intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến thị hiếu người tiêu dùng về mỹ phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

59
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đem lại một kết quả đánh giá có định lượng với độ tin cậy nhất định về các nhân tố ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu dùng về mỹ phẩm ở thành phố Hồ Chí Minh. Làm cơ sở phân tích và định hướng giải pháp cho ngành mỹ phẩm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến thị hiếu người tiêu dùng về mỹ phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỊ HIẾU NGƢỜI TIÊU DÙNG VỀ MỸ PHẨM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Tài Chính. Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp. Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Đức Thắng. Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Thảo Hiền. MSSV: 1311190932 Lớp: 13DTDN03 TP. Hồ Chí Minh, năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỊ HIẾU NGƢỜI TIÊU DÙNG VỀ MỸ PHẨM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Tài Chính. Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp. Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Đức Thắng. Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Thảo Hiền. MSSV: 1311190932 Lớp: 13DTDN03 TP. Hồ Chí Minh, năm 2017 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan: luận văn “ Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thị Hiếu Người Tiêu Dùng Về Mỹ Phẩm Tại Thành Phố Hồ Chí Minh” là đề tài nghiên cứu của riêng em. Các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất kỳ luận văn nào và chưa được trình bày hay công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP.HCM, ngày……. tháng……năm 2017 Sinh Viên Thực Hiện Đặng Thị Thảo Hiền ii
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại Học Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh, cùng với sự nổ lực và cố gắng học hỏi cùng với sự giảng dạy tận tình của các giảng viên của nhà trường. Em đã tiếp thu và tích lũy kiến thức và củng cố những kiến thức đã học tại trường vào thực tế. Em xin chân thành cám ơn thầy Lê Đức Thắng dù rất bận rộn nhưng thầy đã dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu giúp em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng đã dùng tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe, công tác tốt và đạt được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai. Kính thầy Lê Đức Thắng ngày thành công hơn nữa trong tương lai và dồi dào sức khoẻ. TP.HCM, ngày……. tháng……năm 2017 Sinh Viên Thực Hiện Đặng Thị Thảo Hiền iii
  5. MỤC LỤC CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ...............................................................................................1 1.1. Lý Do Chọn Đề Tài ...............................................................................................1 1.2. Mục Đích Nghiên Cứu..........................................................................................1 1.3. Phạm Vi Nghiên Cứu ...........................................................................................1 1.4. Phƣơng Pháp Nghiên Cứu ...................................................................................1 1.5. Kết Cấu Đề Tài: 5 Chƣơng ..................................................................................2 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT: ................................................................................3 2.1. Lý Thuyết Về Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Thị Hiếu Ngƣời Tiêu Dùng.......3 2.1.1. Một Số Định Nghĩa: .........................................................................................3 2.1.2. Phân Loại Mỹ Phẩm: ........................................................................................3 2.2. Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Thị Hiếu Ngƣời Tiêu Dùng Về Mỹ Phẩm .........6 2.3. Vai Trò Của Mỹ Phẩm:...........................................................................................6 2.4. Một Số Đề Tài Đã Nghiên Cứu Về Thị Hiếu Ngƣời Tiêu Dùng: .........................9 2.4.1. Nghiên Cứu Trong Nƣớc: ................................................................................9 2.4.2. Nghiên Cứu Nƣớc Ngoài: ...............................................................................10 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..........................................................12 3.1. Thiết Kế Nghiên Cứu: ...........................................................................................12 3.1.1. Quy Trình Nghiên Cứu: .................................................................................12 3.1.2. Quy Trình Khảo Sát: ......................................................................................12 3.1.3. Đối tƣợng khảo sát: .........................................................................................14 3.1.4. Phƣơng Pháp Khảo Sát: .................................................................................14 3.1.5. Xử Lý Số Liệu Khảo Sát:................................................................................14 3.2. Xây Dựng Thang Đo: ............................................................................................15 3.3. Thang Đo: ...............................................................................................................16 3.3.1. Thang Đo Mức Độ Thƣờng Xuyên Sử Dụng Mỹ Phẩm: .............................16 3.3.2. Thang Đo Về Mỹ Phẩm Đƣợc Sử Dụng Nhiều Nhất: ..................................16 3.3.3. Thang Đo Về Chất Lƣợng Của Ngƣời Tiêu Dùng Về Mỹ Phẩm: ..............16 3.3.4. Thang Đo Mục Đích Của Việc Mua Mỹ Phẩm Của Ngƣời Tiêu Dùng: ....17 3.3.5. Thang Đo Hãng Mỹ Phẩm Đƣợc Ngƣời Tiêu Dùng Chọn Lựa: .................17 3.3.6. Thang Đo Mức Độ Hài Lòng Của Ngƣời Tiêu Dùng Về Mỹ Phẩm: ..........18 3.3.7. Thang Đo Xuất Xứ Của Mỹ Phẩm Ngƣời Tiêu Dùng Ƣa Chuộng: ...........18 iv
  6. 3.3.8. Thang Đo Lý Do Ngƣời Tiêu Dùng Chọn Loại Mỹ Phẩm: .........................19 3.3.9. Thang Đo Địa Điểm Ngƣời Tiêu Dùng Hay Mua Mỹ Phẩm:......................19 3.3.10. Thang Đo Số Tiền Ngƣời Tieu Dùng Bỏ Ra Để Mua Mỹ Phẩm: ..............20 3.3.11. Thang Đo Thời Gian Ngƣời Tiêu Dùng Mua Mỹ Phẩm: ..........................20 3.3.12. Thang Đo Yếu Tố Ảnh Hƣởng Đến Ngƣời Tiêu Dùng Khi Chọn 1 Mỹ Phẩm:..........................................................................................................................21 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................22 4.1. Mô tả mẫu khảo sát: ..............................................................................................22 4.1.1. Thống Kê Giới Tính ........................................................................................22 4.1.2. Thống Kê Độ Tuổi:..........................................................................................22 4.1.3. Thống Kê Nghề Nghiệp: .................................................................................23 4.1.4. Thống Kê Địa Chỉ: ..........................................................................................23 4.1.5. Thống Kê Mức Độ Sử Dụng của Ngƣời Tiêu Dùng: ....................................24 4.1.6. Thống Kê Mỹ Phẩm Ngƣời Tiêu Dùng Sử Dụng: ........................................24 4.1.7. Thống Kê Phân Khúc Mỹ Phẩm: ..................................................................25 4.1.8. Thống Kê Mục Đích Sử Dụng Mỹ Phẩm Của Ngƣời Tiêu Dùng: ..............26 4.1.9. Thống Kê Sự Hài Lòng Của Ngƣời Tiêu Dùng Về Mỹ Phẩm: ...................26 4.1.10. Thống Kê Xuất Xứ Của Mỹ Phẩm Ngƣời Tiêu Dùng Ƣa Chuộng: .........27 4.1.11. Thống Kê Địa Điểm Ngƣời Tiêu Dùng Thƣờng Mua Mỹ Phẩm: .............28 4.1.12. Thống Kê Số Tiền Ngƣời Tiêu Dùng Có Thể Bỏ Ra Để Mua Mỹ Phẩm: 28 4.1.13. Thống Kê Mức Độ Thƣờng Xuyên Mua Mỹ Phẩm Của Ngƣời Tiêu Dùng: ..........................................................................................................................29 4.2. Đánh Giá Thang Đo: .............................................................................................29 4.2.1. Cronbach’s Alpha Thang Đo Hãng Mỹ Phẩm: ............................................30 4.2.2. Cronbach’s Alpha Thang Đo Lý Do Ngƣời Tiêu Dùng Chọn Mỹ Phẩm. ..31 4.2.3. Cronbach’s Alpha Thang Đo Yếu Tố Ảnh Hƣởng Đến Ngƣời Tiêu Dùng Khi Chọn Một Mỹ Phẩm. .........................................................................................34 4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA). .....................................................................37 4.3.1. Phân tích nhân tố khám (EFA) lần thứ nhất:...............................................37 4.3.2. Phân tích nhân tố khám (EFA) lần thứ hai: .................................................40 4.4. Phân Tích Hồi Quy ................................................................................................42 4.4.1. Tƣơng quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. .......................................42 v
  7. 4.4.2. Phân tích hồi quy .............................................................................................44 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................47 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu: ................................................................................47 5.2. Kết Luận Của Nghiên Cứu: ..................................................................................47 5.2.1. Giá Cả ...............................................................................................................47 5.2.2. Công Nghệ .......................................................................................................48 5.2.3. Bên Ngoài .........................................................................................................48 5.2.4. Xuất Xứ ............................................................................................................48 5.2.5. Chất Lƣợng ......................................................................................................49 5.2.6. Thƣơng Hiệu ....................................................................................................49 5.2.7. Quảng Cáo .......................................................................................................49 5.3. Hạn Chế Của Nghiên Cứu: ...................................................................................49 5.4. Hƣớng Nghiên Cứu Tiếp Theo: ............................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................51 PHỤ LỤC ..........................................................................................................................52 vi
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ...............................................................................................1 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT: ................................................................................3 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..........................................................12 Bảng 3.1. Thang Đo Mức Độ Thường Xuyên Sử Dụng Mỹ Phẩm .................................16 Bảng 3.2. Thang đo về mỹ phẩm được sử dụng nhiều nhất ..........................................16 Bảng 3.3. Thang đo về phân khúc của người tiêu dùng về mỹ phẩm .............................17 Bảng 3.4. Thang đo mục đích của việc mua mỹ phẩm của người tiêu dùng ..................17 Bảng 3.5: Bảng thang đo hãng mỹ phẩm được người tiêu dùng chọn lựa ....................17 Bảng 3.6: Thang đo mức độ hài lòng của người tiêu dùng về mỹ phẩm........................18 Bảng 3.7. Thang đo xuất xứ của mỹ phẩm người tiêu dùng ưa chuộng .........................18 Bảng 3.8. Thang đo lý do người tiêu dùng chọn loại mỹ phẩm .....................................19 Bảng 3.9. Thang đo địa điểm người tiêu dùng hay mua mỹ phẩm .................................20 Bảng 3.10. Thang đo số tiền người tieu dùng bỏ ra để mua mỹ phẩm...........................20 Bảng 3.11. Thang đo thời gian người tiêu dùng mua mỹ phẩm .....................................20 Bảng 3.12. Thang đo yếu tố ảnh hưởng đến người tiêu dùng khi chọn 1 mỹ phẩm .......21 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................22 Bảng 4.1 Cronbach’s Alpha của thang đo hãng mỹ phẩm lần 1....................................30 Bảng 4.2 Cronbach’s Alpha của thang đo hãng mỹ phẩm lần 2....................................31 Bảng 4.3 Cronbach’s Alpha của thang đo lý do người tiêu dùng chọn mỹ phẩm lần 1 31 Bảng 4.4 Cronbach’s Alpha của thang đo lý do người tiêu dùng chọn mỹ phẩm lần 2 32 Bảng 4.5: Cronbach’s Alpha của thang đo lý do người tiêu dùng chọn mỹ phẩm lần 3 ........................................................................................................................................33 Bảng 4.6 Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố ảnh hưởng đến người tiêu dùng khi chọn một mỹ phẩm lần 1 .................................................................................................34 Bảng 4.7 Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố ảnh hưởng đến người tiêu dùng khi chọn một mỹ phẩm lần 2 .................................................................................................35 Bảng 4.8 Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố ảnh hưởng đến người tiêu dùng khi chọn một mỹ phẩm lần 3 .................................................................................................36 Bảng 4.9. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s các nhân tố lần thứ nhất ......................37 Bảng 4.10: Bảng phương sai trích lần thứ nhất .............................................................37 vii
  9. Bảng 4. 11 Kết quả phân tích nhân tố EFA lần thứ nhất (ma trận xoay) ......................38 Bảng 4.12 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s các nhân tố lần thứ hai ........................40 Bảng 4.13 Bảng phương sai trích lần thứ hai ...............................................................40 Bảng 4. 14. Kết quả phân tích nhân tố EFA lần thứ hai (ma trận xoay) .......................41 Bảng 4.15. Tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. ......................................42 Bảng 4.16. Kiểmđịnh tính phù hợp của mô hình hồi quy đa biến ..................................44 Bảng 4.17. Phân tích kết quả hổi quy .............................................................................45 Bảng 4.18. Các thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter ....45 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................49 viii
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ...............................................................................................1 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT: ................................................................................3 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..........................................................12 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................22 Hình 4.1. Thống kê Giới tính..........................................................................................22 Hình 4.2. Thống Kê Độ Tuổi ..........................................................................................22 Hình 4.3. Thống kê nghề nghiệp ....................................................................................23 Hình 4.4. Thống kê địa chỉ .............................................................................................23 Hình 4.5. Thống Kê Mức Độ Sử Dụng của Người Tiêu Dùng ......................................24 Hình 4.6. Thống kê mỹ phẩm người tiêu dùng sử dụng .................................................24 Hình 4.7. Thống Kê Phân Khúc Mỹ Phẩm .....................................................................25 Hình 4.8. Thống Kê Mục Đích Sử Dụng Mỹ Phẩm Của Người Tiêu Dùng ..................26 Hình 4.9. Thống Kê Sự Hài Lòng Của Người Tiêu Dùng Về Mỹ Phẩm .......................26 Hình 4.10. Thống Kê Xuất Xứ Của Mỹ Phẩm Người Tiêu Dùng Ưa Chuộng ..............27 Hình 4.11. Thống Kê Địa Điểm Người Tiêu Dùng Thường Mua Mỹ Phẩm .................28 Hình 4.12. Thống Kê Số Tiền Người Tiêu Dùng Có Thể Bỏ Ra Để Mua Mỹ Phẩm ....28 Hình 4.13. Thống Kê Mức Độ Thường Xuyên Mua Mỹ Phẩm Của Người Tiêu Dùng 29 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................48 ix
  11. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý Do Chọn Đề Tài Tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cùng với sự phát triển ngày càng mạnh về đô thị và các ngành thương mại dịch vụ, con người ngày càng có yêu cầu cao hơn về sự hài lòng của mình về chất lượng cuộc sống và nhu cầu về mỹ phẩm cũng tăng cao dần theo năm tháng và mức độ phát triển của thành phố. Khi nhu cầu về sản phẩm tăng cao đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều mặt hàng, nhãn hiệu, công ty sản xuất, nhập khẩu mỹ phẩm đế đáp ứng nhu cầu đó. Thị trường ngày càng đa dạng các mẫu mã và nhãn hiệu các loại mỹ phẩm khác nhau nhưng có những nhãn hàng có doanh số bán ra cao nhưng những có nhãn hàng doanh số bán ra thấp không đem lại lợi nhuận cho công ty. Vậy vì sao lại có sự chênh lệch đó và để cải thiện, tìm ra các giải pháp, phương hướng giúp cho ngành mỹ phẩm có sự phát triển tốt hơn và phát triển hơn tôi quyết định chọn đề tài “ Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thị Hiếu Người Tiêu Dùng Về Mỹ Phẩm Tại Thành Phố Hồ Chí Minh” 1.2. Mục Đích Nghiên Cứu Mục đích nghiên cứu là nhằm đem lại một kết quả đánh giá có định lượng với độ tin cậy nhất định về các nhân tố ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu dùng về mỹ phẩm ở thành phố Hồ Chí Minh Làm cơ sở phân tích và định hướng giải pháp cho ngành mỹ phẩm. 1.3. Phạm Vi Nghiên Cứu Phạm vi của đề tài nghiên cứu về không gian là thị hiếu của người tiêu dùng mỹ phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh. Về thời gian nghiên cứu của đề tài: tiến hành khảo sát về thị hiếu người tiêu dùng từ 01/04/2017 đến 10/06/2017. 1.4. Phƣơng Pháp Nghiên Cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm định lượng và định tính. Tiến hành thu thập số liệu bằng cách khảo sát online và phiếu khảo sát đối với người tiêu dùng về mỹ phẩm, sau đó tiến hành tổng hợp các số liệu đã thu thập được, loại bỏ những mẫu khảo sát không hợp lệ và cuối cùng đưa số liệu vào phần mềm SPSS để chạy, phân tích và đưa ra kết quả cuối cùng. 1
