Khóa luận tốt nghiệp: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh, thực trạng và giải pháp
lượt xem 56
download
Khóa luận tốt nghiệp: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh, thực trạng và giải pháp nêu những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh. Một số giải pháp tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh, thực trạng và giải pháp
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI -------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh. Thực trạng và giải pháp Sinh viên thực hiện : Ngô Thị Nguyệt Lớp :A7 Khoá : K43B Giáo viên hướng dẫn : GS.TS. Nguyễn Thị Mơ Hà Nội, 2008
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 1 Ch-¬ng 1: Nh÷ng vÊn ®Ò c¬ b¶n vÒ ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi d-íi h×nh thøc doanh nghiÖp liªn doanh ......................... 4 I. Tæng quan vÒ ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi (FDI) ........................ 4 1. Nh÷ng vÊn ®Ò c¬ b¶n vÒ ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi .................... 4 1.1. Kh¸i niÖm .................................................................................................. 4 1.2. §Æc ®iÓm .................................................................................................... 5 1.3. C¸c h×nh thøc ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi .............................................. 7 2. T¸c ®éng cña ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi ®èi víi c¸c n-íc ®ang ph¸t triÓn ............................................................................................ 8 2.1. Nh÷ng t¸c ®éng tÝch cùc........................................................................... 8 2.2. Nh÷ng t¸c ®éng tiªu cùc......................................................................... 15 II. Doanh nghiÖp liªn doanh - h×nh thøc chñ yÕu trong ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi t¹i n-íc nhËn ®Çu t- ............................. 18 1. Kh¸i niÖm ...................................................................................... 18 2. Nh÷ng ®Æc ®iÓm c¬ b¶n cña doanh nghiÖp liªn doanh ............... 20 2.1. §Æc ®iÓm vÒ mÆt kinh doanh .................................................................. 20 2.2. §Æc ®iÓm vÒ mÆt ph¸p lý. ........................................................................ 22 3. Ph©n biÖt h×nh thøc doanh nghiÖp liªn doanh víi c¸c h×nh thøc ®Çu t- kh¸c ....................................................................................... 23 3.1. H×nh thøc doanh nghiÖp liªn doanh víi h×nh thøc doanh nghiÖp 100% vèn ®Çu t- n-íc ngoµi. .................................................................................. 23 3.2. H×nh thøc doanh nghiÖp liªn doanh víi h×nh thøc hîp ®ång hîp t¸c kinh doanh (BCC).......................................................................................... 24 4. ¦u nh-îc ®iÓm cña h×nh thøc doanh nghiÖp liªn doanh ............ 25 4.1. ¦u ®iÓm ................................................................................................... 25 4.2. Nh-îc ®iÓm ............................................................................................. 30 Ch-¬ng 2: Thùc tr¹ng ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi vµo ViÖt Nam d-íi h×nh thøc doanh nghiÖp liªn doanh. ............... 31 i. Thùc tr¹ng ho¹t ®éng ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi vµo ViÖt Nam d-íi h×nh thøc doanh nghiÖp liªn doanh ................... 31 1. T×nh h×nh thu hót FDI vµo ViÖt Nam d-íi h×nh thøc doanh nghiÖp liªn doanh ............................................................................. 31 1.1. Sè liÖu FDI vµo doanh nghiÖp liªn doanh qua c¸c n¨m ...................... 31 1.2. C¬ cÊu vèn FDI d-íi h×nh thøc doanh nghiÖp liªn doanh tõ 1988 ®Õn 2007 ................................................................................................................ 42 2. T×nh h×nh triÓn khai ho¹t ®éng cña c¸c dù ¸n liªn doanh t¹i ViÖt Nam ................................................................................................... 53 2.1. VÒ vÊn ®Ò gãp vèn cña hai bªn ®èi t¸c liªn doanh ................................ 53
- 2.2. VÒ vÊn ®Ò qu¶n lý vµ ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh cña c¸c doanh nghiÖp liªn doanh ............................................................................... 55 II. §¸nh gi¸ vÒ thùc tr¹ng vµ t¸c ®éng cña c¸c doanh nghiÖp liªn doanh ®èi víi kinh tÕ ®Êt n-íc .................................. 56 1. C¸c mÆt tÝch cùc ........................................................................... 56 1.1. T¹o ra c¸c “kªnh” thu hót vèn ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi gãp phÇn thùc hiÖn vµ ®Êy nhanh sù nghiÖp c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa ®Êt n-íc ........................................................................................................................ 56 1.2. T¨ng thu ng©n s¸ch, t¹o viÖc lµm vµ t¹o ra c¬ chÕ thóc ®Èy viÖc n©ng cao n¨ng lùc cho ng-êi lao ®éng ViÖt Nam ................................................. 