intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang

Chia sẻ: Nguyễn Thùy Trang | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:127

189
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo khóa luận tốt nghiệp Đại học "Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra" để nắm bắt được tổng quan về kỹ năng nhập vai của các nhà báo viết điều tra ở Việt Nam hiện nay được thể hiện qua các bài báo và qua những chia sẻ của các nhà báo, đánh giá thực trạng nhập vai của các nhà báo viết điều tra,... Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA  HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THÙY TRANG KỸ NĂNG NHẬP VAI CỦA NHÀ BÁO VIẾT ĐIỀU TRA  (Khảo sát Báo Lao động và Báo Tiền Phong  từ ngày 01/10/2014 đến ngày 31/03/2015) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: BÁO CHÍ MàSỐ: 60.320101 CHUYÊN NGÀNH: BÁO IN
  2. HÀ NỘI, THÁNG 5­2015
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA  HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THÙY TRANG KỸ NĂNG NHẬP VAI CỦA NHÀ BÁO VIẾT ĐIỀU TRA  (Khảo sát Báo Lao động và Báo Tiền Phong  từ ngày 01/10/2014 đến ngày 31/03/2015) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: BÁO CHÍ MàSỐ: 60.320101 CHUYÊN NGÀNH: BÁO IN NGƯỜI HƯỚNG DẪN:  TS. TRẦN THỊ THU NGA
  4. HÀ NỘI, THÁNG 5­2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi  dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Thu Nga. Các thông tin, số liệu được   sử  dụng trong khóa luận là rõ ràng và xác thực. Các kết quả  nghiên cứu  trong khóa luận chưa từng được công bố  trong công trình khoa học nào  trước đây. Tác giả (Ký ghi rõ họ tên) Nguyễn Thùy Trang
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATGT : An toàn giao thông ATK : Am toàn khu BKS : Biển kiểm soát CMND : Chứng minh nhân dân CSGT : Cảnh sát giao thông Cty  : Công ty ĐHKHXH&NV : Đại học khoa học xã hội nhân văn NXB : Nhà xuất bản NYW : New York World TNCS : Thanh niên cộng sản TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh XNK : Xuất nhập khẩu
  6. DANH MỤC BIỂU ĐỒ
  7. MỤC LỤC
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài  Điều tra  là một thể loại quan trọng, hấp dẫn bậc nhất của báo chí.   Nảy sinh từ  những “hoàn cảnh có vấn đề”, điều tra đi tìm hiểu, xem xét,   tìm ra sự thật đằng sau những mâu thuẫn của hoàn cảnh, vấn đề, nhằm lý  giải cho người đọc hiểu rõ bản chất, tính chất, các mối liên hệ  của sự  việc. Tuy nhiên, quá trình tìm hiểu sự  thật này không hề  dễ  dàng. “Hoàn  cảnh có vấn đề”  trong điều tra thường là những  hiện tượng tiêu cực, là   kết quả của hành vi thiếu trách nhiệm, tham lam, vụ lợi của một hoặc một  nhóm người, thường được che giấu rất kĩ, không dễ gì phát hiện ra và gặp  nhiều cản trở  từ  đối tượng có nguy cơ  bị  xâm hại lợi ích nếu sự  thật bị  phơi bày. Để  đi tìm lời giải thuyết phục cho câu hỏi “Tại sao?”, nhà báo   viết điều tra cần đến rất nhiều kỹ  năng:quan sát, phân tích, khai thác số  liệu, khai thác tâm lý nhân vật,… Nhưng trong rất nhiều trường hợp, số  liệu không phơi bày ra trước mắt, nhân vật không tự nhiên xuất hiện…mà  ẩn mình sau tầng bậc các mối quan hệ. Để  có được chứng cứ  xác thực,   thuyết phục, nhà báo có thể phải nhập vai vào nhân vật.  Tuy nhiên, không phải nhà báo viết điều tra nào cũng có kỹ  năng  nhập vai tốt. Thực tế  báo chí thế  giới và Việt Nam cho thấy rằng, nhiều   nhà báo điều tra đã trở  nên nổi tiếng trong làng báo nhờ  nhập vai thành   công và cũng không ít người thân bại danh liệt, ra tù vào tội vì nhập vai sai   nguyên tắc. Nhìn lại lịch sử thủ pháp nghiệp vụ điều tra bằng cách nhập  vai hay   hóa thân nhân vật  ở nền báo chí khá tự  do như  Mỹ, thì thấy hình thức này  rất phổ  biến vào những năm 70, 80 đặc biệt sau những bài phóng sự  gây  tiếng vang của một nữ  phóng viên của tờ  New York World (NYW). Nelly   9
  9. Bly, một phóng viên của tờ NYW đã ghi tên vào lịch sử báo chí thế giới với   nghiệp vụ này. Để điều tra về sự đối xử tàn nhẫn đối với bệnh nhân ở trại   tâm thần Women's Lunatic Asylum, Bly đã được sự  đồng ý của ban biên  tập NYW giả  điên để  được đưa vào nhà thương điên, từ  đó bà được tận   mắt chứng kiến những ngược đãi tại đây. Sau đó, dưới sự  bảo đảm của  NYW, Bly được đưa ra khỏi trại tâm thần này và có những bài viết phản  ánh thực trạng của trại. Phóng sự  của bà gây được tiếng vang và sau này  trại tâm thần này có được sự  quan tâm, đầu tư  hơn về  chi phí chăm sóc  bệnh nhân. Việc hóa thân của Bly là vì “lợi ích công”, mỗi bước đi của bà  đều có sự  tham vấn và đồng ý của toàn báo và bà cũng không “lôi kéo” ai   khác vào vụ  việc mà chỉ  một mình chứng kiến các hành vi hàng ngày và   khéo léo tác nghiệp. Trong vụ  kiện của Siêu thị  rau củ  quả  Food Lion, để  phanh phui bê  bối về vệ sinh an toàn thực phẩm, hai phóng viên của Đài ABC đã hóa thân  nộp đơn làm nhân viên của siêu thị để điều tra đặt máy quay lén làm bằng   chứng. Tòa báo bị  kiện.  Ở  tòa sơ  thẩm, Đài ABC bị  tuyên thua kiện và bị  buộc phải nộp phạt 5,5 triệu đô, sau này là 316.000 đô với lý do phóng viên  của đài đã có dối trá trong hồ  sơ  xin việc, giả  mạo làm “nhân viên” của   siêu thị đã "xâm nhập trái phép" vào cở sở làm việc, vi phạm nội quy công  ty, sự trung thành với công ty (là công nhân thì nhiệm vụ  là phải làm việc   chứ  không phải quay phim phản ánh sự  việc), đã cố  tình lôi kéo, xúi giục   các nhân viên khác trong công ty vi phạm nội quy an toàn vệ  sinh thực   phẩm để quay làm tư liệu­ điều mà các nhân viên kia từ chối, và tội tiết lộ  “bí mật công ty”. Tất nhiên, vụ  việc được đưa lên tòa phúc thẩm và Đài  ABC lại được tuyên thắng kiện vì “các lý do kỹ thuật” khác tức là mặc dù   đài ABC đã sai nhưng Food Lion không thể  chứng minh rằng họ  bị   ảnh   hưởng trực tiếp bởi những bài phóng sự của ABC mà thực tế chính những  10
  10. hành vi của Food Lion đã gây ra  ảnh hưởng đó, chứ  không phải việc công  bố những hành động đó. Vậy nhưng, dù cuối cùng thì Đài ABC cũng được   tuyên thắng thì vụ kiện đã làm mất của Đài này 7 năm ròng theo đuổi hầu   tòa. Ở  Việt Nam, những năm gần đây cũng xuất hiện nhiều bài phóng  sự thực hiện theo hình thức hóa thân, nhập vai. Hẳn ai trong làng báo hoặc   có  quan   tâm   đến  báo   chí   đều  không   thể   quên   vụ   việc   nhà   báo  Hoàng   Khương, báo Tuổi trẻ.  Giữa năm 2011, để tìm chứng cứ cho loạt bài điều  tra về  nạn nhận mãi lộ  của cảnh sát giao thông (CSGT) để  “giải cứu”,  bao che cho các xe vi phạm giao thông, Hoàng Khương đã “nhập vai quá  đà”, dẫn tới bị liên đới với tội danh “đưa hối lộ”. Cuối năm 2011, nhà báo  Hoàng Khương, một cây bút viết điều tra có tài, đầy tâm huyết đã bị tước  thẻ  nhà báo, bị  kết án 4 năm tù.  Sự  việc Hoàng Khương khiến dư  luận  vẫn chưa hết xót xa thì cuối năm 2012, phóng viên Nguyễn Hoài Nam,  phóng viên báo Thanh niên lại mắc phải lỗi nghiệp vụ tương t ự trong quá  trình thực hiện bài điều tra “Nạn  bảo kê đường của cảnh sát cơ  động –  trật tự”. Anh bị điều tra phạm về hành vi “cố tình tạo tình huống thúc đẩy  người khác phạm tội”. Cuối năm 2014 sự việc mới có kết luận cuối cùng,   tuy Hoài Nam không bị xử lý hình sự nhưng phải nhận sự kiểm điểm của   Tòa soạn báo Thanh niên. Cho đến nay, khi Hoàng Khương đã được trả tự  do hay Hoài Nam đã bị xử lý, vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều về việc   này. Từ đó, có thể thấy rằng những sai sót trong quá trình tác nghiệp, đặc   biệt là rủi ro khi nhập vai có thể  xảy ra đối với bất kỳ  nhà báo nào. Tuy  nhiên, bên cạnh những nguy c ơ, vai trò và ý nghĩa của việc nhập vai trong   điều tra lại không thể chối bỏ. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu kỹ năng  nhập vai của các nhà báo viết điều tra là một việc cần thiết. 11
  11. Tuy nhiên  ở  Việt Nam hiện nay chưa có một khảo sát cụ  thể  nào,  một thống kê chính xác nào về  việc vận dụng kỹ  năng nhập vai của các   nhà báo Việt Nam. Không chỉ  là đánh giá việc vận dụng kỹ  năng này của  các nhà báo (đã đúng cách hay chưa? thường theo những dạng nào?) mà còn  có khả  năng cảnh báo những nguy cơ  của nó, thúc đẩy việc rèn luyện kỹ  năng này cho mỗi nhà báo, đồng thời khuyến nghị với các cơ quan báo chí  và các nhà quản lý báo chí về việc nâng cao nghiệp vụ này cho các nhà báo.  Đó là lý do mà đề  tài   “Kỹ  năng nhập vai của nhà báo viết điều tra”  (Khảo sát Báo Lao động và Báo Tiền Phong từ ngày 01/10/2014  đến ngày  31/03/2015) ra đời. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thực tế nghiên cứu cho thấy báo chí điều tra là một mảng rất thu hút   không chỉ các nhà báo, các nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Các  công trình nghiên cứu về  báo chí điều tra đều là những tác phẩm có giá trị  lý luận và thực tiễn, là những kinh nghiệm, chia sẻ, đúc kết về mảng màu  thú vị nhưng cũng rất gai góc này. Trong hệ  thống các tác phẩm nước ngoài về  báo chí điều tra, có lẽ  nổi   bật   hơn   cả   là   cuốn   “Báo   chí   điều   tra”   của   nhà   báo   Nga  A.A.Chertưchơnưi. Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên tại Nga năm  2002 và được NXB Thông tấn dịch, phát hành ở Việt Nam từ tháng 6/2013.   Tác giả của cuốn sách là một nhà báo, nhà giáo giàu kinh nghiệm, đã từng  thực hiện nhiều công trình khoa học về báo chí. Dựa vào kinh nghiệm của  bản thân và những kết quả  nghiên cứu của các nhà khoa học khác, với   những dẫn chứng minh họa phong phú, tác giả đã để cập đến thể  loại báo  chí điều tra một cách sâu sắc và thuyết phục. Cuốn sách là một tài liệu quý  cung cấp những tri thức tổng thể về  báo chí điều tra: Đặc điểm, phương  12
  12. pháp, các loại hình điều tra, hoạt động của nhà báo viết điều tra, cấu trúc   bài báo điều tra. Cũng bởi tính toàn diện, khái quát nên nhập vai ­ một trong   những kỹ năng quan trọng của nhà báo điều tra ­ mới chỉ được đề cập ít ỏi,   tản mát qua các phần, chủ yếu qua các dẫn chứng trong phần phương pháp  điều tra. Thậm chí chưa  được gọi tên chính xác mà chỉ  nhắc tới bằng   những cụm từ “quan sát gián tiếp”, “quan sát không công khai”, “cải dạng”,  “thử  nghiệm”…chỉ  nói lên được một phần tính chất của hoạt động nhập   vai.  Hơn nữa   đối tượng và phạm vi nghiên cứu của cuốn sách là đặc  điểm của báo chí điều tra qua thực tế khảo sát tại Nga và một số nước trên  thế  giới. Có rất nhiều tri thức là những giá trị  cốt lõi của báo chí điều tra  trên toàn thế  giới, nhưng cũng có những đặc điểm không phù hợp, không  thể  áp dụng  ở  Việt Nam. Bởi mặc dù 2 nước có mối quan hệ  chặt thân  thiết, báo chí Việt Nam  cũng có học hỏi, tiếp thu và chịu nhiều ảnh hưởng  của báo chí Nga thì đặc điểm lịch sử, chế  độ  chính trị  và quan điểm về  pháp luật, đạo đức vẫn có nhiều khác biệt dẫn đến những sai khác trong  đặc điểm báo chí nói chung và báo chí điều tra nói riêng. Ở  Việt Nam, thể  loại điều tra được đề  cập đến trong hầu hết các  sách chuyên ngành về báo chí như cuốn “Tác phẩm báo chí”, “Lao động nhà  báo”,… cho thấy tầm quan trọng và giá trị của thể loại này. Các công trình  nghiên cứu về báo chí điều tra riêng biệt về báo chí điều tra cũng rất nhiều   với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Trong đó kỹ năng nhập vai của nhà báo điều  tra cũng đã được nhắc đến. Nhưng chưa có cuốn sách nào về kỹ năng nhập  vai của nhà báo viết điều tra. Gần đây, đã xuất hiện những công trình khoa   học ở  quy mô nhỏ  hơn coi kỹ năng nhập vai là một đối tượng nghiên cứu   riêng biệt và có tiến hành nghiên cứu, khảo sát  ở  các  ấn phẩm báo chí và  các cơ quan báo chí. 13
  13. Nhiều hội thảo khoa học trong nước và quốc tế có chủ đề về báo chí   điều tra đã quan tâm đến kỹ năng nhập vai của nhà báo. Cụ thể: Nằm trong khuôn khổ dự án “Nghiên cứu ­ Truyền thông các hành  vi cản trở báo chí tác nghiệp”, Hội thảo “Báo chí điều tra và lợi ích công”  do Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển (RED Communication) và  Đại sứ quán Anh tổ  chức ngày 7/2/2012 đã ghi nhận rất nhiều ý kiến của  các  nhà báo về báo chí điều tra nói chung và kỹ năng nhập vai của nhà báo   viết điều tra nói riêng.   Tại Hội thảo khoa học “Văn hóa truyền thông trong thời kỳ  hội   nhập”  do  Hội   Nhà   báo   Việt  Nam   và   Khoa   Báo   chí   –truyền  thông  trường ĐHKHXH&NV tổ chức ngày 22/2/2012, nhiều tham luận đã đề cập  đến khía cạnh tác nghiệp, trong đó nổi bật lên phần tham luận “ Nghiệp vụ  hóa thân, giả dạng, nhập vai trong điều tra” của Ths. Đỗ Minh Thùy.  Tác giả đặc biệt nghiên cứu việc nhập vai trong báo chí điều tra. Từ  xuất phát điểm là vụ  án của nhà báo Hoàng Khương, Ths. Đỗ  Minh Thùy  bước đầu tìm hiểu việc sử dụng nghiệp vụ hóa thân, nhập vai trong điều tra  ở  báo chí các nước trên thế  giới (Mỹ, Úc, Anh) và  ở  Việt Nam qua những   quy định và thực tế. Qua đó có sự so sánh, cho độc giả cái nhìn khái quát về  kỹ năng này. Tuy nhiên, tham luận mới chỉ có tính gợi mở vấn đề, mang tính   định tính, chứ chưa phải là những nghiên cứu cụ thể, số liệu chính xác, chưa  có quan điểm rõ ràng, cũng chưa đặt vấn đề  vào một không gian, thời gian   cụ thể. Hội thảo khoa học quốc tế  “Kinh nghiệm Việt Nam và Quốc  tế về nghiệp vụ báo chí điều tra” diễn ra vào ngày 31/3/2014 tại Hà Nội  với sự phối hợp tổ chức của Học Viện báo chí và Tuyên truyền, Trung tâm   Sáng kiến Truyền thông và Phát triển và Dự án báo chí trách nhiệm do Đại  sứ quán Đan Mạch tài trợ. 14
  14. Một trong những hoạt động nghiệp vụ được bàn luận nhiều nhất tại   hội thảo là cách thức nhập vai. Có tới ¾ các bài tham luận được đặt tiêu  đề: nhập vai trong báo chí điều tra. Mỗi bài tham luận là một cách đi, là   kinh nghiệm quý báu được tích lũy của các cây bút kỳ  cựu trong lĩnh vực  điều tra đi cùng là những câu chuyện và video clip được chia sẻ  một cách  thú vị. Có thể  thấy rõ tầm quan trọng của nhập vai trong báo chí điều tra.  Tuy nhiên, những ý kiến cũng chỉ dừng lại ở mức thảo luận, bàn bạc. Trên các blog, diễn đàn,… cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều, thể  hiện sự  quan tâm về  vấn đề  này nhưng tất cả  vẫn là những ý kiến chủ  quan, chủ  yếu dựa trên kinh nghiệm của các nhà báo, chứ  chưa phải là  những nghiên cứu cụ thể trên cơ sở khảo sát tờ báo, tìm hiểu hoạt động lao   động phóng viên. Vì thế chưa thực sự sâu sắc, khoa học. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề  tài mong muốn đem lại cái nhìn tổng quan về  kỹ  năng nhập vai  của các nhà báo viết điều tra  ở Việt Nam hiện nay được thể  hiện qua các  bài báo và qua những chia sẻ  của các nhà báo. Từ  đó, đánh giá thực trạng   nhập vai của các nhà báo viết điều tra, bao gồm: các lĩnh vực điều thường   sử dụng nhập vai; các dạng nhập vai điển hình; các nguyên tắc được đảm   bảo đến đâu trong quá trình điều tra;  ưu điểm và hạn chế  của việc vận   dụng kỹ năng này, nhất là đặt trong mối quan hệ đạo đức xã hội – đạo đức  nghề  báo – pháp luật; xu hướng sử  dụng nhập vai trong báo chí điều tra.  Đó cũng là cơ sở để các cơ sở đào tạo báo chí, các cơ quản báo chí, các cơ  quan quản lý báo chí có kế  hoạch bồi dưỡng, nâng cao kỹ  năng nhập vai   cho các nhà báo, phóng viên. 3.2.  Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Nghiên cứu các văn bản, tài liệu liên quan đên  ́ báo chí điều tra, kỹ  năng nhập vai trong điều tra báo chí làm cơ sở ly luân cho đê tai ́ ̣ ̀ ̀ 15
  15. ­ Khảo sát các bài báo điều tra, điều tra có sử  dụng nhập vai trên  một số tờ báo để  nhận xét thực trạng vận dụng kỹ năng nhập vai của các  nhà báo viết điều tra ­ Tìm hiểu quá trình tác nghiệp của các nhà báo viết điều tra để  rút  ra kinh nghiệm sử dụng và rèn luyện kỹ năng nhập vai ­ Đưa ra các khuyên ngh ́ ị  cao chât l ́ ượng, hiệu quả  nhập vai trong  quá trình điều tra gop phân tao ra thay đôi tich c ́ ̀ ̣ ̉ ́ ực trong tác nghiệp, đao tao, ̀ ̣   quản lý báo chí 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu  của đề  tài là kỹ  năng nhập vai của nhà báo  viết điều tra  Khách thể nghiên cứu: ­ Các bài báo điều tra  ­ Các nhà báo điều tra 4.2. Phạm vi nghiên cứu ­ Thời gian nghiên cứu: 1/10/2014 – 31/3/2015 ­ Không   gian   nghiên   cứu:   khảo   sát   trên   các   báo   Tiền   Phong,   Lao  Động. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận ­ Dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận chủ nghĩa Mác,   các vấn đề  lý luận của chủ  nghĩa duy vật biện chứng, chủ  nghĩa duy vật   lịch sử và các vấn đề lý luận về báo chí. ­ Dựa trên các tài liệu liên quan đề  cập đến các vấn đề  báo chí,  truyền thông đại chúng nói chung và các loại hình báo in nói riêng, cụ thể là   thể loại điều tra. 16
  16. 5.2. Phương pháp nghiên cứu ­ Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh: Sử dụng trong quá trình   khảo sát các bài báo điều tra trên các tờ báo kể trên. ­ Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu các nhà báo viết điều  tra để  nghe họ  chia sẻ  về  kỹ  năng nhập vai khi điều tra: cách thức nhập   vai, những kinh nghiệm, những kỷ niệm, qua đó rút ra bài học. 6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của khóa luận Với phương pháp nghiên cứu khoa học, dựa trên cơ  sở  lý luận sâu   sắc và thực tiến khảo sát, tổng hợp, đánh giá từ các sản phẩm báo chí điều  tra, khóa luận hi vọng có thể  đóng góp mang tính khoa học về  lý luận đối  với hoạt động nhập của nhà báo điều tra. Tác giả cũng mong muốn khóa luận sẽ  trở thành một tài liệu nghiên  cứu cho những người muốn tìm hiểu hoạt động nhập vai của nhà báo điều   tra, cung cấp những kinh nghiệm hữu ích khi nhà báo muốn “dấn thân” vào  điều tra có sử dụng kỹ năng nhập vai. 7. Kết cấu khóa luận: Ngoài Mở  đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ  lục, Khóa luận  gồm 3 chương, 11 tiết, 62 trang, 3 biểu đồ minh họa. Chương 1  CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KỸ NĂNG NHẬP VAI CỦA  NHÀ BÁO VIẾT ĐIỀU TRA 1.1. Khái niệm 17
  17. 1.1.1. Thể loại điều tra Từ  điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ  học viết: “Điều tra là tìm hiểu,  xem xét để biết rõ sự thật” [16, tr.421] Trong cuốn  “Những vấn đề  của báo chí hiện đại”, TS. Hoàng Đình  Cúc – TS. Đức Dũng, NXB Lý luận chính trị, 2007), tác giả nhận định: “Điều  tra là thể loại báo chí có nhiệm vụ trả lời những câu hỏi mà cuộc sống đặt  ra thông qua một hệ thống các bằng chứng, các luận cứ kết hợp ít nhiều với   lý lẽ”. Theo ThS. Đỗ Phan Ái, điều tra báo chí là tìm hiểu để rõ sự thật các  vấn đề, sự  kiện khiến công chúng hiểu rõ, từ  đó định hướng phát triển.  Điều tra có mục đích làm rõ những gốc rễ, nguyên nhân của vấn đề  qua   việc trả  lời câu hỏi Tại sao? và Như  thế  nào? Thể  loại điều tra, hay một   bài báo điều tra phải làm cho người đọc thỏa mãn được dung lượng thông  tin đa chiều, toàn diện, giúp độc giả  hiểu cặn kẽ  sự  việc thông qua nghệ  thuật phân tích, sắp xếp vấn đề của tác giả.  Có nhiều ý kiến đánh đồng giữa thể  loại điều tra và phóng sự  điều  tra. TS. Đức Dũng từng khẳng định “phóng sự điều tra là một biến thể hình  thành từ  sự  kết hợp giữa thể loại phóng sự  và điều tra” [4, tr.102]. Trong  khi ThS. Đỗ  Phan Ái lại cho rằng trong thể  loại điều tra có 2 dạng bài là  bài điều tra và bài phóng sự điều tra. Vậy điều tra khác phóng sự điều tra như thế nào? Tác giả  cuốn “Tác phẩm báo chí” (tập 2) xuất phát từ  nhiều ý kiến   cho rằng có một dấu hiệu, tiêu chí quan trọng đó là “điều tra” nghiêng về  nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tiễn qua sự kiện, còn “phóng sự  điều  tra” thì nghiên cứu, đánh giá thực tiễn qua miêu tả sự kiện. Trong khi phóng  sự  tập trung trả lời câu hỏi “như thế  nào?” thì điều tra lại nhấn mạnh trả  18
  18. lời câu hỏi “tại sao”. Như  vậy, phóng sự  trở  thành phóng sự  điều tra khi  câu hỏi “tại sao” xuất hiện và lớn dần khi mà phóng sự, với những đặc  điểm ban đầu khó có thể  thỏa mãn sâu sắc và đầy đủ. Các câu hỏi này   được trả lời bằng cách lục tìm những dấu vết sự kiện, con số với bút pháp  phân tích khoa học, lập luận lô gic. Dù là điều tra hay phóng sự điều tra thì  cũng nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức sự vật, hiện tượng, nhận thức cuộc   sống một cách sâu sắc hơn, bản chất hơn [7, tr.236­237]. 1.1.2. Nghiệp vụ điều tra báo chí Nếu hiểu “Nghiệp vụ” theo nghĩa là “công việc chuyên môn của một  nghề” [16, tr.877] thì nghiệp vụ điều tra báo chí là khái niệm chỉ một chuỗi   các hoạt động, kỹ năng nhằm tìm hiểu, xem xét và tìm ra sự thật. Nó là tổ  hợp các phương pháp có thể  giúp nhà báo khám phá ra bản chất sự  thật   đằng sau một hiện tượng, sự việc.  Trong nghiệp vụ  báo chí, trước hết nhà báo phải có con mắt phát  hiện đề  tài của điều tra, nhận ra tính nóng hổi, bức thiết của vấn  đề.  Nghiệp vụ  điều tra buộc nhà báo trả  lời câu hỏi:  Vấn đề  đó có đáng viết   điều tra hay không?  và  Có thể  viết được hay không?  Cùng nhìn một cây  cầu mới sập gây chết nhiều người, người bình thường có thể chỉ cảm thấy  đau xót, cảm thương cho những người bị nạn nhưng một nhà báo sẽ  nảy  sinh  những   nghi   vấn  xung  quanh  chất  lượng  cây  cầu,  trách  nhiệm  của  những người quản lý việc lưu thông trên cầu. Đó là kĩ năng phát hiện đề  tài.  Cùng một vấn đề  trên, người bình thường có thể  phát hiện ra mâu  thuẫn nội tại, một nhà báo bình thường có thể  chỉ  đưa tin hoặc phản ánh   nhưng nghiệp vụ  điều tra buộc nhà báo bằng các phương pháp khác nhau  tiến hành tìm hiểu, mổ xẻ để lý giải mâu thuẫn đó. 19
  19.  Sau đó, không phải nhà báo có thể bập ngay vào sự việc mà đòi hỏi   một kế  hoạch, một quy trình rõ ràng, từng bước, từng khâu sẽ  sử  dụng  những phương pháp gì: tài liệu lấy từ đâu, quan sát cái gì, phỏng vấn ai hay   phải sử  dụng đến phương pháp điều tra hình sự, điều tra công khai hay   phải nhập vai, hóa trang?…Lường trước rủi ro và có phương án dự  phòng  cũng là một trong những hoạt động quyết định sự thành công của bài điều  tra. Tất cả việc phải làm khi đó chỉ là bắt tay vào điều tra theo kế hoạch và  thay đổi kế hoạch một cách linh hoạt dựa vào tình hình. Nhớ rằng nếu điều  tra một cách mù quáng thì chỉ  tìm được nửa sự thật mà thôi, hơn nữa, nhà   báo sẽ bị đặt vào rất nhiều nguy  hiểm. Nghiệp vụ điều tra thể hiện trình độ, kỹ  năng, kinh nghiệm của nhà  báo viết điều tra. Sự  vận dụng đúng, sáng tạo các phương pháp điều tra   trong khuôn khổ nhất định của pháp luật và đạo đức mới làm cho những sự  thật được tìm ra có giá trị. 1.1.3. Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra Để hiểu về kĩ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra, trước hết cần  hiểu “nhập vai” là gì? Từ  điển Tiếng Việt, “nhập” có các nghĩa 1. Đưa vào, nhận vào một  nơi để  quản lí, trái với xuất 2.Đưa hàng hóa từ  nước ngoài vào 3. Vào,  tham gia vào một nhóm, một tổ chức, một cộng đồng, trở thành một thành  viên 4. Hợp chung lại thành một khối, một chỉnh thể 5. Bí mật và bất ngờ  vào một nơi nào đó 6. Hiện vào trong một con người nào đó, thể  hiện ra  bên ngoài. [16, tr.981] Nhập vai là tự  đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật, đến mức như  sống hoàn toàn đời  sống bên trong của nhân vật, diễn xuất hết sức tự  nhiên. [16, tr.919] 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2