  12. Nghiên cứu định tính: sử dụng các số liệu thống kê qua thu thập dữ liệu có sẵn, tiến hành lập bảng biểu để dễ dàng so sánh và đánh giá các nội dung quan trọng cần nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng: nhằm kiểm định và nhận diện các yếu tố thông qua các giá trị, độ tin cậy và mức độ phù hợp của các yếu tố, thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu đưa ra đã phù hợp chưa, các giả thuyết nghiên cứu và xác định độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thị hiếu của người tiêu dùng về mỹ phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh. 1.5. Kết Cấu Đề Tài: 5 Chƣơng Kết cấu của đề tài bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới Thiệu Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết Chương 3: Phương Pháp Nghiên Cứu Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu Chương 5: Kết Luận Và Kiến Nghị 2
  13. CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT: 2.1. Lý Thuyết Về Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Thị Hiếu Ngƣời Tiêu Dùng 2.1.1. Một Số Định Nghĩa:  Nhân tố ảnh hưởng: là những điều kiện kết hợp lại với nhau để tạo ra một kết quả.  Thị hiếu: Khuynh hướng của đông đảo quần chúng ưa thích một thứ gì thuộc sinh hoạt vật chất, có khi cả văn hóa, nhất là các đồ mặc và trang sức, thường chỉ trong một thời gian không dài  Mỹ phẩm:  Theo Wiki là những chất hoặc sản phẩm được dùng để trang điểm hoặc thay đổi diện mạo hoặc mùi hương cơ thể người. Nhiều mỹ phẩm được thiết kế để sử dụng cho mặt và tóc. Chúng thường là hỗn hợp các hợp chất hóa học; một số xuất phát từ nguồn gốc tự nhiên (như dầu dừa) và một số được tổng hợp. Các loại mỹ phẩm phổ biến gồm có son môi, mascara, phấn mắt, kem nền, phấn má hồng, sữa rửa mặt và kem dưỡng da, dầu gội, sản phẩm làm tóc (gel vuốt tóc, keo xịt tóc, ...), nước hoa.  Theo cách hiểu thông thường: mỹ phẩm là sản phẩm làm đẹp, dùng chủ yếu cho phái nữ giúp họ đẹp hơn và tự tin hơn.  Theo từ điển y dược: mỹ phẩm là sản phẩm được chế tạo nhằm mục đích làm sạch cơ thể, tăng thêm vẻ đẹp, làm sức hấp dẫn, làm thay đổi diện mạo bên ngoài giúp bảo vệ nuôi dưỡng các mô bên ngoài cơ thể.  Người tiêu dùng : Người tiêu dùng hay người tiêu thụ là một từ nghĩa rộng dùng để chỉ các cá nhân hoặc hộ gia đình dùng sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất trong nền kinh tế. Khái niệm người tiêu dùng được dùng trong nhiều văn cảnh khác nhau vì thế cách dùng và tầm quan trọng của khái niệm này có thể rất đa dạng. Người tiêu dùng là người có nhu cầu, có khả năng mua sắm các sản phẩm dịch vụ trên thị trường phục vụ cho cuộc sống, người tiêu dùng có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình. 2.1.2. Phân Loại Mỹ Phẩm:  Phân Loại Thông Thường Của Mỹ Phẩm:  Mỹ phẩm bề ngoài: các sản phẩm trang điểm bề mặt (như makeup, sơn móng, thuốc nhuộm tóc) các sản phẩm này chỉ tác động đến vẻ bề ngoài chứ không đi sâu vào bên trong da. 3
  14.  Mỹ phẩm dự phòng: bao gồm các sản phẩm chăm sóc da, dưỡng da dành cho việc làm chậm lại các biến đổi sinh lý của da (lão hóa, khô da) và bảo vệ lại các nhân tố bên ngoài ( ô nhiễm, ánh nắng, chất kích ứng): như các sản phẩm kem chống nắng, sữa dưỡng ẩm, nước hoa hồng….  Mỹ phẩm là các sản phẩm sữa chữa, phục hồi khi sản phẩm dự phòng không có tác dụng nữa người ta phải chăm sóc, phục hồi bằng các sản phẩm như làm căng, làm ẩm, làm láng, tái sinh, giảm béo, chống rụng tóc…  Phân Loại Theo Dòng Mỹ Phẩm:  Mỹ phẩm dành cho sử dụng bên ngoài, chúng bao gồm không giới hạn sản phẩm có thể thoa dành cho mặt: kem chăm sóc da, son môi, trang điểm mắt và khuôn mặt, khăn mặt và kính áp tròng màu; dành cho cơ thể: lăn khử mùi, sữa dưỡng da, phấn, nước hoa, sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh, dầu tắm, bọt tắm, muối tắm và bơ dưỡng thể; dành cho tay/móng tay: sơn móng tay và móng chân, dung dịch rửa tay khô; dành cho tóc: chất cố định, nhuộm tóc, keo xịt tóc và gel.  Một tập hợp mỹ phẩm được gọi là "đồ hóa trang", đề cập chủ yếu đến các sản phẩm có chứa sắc tố màu sắc nhằm thay đổi diện mạo người dùng. Nhà sản xuất có thể phân biệt giữa mỹ phẩm "trang trí" và "chăm sóc". Mỹ phẩm được sử dụng trên mặt và vùng mắt thường được thoa bằng bàn chải, miếng bọt biển trang điểm hoặc đầu ngón tay. Hầu hết các mỹ phẩm đều được phân biệt theo diện tích cơ thể được sử dụng.  Phân Loại Theo Mục Đích Sử Dụng:  Hàng phổ thông: Các nhãn hàng điển hình : Nivea, Hazelin, Biore, Olay, Unilever, P&G, ... Đặc điểm của loại hàng Popular brand gói gọn trong 2 chữ “phổ thông” nghĩa là giá vừa phải để ai cũng có thể mua được. Đây là lựa chọn của hầu hết những người bắt đầu làm quen với khái niệm chăm sóc da. Các bạn sẽ mua được loại hàng này ở các siêu thị, tiệm tạp hóa, cửa hàng mỹ phẩm và không có nhân viên tư vấn cho bạn khi bạn mua hàng. Kênh thông tin về các nhãn hàng này là trên truyền hình, trên tạp chí – chi phí quảng cáo cao, nhưng giá lại thấp, nên chất lượng chỉ ở mức vừa phải, kết quả nhẹ nhàng và không mang tính đột phá.  Hàng cao cấp: Nhãn hàng điển hình : Ohui, Shisheido, Lancôme, Chanel , Dior, Estee Lauder ... 4
  15. Hai chữ cao cấp đã nói lên đặc điểm của loại hàng này. Chất lượng tốt, mẫu mã sang trọng, giá ...trên trời, đối tượng khách hàng là những người có kinh tế. Các bạn sẽ không thấy loại hàng này trong siêu thị hoặc cửa hàng mỹ phẩm thông thường, vì chúng được đặt rất trang trọng trong các show room, shopping mall, department stores và có các chuyên viên tư vấn bán hàng. Kênh thông tin quảng cáo của phân khúc mỹ phẩm này là ở trên các tạp chí làm đẹp (Đẹp, Elle, Vouge ...). Phân khúc này giúp người tiêu dùng thể hiện đẳng cấp qua các thương hiệu tên tuổi, giá của chúng cao vì tiền quảng bá thương hiệu cao (không phải qua truyền hình mà qua các event, các store được set up đẹp mắt), mà giá cao thì chất lượng cũng phải tương xứng.  Hàng chuyên nghiệp: Nhãn hàng điển hình : Dermalogica, Diego Dalla Palma, Babor, Anna lotan ... Khái niệm này có vẻ khá lạ với nhiều người, vì không phải ai cũng để tâm quá nhiều đến mỹ phẩm. Bạn chỉ có thể gặp những nhãn hiệu trên ở các spa, Beauty salon, phòng khám. Mỹ phẩm chuyên nghiệp được bán ra kèm theo kiểm tra da, tư vấn, kê toa, nhân viên bán hàng cho bạn phải được đào tạo về sức khỏe chứ không chỉ về mặt hàng. Vì đã là mỹ phẩm mà còn phải kê toa nên các mặt hàng của loại mỹ phẩm này đi theo hướng chuyên sâu , chữa trị các vấn đề da khác nhau như mụn, nám, lão hóa, giãn mao mạch, lỗ chân lông rộng,.. Mỹ phẩm chuyên nghiệp rất đa dạng về dòng hàng. Bên cạnh dòng hàng chăm sóc tại nhà (home care) là dòng hàng thiết kế hóa (cabin) được kết hợp để làm trị liệu tại các cơ sở chăm sóc da chuyên nghiệp với dung tích lớn hơn. Nhìn chung, giá cả của loại hàng chuyên nghiệp cũng tương đối cao, song giá cả tương xứng với giá trị sử dụng và thể hiện đúng chất lượng sản phẩm.  Ngoài ra, có thể phân loại theo mỹ phẩm theo các bộ phận mà nó cho tác dụng:  Da: xà bông tắm, sữa tắm, phấn hồng, phấn nền, phấn thơm, nước hoa, chất làm mềm, kem dưỡng, kem chống nắng…  Lông, tóc: dầu gội, dầu xả, thuốc nhuộm, thuốc uống duỗi tóc, gel vuốt tóc, kem tẩy lông, kem cạo râu….  Mắt: bút kẻ mắt, macara, kẻ lông mày, mi mắt giả, phấn mắt….  Môi: son môi, son dưỡng, chất làm bóng môi, chì kẻ môi….  Móng tay, chân: sơn móng, nước tẩy móng…. 5
  16. 2.2. Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Thị Hiếu Ngƣời Tiêu Dùng Về Mỹ Phẩm Thị hiếu người tiêu dùng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến, theo em sẽ có những yếu tố chính sau đây ảnh hưởng đến thị hiếu nười tiêu dùng:  Giới tính, độ tuổi.  Công việc/ Nghề nghiệp  Thương hiệu của dòng sản phẩm.  Sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng và thường xuyên sử dụng.  Mức độ hài lòng về sản phẩm.  Xuất xứ của sản phẩm.  Giá cả, địa điểm và những yếu tố mang tính cá nhân. 2.3. Vai Trò Của Mỹ Phẩm: Mỹ Phẩm : theo Đạo luật về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm Liên bang định nghĩa mỹ phẩm là sản phẩm có mục đích tẩy sạch hoặc làm đẹp (ví dụ: dầu gội và son môi). Một loại riêng biệt tồn tại đối với các loại thuốc, nhằm mục đích chẩn đoán, khắc phục, giảm nhẹ, điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tật, hoặc ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể (ví dụ kem chống nắng và kem trị mụn trứng cá). Một số sản phẩm, như kem chống nắng giữ ẩm và dầu gội chống gàu. Ngoài ra còn có nhiều loại dụng cụ dùng như cọ trang điểm hoặc bọt biển thoa mặt. Vai trò và cách sử dụng của một số loại mỹ phẩm cụ thể:  Kem lót có công thức phù hợp với điều kiện da cá nhân. Hầu hết có nghĩa là giảm diện mạo của kích thước lỗ chân lông, kéo dài độ bền lớp trang điểm và cho phép ứng dụng trang điểm mượt hơn. Lớp kem lót được thoa trước khi kem nền hoặc phấn mắt tùy thuộc vào nơi kem lót được thoa.  Son môi, son bóng môi, bút kẻ môi, bơm môi, son dưỡng môi, son đổi màu, điều hòa môi, lót môi và bơ đánh môi: son môi được thiết kế để tăng màu sắc và kết cấu cho đôi môi và thường có nhiều màu khác nhau, cũng như hiệu ứng cuối như mờ, satin và rực rỡ. Son đổi màu có chứa nước hoặc gel lót và có thể chứa cồn để giúp sản phẩm lưu lại màu mờ. Chúng tạm thời ướt đẫm môi bằng chất nhuộm. Thông thường được thiết kế không thấm nước, sản phẩm có thể đi kèm với cọ trang điểm, bút bi hoặc có thể dùng ngón tay tô thoa. Son bóng được thiết kế để tăng độ sáng cho đôi môi và có thể thêm một chút màu sắc, cũng như mùi thơm hoặc hương vị. Son dưỡng môi thường được dùng để làm ẩm, nhuộm màu và bảo vệ môi. Một số nhãn hiệu có chứa kem chống nắng. 6
  17.  Kem che khuyết điểm che phủ dấu vết không hoàn hảo trên da. Kem che khuyết điểm thường được dùng cho bất kỳ lớp da nào cần che vết thâm, bọng dưới mắt và các khuyết điểm khác. Kem che khuyết điểm thường dày hơn và chắc chắn hơn kem nền và cung cấp độ che phủ dài hơn, chi tiết hơn cũng như tạo ra một lớp nền sạch sẽ tươi cho tất cả mỹ phẩm còn lại.  Kem nền được sử dụng để làm phẳng khuôn mặt và che phủ các điểm, mụn trứng cá, vết bẩn hoặc màu da không đồng đều. Chúng được bán ở dạng chất lỏng, kem hoặc phấn hoặc gần đây nhất là mousse. Kem nền cung cấp phạm vi lớp da từ mỏng nhẹ đến mờ đến trong suốt hay đầy đặn. Lót nền có thể được dùng trước hoặc sau kem nền để được lớp da mượt mà cuối cùng. Một số loại kem lót có dạng bột hoặc dạng lỏng được thoa trước kem nền, trong khi lớp kem lót khác được thoa như chất phun sau kem nền để trang điểm và giúp kéo dài lâu hơn trong ngày.  Phấn phủ tạo lớp nền, khiến da mờ khi hoàn thiện và để che giấu vết sần hoặc vết thâm nhỏ. Nó cũng có thể được sử dụng làm rám lớp nền, giữ lâu hơn. Lớp phấn phủ có thể được thoa đơn độc như lớp nền sáng sao cho toàn khuôn mặt trông như không bị rám.  Phấn má hồng là tạo màu trên má và khiến xương gò má nổi bật hơn. Phấn má hồng có dạng phấn bột, kem và dạng lỏng. Màu phấn khác nhau được sử dụng để tân trang những tông màu da khác nhau.  Phấn và kem viền được sử dụng để định hình khuôn mặt. Chúng có thể tạo ảo giác khuôn mặt mỏng mảnh hơn hoặc thay đổi hình dạng khuôn mặt theo nhiều cách khác nhau. Thường có vài sắc bóng đậm hơn so với tông màu da và mờ khi hoàn thiện, sản phẩm viền tạo ra ảo giác về chiều sâu. Kem nền/kem che khuyết điểm tông màu tối có thể được dùng thay vì sản phẩm viền cho cùng một mục đích. Sản phẩm làm nổi bật, được dùng để thu hút sự chú ý đến các điểm cao trên mặt cũng như thêm sáng rực, có dạng lỏng, kem và phấn. Thường có chứa chất để tạo nên độ lung linh. Ngoài ra, kem nền/kem che khuyết điểm tông màu sáng có thể dùng. Phấn màu đồng cho da một chút màu sắc bằng cách thêm ánh sáng vàng hoặc đồng và làm nổi bật xương má, cũng như được sử dụng cho đường viền. Phấn màu đồng được cho rằng khiến diện mạo trông tự nhiên và có thể dùng hàng ngày. Phấn màu đồng tăng cường màu sắc khuôn mặt trong lúc tăng độ lung linh nhiều hơn. Nó tạo nên bề mặt mờ, bán mờ/satin hay lung linh khi hoàn thiện. 7
  18.  Mascara khiến mi sẫm màu, kéo dài, tăng bề dày hoặc thu hút chú ý đến lông mi. Nó có sẵn nhiều màu sắc khác nhau. Một số mascara bao gồm các đốm li ti long lanh. Có rất nhiều công thức, bao gồm cả phiên bản chống thấm cho người dễ bị dị ứng hoặc dễ khóc. Nó thường được sử dụng sau kẹp bấm mi và lót mascara. Nhiều mascara có thành phần giúp lông mi trông dài và dày hơn.  Phấn mắt là phấn/kem chứa bột màu hoặc chất được dùng để tân trang vùng mắt, thông thường ở trên và dưới mí mắt. Nhiều màu sắc có thể dùng cùng một lúc và pha trộn với nhau để tạo nên hiệu ứng đa dạng. Thường được tô thoa với một loạt cọ vẽ mắt, mặc dù không phải hiếm đối với phương pháp thay thế cách thoa được dùng.  Bút kẻ mắt dùng để trang điểm và kéo dài kích thước diện mạo hoặc chiều sâu của mắt. Ví dụ, bút kẻ mắt màu trắng trên đường ngấn nước và góc bên trong mắt khiến đôi mắt trông lớn hơn và tỉnh táo hơn. Nó có thể ở dạng bút chì, gel hoặc chất lỏng và có thể được có hầu hết màu sắc.  Chì kẻ, kem, sáp, gel và phấn kẻ lông mày tạo màu sắc, điền kín, định hình lông mày.  Sơn móng tay dùng để nhuộm màu các móng tay và móng chân. Kiểu trong suốt, không màu có thể kiên cố lớp móng hoặc là lớp phủ trên cùng hoặc lớp nền để bảo vệ móng hoặc đánh bóng.  Xịt định hình dùng như bước cuối cùng trong quá trình áp dụng trang điểm. Nó giữ cho lớp trang điểm còn nguyên vẹn trong thời gian dài. Một loại thay thế xịt định hình là phấn định hình, có thể có sắc tố hoặc trong mờ. Cả hai sản phẩm này được khẳng định giữ trang điểm từ hấp thụ vào da hoặc tan chảy.  Lông mi giả được dùng khi mong muốn lông mi phóng đại. Thiết kế cơ bản thường bao gồm tóc người hoặc vật liệu tổng hợp gắn trên một miếng vải mỏng, được sử dụng với keo với đường mi. Kiểu dáng khác nhau về chiều dài và màu sắc. Đá mũ nâu, đá quý và thậm chí lông vũ và ren xảy ra trên một số mẫu lông mi giả.  Chất tẩy trang là sản phẩm được dùng để loại bỏ sản phẩm trang điểm được tô thoa trên da. Làm sạch da trước các thủ thuật khác, chẳng hạn như thoa sữa dưỡng da trước khi ngủ. Ngoài ra, mỹ phẩm còn có vai trò nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người tiêu dùng. Với một ngoài hình vẻ bề ngoài đẹp chúng ta sẽ thầy tự tin hơ, từ đó tao hứng khởi làm việc và mở ra nhiều cơ hội hơn. 8
  19. 2.4. Một Số Đề Tài Đã Nghiên Cứu Về Thị Hiếu Ngƣời Tiêu Dùng: 2.4.1. Nghiên Cứu Trong Nƣớc: 1. Đề tài: “ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tiêu Dùng Mỹ Phẩm” của tác giả Lê Thị Hồng Vân chuyên ngành Quản trị kinh doanh Đại Học Đà Nẵng năm 2010. Kết quả nghiên cứu tác giả đã chứng minh người tiêu dùng khi tương tác với các thị trường khác nhau thì có những nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng khác nhau và các hành vi đó hoàn toàn có thể đo lường được. Mô hình hành vi khách hàng và thang đo CSI được xây dựng bởi Sproles và Kendall (1986) có thể được xem là một trong những công cụ hữu ích để đo lường hành vi của người tiêu dùng và các kết quả được thiết lập đã làm cơ sở cho việc tạo ra các phân khúc người tiêu dùng khác nhau. Kết quả nghiên cứu sẽ rất có ý nghĩa cho các nhà bán lẻ và tiếp thị mỹ phẩm. 2. Đề tài: “ Nghiên Cứu Thái Độ Của Người Tiêu Dùng Đối Với Hoạt Động Quảng Cáo Trong Ngành Mỹ Phẩm Tại Thành Phố Đà Nẵng” của tác giả Trần Bảo Châu chuyên ngành Quản trị kinh doanh Đại học Đà Nẵng năm 2013. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra có mối quan hệ uy tín, niềm vui của quảng cáo có mối quan hệ cùng chiều với thái độ với hoạt động quảng cáo. Tác giả kiến nghị các bên hữu quan bao gồm nhà sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm về các biện pháp nhằm xây dựng chính sách marketing, quảng cáo thích hợp. 3. Đề tài: “ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Hàng Của Người Tiêu Dùng Tại Trung Tâm Điện Máy Tiêu Dùng Ở Thành Phố Bạc Liêu” của tác giả Nguyễn Thị Anh Đào năm 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng cảm nhận của khách hàng về sản phẩm có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng tại trung tâm điện máy tiêu dùng ở thành phố Bạc Liêu. Ngoài ra còn có một số yếu tố cũng tác động đến quyết định chọn mua sản phẩm điện máy tiêu dùng của người tiêu dùng đó là giá cả, yếu tố dịch vụ và tính thẩm mỹ của sản phẩm. Thêm vào đó, các yếu tố giới tính, thu nhập, trình độ học vấn của người tiêu dùng tại trung tâm điện máy tiêu dùng ở thành phố Bạc Liêu. 2.4.2. Nghiên Cứu Nƣớc Ngoài: 1. Đề tài: “ Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Mua Sắm Của Người Tiêu Dùng Trong Mỹ Phẩm” của học giả H.Hemanth Đại học Kumar năm 2014. 9
  20. Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát nội bộ và ảnh hưởng bên ngoài đến người tiêu dùng khi quyết định mua sản phẩm mỹ phẩm ở Tamilnadu và Kerala. Nghiên cứu đã thấy rằng có sự khác biệt nhỏ trong mức thu nhập hoặc ý kiến khác với hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Với sự trợ giúp của Posthoc tác giả phát hiện ra người phụ thuộc khác nhau, ý kiến giữa các tầng lớp khác nhau, mỗi người đóng nhiều vai trò trong đời sống: vai trò chuyên môn hoặc vai trò xã hội. Mỗi vai trò có một tác động nhất định đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng, mỗi một vai trò có một tình trạng đặc biệt trong xã hội và hành vi mua hàng của người tiêu dùng phụ thuộc đáng kể vào yếu tố trạng thái. Nếu các nhà tiếp thị hiểu các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc mua hàng, quyết định bán hàng có thể tăng lên rất nhiều. Nghiên cứu cung cấp một đánh giá của các thiết bị biểu tượng nổi tiếng và đồng nghiệp thông qua thuyết phục khán giả. Mô hình biểu hiện thị giác trong nghiên cứu cho thấy tại sao các nhà quảng cáo sử dụng những người nổi tiếng thuộc các nhóm giới tính và tuổi tác khác nhau với các lĩnh vực khác nhau về chuyên môn trong quảng cáo cho một số sản phẩm nhất định và các giá trị văn hóa. 2. Nghiên cứu: “ Sự Trung Thành Của Thương Hiệu Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Mỹ Phẩm Hành Vi Mua Hàng Của Người Người Tiêu Dùng Nữ Ả Rập Saudi” của tác giả Sheroog Alhedhaif, Đại Học Qassim KSA năm 2016. Nghiên cứu này cũng cấp một cái nhìn tổng quan về sự trung thành của thương hiệu đối với các sản phẩm mỹ phẩm ở Saudi Arabia và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua mỹ phẩm ảnh hưởng của thương hiệu đến hành vi mua hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng người tiêu dùng đã chứng minh được mức độ thương hiệu ảnh hưởng khá cao đối với lòng trung thành với các sản phẩm mỹ phẩm mà họ sử dụng: khoảng 12 đến 20% người tiêu dùng là “ thương hiệu trung lập” trong việc mua hàng cho sản phẩm mỹ phẩm, trong khi những người tiêu dùng khác đã chững minh thương hiệu trung thành với một hoặc nhiều thương hiệu có uy tín. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các yếu tố như: chất lượng sản phẩm, thiết kế hoặc tính năng, tên thương hiệu, môi trường lưu trữ, quảng cáo, khuyến mãi và giá cả có một tác động đáng kể đến hành vi mua của người tiêu dùng. 3.Đề tài: “ Ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm theo cảm nhận và sự thỏa mãn chung của khách hàng lên ý định mua hàng” của tác giả Tsiorsou và cộng sự năm 2006. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2