57 1.3. Gãp phÇn chuyÓn giao c«ng nghÖ tiªn tiÕn hiÖn ®¹i cu¶ thÕ giíi vµo ViÖt Nam ®ång thêi phôc håi vµ ph¸t triÓn c¸c doanh nghiÖp trong n-íc. 59 1.4. T¹o ra nh÷ng n¨ng lùc s¶n xuÊt míi, ngµnh nghÒ míi, s¶n phÈm míi, ph-¬ng thøc s¶n xuÊt kinh doanh míi, lµm cho nÒn kinh tÕ n-íc ta tõng b-íc chuyÓn dÞch theo h-íng cña mét nÒn kinh tÕ hiÖn ®¹i ....................... 60 2. C¸c mÆt h¹n chÕ vµ nguyªn nh©n ................................................ 62 2.1.Nh÷ng tån t¹i trong viÖc thùc hiÖn triÓn khai c¸c dù ¸n liªn doanh .... 62 2.2. Nh÷ng tån t¹i trong viÖc lùa chän ®èi t¸c liªn doanh........................... 63 2.3. Nh÷ng tån t¹i trong qu¸ tr×nh gãp vèn cña liªn doanh ........................ 64 2.4. Nh÷ng tån t¹i trong ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh vµ qu¶n lý tµi chÝnh.......................................................................................................... 66 2.5. Nh÷ng tån t¹i trong viÖc thµnh lËp héi ®ång qu¶n trÞ .......................... 69 2.6. Nh÷ng tån t¹i trong chuyÓn giao c«ng nghÖ vµ nghiªn cøu thÞ tr-êng ........................................................................................................................ 70 2.7. Nh÷ng tån t¹i trong vÊn ®Ò lao ®éng ..................................................... 71 2.8. Nh÷ng tån t¹i kh¸c ............................................................................... 73 Ch-¬ng 3: Mét sè gi¶i ph¸p t¨ng c-êng ®Çu t- trùc tiÕp n-íc ngoµi vµo ViÖt Nam d-íi h×nh thøc doanh nghiÖp liªn doanh trong thêi gian tíi ...................................................................... 74 i. Dù b¸o sù ph¸t triÓn cña doanh nghiÖp liªn doanh vµ thu hót FDI vµo doanh nghiÖp liªn doanh trong thêi gian tíi .. 74 1. C¬ së ®Ó dù b¸o ............................................................................. 74 1.1. VÞ thÕ cña ViÖt Nam trªm tr-êng quèc tÕ .............................................. 74 1.2. T×nh h×nh ph¸t triÓn kinh tÕ chÝnh trÞ x· héi trong n-íc trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y ................................................................................................... 76 1.3. §Þnh h-íng thu hót FDI cña ViÖt Nam trong thêi gian tíi ................. 81 2. Sè liÖu dù b¸o ................................................................................ 88 II. C¸c gi¶i ph¸p cô thÓ ............................................................................... 89 1. Nhãm gi¶i ph¸p vÒ phÝa nhµ n-íc ............................................... 89 1.1. Hoµn thiÖn m«i tr-êng ph¸p lý vµ thñ tôc hµnh chÝnh ........................ 89 1.2. T¨ng c-êng c«ng t¸c qu¶n lý nhµ n-íc ®èi víi c¸c dù ¸n liªn doanh.89 1.3. Ph¸t triÓn c¬ së h¹ tÇng kü thuËt ........................................................... 91 1.4. §æi míi vµ ®Èy m¹nh ho¹t ®éng xóc tiÕn ®Çu t-................................... 91
- 1.5. Chó träng c«ng t¸c ®µo t¹o c¸n bé qu¶n lý, c«ng nh©n kü thuËt cho c¸c doanh nghiÖp liªn doanh ®ång thêi ph¸t triÓn thÞ tr-êng lao ®éng cã tæ chøc t¹i c¸c ®Þa bµn trong c¶ n-íc ............................................................... 93 1.6. Gi¶i quyÕt nh÷ng v-íng m¾c liªn quan ®Õn vèn gãp bªn ViÖt Nam .... 94 1.7. Lùa chän ®èi t¸c n-íc ngoµi tham gia liªn doanh: .............................. 95 2. Nhãm gi¶i ph¸p vÒ phÝa c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam tham gia liªn doanh.......................................................................................... 97 2.1. Tr-íc khi quyÕt ®Þnh liªn doanh, c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam cÇn ph¶i x©y dùng kÕ ho¹ch ph¸t triÓn dµi h¹n cña ®¬n vÞ m×nh. ............................ 97 2.2. Bè trÝ c¸n bé cã n¨ng lùc phÈm chÊt vµo c¸c vÞ trÝ chñ chèt trong doanh nghiÖp liªn doanh ............................................................................... 98 2.3. C¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam cÇn ph¶i nç lùc hÕt m×nh ®Ó n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh vµ trë thµnh ®èi t¸c tin cËy trong doanh nghiÖp liªn doanh .............................................................................................................. 98 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 100
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết Nghĩa đầy đủ STT tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt 1 APEC Asian pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á Cooporation Thái Bình Dương 2 ASEAN The Association of South East Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Asian Nations á 3 AFTA The Asean Free Trade Area Hiệp định tự do Asean 4 BOT Build - Operate - Tranfer Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao 5 BT Build - Tranfer Xây dựng - Chuyển giao 6 BTO Build - Tranfer- Operate Xây dựng - Chuyển giao- Kinh doanh 7 EU European Union Liên minh châu Âu 8 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 9 GDP Gross Dometic Product Tổng sản phẩm quốc nội 10 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế 11 ODA Official Development Hỗ trợ phát triển chính thức 12 OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Cooperation and Development Kinh tế 13 TNCs Trans-national Corperations Công ty đa quốc gia 14 UNCTAD United Nations Conference on Hội nghị về thương mại và phát Trade and Development triển của Liên Hiệp Quốc 15 USD The United States of Dollar Đồng Đôla Mỹ 16 WTO World Tade Organization Tổ chức thương mại thế giới
- LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình đổi mới kinh tế, hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) ở Việt Nam những năm vừa qua đã diễn ra rất sôi động, cho dù đã có những bước thăng trầm song khu vực kinh tế vốn FDI đã có những bước tăng trưởng khá ngoạn mục và gắn bó ngày càng chặt chẽ với các nền kinh tế khu vực và thế giới. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trước hết, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội và góp phần cải thiện cán cân thanh toán trong giai đoạn vừa qua. Các nghiên cứu gần đây của Bộ Kế hoạch và đầu tư rút ra nhận định chung rằng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp quan trọng vào GDP với tỷ trọng ngày càng tăng. Khu vực này góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là trong gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá), đóng góp cho ngân sách Nhà nước và tạo việc làm cho một bộ phận lớn lao động. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, các dự án FDI cũng có tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động làm việc trong các dự án FDI, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nnghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước, tạo tiền đề thực hiện chủ trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Thông qua kênh FDI, chúng ta có thể khai thác, phát huy tốt hơn tiềm năng, lợi thế so sánh của đất nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt trong giai đoạn mới hiện nay khi toàn cầu hóa kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một xu hướng tất yếu thì đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một “mệnh lệnh” mà tất cả các quốc gia đều quyết tâm theo đuổi. Việt Nam là một nước đang phát triển với vị thế trong khu vực và trên trường quốc tế ngày một nâng cao qua từng năm với nhiều sự kiện được thế giới công nhận như việc Hoa Kỳ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn đối với Việt Nam, là thành viên của các tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC, WTO, thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc,...cũng không thể nằm ngoài xu thế này. 1
- Hiện nay hoạt động FDI đổ vào Việt Nam được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, BTO,…Trong đó doanh nghiệp liên doanh là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài đã phát triển sớm nhất và thực sự đã đem lại nhiều lợi thế cho cả nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư Việt Nam, khi tham gia doanh nghiệp liên doanh, ngoài việc được phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, nhà đầu tư Việt Nam còn có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại, phong cách và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến. Đối với bên nước ngoài, lợi thế được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường kinh doanh, pháp lý hoàn toàn xa lạ nếu không có bên Việt Nam thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đây là những mặt mạnh của đầu tư FDI theo hình thức doanh nghiệp liên doanh, sự tăng trưởng mạnh mẽ số lượng doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam trong thời kỳ đầu đổi mới đã chứng minh sự nhận định thực tế này. Tuy nhiên, thời gian vừa qua hình thức doanh nghiệp liên doanh chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp trong đầu tư trực tiếp nước ngoài do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, chính vì vậy việc nghiên cứu thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp liên loanh và đưa ra được những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hình thức doanh nghiệp liên doanh là hết sức cần thiết và hữu ích trong giai đoạn phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay. Chính vì thế vấn đề “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh. Thực trạng và giải pháp” được sinh viên chọn làm đề tài nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp Đại học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng thu hút FDI để thành lập doanh nghiệp theo hình thức doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam trong thời gian vừa qua, đặc biệt nêu rõ những cơ hội, thách thức và bất cập, khóa luận đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam trong thời gian tới. Nhiệm vụ của khóa luận : - Làm rõ những vấn đề cơ bản về FDI, về doanh nghiệp liên doanh và sự cần thiết phải thu hút FDI dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh vào Việt Nam. 2
- - Đánh giá thực trạng FDI vào doanh nghiệp liên doanh ở Việt Nam trong thời gian qua. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam thông qua hình thức doanh nghiệp liên doanh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận: là những vấn đề về thu hút FDI vào Việt Nam thông qua hình thức doanh nghiệp liên doanh. Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu thực trạng hoạt động thu hút FDI vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh trong giai đoạn từ những năm 1988 đến nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, diễn giải, quy nạp,… 5. Bố cục của khóa luận: Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận được trình bầy trong 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh. Chương 3: Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh trong thời gian tới. Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Mơ - người trực tiếp hướng dẫn em làm khóa luận tốt nghiệp. Trong suốt quá trình làm khóa luận, cô đã tận tâm giúp đỡ, vạch kế hoạch làm khóa luận một cách tối ưu và đã chỉ ra những điểm cần khắc phục giúp em hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp Đại học của mình. Ngoài ra, em xin cảm ơn Tiến sĩ Tống Quốc Đạt, Phó Vụ trưởng Vụ Kết cấu Hạ tầng và Đô thị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình thu thập các số liệu dữ liệu để hoàn thành khóa luận này. Do điều kiện thời gian có hạn cũng như hạn chế về mặt kiến thức nên khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em xin được 3
- sự góp ý của các Thầy, các Cô cùng toàn thể các bạn giúp em rút ra được những kinh nghiệm quý báu của bản thân. Em xin chân thành cảm ơn! CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI DƢỚI HÌNH THỨC DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1. Những vấn đề cơ bản về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 1.1. Khái niệm Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment-FDI) được đưa ra trong báo cáo đầu tư thế giới năm 1996 của Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển UNCTAD (United Nation Conference on Trade and Development) theo đó “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp” 1. Theo Báo cáo cán cân thanh toán năm 2002 của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund, IMF) thì: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp” 2 Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD) thì: “Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: 1 Nguồn: Phan Thị Vân, giảng viên khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Đại học Ngoại Thương., Ôn tập Đầu tư nước ngoài. 2 Nguồn: Phan Thị Vân, giảng viên khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Đại học Ngoại Thương., Ôn tập Đầu tư nước ngoài. 4
- - Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư. - Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có. - Tham gia vào một doanh nghiệp mới. - Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm) - Quyền kiểm soát: nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên.” 3 Luật Đầu tư Việt Nam năm 2005 có các khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài”, “đầu tư ra nước ngoài” nhưng không có khái niệm “đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Theo Luật Đầu tư Nước ngoài Việt Nam năm 1996 thì "Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này” 4 Từ các khái niệm về FDI nêu trên có thể kết luận: - Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khoản đầu tư đòi hỏi một mối quan tâm lâu dài và phản ánh lợi ích dài hạn và quyền kiểm soát của một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế (được gọi là chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ) trong một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác nền kinh tế của chủ đầu tư nước ngoài (được gọi là doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp chi nhánh hay chi nhánh nước ngoài). - FDI chỉ ra rằng chủ đầu tư phải có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác. Tiếng nói hiệu quả trong quản lý phải đi kèm với một mức độ sở hữu cổ phần nhất định thì mới được coi là FDI. 1.2. Đặc điểm Thứ nhất, FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Do chủ thể là tư nhân nên FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận. 3 Nguồn: Phan Thị Vân, giảng viên khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Đại học Ngoại Thương., Ôn tập Đầu tư nước ngoài 4 Nguồn: Website Bộ kế hoạch và đầu tư: http://www.mpi.gov.vn/fdi/vanban.aspx?lang=4&Magoc=&Mabai=39 5
- Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển cần lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư. Thứ hai, các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước thường quy định không giống nhau về vấn đề này. Luật Mỹ quy định tỷ lệ này là 10%, Pháp và Anh là 20%, theo quy định của CECD (1996) thì tỷ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết của các doanh nghiệp - mức được công nhận cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực sự vào quản lý doanh nghiệp, còn ở Việt Nam trong Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 có quy định rõ nhà đầu tư nước ngoài phải góp vốn tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án nhưng theo Luật Đầu tư năm 2005 không còn quy định về tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài. Tuy nhiên đối với một số ngành, lĩnh vực vẫn quy định tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài cũng như hình thức đầu tư để phù hợp với cam kết WTO, ví dụ : Bảo hiểm, y tế, giáo dục, dịch vụ giao nhận (đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt buộc phải dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh với tỷ lệ vốn góp phía nước ngoài chiếm tối đa là 49% tổng vốn đầu tư) 5. Thứ ba, tỷ lệ vốn góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này. Nếu nhà đầu tư góp đủ 100% vốn pháp định, đối tượng đầu tư thuộc sở hữu nhà đầu tư và nhà đầu tư có toàn quyền quyết định trong việc quản lý, điều hành. 5 Nguồn: Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam (2006), Phần II Biểu cam kết dịch vụ, Hà Nội. 6
- Thứ tƣ, thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. Thứ năm, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự chọn lựa lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình, do đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Vì thế, hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế nước nhận đầu tư, cũng không gây các sức ép về kinh tế, chính trị, xã hội như nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Thứ sáu, FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư. Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý. Ví dụ trong lĩnh vực bưu chính viễn thông của Việt Nam, hầu hết các công nghệ mới trong lĩnh vực này có được nhờ chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Thứ bẩy, FDI ít dao động hơn các loại vốn khác vì FDI thường được chi cho các “tài sản mạnh” như nhà máy thiết bị, vốn vào thông qua FDI sẽ không dễ bị rút ra khỏi nước trong thời gian khủng hoảng như các loại nợ khác. Một công ty không thể bán nhà máy và rút ra khỏi nước nhanh như một ngân hàng bán trái phiếu của nước đó hoặc từ chối không cho đáo hạn các khoản nợ ngắn hạn. Kể cả trong những trường hợp FDI được đầu tư vào các ngành công nghiệp dịch vụ như ngân hàng hay quảng cáo, nhà đầu tư nước ngoài cũng phải bỏ nhiều công sức và thời gian để phát triển doanh nghiệp và đưa vào hoạt động, và chủ dự án sẽ không dễ dàng bỏ dự án của họ. Vì vậy FDI được coi là ít có khả năng làm trầm trọng một cuộc khủng hoảng hơn các loại nợ khác, như trường hợp khủng hoảng Châu Á vào cuối thập kỷ 90. Kinh nghiệm trong những năm 90 cho thấy FDI khó thay đổi hơn nhiều so với các loại nợ khác. 1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 7
- Các dự án FDI được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau nhưng trên thực tiễn, các dự án FDI thường được thực hiện theo các hình thức phổ biến sau: - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân): Nhà đầu tư nước ngoài góp 100% vốn đầu tư của dự án. - Doanh nghiệp liên doanh (Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh): Nhà đầu tư nước ngoài góp một tỷ lệ vốn nhất định trong tổng vốn đầu tư của dự án. - Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh - BCC: Việc đầu tư thông qua hợp đồng giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước mà không hình thành pháp nhân mới. Ngoài ra còn một số hình thức khác như dự án BOT (Xây dựng-Kinh doanh- Chuyển giao), BTO (Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh), BT (Xây dựng-Chuyển giao). Bên cạnh đó, Chính phủ các nước sở tại còn xây dựng những khu vực đầu tư đã được hoàn thiện về cơ sở hạ tầng phục vụ cho công việc sản xuất kinh doanh với những điều kiện ưu đãi và khuyến khích trong lãnh thổ nước mình như khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế. 2. Tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với các nƣớc đang phát triển 2.1. Những tác động tích cực 2.1.1. Bổ sung vốn cho nền kinh tế Trong thời kỳ đầu mới phát triển, trình độ kinh tế của các nước đang phát triển thấp, GDP tính theo đầu người thấp vì vậy khả năng tích lũy vốn trong nội bộ nền kinh tế rất hạn chế. Trong khi đó nhu cầu về vốn để phát triển nhằm rút ngắn khoảng cách với nhóm các nước công nghiệp phát triển lại lớn. Bên cạnh đó, ở nhiều nước tâm lý chung của dân chúng là chưa yên tâm bỏ vốn đầu tư tiến hành sản xuất, kinh doanh do cơ chế huy động vốn chưa rõ ràng, chưa phù hợp. Trong khi đó nhu cầu vốn đầu tư để phát triển nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước công nghiệp phát triển lại rất lớn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài, với vai trò là một 8
- nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài, giúp các nước kể trên giải được bài toán thiếu vốn đầu tư và dần thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn. Trong các nguồn vốn nước ngoài thì nguồn vốn FDI được đánh giá là rất quan trọng đối với nhiều nước. FDI chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của các nước đang và kém phát triển. Trong giai đoạn 1988-2003, FDI thường xuyên chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư cho tài sản cố định ở các nước đang và kém phát triển. Có những nước FDI chiếm trên 30% thậm chí 50% tổng vốn đầu tư cho tài sản cố định hàng năm, ví dụ như Sudan, Angola, Gambia, Bolivia, Arrmenia, Singapore,…Từ năm 1993 đến nay, FDI luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn 1998-2003, FDI chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư nước ngoài ở các nước đang phát triển. Ngoài ý nghĩa bổ sung đáng kể cho đầu tư phát triển kinh tế, cần nói đến chất lượng của vốn FDI. Sự có mặt của nguồn vốn này đã góp phần tạo điều kiện cho nguồn vốn Nhà nước tập trung vào các vấn đề kinh tế xã hội ưu tiên (cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội,…). Nguồn vốn này cũng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các nguồn vốn trong nước. Vốn trong dân được kích thích đưa vào sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp Nhà nước phải tăng cường đầu tư và chú ý đến hiệu quả đầu tư trong điều kiện phải cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn FDI. Các doanh nghiệp có vốn FDI tạo ra các liên kết với các công ty trong nước nhận đầu tư thông qua các mối quan hệ cung câp dịch vụ, nguyên vật liệu, gia công. Qua đó FDI thúc đẩy đầu tư trong nước phát triển, gắn kết các công ty trong nước với thị trường thế giới. Nhờ vậy, các tiềm năng trong nước được khai thác với hiệu quả cao. 2.1.2. FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ và chuyển giao kĩ năng quản lý Các nước đang phát triển rất cần vốn cũng như công nghệ để phát triển kinh tế. Họ có thể có được công nghệ tiên tiến hiện đại thông qua hoạt động ngoại thương, cấp gấy phép sử dụng công nghệ hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong đó công nghệ có được thông qua FDI có thể nói là nhiều ưu điểm hơn cả. 9
