biết được vấn đề nghiên cứu chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào và mức độ ảnh hưởng của chúng. 5. Cấu trúc khóa luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc nghiên cứu của đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về chất lượng cán bộ quản lý Chương 2: Thực trạng chất lượng cán bộ quản lý của Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì Việt Phát Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý doanh nghiệp của Công ty TNHH MTV Nhựa Bao Bì Việt Phát 4
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÝ 1.1. Doanh nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp Doanh nghiệp là một trong những chủ thể kinh doanh của xã hội. “ Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh được thành lập để thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời”. Trong thực tế có nhiều khái niệm hay định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp, tùy thuộc vào những quan niệm hay cách nhìn khác nhau về vai trò, vị trí hay chức năng của một doanh nghiệp trong xã hội. Xét trên góc độ quản lý về mặt nhà nước và đặc điểm hoạt động, doanh nghiệp có thể được định nghĩa như sau (Luật doanh nghiệp, 2005): Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh. Như vậy, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, tiến hành các hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau (công 5
- nghiệp, thương mại, dịch vụ...). Doanh nghiệp được thành lập, tiến hành các hoạt động trong nền kinh tế, và giải thể, phá sản phải tuân thủ theo những quy định của nhà nước, theo luật pháp, chính sách hiện hành... Trong đó có luật doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác đối với các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp: Nói chung, doanh nghiệp có mục tiêu chính là kiếm lời, cung cấp hàng hóa dịch vụ, tiếp tục phát triển. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. + Đầu tiên là mục tiêu lợi nhuận: Doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận hay hoạt động có lãi. Nhà quản lý doanh nghiệp phải đưa ra những biện pháp, đường lối hoạt động đúng đắn để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực, tối đa hóa lợi ích trên mỗi đồng chi phí bỏ ra. Làm sao để giảm được tối đa các chi phí cần thiết như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí liên quan khác mà doanh thu thu được cao nhất. Doanh nghiệp cần có lợi nhuận để bù đắp hàng loạt những chi phí sản xuất, những rủi ro gặp phải để tiếp tục phát triển. Nếu không có lợi nhuận, doanh nghiệp không thể trả công cho người lao động, duy trì việc làm lâu dài cho họ, cũng như không thể cung cấp lâu dài hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng và cộng đồng. + Thứ hai là mục tiêu cung ứng: Doanh nghiệp phải cung cấp hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, thu lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mục tiêu này không chỉ là của riêng doanh nghiệp mà còn là nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với xã hội, nhờ thực hiện mục tiêu này mà doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, góp phần phát triển thị trường, xã hội. Doanh nghiệp cần phải khuếch trương thương hiệu của mình, khác biệt hóa sản phẩm, chiếm lĩnh và không ngừng tăng cường thị phần, cũng như sức ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường, nâng cao uy tín với đối tác, khách hàng và bạn bè gần xa. Mục tiêu cung ứng của doanh nghiệp cần phải được thay đổi cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của công chúng và tình hình cạnh tranh trên thị trường. + Thứ ba là mục tiêu phát triển: Trong một nền kinh tế đang mở thì phát triển là một dấu hiệu của sự lành mạnh và sự thành công trong hoạt động kinh doanh. Do 6
- đó sự phát triển của doanh nghiệp cũng có ý nghĩa góp sức vào sự phát triển mạnh của nền kinh tế. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp cần tìm cách bổ sung thêm vốn hoặc sử dụng một phần lợi nhuận để đầu tư thêm; đồng thời doanh nghiệp phải đảm bảo cân bằng tài chính trong các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. + Thứ tư, trách nhiệm với xã hội : Cùng với việc kiếm lời, doanh nghiệp đồng thời có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của khách hàng, của người cung ứng đầu vào cho mình và quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp, nói rộng ra là quyền lợi của công chúng. Trách nhiệm đối với xã hội còn thể hiện ở chỗ hoạt động kinh doanh phải tôn trọng luật pháp và bảo vệ môi trường xung quanh, đảm bảo sự phát triển bền vững, phát triển doanh nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường. Ngoài ra còn cần quan tâm đến khuynh hướng tiêu thụ trong các mục tiêu của mình. Khuynh hướng này không trái với quyền lợi của doanh nghiệp, xong nó đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa và dịch vụ bán ra. 1.1.2. Khái niệm và vai trò của quản lý doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm quản lý doanh nghiệp “Quản lý là gì?” là câu hỏi mà bất cứ người học kinh tế nào cũng quan tâm, cần hiểu và mong muốn được lý giải. Quản lý được định nghĩa là một công việc mà một người lãnh đạo học suốt đời không thấy chán và cũng là sự khởi đầu của những gì họ nghiên cứu. Quản lý được giải thích như là nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo thực thụ, nhưng không phải là sự khởi đầu để họ triển khai công việc. Xét trên phương diện nghĩa của từ, quản lý thường được hiểu là chủ trì hay phụ trách một công việc nào đó. Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Tailor: “Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm”. Fayel: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều 7
- chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”. Hard Koont: “Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định”. Peter F Druker: “Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở logic mà nằm ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích”. Peter F. Dalark: Định nghĩa quản lý phải được giới hạn bởi môi trường bên ngoài nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý doanh nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công”. Bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau. Cùng với sự phát triển của phương thức xã hội hóa sản xuất và sự mở rộng trong nhận thức của con người thì sự khác biệt về nhận thức lý giải khái niệm quản lý càng trở nên rõ rệt. Các lý giải này không có sự khác nhau về nội dung mà chỉ khác nhau ở cách dùng thuật ngữ. Do vậy ta có thể hiểu quản lý theo cách thống nhất như sau: Quản lý là sự tác động có hướng của con người nhằm mục đích biến đổi đối tượng quản lý từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng các phương pháp tác động khác nhau. Quản lý doanh nghiệp là quá trình vận dụng những quy luật kinh tế, quy luật xã hội, quy luật tự nhiên trong việc lựa chọn, xác định những biện pháp về kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật... để tác động đến các yếu tố vật chất của sản xuất kinh doanh để đạt được các mục tiêu đã xác định. Nói một cách tổng quát hơn, theo GS, TS Đỗ Văn Phức, về mặt tổng thể, quản lý doanh nghiệp là thực hiện những công việc có vai trò định hướng, điều tiết, phối hợp hoạt động cuả toàn bộ và của các thành tố thuộc hệ thống doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả cao bền nhất có thể . Và quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp là tìm cách, biết cách tác động đến những con người, nhóm người để 8
- họ tạo ra và luôn duy trì ưu thế về chất lượng, giá, thời hạn của sản phẩm, thuận tiện cho khách hàng. 1.1.2.2. Nội dung quản lý doanh nghiệp Quản lý doanh nghiệp là thực hiện các nội dung ( các loại công việc) sau đây: Lập kế hoạch kinh doanh; Đảm bảo tổ chức bộ máy và tổ chức cán bộ cho hoạt động của doanh nghiệp; Điều phối ( điều hành) hoạt động của doanh nghiệp; Kiểm tra chất lượng của mọi sản phẩm, tiến độ thực hiện của mọi công việc, của mọi khoản chi, mọi nguồn thu; kiểm định chất lượng các sản phẩm quản lý trước khi quyết định triển khai... Trình độ (năng lực) lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp phải được nhận biết, đánh giá trên cơ sở chất lượng thực hiện bốn loại công việc nêu trên. 1.1.2.3. Vai trò của quản lý doanh nghiệp Quản lý là nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua người khác; là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức,doanh nghiệp; sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Như vậy, chức năng cơ bản của quản lý là: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra. Nhà quản lý doanh nghiệp là những người làm việc trong doanh nghiệp, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ. Nhà quản lý là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu. Nhà quản lý đóng vai trò quan trọng, góp phần chủ yếu quyết định hiệu quả và sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp. Với chức trách của mình, nhà quản lý đảm đương nhiều vai trò khác nhau. Có thể tập hợp các vai trò cơ bản chung nhất mà tất cả những người làm quản lý đều phải thực hiện: Vai trò giao tiếp, quan hệ: + Đối với bên ngoài là đại diện cho tập thể, doanh nghiệp mà người đó quản lý. 9
- + Đối với bên trong là lãnh đạo, liên kết mọi người để hoàn thành mục tiêu chung. Vai trò thông tin: + Thu thập thông tin từ cấp dưới. + Phổ biến thông tin từ cấp trên. + Cung cấp thông tin cho bên ngoài. Vai trò quyết định: Đây là vai trò quan trọng nhất của người quản lý. Nhà quản lý là người có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình. Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của cấp trên giao cho, một nhà quản lý lí tưởng cần thực hiện các vai trò cụ thể sau: Đảm bảo sự an toàn, yên ổn của các cộng sự: Để hoàn thành một công việc theo cách có lợi nhất, con người luôn cần có sự an toàn. Nhà quản lý sẽ không bao giờ thành công nếu như đặt sự an toàn và sức khỏe của nhân viên vào vòng nguy hiểm, các cộng sự chính là đối tượng mà nhà quản lý phải tìm kiếm sự trợ giúp và lòng trung thành ở họ vì thế nhất thiết phải tạo cho họ niềm tin và sự an toàn. Tạo điều kiện thuận lợi cho công việc chung: Nhà quản lý doanh nghiệp phải hợp tác với cộng sự, với cấp quản lý cao hơn và với toàn thể nhân viên trong công ty. Về nguyên tắc, một nhà quản lý tốt phải đặt lợi ích của tập thể trong tính toàn thể. Vai trò của nhà quản lý vì thế chủ yếu là việc tìm thấy một sự cân bằng giữa nhu cầu của đơn vị, yêu cầu của cấp quản lý cao hơn và nhu cầu của nhân viên. Khơi gợi và thiết lập tinh thần tập thể: Đạo đức tốt và tinh thần tập thể là hai thành phần chủ yếu của một nhóm. Bản chất của tinh thần tập thể có thể là sự nhiệt tình hứng khởi, những kết quả làm hài lòng, sự vui thích. Nó có thể bắt nguồn từ sự quan tâm dù nhỏ nhất của nhà quản lý như một bó hoa trên bàn, một bức vẽ hài hước trên bảng thông báo, một chiếc bánh gato... Tóm lại, những hành động như thế phải được tiến hành đủ để cho nhân viên thấy được nhà quản lý có quan tâm đến họ. Từ đó nhân viên trong công ty sẽ hết lòng hết sức vì công việc chung. 10
- Truyền đạt sự hiểu biết, kinh nghiệm: Nhà quản lý tài năng thường dành nhiều thời gian để cải thiện năng lực những cộng sự của mình, truyền cho họ những hiểu biết, kinh nghiệm bản thân sao cho họ có thể từ đó mà phát triển hơn. Chính qua hành động này, nhà quản lý đã tạo được người thay thế mình trong tương lai, một nhân vật có đủ khả năng được thăng tiến, điều này càng có ý nghĩa kích thích các công sự, nhân viên của mình hơn. Sáng suốt trong việc xử lý tài liệu: Có vẻ như tồn tại hai dạng nhà quản lý: những người ghê sợ đống giấy tờ ngập đầu trong văn phòng và những người say mê chúng. Một nhà quản lý tốt phải biết mình thuộc loại nào để có cách khắc phục: nếu anh ta ghét loại công việc này thì tốt nhất nên giao việc này cho một ai đó làm, nên giao cho người có năng khiếu và yêu thích việc soạn thảo hay đọc báo cáo và tài liệu; nhưng hãy biết quản lý họ một cách hiệu quả nhất. Nếu ngược lại, anh ta là người mê giấy tờ hãy tránh khả năng chìm đắm trong say mê đó. Thành tích vượt trội thường đến với những nhà quản lý có mối quan hệ tốt lôi cuốn được cả trái tim cũng như trí tuệ của nhân viên. Như vậy, ta có thể thấy rằng: quản lý doanh nghiệp có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, phát triển hoặc diệt vong của doanh nghiệp, nó được coi là cơ quan đầu não điều khiển mọi hoạt động của doanh nghiệp, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, tác động tới người lao động và từ đó tác động đến năng suất lao động, hiệu quả lao động của doanh nghiệp và quyết định tới việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. 1.1.3. Cán bộ quản lý và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cán bộ quản lý doanh nghiệp 1.1.3.1. Khái niệm và phân loại cán bộ quản lý doanh nghiệp a. Khái niệm cán bộ quản lý doanh nghiệp Cán bộ quản lý đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ quản lý thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp, đóng vai trò là chìa khóa thành công trong sự phát triển của doanh nghiệp. Là người nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy quản lý, cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ quản lý cấp cao và cấp trung, đảm nhận vai trò định hướng, dẫn dắt, điều hành hoạt động trong 11
- doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra. Thông qua hoạt động quản lý, cán bộ quản lý giúp tổ chức và các thành viên thấy rõ mục tiêu và hướng đi, giúp tổ chức điều hành các hoạt động một cách hiệu quả, nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội kinh doanh… Cũng có thể hiểu: cán bộ quản lý là người có thẩm quyền ra quyết định dù được phân quyền hay ủy quyền. Một cán bộ quản lý được xác định bởi 3 yếu tố: Có vị thế trong tổ chức với những quyền hạn nhất định trong quá trình ra quyết định. Có chức năng thể hiện những công việc cần thực hiện trong toàn bộ hoạt động của tổ chức. Có nghiệp vụ thể hiện phải đáp ứng những đòi hỏi nhất định của công việc. Người cán bộ quản lý doanh nghiệp là người năng động, có bản lĩnh, dám đương đầu với thách thức; Tự tin, có phong cách chuyên nghiệp và quyết đoán; Xây dựng mục tiêu, kế hoạch hành động và đưa ra các giải pháp xử lí tối ưu cho mọi tình huống. Bởi vậy, ông cha ta mới có câu: “Một người lo bằng một kho người làm” để thấy được vai trò của những người quản lý trong bất ký tổ chức, bộ máy nào trong đó có doanh nghiệp. b. Phân loại cán bộ quản lý doanh nghiệp Dựa trên các tiêu chí khác nhau, ta có các cách phân loại cán bộ quản lý theo các cách khác nhau. Thông thường, cán bộ quản lý được phân loại theo ba tiêu chí: theo cấp quản lý, theo phạm vi quản lý và theo tính chất của lao động. Theo cấp quản lý: + Cán bộ quản lý cấp cao: là những người chịu trách nhiệm ra những chiến lược quyết định hoặc có những ảnh hưởng lớn tới các quyết định chiến lược, đề ra các chính sách chỉ đạo quan hệ tổ chức. Đây là những người chịu trách nhiệm toàn diện đối với hoạt động của tổ chức. + Cán bộ quản lý cấp trung: Là người điều hành việc thực hiện ra quyết sách, các chính sách đưa ra bởi cấp cao. Thiết lập mối quan hệ giữa những đòi hỏi 12
- của nhà quản lý với năng lực của nhân viên. Họ thường là những người phụ trách các phân hệ, các bộ phận trong tổ chức. + Cán bộ quản lý cấp thấp: Là những người chịu trách nhiệm về công việc của các nhân viên. Chỉ đạo, điều hành, giám sát hoạt động của người lao động. Theo phạm vi quản lý: + Cán bộ quản lý tổng hợp: là người phụ trách tổ chức hay đơn vị tương đối độc lập trong tổ chức. + Cán bộ quản lý chức năng: là những người quản lý chức năng chuyên môn riêng biệt như quản lý trong bộ phận tài chính, nghiên cứu, nhân lực… Theo tính chất của lao động: + Cán bộ lãnh đạo là những người giữ cương vị chỉ huy trong điều hành công việc của tổ chức, đơn vị. Đây là bộ phận quan trọng nhất, quyết định tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lý. + Chuyên gia là những người có trình độ chuyên môn nhất định, có khả năng nghiên cứu. Một chuyên gia có chức năng, nhiệm vụ như sau: Thực hiện quá trình thông tin trong đó cơ bản là phân tích thông tin Tham gia xây dựng các phương án quyết định Giúp cán bộ lãnh đạo chỉ đạo, thực hiện quyết định Có thể được ra quyết định khi được cấp trên ủy quyền 1.1.3.2. Khái niệm chất lượng cán bộ quản lý doanh nghiệp Theo GS.TS Đỗ Văn Phức “Cán bộ quản lý doanh nghiệp là người trực tiếp tham gia, đảm nhiệm cả bốn loại (chức năng) quản lý của DN. Đội ngũ cán bộ của DN bao gồm tất cả những người có quyết định bổ nhiệm và hưởng lương hoặc phụ cấp trách nhiệm quản lý của DN đó”. Chất lượng đội ngũ CBQL DN là kết tinh từ chất lượng của các CBQL của doanh nghiệp đó. Chất lượng CBQL DN phải được thể hiện, nhận biết, đánh giá bởi mức độ sáng suốt trong các tình huống phức tạp, căng thẳng và mức độ dũng cảm. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thuyết trình Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015
34 p | 487 | 80
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng Thương mại Cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam
52 p | 152 | 28
-
Tóm tắt Khóa luận đại học ngành Quản lý văn hóa: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong các tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý
8 p | 166 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Đánh giá môi trường nước nuôi cá Diêu Hồng tại Trung tâm đào tạo nghiên cứu và phát triển thủy sản Đông Bắc
54 p | 43 | 11
-
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty TNHH User Interface Technology Việt Nam KCN Yên Phong, xã Long Châu, huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh
61 p | 48 | 11
-
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh và đề xuất công nghệ xử lý
67 p | 41 | 11
-
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá chất lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt tại Công ty cổ phần cấp thoát nước Bắc Kạn cấp nước cho thành phố Bắc Kạn
69 p | 40 | 10
-
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hà Giang
70 p | 38 | 10
-
Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2018
72 p | 48 | 10
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tác động của chương trình 135 tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng báo thái xã Thanh Hòa, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
11 p | 139 | 10
-
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2018
81 p | 41 | 9
-
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở Tỉnh Hà Giang và đề xuất giải pháp xử lý
62 p | 31 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Dược học: Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2 của cao chiết hạt cà phê xanh (Coffea canephora)
61 p | 37 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá mô hình sản xuất và công tác quản lí môi trường của công ty thực phẩm Bình Vinh - Đài Loan
46 p | 48 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác phân loại và quản lý chất thải tại nhà máy chế biến thực phẩm Bình Vinh - Đào Viên - Đài Loan
53 p | 43 | 7
-
Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018
76 p | 26 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý kiến trúc cảnh quan Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc
123 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn