Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
lượt xem 71
download
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xuất nhập khẩu an giang Angimex trình bày khái quát về lịch sử hình thành và sự phát triển của công ty Angimex, tình hình sử dụng vốn tại công ty. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
- ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ THÚY VÂN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG ANGIMEX C huyên ngành: Kế Toán Doanh Nghiệp ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long xuyên, tháng 6 năm 2007
- ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG ANGIMEX Chuyên ngành: Kế Toán Doanh Nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thuý Vân Lớp: DH4KT; Mã số SV: DKT030276 Người hướng dẫn: NGÔ VĂN QUÍ Long xuyên, tháng 6 năm 2007
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH T ẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: NGÔ VĂN QUÍ Người chấm, nhận xét 1: …………………….. Người chấm, nhận xét 2: …………………… Khó a luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh Tế - Qu ản Trị Kinh Doanh ngày….tháng….năm…….
- LỜI CẢM ƠN Dưới sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của đơn vị Xí Nghiệp Chế Biến Lương Thực I nói riêng và của Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang nói chung, chuyên đ ề thực tập “Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang (ANGIMEX)” của tôi đ ã hoàn thành tốt đẹp. Trong quá trình thực tập, tôi đ ã học hỏi đ ược những kinh nghiệm quý báu, tiếp cận tình hình kinh doanh thực tế ở Công ty thông q ua đó trau dồi thêm những kiến thức mang tính thực tiễn góp phần hoàn thiện vốn kiến thức đã học ở nhà trường. Điều này đã đóng góp tích cực đến nội dung đề tài nghiên cứu khoa học của tôi. Vì vậy, tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến Quý Công ty đ ã tạo điều kiện cho những sinh viên năm cuối như tôi có cơ hội phát huy năng lực bản thân trong quá trình thực tập tại Công ty. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đ ến Ban lãnh đ ạo Công ty, đến các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty, đặc biệt là các Cô, Chú, Anh, Chị phòng Kế toán – Tài Chính và phòng Hành Chính – Nhân sự đã tận tình giúp đ ỡ, hỗ trợ tài liệu ho àn thành chuyên đề này. Đồng thời, tôi cũng chân thành cảm ơn đ ến sự giúp đỡ của các thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học An Giang, đặc biệt là thầy Ngô Văn Quí đã tận tình hướng dẫn, chỉ b ảo bổ sung thêm kiến thức cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành chuyên đề. Cuối cùng, tôi xin chúc cho toàn thể thầy cô trường Đại học An Giang dồi d ào sức khỏe và thành đ ạt trong sự nghiệp giáo dục; chúc cho Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang ngày càng vươn xa và khẳng định được vị trí vững chắc trên thương trường quốc tế; chúc cho toàn thể CB – CNV trong Công ty ANGIMEX an khang, thịnh vượng và thành đạt trong cuộc sống;…. SVTH: Nguyễn Thị Thuý Vân.
- LỜI MỞ ĐẦU Sau gần hai thập kỷ đổi mới, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Sản xuất hàng hoá đã có b ước phát triển mạnh đáp ứng tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông sản, trong đó có mặt hàng gạo đạt mức xuất khẩu cao và được đánh giá là có triển vọng lớn trong thời gian tới. Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành viên của WTO đ ã mở ra một thị trường rộng lớn cho hàng nông sản Việt Nam nhưng đ ồng thời cũng làm gia tăng sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt giữa DN Việt Nam với DN nước ngoài. Các DN nước ngoài có ưu thế là ngu ồn vốn lớn, sản phẩm sản xuất trên nền tảng CNH – HĐH, nên chất lượng và giá cả phù hợp cộng với kinh nghiệm chiếm lĩnh thị trường đã tạo nên những thách thức to lớn cho các DN trong nước, đặc biệt là các DN xu ất nhập khẩu Việt Nam. Các DN xu ất nhập khẩu với hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu là yếu tố quan trọng nhằm phát huy mọi nguồn nội lực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, thúc đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH đ ất nước.Ý thức được tầm quan trọng đó, Công Ty Xu ất Nhập Khẩu An Giang chẳng những đã hoàn thành vai trò của mình mà còn không ngừng phát triển, nâng cao vị thế của Công ty trên thị trường quốc tế. Để làm được điều đó, Công ty đã phải sử dụng đồng vốn đầu tư của mình một cách thật hiệu qu ả. Vì chỉ có như vậy, Công ty mới có thể cạnh tranh đ ược với các DN nước ngoài có nguồn vốn đầu tư lớn hơn. Chính vì vậy mà nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống còn của bản thân Công ty. Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng nguồn vốn, đ ánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, tôi đ ã chọn thực hiện chuyên đề tốt nghiệp là “HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (ANGIMEX)”. Thông qua việc thực hiện chuyên đề này tôi sẽ có đ ược những kiến thức hữu ích về cách sử dụng và qu ản lý nguồn vốn, một trong những cách thức quan trọng đã đưa Công ty đạt đến những thành tựu như ngày hôm nay. Chuyên đề thực hiện bao gồm 5 chương: - Chương 1 là chương giải thích lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu là gì, phương pháp nghiên cứu để đạt đến những kết luận được rút ra và giới hạn của đề tài nghiên cứu. - Chương 2 là chương cơ sở lý thuyết, đây là chương xây dựng nền tảng lý luận cho việc phân tích và đánh giá để đưa ra những kết luận ở chương 4. - Chuơng 3 là chương giới thiệu tóm tắt về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty, tình hình ho ạt động kinh doanh và những thông tin có liên quan làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty trong 3 năm gần đây. - Chương 4 là chương quan trọng nhất của chuyên đ ề. Thông qua nội dung trong chương này chúng ta sẽ có được các nhận định về tình hình sử dụng ngu ồn vốn tại Công ty, đánh giá được hiệu quả hoạt động cũng như sức khỏe tài chính của Công ty, đặc biệt là khả năng tạo ra lợi nhuận từ việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Đồng thời phát hiện
- được điểm mạnh, điểm yếu mà đưa ra các giải pháp đề xuất lên Công ty nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa. - Chương 5 là chương đúc kết lại tất cả những thông tin đã được phát hiện ở chương 4, từ đó bản thân người thực hiện đ ưa ra một số kiến nghị cho Công ty. Chuyên đ ề thực hiện có thể sẽ hay hơn nếu khắc phục được các hạn chế. Hạn chế ở đây chính là người thực hiện đ ã không tìm được đối tượng khác để so sánh với Công ty được nghiên cứu nhằm gia tăng thêm sự khách quan trong việc đánh giá. Các thông số trong bài phân tích chỉ được đánh giá trong mối quan hệ với các thông số trong quá khứ. Nếu các thông số được đánh giá thêm trong mối quan hệ với các công ty tương tự (do Công ty ANGIMEX, ngoài kinh doanh lương thực ra còn kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nên rất khó trong việc tìm kiếm một công ty khác có hình thức kinh doanh tương tự để so sánh), với chỉ tiêu bình quân ngành (hiện nay ở Việt Nam thông tin về ngành còn rất hạn chế nên việc so sánh bên ngoài gần như ít có ý nghĩa). Chính những điều này đã làm hạn chế đi sự so sánh và đánh giá các chỉ số tài chính. Chuyên đề đã hoàn thành tốt đẹp với sự hỗ trợ và giúp đ ỡ từ Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang và Trường Đại Học An Giang, đặc biệt là thầy Ngô Văn Quí và sự cố gắng của chính bản thân người thực hiện.
- MỤC LỤC Nội dung Trang Chương 1: Mở đầu ................................ ................................ ................................ ....... 1 1.1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 1 1.3.Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 1 1.4.Phương pháp nghiên cứu ................................ ................................ ................ 2 1..4.1.Phương p háp thu thập số liệu, tài liệu .................................................. 2 1.4.2.Phương pháp phân tích......................................................................... 2 Chương 2: Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 3 2.1.Khái niệm và p hân loại vốn của doanh nghiệp ................................ ................ 3 2.1.1.Khái niệm vốn của doanh nghiệp ................................ ......................... 3 2.1.2.Phân lo ại vốn ....................................................................................... 3 2.1.3.Nguyên tắc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ...................... 4 2.1.4.Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích hiệu quả sử dụng vốn .......................4 2.2.Tài sản cố định. ................................ ................................ .............................. 4 2.2.1.Khái niệm ............................................................................................ 4 2.2.2.Phân lo ại. ............................................................................................. 5 2.2.3.Tầm quan trọng của việc quản lý TSCĐ. .............................................. 5 2.2.4.Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ....................................................... 5 2.3.Tài sản lưu động. ............................................................................................ 6 2.3.1.Khái niệm ............................................................................................ 6 2.3.2.Phân lo ại TSLĐ. .................................................................................. 6 2.3.3.Tầm quan trọng của việc quản lý TSLĐ. .............................................. 7 2.3.4.Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ ........................................................ 7 2.4.Giới thiệu về các chỉ tiêu tài chính. ................................................................. 7 2.4.1.Chỉ tiêu về khả năng thanh toán. .......................................................... 7
- 2.4.2.Chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động .................................................... 8 2.4.3.Tỷ số đòn b ẩy tài chính. ................................ ................................ ......10 2.4.4.Tỷ suất sinh lợi. ..................................................................................11 2.4.5.Hiệu quả sử dụng vốn luân lưu ............................................................12 2.5.Giới thiệu về phương pháp phân tích Dupoint. ................................ ...............13 Chương 3: Giới thiệu chung về Công ty ANGIMEX ...................................................15 3.1.Lịch sử hình thành và phát triển. ....................................................................15 3.2 .Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu.........................................................................15 3.2.1.Xuất khẩu ...........................................................................................15 3.2.2.Nhập khẩu ..........................................................................................17 3.2.3.Thương mại ................................ ................................ ........................17 3.2.4.Dịch vụ công nghệ thông tin ...............................................................17 3.3.Cơ cấu tổ chức công ty, chức nă ng nhiệm vụ của các phòng ban....................17 3.3.1.Mạng lưới tổ chức Công ty ANGIMEX ..............................................17 3.3.2.Các đơn vị thành viên .........................................................................17 3.3.3.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.............................................17 3.4.Tình hình ho ạt độ ng kinh doanh của Công ty.................................................18 3.4.1.Tình hình hoạt động kinh doanh ..........................................................18 3.4.2.Cơ cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ.................................................20 3.5 .Kế hoạch phát triển năm 2007 .......................................................................20 Chương 4: Tình hình sử dụng vốn tại Công ty ANGIMEX ..........................................22 4.1.Tình hình sử dụng vốn trong chính sách đầu tư tài sản ...................................22 4.1.1.Tình tình thanh toán của Công ty .......................................................22 4.1.2.Hiệu quả trong đầu tư tài sản lưu động ................................ ...............23 4 .1.2.1.Số vòng quay khoản phải thu ..................................................23 4 .1.2.2.Số vòng quay hàng tồn kho ................................ ....................24 4 .1.2.3.Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ..........................................26
- 4.1.3.Hiệu quả trong đầu tư TSCĐ và đ ầu tư dài hạn ................................ ..28 4 .1.3.1.Hiệu suất sử dụng TSCĐ ................................ ........................28 4 .1.3.2.Hiệu quả trong đầu tư tài chính DH và tài sản DH khác ..........29 4.1.4.Hiệu suất sử dụng tổng tài sản ............................................................29 4.2.Lợi thế của vốn CSH trong việc gia tăng đòn bẩy tài chính ............................30 4.2.1.T ỷ số nợ trên tổng tài sản ...................................................................30 4.2.2.Tỷ số nợ dài hạn trên vốn ...................................................................31 4.3.Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản ....................................................................32 4.3.1.Hiệu quả sử dụng vốn luân lưu ...........................................................32 4.3.1.1.Vốn luân lưu ..........................................................................32 4.3.1.2.Nhu cầu vốn luân lưu. ............................................................34 4.3.2.T ỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ............................................37 4.3.3.T ỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE) ................................................39 4.4.Một số giải pháp đề nghị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty.............44 Chương 5: Kết luận và kiến nghị .................................................................................46 5.1.Kết luận........................................................................................................46 5.2.Kiến nghị .....................................................................................................48
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ BIẾU BẢNG Sơ đồ Trang Sơ đồ 2.1: Sơ đồ phân tích Dupont ..............................................................................14 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ mạng lưới tổ chức Công ty ANGIMEX ............................................17 Sơ đồ 4.1: Sơ đồ biểu hiện vốn luân lưu dương ở Công ty ................................ ...........32 Sơ đồ 4.2: Mối quan hệ giữa NC VLL, VLL và vốn bằng tiền .....................................36 Biểu bảng Bảng 3.1: Cơ cấu hình thức tiêu thụ ............................................................................16 Bảng 3.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo................................ ................................ ..16 Bảng 3.3 : Bảng tóm tắt báo cáo lưu chuyển tiền tệ ......................................................20 Bảng 4.1: Tỷ số thanh toán hiện hành và t ỷ số thanh toán nhanh .................................22 Bảng 4.2 : Số vòng quay KPT ......................................................................................23 Bảng 4.3 : Số vòng quay HTK ................................ ................................ ....................24 Bảng 4.4 : Hiệu suất sử dụng TSLĐ .............................................................................26 Bảng 4.5 : So sánh tốc độ tăng (giảm) DT, NV và số vòng luân chuyển TSLĐ.............27 Bảng 4.6 : Hiệu suất sử dụng TSCĐ .............................................................................28 Bảng 4.7 : Đầu tư tài chính DH và tài sản DH khác ......................................................29 Bảng 4.8 : Hiệu suất sử dụng tổng tài sản .....................................................................29 Bảng 4.9 : Hệ số nợ................................ ................................ ................................ ......30 Bảng 4.10: Tỷ số nợ trên vốn CSH và t ỷ số nợ d ài hạn trên vốn CSH..........................31 Bảng 4.11: Vốn luân lưu ................................ ................................ .............................33 Bảng 4.12: Nhu cầu vốn luân lưu ................................................................................34 Bảng 4.13: Vốn bằng tiền ............................................................................................35 Bảng 4.14: Khả năng sinh lời của tổng tài sản. ............................................................37 Bảng 4.15: Hệ số lãi ròng và hệ số lãi gộp...................................................................38 Bảng 4.16: Khả năng sinh lời của vốn CSH.................................................................39
- Bảng 4.17: Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH theo phương pháp Dupont ..........................40 Bảng 4.18: Ảnh hưởng của các nhân tố đến ROE ................................ ........................43 Bảng 4.19: Khả năng sinh lợi căn bản của Công ty......................................................43 Bảng 4.20: So sánh khả năng sinh lời của vốn CSH với khả năng sinh lời của TTS .....44 Biểu đồ: Biểu đồ 3.1 : Thị trường tiêu thụ năm 2006 ................................ ................................ ..16 Biểu đồ 3.2 : Thị trường xuất khẩu năm 2006...............................................................16 Biểu đồ 3.3 : Doanh thu. ..............................................................................................19 Biểu đồ 3.4 : Lợi nhuận................................................................................................19 Biểu đồ 4.1 : Tỷ số thanh toán......................................................................................22 Biểu đồ 4.2 : Số vòng quay KPT ..................................................................................23 Biểu đồ 4.3 : Số vòng quay HTK .................................................................................25 Biểu đồ 4.4 : Hiệu suất sử dụng TSLĐ .........................................................................26 Biểu đồ 4.5 : Hiệu suất sử dụng TSCĐ .........................................................................28 Biểu đồ 4.6 : Hiệu suất sử dụng tổng tài sản .................................................................29 Biểu đồ 4.7 : Tỷ số nợ trên tổng tài sản ........................................................................31 Biểu đồ 4.8 : Tình hình tài trợ bằng vốn vay bên ngoài so với vốn CSH .......................32 Biểu đồ 4.9 : Vốn luân lưu ...........................................................................................33 Biểu đồ 4.10: Nhu cầu vốn luân lưu ............................................................................34 Biểu đồ 4.11: Vốn bằng tiền ................................ ................................ ........................35 Biểu đồ 4.12: Sự tài trợ nhu cầu vốn luân bằng vốn luân lưu .......................................36 Biểu đồ 4.13: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ................................................37 Biểu đồ 4.14: Hệ số lãi ròng và hệ số lãi gộp ...............................................................38 Biểu đồ 4.15: Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE) ................................ ....................39
- GIẢI THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT . Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang ANGIMEX Chủ sở hữu CSH Dài hạn DH Doanh nghiệp DN DT Doanh thu Doanh thu thuần DTT ĐTDH Đầu tư dài hạn ĐTNH Đầu tư ngắn hạn Lợi nhuận ròng trước thuế và lãi vay EBIT HĐĐT Ho ạt động đầu tư HĐKD Ho ạt động kinh doanh HĐTC Ho ạt động tài chính Hàng tồn kho HTK Khoản phải thu KPT Lợi nhuận LN Lợi nhuận ròng LNR Nhu cầu vốn luân lưu NC VLL Ngắn hạn NH Nguồn vốn NV Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE Tài sản TS TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động
- Tổng tài sản TTS Vốn chủ sở hữu VCSH Vốn luân lưu VLL Tổ chức thương mại thế giới WTO Chênh lệch tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE Lớn hơn > Nhỏ hơn < Bằng =
- Chương 1: Mở đầu GVHD: Ngô Văn Quí Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1.Lý do chọn đề tài ANGIMEX kinh doanh rất nhiều mặt hàng như: điện thoại, xe máy, công nghệ thông tin… Một trong những lĩnh vực kinh doanh quan trọng của ANGIMEX là thu mua lúa gạo trong nước rồi xuất khẩu ra nước ngoài. Do tính chất thời vụ nên sự vận động của một khối lượng lớn vật tư hàng hoá và tiền tệ thường không khớp với nhau về thời gian, có lúc thu nhiều chi ít, có lúc thu ít chi nhiều… nên giữa nhu cầu và khả năng về vốn tiền tệ thường không cân đối nhau. Vì vậy, đ ảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp là vấn đề quan trọng, đ òi hỏi phải tổ chức vốn tốt. Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong thời gian qua như thế nào? Công ty có đ ảm bảo tổ chức vốn tốt, thoả mãn nhu cầu vốn và giúp cho vốn lu ân chuyển ngày càng nhanh. Bởi thực hiện tốt chức năng tổ chức vốn có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ANGIMEX và trở nên cấp thiết trong tình hình hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO. Muố n thực hiện tốt việc tổ chức vốn cần phải đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn trong công ty trong những năm qua, để từ đó phát hiện ra các điểm mạnh, điểm yếu mà đưa ra giải pháp khắc phục. Chính vì tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nên tôi quyết định chọn đề tài “HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ANGIMEX” đ ể làm chuyên đề tốt nghiệp. Tuy đề tài này đ ã được các anh chị khoá trước nghiên cứu song chỉ dừng lại ở thời điểm năm 2005, trong khi đó năm 2006 là một năm đầy biến động mang lại nhiều thời cơ lẫn thách thức cho công ty. Ngoài việc mang lại tính kịp thời, hy vọng chuyên đ ề này sẽ đóng góp một phần vào các quyết định tài chính của các nhà qu ản trị công ty. 1.2.Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn của công ty thông qua việc phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn như: hiệu quả sử dụng TS và NV, chính sách sử dụng đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi đạt đ ược trong việc đầu tư vốn CSH và TS vào sản xuất kinh doanh, sự hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho các tài sản DH và tài sản NH. - Đề nghị một số giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty. 1.3.Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: Nghiên cứu 3 năm hoạt động gần nhất của Công ty từ 2004 – 2005 – 2006. - Không gian: 1 Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX
- Chương 1: Mở đầu GVHD: Ngô Văn Quí + Do thời gian nghiên cứu ngắn và ho ạt động của Công ty rất đa dạng nên người thực hiện rất khó tìm đ ược Công ty khác để so sánh với Công ty đ ược nghiên cứu nên việc phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ yếu xuất phát từ phạm vi nghiên cứu trong nội bộ Công ty. + Nội dung nghiên cứu của chuyên đề chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các yếu tố liên quan đ ến hiệu quả sử dụng vốn thông qua mối quan hệ giữa các chỉ số tài chính cơ b ản. 1.4.Phương pháp nghiên cứu. 1.4.1.Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu. Dựa trên các số liệu, dữ liệu thứ cấp: - Các báo cáo do công ty cung cấp: Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết qu ả hoạt động kinh doanh, Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2004 - 2005 – 2006. - Các tài liệu giới thiệu chung về lịch sử, văn hóa…do công ty cung cấp. - Các nghiên cứu trước đây. 1.4.2.Phương pháp phân tích - Phương pháp phân tích cơ cấu, so sánh (chiều ngang, chiều dọc): thông qua sự biến động tăng giảm về giá trị cũng như t ỷ trọng của tài sản và nguồn vốn, từng khoản mục trong tài sản và nguồn vốn; về vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động nhằm có cái nhìn tổng quát về tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn, xác định ảnh hưởng của các nhân tố, đánh giá khả năng thanh toán và đ ảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh đồng thời xác định cơ cấu nguồn vốn, cách tài trợ cho TSLĐ và TSCĐ. - Phương pháp phân tích các t ỷ số tài chính: sử dụng các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, về hiệu quả hoạt động, về cơ cấu tài chính và về lợi nhuận để đánh giá khả năng thanh toán, khả năng hoạt động của TSCĐ và TSLĐ, cấu trúc vốn, rủi ro tài chính và khả năng sinh lợi. - Phương pháp số chênh lệch (biến dạng của phương pháp thay thế liên hoàn): xác định mức độ ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, số vòng quay TTS và tỷ lệ vốn CSH trên TTS đến chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH dựa trên số chênh lệch giữa chỉ tiêu của năm sau với năm trước. - Phương pháp phân tích Dupont: Đây là phương pháp xác đ ịnh ROE dựa vào mối quan hệ với ROA để thiết lập phương trình phân tích, tách một tỷ số thành tích của một vài t ỷ số tài chính khác để thấy đ ược mối quan hệ và tác động của các nhân tố (các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn), từ đó đề ra quyết sách phù hợp và hiệu qu ả căn cứ trên tác động khác nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng suất sinh lợi. 2 Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: Ngô Văn Quí Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.Khái niệm và phân loại vốn của doanh nghiệp. 2.1.1.Khái niệm vốn của doanh nghiệp. Vốn là lượng giá trị doanh nghiệp phải ứng ra để luân chuyển trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Bởi vậy ta có thể nói, vốn là tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn của doanh nghiệp luân chuyển vận động và không ngừng thay đổi hình thái tạo thành quá trình luân chuyển vốn. 2.1.2.Phân loại vốn. - Vốn của doanh nghiệp xét từ nguồn hình thành có thể chia ra thành vốn của chủ sở hữa DN và các khoản nợ phải trả. + Vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp: Đây là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần; Vốn mà chủ sở hữu của doanh nghiệp phải ứng ra để mua sắm, xây dựng các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn của chủ sở hữu khi mới thành lập chỉ có vốn điều lệ (nguồn vốn kinh doanh). Vốn điều lệ là số vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp. Trong quá trình ho ạt động vốn chủ sở hữu còn tăng thêm từ các quỹ doanh nghiệp, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá. Ngoài ra, nguồn vốn chủ sở hữu còn bao gồm vốn đầu tư xây dựng cơ b ản và kinh phí sự nghiệp. + Các khoản nợ phải trả bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn, d ài hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng; các khoản phải trả khác nhưng chưa đến kỳ hạn trả như: các khoản phải trả khách hàng, các kho ản phải nộp ngân sách nhà nước, các khoản phải trả công nhân viên…Các kho ản phải trả khác này tuy không thu ộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng vì là các khoản nợ hợp pháp nên doanh nghiệp có thể sử dụng coi như ngu ồn vốn của mình. - Vốn của DN xét từ mặt sử dụng: Có thể chia ra làm vốn kinh doanh và vốn đầu tư. + Vốn kinh doanh là số vốn doanh nghiệp đang trực tiếp sử dụng vào mục đích kinh doanh. + Vốn đầu tư là số vốn doanh nghiệp đ ã hoặc đang ứng ra nhưng chưa đem lại hiệu quả. Số vốn này nằm trong các hạng mục công trình còn d ở dang và các chứng khoán có giá, chúng sẽ phát huy hiệu quả trong tương lai. 3 Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: Ngô Văn Quí - Căn cứ vào đối tượng đầu tư : vốn chia làm 2 lo ại: + Vốn đầu tư vào bên trong DN tạo nên các loại TSLĐ và TSCĐ. + Vốn đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp gồm cả đầu tư ngắn hạn và đầu tư góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu của đơn vị khác hay của Nhà nước. 2.1.3.Nguyên tắc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn . Vốn sản xuất kinh doanh là tiền đề, là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển, cho nên bảo toàn vốn là yêu cầu cần thiết để thực hiện trong mọi quá trình sản xuất. Biểu hiện về mặt kinh tế là quy mô kinh doanh của doanh nghiệp đ ược mở rộ ng, đời sống của cán bộ, công nhân viên được cải thiện, khả năng thanh toán đối với khách hàng và nghĩa vụ đóng góp với nhà nước cũng đ ược đầy đủ và nâng cao. Vì vậy bảo to àn vốn luôn là mục tiêu phấn đấu của tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nguy cơ phá sản của mỗi doanh nghiệp được thể hiện trước hết ở dấu hiệu vốn sản xuất bị hao hụt, khả năng thanh toán khó khăn. Yêu cầu bảo to àn vốn được thể hiện trong công tác tổ chức tài chính doanh nghiệp là phải lựa chọn các phương án tối ưu tro ng việc tạo lập nguồn tài chính; tổ chức các biện pháp hữu hiệu nhằm tăng nhanh vòng quay và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sao cho trong mọi thời điểm, kể cả khi giá cả thị trường có biến động thì doanh nghiệp vẫn giữ vững và mở rộng đ ược quy mô sản xuất. 2.1.4. Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích hiệu quả sử dụng vốn. - Mục tiêu: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn để thấy tình hình sử dụng vốn của công ty qua các năm có tốt không, đặc biệt là trong thời điểm hiện tại. Bên cạnh đ ó khi phân tích về vốn sẽ phát hiện được các điểm mạnh và điểm yếu của công ty để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục, giúp công ty ngày một sử dụng hiệu quả hơn đồng vốn của mình. - Ý nghĩa: việc phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Bởi thông qua đó họ sẽ nhìn thấy được thực trạng tài chính trong quá khứ, hiện tại và dự đoán trong tương lai; xác định đầy đủ và đúng đ ắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình hoạt động của công ty. Trên cơ sở đó mới đề ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của công ty. 2.2.Tài sản cố định. 2.2.1.Khái niệm TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu, mà nó có đặc điểm cơ b ản là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, hình thái vật chất không thay đổi từ chu kỳ sản xuất đầu tiên cho đến khi bị sa thải khỏi quá trình sản xuất. Những tư liệu đ ược coi là TSCĐ khi đ ồng thời thỏa mãn các tiêu chu ẩn sau: - Thời gian sử dụng trên một năm. 4 Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: Ngô Văn Quí - Giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên. - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. Nếu thiếu một trong 4 điều kiện (hoặc thiếu tất cả) gọi là công cụ, dụng cụ. Trong nền kinh tế hàng hóa mọi việc xây dựng, mua sắm TSCĐ phải chi trả bằng vốn tiền tệ. Vốn cố định của doanh nghiệp là giá trị ứng trước về TSCĐ hiện có của doanh nghiệp. Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và chỉ hoàn thành một vòng tu ần ho àn khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng (khấu hao đủ). 2.2.2.Phân loại. TSCĐ gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ vô hình, giá trị hao mòn lu ỹ kế. Ngo ài ra các khoản đầu tư tài chính dài hạn, các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng được xem như là TSCĐ. 2.2.3.Tầm quan trọng của việc quản lý TSCĐ. Về nguyên tắc vốn cố định của DN được sử dụng cho các hoạt động đầu t ư dài hạn, đầu tư chiều sâu (mua sắm, xây dựng, nâng cấp các TSCĐ hữu hình và vô hình) và các ho ạt động đầu tư tài chính khác như mua trái phiếu, cố phiếu, góp vốn cổ phần. Ngoài ra khi vốn nhàn rỗi, chưa có nhu cầu sử dụng thì DN có thể sử dụng vốn cố định như các loại vốn, quỹ tiền tệ khác của DN để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh có hiệu quả theo nguyên tắc ho àn trả. Do đ ặc điểm của vốn cố định và TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị hao mòn của TSCĐ đ ược chuyển dịch dần vào chi phí sản xuất. Vì vậy, quản lý tốt TSCĐ có tầm quan trọng đặc biệt trong DN. Mặt khác, giá trị TSCĐ lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ vốn cố định của DN, do vậy việc quản lý vốn cố định không chỉ là quản lý về giá trị mà thực chất là qu ản lý TSCĐ, nên để quản lý tốt vốn cố định DN phải thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng TSCĐ theo quy định hiện hành từ việc huy động tối đa TSCĐ vào sản xuất để đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất. 2.2.4.Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ Một số biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp: - Biện pháp bao trùm tổng quát là sử dụng TSCĐ để kinh doanh có lãi. - Huy đ ộng tối đa TSCĐ hiện có vào ho ạt động kinh doanh. - Khi có biến động lớn về giá cả thị trường, cần xác định giá đánh lại của TSCĐ để làm căn cứ cho việc tính khấu hao chính xác. - Thực hiện khấu hao TSCĐ một cách hợp lý để đảm bảo thu hồi đầ y đ ủ, kịp thời vốn cố định. 5 Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: Ngô Văn Quí - Thực hiện tốt việc bảo dưỡng, sữa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn định kỳ TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn và kéo dài tuổi thọ của TSCĐ. - DN nên chú trọng thực hiện đổi mới TSCĐ một cách kịp thời để tăng cường sức cạnh tranh, kết hợp tốt các hình thức tự mua sắm, đi thu ê, cho thuê và d ự trữ TSCĐ hợp lý. - Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, bảo to àn vốn bằng cách mua bảo hiểm tài sản, trích lập quỹ dự phòng tài chính, đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. 2.3.Tài sản lưu động. 2.3.1.Khái niệm. Tài sản lưu động (TSLĐ) là đối tượng lao động; đây là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng, thu hồi, luân chuyển thường là dưới một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. TSLĐ đ ược thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, khoản phải thu và dự trữ tồn kho. Đặc điểm cơ bản của TSLĐ: - TSLĐ được sử dụng một lần trong quá trình sản xuất kinh doanh, muốn tổ chức chu kỳ kinh doanh mới thì phải mua sắm lại toàn bộ TSCĐ trừ một phần tư liệu lao động. - Sau mỗi lần sử dụng, TSLĐ bị thay đổi hình dạng ban đầu. -Trị giá TSLĐ hạch toán hết một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh. - Tốc độ luân chuyển của TSLĐ nhanh hơn nhiều so với TSCĐ. 2.3.2.Phân loại TSLĐ. - Tiền: Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gởi ngân hàng, tiền đang chuyển. Loại này có tính lưu động cao nhất nên được xếp vào mục đầu tiên. - Các kho ản đầu tư tài chính ngắn hạn: là các đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, cho vay vốn… có thời hạn thu hồi không quá một năm. Khoản này có tính lưu động mạnh thứ hai sau tiền. - Các khoản phải thu: là những khoản tiền mà khách hàng và những b ên liên quan đang nợ doanh nghiệp. Các kho ản này sẽ đ ược trả trong thời hạn ngắn (d ưới một năm). - Hàng tồn kho: Bao gồm vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa trong kho, hàng gởi bán, hàng đang đi đường, sản phẩm dở dang…Những tài sản này có thời gian luân chuyển ngắn, thường không quá một năm nên được xếp vào TSLĐ. - Tài sản lưu động khác: bao gồm các kho ản tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn. 6 Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết GVHD: Ngô Văn Quí - Chi sự nghiệp: là các kho ản chi sự nghiệp chưa được phê duyệt, quyết toán. 2.3.3.Tầm quan trọng của việc quản lý TSLĐ. Giá trị các TSLĐ của DN kinh doanh, sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của chúng. Quản lý sử dụng hợp lý các loại TSLĐ có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc ho àn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hệ quả của nhiếu yếu tố, chứ không phải do quản trị vốn lưu động tồi. Nhưng cũng cần thấy rằng sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch định và kiểm soát một cách chặt chẽ các loại TSLĐ và các kho ản nợ ngắn hạn hầu như là một nguyên nhân d ẫn đến thất bại cuối cùng. Mặt khác mọi hoạt động kinh tế hàng ngày phát sinh ở DN đều có liên quan đến vốn lưu động, đều trực tiếp làm cho TSLĐ thay đổi. Vì vậy, quản lý tốt TSLĐ có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, tăng tích luỹ cho DN. 2.3.4.Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ Muốn quản lý tốt TSLĐ chặt chẽ, đúng đắn cần phải: - Thỏa mãn nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời phải sử dụng vốn tiết kiệm. - Đảm bảo chấp hành các chính sách, chế độ về tài chính, tín dụng của Nhà nước và đ ịnh mức vốn lưu động của DN. - Kết hợp chặt chẽ giữa vận động của vật tư, hàng hóa với tiền vốn. - Thực hiện tốt việc phân công, phân cấp quản lý vốn kết hợp giữa quản lý chuyên môn với quản lý của quần chúng. TSLĐ trong DN có nhiều loại khác nhau, tính chất và đặc điểm vận động cũng khác nhau nên cần phải tiến hành qu ản lý theo từng loại: quản lý hàng tồn kho, quản lý vốn bằng tiền, quản lý các khoản phải thu. 2.4.Giới thiệu về các chỉ tiêu tài chính. 2.4.1.Chỉ tiêu về khả năng thanh toán. 2.4.1.1.Tỷ số thanh toán hiện hành. TSLĐ Tỷ số thanh toán hiện hành = Nợ ngắn hạn TSLĐ bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, khoản phải thu và TSLĐ khác. Nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác. 7 Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại ANGIMEX
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn viết đề cương nghiên cứu và báo cáo kết quả nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp
9 p | 5221 | 1154
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản trị quan hệ khách hàng (customer relationship management) trong chiến lược cạnh tranh và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam
101 p | 1113 | 272
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
97 p | 623 | 152
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Giải pháp marketing - mix thu hút khách du lịch nội địa của công ty TNHH du lịch An Biên
65 p | 488 | 115
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Thực trạng và giải pháp tăng cường năng lực của đội ngũ hướng dẫn viên Du lịch tại công ty cổ phần Du lịch và Thương mại Xuyên Á
78 p | 659 | 67
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 404 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tăng cường hoạt động xúc tiến của công ty Vietravel Hải Phòng
95 p | 225 | 61
-
Đề cương khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của vị trí hom và chế độ che phủ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng cây giống hồ tiêu (Piper nigrum L.) giâm bằng dây lươn trong điều kiện vườn ươm
31 p | 323 | 59
-
Đề cương Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng Lân và Kali bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Khẩu Ký tại huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
14 p | 290 | 54
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Nam Cường – Hải Dương
7 p | 288 | 53
-
Đề cương Khóa luận tốt nghiệp: Kiến thức, thái độ về các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện của sinh viên tại Đại học Y Dược Hải Phòng
61 p | 292 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào hệ thống Logistics toàn cầu (2010)
97 p | 221 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội
75 p | 74 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp-khu chế xuất, thực trạng và giải pháp
88 p | 115 | 20
-
Đề cương khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng Google Hangout APP hỗ trợ cho hệ thống Moodle
8 p | 140 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty TNHH Tân Việt Cường
101 p | 80 | 16
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động của mạng Vinaren phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo ở Việt Nam
5 p | 107 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn