ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH<br />
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN<br />
<br />
ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
ĐỀ TÀI:<br />
<br />
Xây dựng Google Hangout APP hỗ trợ cho<br />
hệ thống Moodle<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ThS Nguyễn Đặng Kim Khánh<br />
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:<br />
<br />
Trương Thị Thùy Dung MSSV: K35.103.008<br />
Phạm Thị Bích Ngọc MSSV: K35.103.043<br />
<br />
Hồ Chí Minh, tháng 11, năm 2012<br />
<br />
1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
Giới thiệu tổng quan ............................................................................ 3<br />
Mục tiêu thực hiện đề tài ..................................................................... 3<br />
Nội dung thực hiện đề tài ..................................................................... 4<br />
Tóm tắt nội dung khóa luận ................................................................. 5<br />
Kết quả dự kiến của khoá luận ............................................................ 6<br />
Kế hoạch thực hiện .............................................................................. 6<br />
Tài liệu tham khảo ............................................................................... 7<br />
<br />
2<br />
<br />
1. Giới thiệu tổng quan<br />
Trong xã hội toàn cầu hóa ngày nay, học tập là việc cần làm trong suốt cuộc đời<br />
không chỉ để đứng vững trong thị trường việc làm đầy cạnh tranh mà còn giúp nâng cao<br />
kiến thức văn hóa và xã hội của mỗi người. E-learning là một phương pháp hiệu quả và<br />
khả thi, tận dụng tiến bộ của phương tiện điện tử, Internet để truyền tải các kiến thức và<br />
kĩ năng đến những người học là cá nhân và tổ chức ở bất kì nơi nào trên thế giới tại bất kì<br />
thời điểm nào. Với các công cụ đào tạo truyền thông phong phú, cộng đồng người học<br />
online và các buổi thảo luận trực tuyến, E-learning giúp mọi người mở rộng cơ hội tiếp<br />
cận với các khóa học và đào tạo đồng thời giúp giảm chi phí. Đặc biệt, với xu hướng phát<br />
triển công tác đào tạo theo học chế tín chỉ, một hệ thống quản lý học tập trực tuyến là nhu<br />
cầu cấp thiết. Hiện nay, thông qua mạng Internet, các hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến<br />
rất phong phú từ các phiên bản miễn phí cho đến thương mại. Trong đó, Moodle là một<br />
trong những hệ thống miễn phí được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới với gần 45% thị<br />
phần, được dịch ra hơn 75 ngôn ngữ khác nhau trên khoảng 10.000 websites phân bố ở<br />
hơn 160 quốc gia [7] .Cộng đồng Moodle Việt Nam được thành lập tháng 3 năm 2005 với<br />
mục đích xây dựng phiên bản tiếng Việt và hỗ trợ các trường triển khai Moodle. Từ đó<br />
đến nay, nhiều trường đại học, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle.<br />
Nhằm mục đích thu hút thêm người dùng, ngày 31/7/2012 Google vừa triển khai<br />
tính năng trò chuyện video theo nhóm (Hangout) vào dịch vụ Gmail của mình. Hangout<br />
là một trong những tính năng nổi bật trong dịch vụ Google, khác với phiên bản chat voice<br />
one-to-one trước đây trong Gmail – sử dụng công nghệ Peer – to – peer, phiên bản<br />
Hangout mới trên Gmail sẽ “sử dụng sức mạnh mạng lưới của Google để mang đến độ tin<br />
cậy cao hơn và nâng cao chất lượng”. Hangout cho phép bạn cập nhật tin tức với bạn bè<br />
và gia đình, cho dù bạn ngồi bên máy tính ở nhà hay đang sử dụng ứng dụng di động của<br />
Google+ khi đang di chuyển. Ngoài ra Hangout còn cho phép người dùng ghi lại và phát<br />
sóng phiên làm việc của mình thông qua chức năng On Air. Bên cạnh đó Google còn<br />
cung cấp Google+ Hangouts API cho phép bạn phát triển các ứng dụng cộng tác chạy<br />
trong Hangout của Google+ nhằm bổ sung các chức năng phong phú, thời gian thực cho<br />
ứng dụng Hangout.<br />
Từ những khảo sát trên, chúng em thực hiện luận văn này nhằm nghiên cứu và xây<br />
dựng Google Hangout APP liên kết với hệ thống học tập trực tuyến Moodle.<br />
<br />
2. Mục tiêu thực hiện đề tài<br />
Nghiên cứu tập trung vào kiến trúc Moodle và môi trường phát triển trên hệ thống<br />
Moodle; kiến trúc Google Hangout và môi trường phát triển ứng dụng trên hệ thống<br />
Google Hangout. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xây dựng được Google Hangout APP liên<br />
kết với hệ thống học tập trực tuyến Moodle.<br />
<br />
3<br />
<br />
Mục tiêu cụ thể bao gồm:<br />
Nghiên cứu kiến trúc Moodle và môi trường phát triển trên hệ thống<br />
Moodle.<br />
Nghiên cứu kiến trúc Google Hangout và môi trường phát triển ứng dụng<br />
trên hệ thống Google Hangout.<br />
Xây dựng Google Hangout APP liên kết với hệ thống học tập trực tuyến<br />
Moodle, có những chức năng sau:<br />
Có 2 loại hoạt động:<br />
o Không group: sẽ do giáo viên chủ trì.<br />
o Group (hoạt động thảo luận nhóm): do nhóm trưởng chủ trì hoặc do<br />
giáo viên chỉ định trợ giảng chủ trì.<br />
Hiển thị thông tin ngày giờ học trực tuyến(có nút cho phép giáo viê tùy<br />
chọn ẩn/hiên thông tin giờ hoặc trao quyền cho từng học viên để họ<br />
chọn hiện hoặc ẩn).<br />
Nhắc nhở lịch học online cho người dạy, người học: khi thêm 1 plugin<br />
activity vào course thì calendar của hệ thống sẽ tự động cập nhật sự kiện và báo cho user.<br />
Hiển thị slide bài giảng, webcam của giáo viên cho người học xem<br />
Cho phép người học có thể tương tác với giáo viên: phát biểu ý kiến, trả<br />
lời câu hỏi của giáo viên, vote cho những ý kiến hay…<br />
Điểm danh học viên (hiển thị bên cả 2 bên….. bên gg thì sẽ có nút cho<br />
tùy chọn hiển thị hv nào nghĩ, đi trể, có mặt)<br />
Đánh giá người học:<br />
o Giáo viên đặt câu hỏi và cộng điểm cho học viên trả lời đúng.<br />
o Hệ thống sẽ ghi nhận lại số lần phát biểu, trả lời đúng câu hỏi của<br />
học viên để giáo viên tính điểm hoạt động của học viên trong quá trình học.<br />
Crossword<br />
Nhắc nhở thông qua sms (sd gg calendar nếu có time)<br />
Cho câu hỏi trắc nghiệm ở đầu bài hoặc cuối bài, gv hiển thị câu hỏi lên hs nào đó<br />
trả lời và tất cả hv sẽ đc nhìn thấy câu hỏi và câu trả lời của học sinh kia…hoặc<br />
yêu cầu tất cả mọi người phải trả lời, bao nhiêu người trả lời đúng thì công bố kq<br />
(thống kê số lượng đáp án. Dựa vào đó đưa ra lời khuyên là câu hỏi khó hoặc hs<br />
ko hiểu bài).<br />
Nhận dạng đồng tử của học viên để kết luận học viên có chú ý vào màn hìh (bài<br />
giảng ko). Đầu tiên xac định vị trí của khuôn mặt so với webcam, sau đó kiểm tra<br />
vị trí chếch của đồng tử so với webcam (kiếm thư viện)<br />
Chức năng chia sẽ màn hình thêm tính năng đánh dấu điểm cần chú ý, highlight….<br />
<br />
3. Nội dung thực hiện đề tài<br />
Nghiên cứu kiến trúc Moodle và môi trường phát triển trên hệ thống<br />
Moodle.<br />
4<br />
<br />
Bước đầu đã xây dựng được plugin đơn giản (Điểm danh học viên).<br />
Nghiên cứu kiến trúc Google Hangout và môi trường phát triển ứng dụng<br />
trên hệ thống Google Hangout.<br />
Tìm hiểu cách liên kết Google Hangout với hệ thống Moodle và kỹ thuật<br />
Cross-site Scripting.<br />
Viết thử app Sticky note cho Google Hangout.<br />
Xây dựng Google Hangout APP liên kết với hệ thống học tập trực tuyến<br />
Moodle gồm có những chức năng sau:<br />
Có 2 loại hoạt động:<br />
o Không group: sẽ do giáo viên chủ trì.<br />
o Group (hoạt động thảo luận nhóm): do nhóm trưởng chủ trì hoặc do<br />
giáo viên chỉ định trợ giảng chủ trì.<br />
Hiển thị thông tin ngày giờ học trực tuyến.<br />
Nhắc nhở lịch học online cho người dạy, người học: khi thêm 1 plugin<br />
activity vào course thì calendar của hệ thống sẽ tự động cập nhật sự kiện và báo cho user.<br />
Hiển thị slide bài giảng, webcam của giáo viên cho người học xem.<br />
Cho phép người học có thể tương tác với giáo viên: phát biểu ý kiến, trả<br />
lời câu hỏi của giáo viên, vote cho những ý kiến hay…<br />
Điểm danh học viên.<br />
Đánh giá người học:<br />
o Giáo viên đặt câu hỏi và cộng điểm cho học viên trả lời đúng.<br />
o Hệ thống sẽ ghi nhận lại số lần phát biểu, trả lời đúng câu hỏi của<br />
học viên để giáo viên tính điểm hoạt động của học viên trong quá trình học.<br />
<br />
4. Tóm tắt nội dung khóa luận<br />
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Moodle, Google Hangout, hội nghị trực<br />
tuyến.<br />
1.1. Tổng quan<br />
1.2. Tình hình nghiên cứu<br />
Chương 2: Các cơ sở lý thuyết:<br />
2.1 Nghiên cứu hệ thống Moodle<br />
2.1.1 Kiến trúc hệ thống Moodle<br />
2.1.2. Môi trường phát triển hệ thống Moodle.<br />
2.1.3. Quy trình xây dựng Module cho Moodle.<br />
2.2 Nghiên cứu hệ thống Google Hangout<br />
2.2.1 Kiến trúc Google Hangout<br />
2.2.2. Môi trường phát triển Google Hangout<br />
5<br />
<br />