- Thông qua FDI doanh nghiệp có thể có được “công nghệ trọn gói”. Các công nghệ mà các chủ đầu tư nước ngoài chuyển giao cho các nước đang phát triển thường dưới dạng những tiến bộ công nghệ, sản phẩm công nghệ, công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng, công nghệ quản lý, công nghệ marketing. Ngày nay, việc chuyển giao công nghệ trong thời đại hiện nay khác rất nhiều so với trước đây về mặt cách thức cũng như nhận thức. Việc chuyển giao không chỉ đơn thuần là chuyển giao các máy móc, thiết bị mà chuyển giao ở đây liên quan đến quá trình sử dụng dây chuyền công nghệ, kỹ năng sử dụng công nghệ và phần mềm công nghệ. Do hoạt động chuyển giao công nghệ ngày càng trở nên phức tạp cho nên FDI đã trở thành kênh chuyển giao công nghệ đạt hiệu quả cao nhất với thời gian thấp nhất và tiết kiệm chi phí. Bởi lẽ công nghệ đã được các công ty đa quốc gia chuyển giao trực tiếp phần cứng (máy móc thiết bị) và phần mềm (quy trình hoạt động của công nghệ) từ nước đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư. Sau khi chuyển giao, công nghệ trực tiếp được các chuyên gia kỹ thuật lành nghề của nước đi đầu tư đưa vào hoạt động mà không gặp bất kỳ trở ngại nào, do các chuyên gia kỹ thuật đã nắm bắt những công nghệ này ở nước mình. Một dây chuyền công nghệ hoặc một quy trình sản xuất nếu mua trực tiếp sẽ đắt hơn rất nhiều lần khi nó được chuyển giao giữa công ty mẹ sang công ty con. Bởi vì việc nhập khẩu một công nghệ mới sẽ đi kèm theo đó là việc đào tạo các chuyên gia sử dụng và nắm bắt công nghệ nhập khẩu. FDI không chỉ mang lại công nghệ cho các nước thông qua con đường chuyển giao từ nước ngoài vào mà còn bằng cách xây dựng các cơ sở nghiên cứu và phát riển, đào tạo cho đội ngũ lao động ở nước chủ nhà để phục vụ cho các dự án đầu tư. Chi phí cho nghiên cứu và phát triển của các chi nhánh nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí cho nghiên cứu và phát triển ở nhiều nước đang phát triẻn. Ví dụ trong những năm 1990 tỷ trọng này của các chi nhánh nước ngoài ở Hungary, Singapore và Đài Loan là trên 50%. Như vậy FDI giúp các nước đang phát triển học hỏi, từ đó phát triển được khả năng công nghệ của chính mình. Chuyển giao công nghệ thông qua FDI đã làm cho khoảng cách công nghệ giữa các nước phát triển và các nước chậm và đang phát triển bị thu hẹp. 10
- FDI giúp phá vỡ sự cân bằng hiện thời của thị trường và buộc các hãng nội địa đổi mới. Thông qua FDI, các công ty nước ngoài sẽ đem công nghệ tiên tiến hơn từ công ty mẹ vào sản xuất ở nước sở tại thông qua thành lập các công ty con hay chi nhánh. Vì vậy, hoạt động của các doanh nghiệp FDI sẽ khuyến khích nhưng cũng gây áp lực về đổi mới công nghệ nhằm tăng năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, chuyển giao công nghệ cũng có thể có được thông qua việc di chuyển lao động. Thông qua FDI, kiến thức, kĩ năng, tay nghề lao động được truyền bá vào nước nhận FDI. Tác động này xuất hiện khi các doanh nghiệp FDI tuyển dụng lao động nước sở tại đảm nhận các vị trí quản lý, các công việc chuyên môn hoặc tham gia nghiên cứu và triển khai. Tuy nhiên tác động này chỉ phát huy tác dụng khi đội ngũ lao động có trình độ này ra khỏi doanh nghiệp FDI và chuyển sang làm việc tại các doanh nghiệp trong nước hoặc tự thành lập doanh nghiệp và sử dụng những kiến thức tích lũy được vào công việc kinh doanh tiếp đó. 2.1.3. FDI góp phần tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, tăng thu nhập FDI giúp cho các nước đang phát triển tận dụng được lợi thế về nguồn lao động dồi dào. Ở nhiều nước, khu vực có vốn FDI tạo ra số lượng lớn việc làm cho người lao động đặc biệt là trong lĩnh vực chế tạo. Nhìn chung số lượng và tỷ trọng việc làm trong khu vực có vốn FDI trong tổng lao động ở các nước đang phát triển có xu hướng tăng lên. Bên cạnh đó, FDI góp phần vào việc đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động. Năng suất lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI thường cao hơn trong các doanh nghiệp trong nước. Với tiêu chí coi hiệu quả làm việc là ưu tiên hàng đầu trong tuyển dụng và sử dụng lao động, các doanh nghiệp có vốn FDI thường xây dựng được một đội ngũ công nhân, nhân viên lành nghề, có tác phong công nghiệp, có kỷ luật cao. Đội ngũ cán bộ của nước nhận đầu tư tham gia quản lý hoặc phụ trách kỹ thuật trong các dự án FDI trưởng thành nhiều mặt. Phần lớn số lao động cấp cao này được tham gia đào tạo, huấn luyện ở trong và ngoài nước, được tiếp thu những kinh nghiệm quản lý điều hành của các nhà kinh doanh nước ngoài. 11
