intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng Lân và Kali bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Khẩu Ký tại huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu

Chia sẻ: Tuyết Vũ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

291
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm xác định liều lượng Lân và Kali đến sinh trưởng và năng suất giống lúa Khẩu Ký trong vụ mùa nhằm góp phần hoàn thiện quy trình canh tác và phổ biến sản xuất giống lúa Khẩu Ký tại huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng Lân và Kali bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Khẩu Ký tại huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA NÔNG HỌC ĐỀ CƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG LÂN VÀ KALI BÓN  ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG  LÚA KHÂU KÝ TẠI HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH LAI CHÂU Người hướng dẫn                 :      TS. NGUYỄN MAI THƠM Bộ môn                                  :      CANH TÁC HỌC Người thực hiện                    :      PHẠM THỊ NHINH Lớp                                         :      KHCTB – K57 Mã sinh viên                          :       572284 1
  2. HÀ NỘI – 2015 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong năm loại cây lương thực chính của  thế giới. Lúa gạo ảnh hưởng tới ít nhất đời sống của 65% dân số thế giới và là   nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người. Vì vậy việc quan tâm phát  triển cây lúa được đặt lên hàng đầu. Lúa Khẩu Ký là giống lúa đặc sản hoang dại đã được một người nông dân  miền núi tìm thấy trong tự  nhiên. Với đặc điểm là giống lúa thuần, cây cao,   khóm to khỏe. hạt to,chắc cho chất lượng gạo rất thơm, dẻo và ngon. Do đó, giá  thành của loại gạo này thường cao hơn so với các loại gạo khác bán trên thị  trường và được bán với số  lượng ít.  Tuy nhiên do canh tác theo phương pháp  truyền thống, không được chọn lọc cẩn thận nên giống lúa này ngày càng bị  thoái hoá, phân li ra nhiều dòng, không giữ được đặc điểm trội, nhiều sâu bệnh,  năng suất thấp. Trước thực trạng đó, từ  năm 2012 đến nay, Sở  KH&CN Lai Châu đã phối   hợp với Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề ­ Học viện Nông Nghiệp Việt   Nam nghiên cứu, phục tráng, phát triển giống lúa này qua  dự  án   “Phục tráng  giống lúa Khẩu ký, Nếp Tan địa phương của huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu”. Đề  tài được thực hiện trong 3 năm (2012­ 2015) với các nội dung Điều tra   khảo sát tình hình sản xuất giống lúa khẩu ký tại huyện Tân uyên; nghiên cứu  phục tráng giống lúa  khẩu ký    tại huyện  Tân Uyên; đánh giá chất lượng cơm  2
  3. của giống lúa  khẩu ký  sau khi phục tráng; nghiên cứu xây dựng quy trình sản   xuất thâm canh giống lúa  khẩu ký; xây dựng mô hình sản xuất trình diễn lúa  khẩu ký đã phục tráng; tuyên truyền nhân rộng mô hình phục vụ  sản xuất, trên  các xã điểm triển khai của huyện Tân Uyên: Nậm Sỏ, Trung Đồng, Thân Thuộc.     Sau 3 năm triển khai đề tài, từ giống lúa siêu nguyên chủng  thu được, vụ mùa  2014 trung tâm đã cung cấp giống nguyên chủng cho bà con nông dân ở thị trấn  Tân Uyên và hai xã: Trung Đồng, Thân Thuộc gieo cấy.Với sự hỗ trợ giống và  phân bón của huyện Tân Uyên, nên vụ mùa 2014 hơn 300 hộ đã gieo cấy 109 ha,  ngoài ra nhiều hộ cũng mua giống Khẩu Ký về trồng. Tổng diện tích lúa Khẩu  Ký của huyện Tân Uyên gieo cấy trên 150 ha. Tiếp nối các thành quả nghiên cứu trên, chúng tôi thực hiện đề tài:  “Nghiên  cứu  ảnh hưởng của liều lượng Lân và Kali bón đến sinh trưởng, phát  triển và năng suất của giống lúa  Khẩu Ký  tại huyện  Tân Uyên, tỉnh Lai  Châu”. 1.2 Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích Xác định liều lượng Lân và Kali đến sinh trưởng và năng suất giống lúa  Khẩu Ký  trong vụ  mùa  nhằm góp phần hoàn thiện quy trình canh tác và phổ  biến sản xuất giống lúa Khẩu Ký tại huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. 1.2.2. Yêu cầu ­ Xác định lượng bón phân Lân đối với các chỉ  tiêu sinh trưởng, phát triển  và năng suất cho lúa Khẩu Ký vụ Mùa tại Tân Uyên, Lai Châu. 3
  4. ­ Xác định lượng bón phân  Kali đối với các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển  và năng suất cho lúa Khẩu Ký vụ Mùa tại Tân Uyên, Lai Châu. ­ Đảm bảo về mặt kỹ thuật trồng trọt. ­ Kết quả thí nghiệm phải chính xác, trung thực. PHẦN II  TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 2.1.1 Tình hình nghiên cứu về Lân: Theo kết quả của Nagai (1959), lân được hút trong 42 ngày đầu tiên sau cấy  thì chuyển lên bong, có tác dụng rõ rệt đến năng suất lúa, còn lân được hút sau   đó phần lớn được ở rễ và trong rơm rạ (Đào Thế Tuần, 1963). Theo Kamurava và Ishizaka (1996), thời kì lân có hiệu suất cao nhất là thời  kì đầu sau cấy 10 – 20 ngày (Katyal, 1978). Buba (1960) cho biết, lúa là loại cây trồng cần ít lân, do đó khả năng hút lân  từ đất mạnh hơn cây trồng cạn (Katyal, 1978). Nghiên cứu của Brady, Nylec (1985) cho thấy, đối với lúa chỉ  cần giữ  cho  lân có trong đất khoảng 0,2ppm hoặc thấp hơn một chút là có thể cho năng suất   tối đa. Tuy vậy, cần bón lân kết hợp với các loại phân khác như đạm, kali mới   nâng cao được hiệu quả của nó (Katyal, 1978). 4
  5. 2.1.2 Tình hình nghiên cứu về Kali Yoshida (1985) cho biết, chỉ  khoảng 20% tổng lượng kali cây hút là được  vận chuyển vào hạt, lượng còn lại tích luỹ trong rơm, rạ. Theo Matsuto, giữa việc hút đạm và kali có mối tương quan thuận, tỉ  lệ  N/K thường là 1,26. Nếu cây hút nhiều đạm thì dễ thiếu kali, do đó thường phải   bón nhiều kali ở những ruộng bón nhiều đạm (Tandon và Kimo 1995; Pan Xigan   1990). Kết quả  nghiên cứu của Trại thí nghiệm Cuban (Liên Xô cũ) cho biết, để  thu được 4 tấn thóc/ha cần bón 35­50kg K2O, trung bình 44kg K2O/ha (Nguyen  Van Bo và cs, 1993; Hargopal, 1988). 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 2.2.1 Tình hình nghiên cứu về Lân Lúa hút lân mạnh nhất vào thời kì đẻ  nhánh và làm đòng (Nguyên Văn  Uyển, 1994; Trung, 1994). Trung bình để tạo ra một tấn thóc, lúa hút khoảng 7,1kg P2O5. Lân trong đất  rất ít, hệ  số  sử  dụng lân của lúa lại thấp, do vậy phải bón lân với liều lượng   tương đối khá. Kết quả thí nghiệm của Trường Đại học Nông nghiệp II (1994) cho thấy:   trọng vụ xuân, bón lân từ 30­120kg P2O5/ha đều làm tăng năng suất lúa 10­17%.  Liều lượng 90kg P2O5 cho năng suất cao nhất, nếu bón nhiều hơn năng suất có  xu hướng giảm; trong vụ  hè thu, đối với giống lúa VM1, bón supe lân hay lân   nung chảy đều làm tăng năng suất rất rõ rệt (Nguyễn Vi, 1995; Nguyễn Văn   Uyển, 1994). 2.2.2 Tình hình nghiên cứu về Kali 5
  6. Theo Đinh Dĩnh (1970) nhu cầu kali rõ nét nhất  ở  thời kì đẻ  nhánh và làm   đòng. Thiếu kali vào thời kì đẻ  nhánh  ảnh hưởng mạnh đến năng suất, lúa hút  kali mạnh nhất vào thời kì làm đòng. Bùi Đinh Dinh (1985) cho biết: tỉ lệ kali cây hút vào các thời kỳ sinh trưởng  tuỳ  thuộc giống lúa, giai đoạn từ  cấy đến đẻ  nhánh là 20,0­21,9%, từ  phân hoá  đòng đến trỗ là 51,8­61,9%, từ vào chắc đến chin là 16,9­27,7%. Theo Đào Thế Tuấn (1970), lượng kali cây hút và năng suất lúa có quan hệ  thuận. Trên đất nghèo kali, bón cân đối đạm­kali có ý nghĩa quan trọng. Trên đất phú sa song Hồng thâm canh lúa ngắn ngày, để  đạt năng suất lúa   xuân đạt 7 tấn/ha, cần bón 102­135kg K2O/ha/vụ  (với mức 193kgN/ha, 120kg  P2O5/ha), và năng suất lúa vụ mùa đạt 6 tấn/ha cần bón 88­107kg K 2O/ha/vụ (với  mức 160kgN/ha/vụ, 88kg P2O5/ha/vụ). Hiệu suất phân kali có thể  đạt 6,2­7,2kg  thóc/kg K2O (Nguyên Như Hà, 1999). PHẦN 3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu, địa điểm và điều kiện nghiên cứu 3.1.1 Vật liệu nghiên cứu ­ Giống lúa  Khẩu Ký  được phục tráng thành công tại huyện  Tân Uyên,  tỉnh Lai Châu. ­ Phân bón : Phân đạm Ure 46%, Phân Supe lân 17%P2O5  và phân Kali  Clorua 60% K2O. 3.1.2 Địa điểm thực hiện thí nghiệm 6
  7.  ­ Thí nghiệm được thực hiện tại xã, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.  ­ Thời gian thực hiện: vụ mùa 2015. 3.2. Nội dung nghiên cứu  Ảnh hưởng của lượng phân lân và kali đến các yếu tố sinh trưởng và năng  suất của giống lúa Khẩu Ký.  Ảnh hưởng của lượng phân lân và kali đến khả năng chống chịu sâu bệnh  của giống Khẩu Ký.  Ảnh hưởng của lượng phân lân và phân kali bón đến các yếu tố cấu thành   năng suất và năng suất của lúa Khẩu Ký. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm 2 nhân tố: Phân lân và phân kali bón được bố trí theo kiểu ô  lớn, ô nhỏ (Split – Plot). Trong đó nhân tố chính (ô nhỏ) là phân kali bón, phân  lân là nhân tố phụ (ô lớn). Nhân tố Phụ (ô lớn) : Phân lân có 3 mức : + P1:  60 Kg P2O5/ ha + P2 : 90 Kg P2O5/ ha + P3 : 120 Kg P2O5/ ha Nhân tố Chính (ô nhỏ): Mức phân kali bón : + K1 : 0 kg K2O + K2 : 30 kg K2O + K3 : 60 kg K2O 7
  8. + K4 : 90  kg K2O + K5: 120 kg K2O Bón nền : 60 P2O5  + 90 K2O Công thức thí nghiệm : 5 công thức với 3 lần nhắc lại được bố  trí trong  bảng sau :  Sơ đồ bố trí thí nghiệm giống lúa Khẩu Ký  vụ mùa 2015 tại huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Dải bảo vệ NL1 NL2 NL3 P1K2 P2K3 P1K1 P1K4 P2K5 P1K5 P1K5 P2K1 P1K2 P1K1 P2K4 P1K4   P1K3 P2K2 P1K3   Dải bảo vệ ­ Diện tích ô thí nghiệm: 10m2; ­ Tổng diện tích thí nghiệm: 15 x 10 = 150m2. 3.4.2 Quy trình kĩ thuật ­ Thời vụ: Vụ mùa 2015 + Ngày gieo mạ + Ngày cấy          ­ Kỹ thuật làm đất: Đất được làm bằng máy, nhặt sạch cỏ dại, san phẳng,   đắp bờ theo sơ đồ thí nghiệm ­ Mật độ cấy: 45 khóm/1m2, 1 dảnh/khóm; ­ Kĩ thuật bón phân: 8
  9.   + Bón lót: 100% P2O5 + 30% N;   + Bón thúc lần 1: sau cấy 10­14 ngày: 50%N + 50% K2O;   + Bón thúc lần 2: 20 ngày trước khi trỗ: 20%N + 50% K2O; ­ Chăm sóc  + Làm cỏ kết hợp với bón thúc lần 1 và lần 2, tưới nước đầy đủ.           + Phòng trừ sâu kịp thời khi phát hiện sâu bệnh hại. 3.4.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi *Phương pháp theo dõi Theo dõi theo phương pháp đường chéo 5 điểm, mỗi điểm 2 khóm cố định,  7 ngày theo dõi 1 lần. *Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển  ­ Chỉ tiêu sinh trưởng: + Ngày bắt đầu đẻ nhánh: Khi có 10% số cây theo dõi đẻ nhánh (có nhánh   đầu tiên ra khỏi bẹ lá tương ứng khoảng 1cm). + Ngày nhánh đẻ rộ (đẻ nhánh tối đa). + Ngày kết thúc đẻ nhánh. + Ngày bắt đầu trỗ: Khi có 10% số cây theo dõi trỗ bông (có bông thoát ra  khỏi bẹ lá đòng). + Ngày trỗ tập trung: khi có 50% số cây theo dõi trỗ bông. + Ngày trỗ hoàn toàn: khi có 80% số cây theo dõi trỗ bông. ­ Ngày chín sữa. ­ Ngày chín sáp. ­ Ngày chín hoàn toàn: khi có 80% số  bông chín (hạt chắc, cứng, vỏ  hạt   chuyển sang màu vàng nhạt, khô dần). ­ Tổng thời gian sinh trưởng. 9
  10. ­ Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm): Đo từ gốc đến đầu mút lá; tốc  độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/tuần). ­ Động thái đẻ  nhánh (số  nhánh/khóm): Đếm số  nhánh trên khóm qua các  lần theo dõi; tốc độ đẻ nhánh (số nhánh/khóm/tuần). ­ Động thái ra lá (lá/thân chính): Đếm số lá trên thân chính qua các lần theo  dõi bằng cách sơn đánh dấu, tốc độ ra lá (lá/thân chính/tuần). * Các chỉ tiêu sinh lý Theo dõi ở 3 thời kỳ chính: đẻ nhánh rộ, thời kỳ làm đòng, thời kỳ chín sáp. - Chỉ số diện tích lá (LAI) (m2lá/m2đất): bằng phương pháp cân nhanh. - LAI = Diện tích lá (m2lá) x số cây/m2. - Khối lượng chất khô tích lũy (DM): Những cây sau khi đo diện tích lá  được đem sấy ở nhiệt độ 800C đến khối lượng không đổi, đem cân và  tính ra g/m2 đất. - Tốc độ tích lũy chất khô (CGR): g/ m2 đất/ngày. * Các yếu tố cấu thành năng suất  - Số bông/khóm. - Số khóm/m2 = số bông/khóm x mật độ. - Số hạt/bông: tổng số hạt/bông. - Tỷ lệ hạt chắc: tổng số hạt chắc/tổng số hạt trên bông x 100. - Khối lương 1000 hạt: lấy hạt đã khô (13%), đếm 200 hạt đem cân, lặp  lại 3 lần. - Năng suất lý thuyết (NSLT)(tạ/ha). 10
  11. NSLT = số bông/m2 x số hạt/bông x tỷ lệ hạt chắc x P1000 hạt  x 10­4. - Năng   suất   thực   thu:   bằng   năng   suất   thực   thu   của   toàn   bộ   ô   thí  nghiệm, tính ra ha, cân 3 lần, lấy trung bình. - Năng suất sinh vật học (NSSVH):  NSSVH = khối lượng chất khô của thân + Chất khô của lá + khối lượng  khô của bông. - Hệ  số  kinh tế: bằng khối lượng khô của bông/khối lượng khô của  thân,lá và bông. Hệ số kinh tế= (NSKT/NSSVH) x 100%. * Các chỉ tiêu về sâu bệnh. Theo dõi các loại sâu, bệnh chính xuất hiện qua các thời kỳ sinh trưởng, phát  triển của lúa như: sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn đạo ôn, bạc lá….  3.4.4 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu. Số liệu thu được trong thí nghiệm được tính theo chương trình EXCEL và  xử   lý   thống   kê   theo   phân   tích   phương   sai   (ANOVA)   theo   chương   trình  IRRISTAT 4.0 PHẦN IV KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC *Kế hoạch thực hiện 11
  12. Thời gian Nội dung thực hiện 24/6­15/8/2015 Hoàn thành và nộp đề cương KLTN 1/7 ­ 15/10/2015 Tiến hành thí nghiệm 16/ 10/ 2015 Thu hoạch thí nghiệm Tháng 11/ 2015 Xử lý số liệu và viết báo cáo Tháng 12/205 Nộp báo cáo KLTN  *  D   ự kiến kết quả đạt được  ­ Hoàn thành công tác bố trí thí nghiệm. ­ Xác định lượng phân Lân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của  giống lúa Khẩu Ký tại huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu. ­ Xác định lương phân Kali bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của  giống lúa Khẩu Ký tại huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu. ­ Xác định lượng phân Lân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng  suất giống lúa Khẩu Ký tại huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu. ­ Xác định lượng phân Kali bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng   suất giống lúa Khẩu Ký tại huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu. ­ Đề xuất tỉ lệ phân bón thích hợp cho năng suất tốt nhất.       PHẦN V TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
  13. 1. Bùi Đình Dinh (1985), “Vai trò của phân bón trong sản xuất cây trồng và  hiệu quả  kinh tế  của chúng”,  Bài giảng lớp tập huấn về  sử  dụng phân   bón cân đối để tăng năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường, 1993; 2. Nguyễn Như  Hà (2006),  Giáo trình bón phân cho cây trồng, NXB Nông  Nghiệp, Hà Nội; 3. Bạch Trung Hưng và cộng sự ( 1995), “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng   đến năng suất lúa  ở  2 xã vùng đồng bằng sông Hồng”, trong sách nông  nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian cải cách hiện nay,   Viện khoa học kỹ  thuật Nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà  Nội. 4. Võ Minh Kha (1998), Phân bón và cây trồng, các định luật sử  dụng phân  bón, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội; 5. Giáo trình Phương pháp thí nghiệm, Nhà xuất bản Nông Nghiệp ­ Nguyễn   Thị Lan – Phạm Tiến Dũng (2006). 6. Đào Thế Tuấn (1963), “Hiệu lực của phân lân đối với lúa”,  Tạp chí khoa   học kỹ thuật nông nghiệp, tháng 5/1963; 7. Vũ Hữu Yêm (1995), Giáo trình phân bón và cách bón phân, NXB Nông  Nghiệp, Hà Nội; Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2015               Giáo viên hướng dẫn               Sinh viên thực hiện 13
  14.              TS. Nguyễn Mai Thơm Phạm Thị Nhinh 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2