intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh và đề xuất công nghệ xử lý

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

41
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu nhằm khái quát được một số đặc điểm chính của Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh. Đánh giá được hiện trạng môi trường nước thải y tế của Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải mới tiết kiệm chi phí, dễ bảo dưỡng và vẫn đạt hiệu quả cao. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh và đề xuất công nghệ xử lý

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- HÀ PHÚC THUẬN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- HÀ PHÚC THUẬN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Lớp : K47 - KHMT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Dư Ngọc Thành Thái Nguyên, 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và rất quan trọng của mỗi sinh viên sau những ngày tháng ngồi trên ghế giảng đường, là giai đoạn then chốt, quan trọng để sinh viên củng cố hành trang cuối cùng trước khi ra ngoài xã hội làm việc, vì đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng những kiến thức đã học được tại trường. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, em đã được về thực tập tại Viện Kĩ Thuật Và Công Nghệ Môi Trường Việt – Sing.Đến nay em đã hoàn thành giai đoạn thực tập tốt nghiệp. Lời đầu em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm khoa và tập thể thầy, cô trong khoa Môi trường đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập. Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ công nhân viên của Viện Kĩ Thuật Và Công Nghệ Môi Trường Việt-Sing, phòng Vật tư Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh, đã tạo điều kiện, giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập vừa qua và đã giúp đỡ em trong việc thu thập số liệu để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS.Dư Ngọc Thành đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng em xin được gửi tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong thời gian thực hiện đề tài những lời cảmơn chân thành nhất. Xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Hà Phúc Thuận
  4. ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện ở Việt Nam ......................... 16 Bảng 4.1 Kết quả phân tích chất lượng nước thải Nhà ăn của BVĐK Tỉnh Quảng Ninh ................................................................................... 24 Bảng 4.2 Kết quả phân tích chất lượng nước thải khu vực khám, chữa bệnh của Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh .................................. 27 Bảng 4.3 Kết quả phân tích nước thải bệnh viện sau khi xử lý ...................... 35 Bảng 4.4 Thông số nước thải đầu vào của Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh ngày06/09/2018 tại bể tập trung trước khi xử lý ................. 37
  5. iii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Nguồn gốc hình thành nước thải y tế ............................................... 10 Hình 4.1 Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD trong nước thải nhà ăn ............ 24 Hình 4.2 Biểu đồ biểu diễn hàm lượng BOD5 trong nước thải nhà ăn ........... 25 Hình 4.3 Biểu đồ biểu diễn tống số Coliform trong nước thải nhà ăn ............ 25 Hình 4.4. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng dầu mỡ động thực vật trong nước thải nhà ăn ................................................................................................ 26 Hình 4.5 Hàm lượng BOD5 trong nước thải khu khám chữa bệnh................. 27 Hình 4.6. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD trong nước thải khu khám,chữa bệnh ................................................................................................... 28 Hình 4.7. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng tổng nito trong nước thảikhu khám, chữa bệnh .......................................................................................... 28 Hình 4.8. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng tổng photpho trong nước thải khu khám,chữa bệnh ................................................................................ 29 Hình 4.9. Biểu đồ biểu diễn tổng lượng Coliform trong nước thải khu khám, chữa bệnh .......................................................................................... 29 Hình 4.10 Sơ đồ phương pháp công nghệ Lý - Hóa-Sinh học........................ 30 Hình 4.11 Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải ..................... 31 Hình 4.12 Sơ đồ cân bằng vật chất hệ AO ...................................................... 36
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Viết đầy đủ 1 BTNMT Bộ Tài Nguyên và Môi Trường 2 BYT Bộ Y tế 3 BOD Nhu cầu ôxy sinh hóa 4 BVĐK Bệnh viện đa khoa 5 COD Nhu cầu ôxy hóa học 6 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 7 TSS Tổng chất rắn lơ lửng 8 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 9 XLNT Xử lý nước thải 10 NTBV Nước thải bệnh viện
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2 1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 3 1.4 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 3 1.4.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài ..................................................................... 3 1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài...................................................................... 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................... 4 2.1.Cơ sở pháp lí và khoa họccủa đề tài............................................................ 4 2.1.1.Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 4 2.1.2.Cơ sở pháp lý của đề tài : ......................................................................... 7 2.2.Tổng quan về nước thải y tế ........................................................................ 8 2.2.1. Sự hình thành nước, quá trình phát sinh thải y tế ................................... 9 2.2.2 Tính chất chung của nước thải y tế ........................................................ 10 2.2.3 Một số biện pháp, công nghệ xử lý nước thải y tế : ............................... 11 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU17 3.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 17 3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 17 3.3 Nội dung nghiên cứu : ............................................................................... 17 3.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 17
  8. vi 3.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu ................................................................ 17 3.4.2 Phương pháp lấy mẫu và phân tích ........................................................ 17 3.4.3 Phương pháp phân tích tổng hợp, xử lý số liệu ..................................... 18 3.4.4 Phương pháp so sánh.............................................................................. 18 3.4.5 Phương pháp quan trắc tại hiện trường .................................................. 19 3.4.6 Phương pháp chuyên gia ........................................................................ 19 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 20 4.1. Khái quát đặc điểm Bệnh viện đa khoa Tỉnh Quảng Ninh ...................... 20 4.1.1 Khái quát về hoạt động y tế của tỉnh Quảng Ninh ................................. 20 4.1.2 Khái quát tổng quan về Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh ........... 22 4.2 Đánh giá hiện trạng nước thải y tế và quy trình xử lý nước thải tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh .................................................................... 23 4.2.1 Hiện trạng nước thải tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh........... 23 4.2.2.Quy trình thu gom và xử lý nước thải y tế tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh ..................................................................................................... 30 4.3 Đề xuất công nghệ xử lý đảm bảo xả thải ổn định.................................... 36 4.3.1 Yêu cầu chung đối với hệ thống xử lý nước thải ................................... 36 4.3.2 Tính toán thiết kế các TANK xử lý nước thải ....................................... 36 4.3.3. Dây chuyền công nghệ .......................................................................... 49 4.3.4 Thuyết minh dây chuyền công nghệ ...................................................... 50 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 56 5.1.Kết luận ..................................................................................................... 56 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Trong nhiều năm qua, Y tế Việt Nam đã có nhiều đổi mới, phát triển hệ thống y tế và bảo hiểm y tế theo định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển. Y tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển mạng lưới y tế, trong dự phòng bệnh tật và trong khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân. Mạng lưới y tế cơ sở từng bước được củng cố, tăng cường, phương thức hoạt động có nhiều đổi mới. Năng lực dự báo, giám sát và phòng chống dịch bệnh của các cơ sở y tế dự phòng đã được cải thiện rõ rệt, đã khống chế được các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và được thế giới đánh giá cao. Có bước đột phá trong đầu tư cho hệ thống bệnh viện, hầu hết các bệnh viện đã và đang được cải tạo, nâng cấp từ ngân sách nhà nước. Chính phủ cũng đã ban hành cơ chế, chính sách cho phép các bệnh viện công lập vay vốn, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư xây dựng mới các bệnh viện, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao và đa dạng của nhân dân.Bên cạnh đó y tế tư nhân đã được hình thành, không ngừng phát triển và trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống y tế nước ta. Tài chính y tế đã có những bước phát triển cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Nhờ đó, y tế nước ta đã đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc Hội giao, được các tổ chức quốc tế đánh giá là điểm sáng về thực hiện các mục tiêu của Liên Hợp Quốc. Nhiều chỉ số y tế của nước ta cao hơn các nước có cùng mức thu nhập. Đạo đức, phong cách, thái độ phục vụ, trình độ chuyên môn của cán bộ y tế được chú trọng, nâng cao. Nhiều tấm gương y bác sĩ tận tuỵ chăm sóc, cứu chữa người bệnh được xã hội trân trọng, ghi nhận. Góp phần vào sự phát triển và tiến bộ của ngành y tế, tỉnh Quảng Ninh đã và đang nâng cao trình độ chuyên môn của các y, bác sỹ. Nâng cấp hạ tầng cơ sở tại các điểm khám chữa bệnh trên toàn tỉnh. Do nhu cầu khám chữa
  10. 2 bênh của cán bộ nhân dân trong tỉnh ngày một tăng, đồng thời để nâng cấp bệnh viện tỉnh tương xứng với vai trò, vị trí và nhiêm vụ của một trung tâm y tế đầu ngành trên địa bàn tỉnh. Năm 2004 UBND tỉnh Quảng Ninh đã cho phép Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh được tiến hành xây dựng lại với sự trợ giúp từ nguồn vốn ODA của chính phủ. Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh hiện nay có tổng kinh phí xây dựng cơ bản là 165 tỷ đồng, với quy mô 600 giường bệnh kế hoạch, 20 khoa lâm sàng, 06 khoa cận lâm sàng, 06 phòng chức năng, khoa Dược, khoa Chống nhiễm khuẩn cùng với hơn 100 trang thiết bị trị giá gần 30 tỷ đồng từ dự án ODA-CHLB Đức của Bộ Y Tế được đưa vào sử dụng từ tháng 5/2005 để phục vụ công tác khám, chữa bệnh. Tổng diện tích của bệnh viện khoảng 4,2 ha. [1] Quá trình nâng cấp bệnh viện kéo theo việc lượng nước thải xả ra môi trường mỗi ngày rất lớn. Nếu không có biện pháp khắc phục và xử lý thì sẽ gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến môi trường. Xuất phát từ thực tế trên, dưới sự hướng dẫn của thầy TS.Dư Ngọc Thành em xin đề xuất nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh và đề xuất công nghệ xử lý”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Khái quát được một số đặc điểm chính của Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh - Đánh giá được hiện trạng môi trường nước thải y tế của Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh - Đề xuất công nghệ xử lý nước thải mới tiết kiệm chi phí, dễ bảo dưỡng và vẫn đạt hiệu quả cao.
  11. 3 1.3. Yêu cầu của đề tài Số liệu,tài liệu liên quan đến đề tài phải thu thập một cách khách quan,trung thực, chính xác. Các mẫu nghiên cứu phải đại diện cho khu vực lấy mẫu trên địa bàn nghiên cứu và số mẫu phải đủ để phân tích so sánh, cụ thể là tại các điểm nước thải đầu vào, đầu ra của Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh. 1.4 Ý nghĩa của đề tài 1.4.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài đã đánh giá được bức tranh tổng quát về hiện trạng ô nhiễm của nước thải Bệnh viện nói chung và của Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Quảng Ninh nói riêng và hướng đề xuất công nghệ xử lý giảm thiểu ô nhiễm. 1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đánh giá được mức độ ô nhiễm của nước thải thải ra môi trường sau hoạt động khám, chữa bệnh của bệnh viện và đề xuất công nghệ xử lý. Kết quả nghiên cứu của đề tài chính là tài liệu để đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải, qua đó tính chi phí cũng như công nghệ hợp lý để xử lý nhằm đạt hiệu quả tốt nhất và tiết kiệm được tối đa chi phí.
  12. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1.Cơ sở pháp lí và khoa họccủa đề tài 2.1.1.Cơ sở khoa học của đề tài *Khái niệm về môi trường Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2005 môi trường được định nghĩa như sau: “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. *Khái niệm về ô nhiễm môi trường Theo luật Bảo vệ môi trường năm 2005 của Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường”. Trên thế giới ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức khỏe con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất và các tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật, vật liệu. *Khái niệm về nước thải Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã thay đổi tính chất ban đầu của chúng.
  13. 5 *Nước thải y tế Nước thải y tế là dung dịch thải từ các cơ sở khám, chữa bệnh. Nguồn tiếp nhận nước thải là các nguồn: nước mặt, vùng nước biển ven bờ, hệ thống thoát nước, nơi mà nước thải y tế thải vào. Nước thải y tế chứa vô số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học khác trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Do đó, nó được xếp vào danh mục chất thải nguy hại. Nước thải bệnh viện ngoài yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh. *Khái niệm về ô nhiễm nước Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa: “ Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hại cho con người, công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho các vật nuôi và các loài hoang dã ”. Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên:do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật vi sinh vật gây hại kể cả xác chết của chúng. Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất thải độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm người ta có thể phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
  14. 6 *Khái niệm quản lý môi trường “Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế, xã hội quốc gia”. Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao gồm: - Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người. - Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo chín nguyên tắc của một xã hội bền vững do Hội nghị Rio 92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội. - Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ.Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư. * Các thông số đặc trưng của nước thải y tế: - Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) là trọng lượng khô của đất bị giữ lại bởi lưới lọc. Nó là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước sử dụng để đo lường chất lượng nước thải sau khi xử lý. - Chỉ số pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion H+ trong dung dịch và vì vậy là độ axit hay bazơ của nó. - Nhu cầu oxy sinh học (BOD5) là một chỉ số đánh giá lượng ô xy cần thiết để ô xy hóa các hợp chất hữu cơ có trong nước thải bằng biện pháp sinh học. - Nhu cầu oxy hóa học (COD) là chỉ tiêu dùng để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước. -Tổng Nito là thông số biểu thị nồng độ ô nhiễm trong nước thải. Nitơ gây độc cho môi trường và hủy hoại môi trường sống của sinh vật.
  15. 7 - Amoni là thông số biểu thị nồng độ ô nhiễm trong nước thải. - Tổng Photpho là chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải. Là điều kiện để phát triển tảo, gây ô nhiễm cho nguồn nước. - Dầu mỡ động- thực vật. - Tổng Coliformlà tổng số vi khuẩn gram kỵ khí, hình que và không bào tử. Chúng là nhóm vi khuẩn phổ biến và sống được trong nhiều môi trường khác nhau. - Các vi khuẩn gây bệnh đường ruột Ecoli: Salmonella, Shingella, Vibrio cholera. 2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài : -Luật bảo vệ môi trường, được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo về môi trường. - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính Phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Quyết định về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại, số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. - Các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng, ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. -Quyết định số 43/2007/QĐ- BYT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Y Tế V/v Ban hành qui chế quản lý chất thải Y tế. - Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
  16. 8 - Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 Hướng dẫn điều kiện ngành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. - Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường gồm: + Quy chuẩn số 08/2015/BTNMT Quy chuẩn chất lượng nước mặt. +TCVN 7382:2004về chất lượng nước – Nước thải bệnh viện – Tiêu chuẩn thải do Bộ Khoa Học và Công Nghệ ban hành. +QCVN14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về nước thải sinh hoạt. - Đề án bảo vệ môi trường của Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Qu ảng Ninh. - Báo Cáo kết quả quan trắc môi trường của Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh năm 2017 do Sở Tài Nguyên Và Môi Trường Tỉnh Quảng Ninh phê duyệt ngày 25/10/2017. -Báo cáo kết quả quan trắc môi trường của Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh năm 2018do Sở Tài Nguyên Và Môi Trường Tỉnh Quảng Ninh phê duyệt ngày 02/10/2018. 2.2.Tổng quan về nước thải y tế Nước thải y tế đa số được phát sinh từ phòng khám và các phòng phẫu thuật , xét nghiệm và thí nghiệm của các khoa…Các nước thải này đa số chứa nhiều vi khuẩn có thể gây hại đến sức. Nước thải bệnh viện ngoài các yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.
  17. 9 Nước thải trong hệ thống xử lý nước thải y tế chiếm 80% là nước thải sinh hoạt . Ngoài ra, 20% còn lại là nước từ phẫu thuật, dịch tiết, máu, mủ, khám chữa bệnh. Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải y tế gây ra là các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng của Nitơ (N), Phốtpho (P), các chất rắn lơ lửng và các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng Oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của động – thực vật thủy sinh. Song các chất hữu cơ trong nước thải dễ bị phân hủy sinh học, hàm lượng chất hữu cơ phân hủy được xác định gián tiếp thông qua nhu cầu Oxy sinh hóa (BOD) của nước thải. Thông thường, để đánh giá độ nhiễm bẩn chất hữu cơ có trong nước thải, người ta thường lấy trị số BOD. Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tới sinh vật sống trong môi trường thủy sinh, các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn cống và đường ống, máng dẫn. Nước thải Bệnh viện rất nguy hiểm vì chúng là nguồn chứa các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như thương hàn, dịch tả,… làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Nước thải của bệnh viện là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng, trong nước chứa nhiều các hàm lượng vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao, độ hòa tan ôxy thấp, hàm lượng chất hữu cơ cao. 2.2.1. Sự hình thành nước, quá trình phát sinh thải y tế * Đặc điểm nguồn nước thải y tế - Nước thải bệnh viện phát sinh từ 03 nguồn chính: + Nước mưa chảy tràn: trong mưa lũ có cuốn theo rác, đất đá và các chất lơ lửng được thu gom và xử lý sơ bộ riêng. + Nước thải trong quá trình khám chữa bệnh: bao gồm dòng thải từ các khu xét nghiệm và X-quang, phòng cấp cứu, khu bào chế dược phẩm.Nước
  18. 10 thải từ nguồn này có chứa các chất hữu cơ,chất rắn lơ lửng, các hóa chất mang tính dược liệu và đặc biệt là các vi trùng và vi khuẩn gây bệnh. + Nước thải sinh hoạt: của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân bao gồm các dòng thải từ khu điều trị, khu hành chính, nhà giặt. Dòng thải này chứa chủ yếu là chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ và chất tẩy rửa. Quá Trình Hình Thành Nước Thải Y Tế Nước Mưa Chảy Nước Thải Trong Nước Thải Sinh Tràn Quá Trình Khám, Hoạt Chữa Bệnh Thu Gom Và Xử Lý Sơ Nước Thải Y Tế Đưa Đi Xử Lý Bộ Sau Đó Thải Ra Môi Trường Hình 1.1 Nguồn gốc hình thành nước thải y tế 2.2.2 Tính chất chung của nước thải y tế Lượng nước chứa nhiều tác nhân gây lây nhiễm đặc thù của bệnh viện là nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và là một trong những con đường lây, lan truyền các dịch bệnh nguy hiểm. Nước thải của bệnh viện có chứa chất ô nhiễm đặc trưng bao gồm 3 loại sau: - Các chất hữu cơ trong nước thải của bệnh viện: đa phần là những chất dễ phân hủy sinh học. Hàm lượng các chất hữu cơ dễ bị vi sinh vật phân hủy được xác định một cách gián tiếp thông qua nhu cầu ôxy sinh hóa BOD5 của
  19. 11 nước thải. Sự có mặt của các chất này là nguyên nhân chính làm giảm ôxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới cuộc sống của động, thực vật thủy sinh. - Các chất dinh dưỡng: như N, P… là nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng cho nguồn nước tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tới sinh vật sống trong môi trường thủy sinh. - Các chất rắn lơ lửng: gây ra độ đục của nước, đồng thời trong quá trình vận chuyển, sự lắng đọng của chúng sẽ tạo ra cặn làm tắc nghẽn đường cống, ống dẫn. -Nước thải bệnh viện làm nhiễm bẩn nguồn nước và là một trong những con đường chủ yếu lan truyền các dịch bệnh truyền nhiễm như thương hàn,tả,lỵ…ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. 2.2.3 Một số biện pháp, công nghệ xử lý nước thải y tế : 2.2.3.1 Biện pháp quản lý nước thải y tế trên thế giới Trên thế giới, quản lý nước thải bệnh viện được nhiều quốc gia quan tâm và tiến hành một cách triệt để từ rất lâu. Về quản lý, một loạt những chính sách quy định, đã được ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ loại nước thải này. Các hiệp ước quốc tế, các nguyên tắc, pháp luật và quy định về chất thải nguy hại, trong đó có cả nước thải bệnh viện cũng đã được công nhận và thực hiện trên hầu hết các quốc gia trên thế giới. Công ước Basel: Được ký kết bởi hơn 100 quốc gia, quy định về sự vận chuyển các chất độc hại qua biên giới, đồng thời áp dụng, cả với chất thải y tế. Công ước này đưa ra nguyên tắc chỉ vận chuyển hợp pháp chất thải nguy hại từ các quốc gia không có điều kiện và công nghệ thích hợp sang các quốc gia có điều kiện vật chất kỹ thuật để xử lý an toàn một số chất thải đặc biệt. Xử lý nước thải bệnh viện, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và khoa học công nghệ, nhiều nước trên thế giới đã có những biện pháp khác nhau để xử lý loại nước thải nguy hại này.
  20. 12 Ở Mỹ, Quốc hội thông qua đạo luật theo dõi Chất Thải Y Tế vào năm 1988, trong đó yêu cầu Cục Bảo Vệ Môi Trường (EPA) triển khai chương trình theo dõi trong hai năm. Sau đó, các bang và cơ quan chính quyền liên bang chịu trách nhiệm quy định và hướng dẫn quản lý chất thải y tế. Hầu hết 50 bang đã ban hành quy định riêng về quản lý chất thải y tế. Các cơ quan chính quyền liên bang chịu trách nhiệm ban hành các hướng dẫn kỹ thuật như Tiêu chuẩn phơi nhiễm nghề nghiệp với vi sinh vật gây bệnh qua đường máu của Cục Sức Khỏe Và An Toàn Nghề Nghiệp. Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở y tế của Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh của EPA. Các nước có thu nhập cao ở châu Âu và châu Á quản lý nước thải y tế theo nguyên tắc lồng ghép. Ở Anh, khung chính sách bao gồm Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 1990 và quy định quản lý chất thải nguy hại năm 2005. Ở Đức, quản lý chất thải nói chung được thực hiện theo Luật Quản lý chất thải; vận chuyển chất thải nguy hại phải theo Quy định về hàng hóa nguy hiểm, còn thiêu đốt chất thải phải tuân thủ Luật Kiểm Soát Ô Nhiễm Không Khí. Liên minh châu Âu không có văn bản pháp quy riêng về quản lý nước thải y tế nhưng có nhiều Nghị quyết, quyết định hướng dẫn quy trình và thiết bị cho các loại nước thải nguy hại khác nhau. Ở Nhật Bản, quy định đầu tiên về quản lý chất thải lây nhiễm được ban hành năm 1992, bổ sung thêm vào Luật Tiêu Hủy Chất Thải có từ năm 1970. Ở Hàn Quốc, Quốc hội sửa đổi Luật Quản Lý Chất Thải năm 1999 để kiểm soát tốt hơn nước thải y tế từ nơi phát sinh. Bên cạnh Luật, các nước còn ban hành các hướng dẫn kỹ thuật như Hướng Dẫn Quản Lý An Toàn Chất Thải Y Tế (Anh), các quy định về Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn Và An Toàn Nghề Nghiệp (Đức), Hướng Dẫn Quản Lý Chất Thải Lây Nhiễm (Nhật Bản), Hướng Dẫn Quản Lý Chất Thải Y Tế (Hàn Quốc).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2