- Nhiều nghiên cứu cho thấy tiền lương trả cho lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI lớn hơn trong các doanh nghiệp trong nước. Điều này không chỉ đúng ở các nước đang phát triển mà còn đúng cả ở các nước công nghiệp phát triển. Lý do chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn FDI thường có xu hướng đầu tư vào các ngành hoặc các địa bàn có mức lương tương đối cao ở nước nhận đầu tư, hoặc thường thuê lao động có tay nghề cao, hoặc nhờ công nghệ chủ đầu tư đem vào hiện đại hơn nên có thể đem lại năng suất cao hơn, do đó tiền lương trả cho lao động cao hơn,…Theo nghiên cứu của Lipsey, các doanh nghiệp có vốn FDI ở các nước Mexico, Maroc, Venezuela. Indonesia, Singapore, Đài loan, Trung Quốc, Hồng Kông và Malaysia trả lương cho lao động cao hơn các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp trong cùng ngành. Tác động lan truyền của bộ phận lao động trong khu vực FDI rất có ý nghĩa. Các cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật trong nước được kích thích nâng cao trình độ khi giao dịch với các đối tác nước ngoài. Người lao động, nhất là lực lượng lao động trẻ, mong muốn tìm việc làm trong các doanh nghiệp có vốn FDI để được thử sức trong một môi trường năng động hơn và có thu nhập cao hơn đã quân tâm hơn đến việc nâng cao trình độ và tay nghề. 2.1.4. FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực Những thập kỷ đầu trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, FDI vào các nước đang phát triển chủ yếu nhằm khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho các ngành công nghiệp ở chính quốc. Ngày nay, FDI đang trở thành một yếu tố tạo ra sự chuyển biến cơ cấu kinh tế tích cực ở các nước nhận đầu tư, FDI chủ yếu được tiến hành bởi các tập đoàn xuyên quốc gia và thường tập trung vào các ngành công nghiệp và dịch vụ, vì vậy FDI đáp ứng được nhu cầu phát triển các ngành này của các nước đang phát triển. Tỷ trọng FDI vào nông nghiệp trong tổng FDI vào các nước đang phát triển giảm từ 12% giai đoạn 1989-1991 xuống 10% giai đoạn 2001- 2002. Tỷ trọng FDI vào các ngành chế tạo cũng giảm mạnh nhưng vẫn ở mức cao (con số tương đương cho hai giai đoạn là 53% và 40%). Trong khi đó tỷ trọng FDI vào lĩnh vực dịch vụ tăng mạnh từ 35% giai đoạn 1989-1991 lên 50% giai đoạn 2001-2002. Với tỷ trọng vốn FDI vào các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng 12
- tăng, nguồn vốn này đã góp phần tăng nhanh tỷ trọng và sản lượng, việc làm, xuất khẩu,… của các ngành công nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tế của các nước đang phát triển. Tỷ trọng của các ngành kinh tế truyển thống (nông nghiệp, khai thác,...) giảm mạnh. 2.1.5. FDI góp phần tích cực vào các cân đối lớn của nền kinh tế Các dự án FDI góp phần ổn định kinh tế vĩ mô của các nước đang phát triển. Các cân đối lớn của nền kinh tế như cung cầu hàng hóa trong nước, xuất nhập khẩu, thu chi ngân sách đều thay đổi theo chiều hướng tích cực nhờ sự đóng góp của FDI. - FDI đối với cung cầu hàng hóa trong nước: Trong giai đoạn đầu mới phát triển, do trình độ phát triển thấp, công nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu, thiếu vốn,… nên năng lực sản xuất của khu vực kinh tế trong nước của các nước đang phát triển rất yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Nguồn vốn FDI vào đã giúp các nước giải quyết được khó khăn trên. Khu vực có vốn FDI đáp ứng một phần nhu cầu hàng hóa trong nước, làm giảm căng thẳng cung cầu, giảm sự phụ thuộc hàng nhập khẩu. Trong những năm sau, khi FDI vào sản xuất vật chất ngày càng tăng thì các doanh nghiệp có vốn FDI tham gia cung ứng ngày càng nhiều các loại hàng hóa cho tiêu dùng trong nước. Trong cơ cấu nhập khẩu, tỷ trọng hàng tiêu dùng giảm xuống. Thêm vào đó, chất lượng hàng hóa đáp ứng được nhu cầu trong nước, chủng loại hàng hóa phong phú từ hàng tiêu dùng cá nhân, hàng tiêu dùng gia đình đến hàng tiêu dùng cao cấp. - FDI đối với xuất nhập khẩu: Không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa, FDI ngày càng hướng mạnh vào xuất khẩu. Nguồn ngoại tệ đáng kể từ xuất khẩu đã giúp các nước đang phát triển cải thiện cán cân thương mại. Do nhu cầu hàng hóa trong nước được đáp ứng tốt hơn và có nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu mà nhập khẩu cũng thay đổi theo hướng tích cực. Cơ cấu nhập khẩu thay đổi mạnh, tỷ trọng hàng máy móc thiết bị, công cụ sản xuất tăng. FDI còn có những tác động tích cực đến cán cân vãng lai và cán cân thanh toán nói chung. Ngoài nguồn thu từ xuất khẩu, các dịch vụ phục vụ các nhà đầu tư thu ngoại tệ được mở rộng và phát triển. Khách quốc tế đến các nước đang phát triển với mục đích tìm hiểu cơ hội đầu tư tăng lên, dịch vụ 13
- du lịch, khách sạn, vận chuyển hàng không,…cũng theo đó mà phát triển. Về lâu dài FDI có ảnh hưởng tích cực cho cán cân thanh toán nói chung. Nguồn thu từ xuất khẩu và từ các dịch vụ thu ngoại tệ sẽ ngày xàng tăng, còn nhu cầu nhập khẩu sẽ ổn định. - FDI đối với tăng trưởng GDP và thu ngân sách Nhà nước: FDI giúp các nước tăng GDP, ở nhiều nước đang phát triển, tốc độ tăng trưởng của khu vực có vốn FDI thường cao hơn tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế có vốn trong nước, chính vì vậy FDI góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển và tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. Tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn FDI trong cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế ngày càng tăng. Khu vực này liên tục có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình của nền kinh tế. FDI cũng góp phần tăng thu cho ngân sách nước nhận đầu tư thông qua thuế và tiêu dùng các dịch vụ công cộng. - Mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới: Vai trò này của FDI thể hiện rất rõ nét ở các nước áp dụng chính sách thu hút FDI hướng vào xuất khẩu. Sự xuất hiện xủa các dự án FDI đi kèm với công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại đã giúp các nước nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Các dự án FDI tạo ra nhứng sản phẩm có chất lượng cao hơn, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế hơn. Bên cạnh đó thông qua các mối quan hệ sẵn có của các chủ đầu tư nước ngoài hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn FDI tiếp cận được thị trường thế giới. Như vậy, FDI đã vừa làm tăng năng lực xuất khẩu vừa mở rộng thị trường xuất khẩu cho các nước nhận đầu tư, ở nhiều nước kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước. Trong lĩnh vực chế tạo, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ ở các nước NICs châu Á, những nước đã sớm áp dụng chính sách thu hút FDI hướng vào xuất khẩu, chiếm trên 60% tổng doanh thu trong những năm 1980, trong khi đó tỷ trọng này thấp hơn rất nhiều chưa đến 20% ở các nước Châu Mỹ La Tinh, các nước duy trì chính sách sản xuất thay thế nhập khẩu đến những năm 1980. Đầu những năm 1990, khi các nước Châu Mỹ 14
- La Tinh chuyển sang áp dụng chính sách thu hút FDI hướng vào xuất khẩu, năng lực xuất khẩu của các nước này tăng lên đáng kể và khu vực có vốn FDI đã chiếm tới 48% tổng kim ngạch xuất khẩu của Brazil. Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng thay đổi theo hướng tích cực. Trị giá hàng công nghiệp ngày càng tăng. Một phần do các doanh nghiệp FDI chủ yếu xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến. Một số nước như Trung Quốc, Costa Rica, Hungary, Ireland, Mexico,…đã rất thành công trong việc tăng thị phần một số mặt hàng trên thị trường thế giới. - Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới: Trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng có ý nghĩa và vai trò quan trọng. Quan hệ đầu tư góp phần thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển. Cam kết bảo đảm cho hoạt động FDI và hiệu quả của các dự án FDI là cơ sở để các nước đang phát triển thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác (ODA, tín dụng quốc tế,…). Quan hệ thương mại của các nước mở rộng theo quá trình phát triển của các doanh nghiệp có vốn FDI. Các doanh nghiệp FDI trong giai đoạn xây dựng cơ bản có nhu cầu nhập khẩu rất lớn. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp này có nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu sản phẩm. Ngoại thương của các nước nhận đầu tư được mở rộng cả về chủng loại hàng hóa cũng như thị trường nhờ rất nhiều vào các doanh nghiệp có vốn FDI. Thông qua các dự án FDI, nhất là các dự án của các công ty xuyên quốc gia, các nước đang phát triển từng bước tham gia vào phân công lao động quốc tế và vào hệ thống sản xuất thế giới. Hoạt động FDI góp phần làm phong phú, đa dạng và sâu sắc các quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước đang phát triển. Nền kinh tế trong nước dần dần tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Điều này tạo thuận lợi cho các nước tham gia vào các hiệp định hợp tác kinh tế song phương, đa phương. 2.2. Những tác động tiêu cực 2.2.1. Nếu phía nước ngoài nắm quá nhiều quyền sở hữu thì “giảm vốn” có thể xảy ra 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
97 p | 621 | 152
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thu hút FDI vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam. Thực trạng và triển vọng trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
89 p | 198 | 50
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam thực trạng và giải pháp
98 p | 204 | 46
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ theo lộ trình cam kết WTO
100 p | 159 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản tại Hà Nội
106 p | 131 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thự trạng và giả pháp về việc thu hút khách du lịch tại tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây
105 p | 257 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội
75 p | 72 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
57 p | 23 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thu hút FDI vào các KCN ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015, định hướng đến năm 2020
88 p | 91 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
83 p | 126 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận buồng phòng tại Flamingo Cát Bà Resort
99 p | 18 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Hải Lăng
86 p | 78 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp thu hút nguồn nhân lực tuyển dụng cho các doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Tìm kiếm và Phát triển nguồn nhân lực Gjobs
78 p | 11 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách đãi ngộ nhân sự của Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi An Hải
90 p | 8 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô1111
109 p | 63 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thu hút vốn nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tỉnh Thừa Thiên Huế
82 p | 69 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại Nhà hàng lẩu nướng Gogi House Lê Hồng Phong
72 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn